Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2631/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2013.
Quyết định nêu rõ quan điểm phát triển là thành phố cần tập trung xây dựng, tạo bước đột phá về kết cấu hạ tầng đô thị. Phát triển đồng bộ các loại hình kết cấu hạ tầng; phát triển sản xuất gắn với nâng cao trình độ khoa học – công nghệ và nguồn nhân lực; tạo mọi điều kiện phát huy các nguồn lực – nhất là nội lực vào phát triển kinh tế - xã hội; tập trung phát triển các ngành, lĩnh vực thành phố có lợi thế và thực hiện phát triển bền vững, gắn kết giữa phát triển kinh tế - xã hội với thích ứng biến đổi khí hậu.
Mục tiêu quy hoạch nhằm xây dựng thành phố Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại với vai trò đô thị đặc biệt, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đóng góp ngày càng lớn đối với khu vực và cả nước; từng bước trở thành trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học - công nghệ của đất nước và khu vực Ðông Nam Á; góp phần tích cực đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.
Theo đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2011 - 2015 đạt từ 10% - 10,5%/năm, giai đoạn 2016 - 2020 đạt từ 9,5% - 10%/năm và giai đoạn 2021-2025 đạt từ 8,5%-9%/năm.
GDP bình quân đầu người theo giá thực tế đến năm 2015 đạt từ 4.856 - 4.967 USD, đến năm 2020 đạt từ 8.430 - 8.822 USD, đến năm 2025 đạttừ 13.340-14.285 USD.
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Dự án Trung tâm thể thao phức hợp Long Thới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC
----------- µ ----------
THUYẾT MINH DỰ ÁN
TRUNG TÂM THỂ THAO PHỨC HỢP LONG THỚI
&
ĐỊA ĐIỂM : XÃ LONG THỚI – HUYỆN NHÀ BÈ – TP. HỒ CHÍ MINH
CHỦ ĐẦU TƯ : CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ LÊ ĐẠI PHÁT
ĐƠN VỊ TƯ VẤN: CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
Tp.HCM- Tháng 07 năm 2015
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC
----------- µ ----------
THUYẾT MINH DỰ ÁN
TRUNG TÂM THỂ THAO PHỨC HỢP LONG THỚI
&
CHỦ ĐẦU TƯ
CÔNG TY CP QUỐC TẾ LÊ ĐẠI PHÁT
CHỦ TỊCH HĐQT
ĐƠN VỊ TƯ VẤN
CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
TỔNG GIÁM ĐỐC
NGUYỄN VĂN MAI
Tp.HCM- Tháng 07 năm 2015
MỤC LỤC
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN
I.1. GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ
- Tên Công Ty: CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ LÊ ĐẠI PHÁT
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0313107745 do phòng đăng ký kinh doanh, sở kế hoạch đầu tư TP. Hồ Chí Minh cấp ngày: 23/01/2015 ; đăng ký thay đổi lần 2 là ngày 09/04/2015
- Trụ sở công ty: 10-12-14-16 Hoàng Việt, Phường 4, Quận Tân Bình, TP.HCM
- Đại diện công ty: Bà Lê Thị Lang;
- Chức vụ: Chủ tịch HĐQT ;
- Điện Thoại: 08.62923039
I.2. MÔ TẢ DỰ ÁN
Tên dự án: Trung tâm thể thao phức hợp Long Thới
Địa điểm: Tại xã Long Thới, huyện Nhà Bè, TP. Hồ Chí Minh.
Hình thức đầu tư: Đầu tư xây dựng mới.
Hình thức quản lý : Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thông qua ban Quản lý dự án do chủ đầu tư thành lập.
Mục tiêu đầu tư : Đầu tư xây dựng Trung tâm thể thao phức hợp tại xã Long Thới, Huyện Nhà Bè, Tp. Hồ Chí Minh với diện tích 139.1 ha..
Mục đích đầu tư : Đầu tư xây dựng một trung tâm thể thao tập trung chất lượng cao; là công trình tiêu biểu, tiên phong về cộng sinh với môi trường. Bên cạnh đó, đẩy mạnh và phát triển thể thao cho khu vực; nâng cao sức khoẻ cho người dân, tạo việc làm và cải thiện đời sống cho lao động địa phương với quy hoạch tổng thể phát triển Tp.HCM.
Các loại công trình :
+ Khu thể thao phức hợp
+ Trường dạy đánh golf
+ Công trình văn hoá
+ Khu du lịch dã ngoại
+ Khu ở tái định cư
Tổng mức đầu tư : Tổng mức đầu tư của dự án là 988,648,245,000 đồng (Chín trăm tám mươi tám tỷ, sáu trăm bốn mươi tám triệu, hai trăm bốn mươi lăm ngàn đồng chẵn). Toàn bộ là Vốn chủ sở hữu của công ty.
I.3. CƠ SỞ PHÁP LÝ TRIỂN KHAI DỰ ÁN
I.3.1. Các văn bản pháp quy về quản lý đầu tư
Văn bản pháp lý
Luật Doanh nghiệp 2014 số 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc Hội nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Luật đầu tư số 67/2014/QH1 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
Luật kinh doanh bất động sản số 66/2014/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2014 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
Luật nhà ở số 65/2014/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam;
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
Luật thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi số 32/2013/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2013 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
Luật Bảo Vệ Môi Trường Số: 55/2014/QH130020 ngày 23 tháng 06 năm 2014
Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 và Luật số 21/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế;
Luật thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 và Luật số 31/2013/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng;
Luật số 71/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế;
Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai;
Căn cứ Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về giá đất;
Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/1/2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế;
Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng;
Căn cứ Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/2/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế;
Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23/12/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ vê quy hoạch bảo vệ môi trường , đánh giá môi trường chiến ược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
Nghị định 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 có hiệu lực từ ngày 10 tháng 5 năm 2015 và thay thế Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng
Nghị định số 19/2015/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường
Nghị định 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 có hiệu lực từ ngày 10 tháng 5 năm 2015 và thay thế Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng
Nghị định số 79/2014/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy
Nghị định số 46/2015/NĐ-CP của Chính phủ : Về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng
Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn.
Thông tư 02/2015/TT-BTNMT Quy định chi tiết một số điều của nghị định số 43/2014/NĐ-CP và nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 về đất đai của chính phủ;
Thông tư 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10/10/2011 quy định chi tiết một số điều Nghị định 08/2010/NĐ-CP ngày 5/2/2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi
Thông tư số 17/2013/TT-BXD ngày 30/10/2013 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định và quản lý chi phí khảo sát xây dựng.
Công văn số 1730/BXD-KTXD ngày 20/10/2011 của Bộ Xây dựng hướng dẫn điều chỉnh dự toán xây dựng công trình theo mức lương tối thiểu mới từ 01/10/2011 theo quy định tại Nghị định số 70/2011/NĐ-CP
Thông tư 19/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước
Thông tư số 26/2015/TT-BTNMT ngày 28/05/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường;
Công văn số 1779/BXD-VP ngày 16/08/2007 của Bộ Xây dựng về việc công bố định mức dự toán xây dựng công trình - Phần Khảo sát xây dựng;
Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng kèm theo Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng;
Căn cứ vào nhu cầu phát triển kinh tế và nâng cao sức khoẻ của nhân dân H.Nhà Bè
I.3.2. Các tiêu chuẩn và quy chuẩn xây dựng
Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm thể thao phức hợp thực hiện trên cơ sở những tiêu chuẩn, quy chuẩn chính như sau:
Quy chuẩn xây dựng Việt Nam (tập 1, 2, 3 xuất bản 1997-BXD);
- Quyết định số 04 /2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008. Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng (QCVN: 01/2008/BXD);
- TCVN 2737-1995 : Tải trọng và tác động- Tiêu chuẩn thiết kế;
- TCXD 229-1999 : Chỉ dẫn tính toán thành phần động của tải trọng gió theo TCVN 2737 -1995;
- TCVN 375-2006 : Thiết kế công trình chống động đất;
- TCXD 45-1978 : Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình;
- TCVN 5760-1993 : Hệ thống chữa cháy - Yêu cầu chung thiết kế lắp đặt và sử dụng;
- TCVN 5738-2001 : Hệ thống báo cháy tự động - Yêu cầu kỹ thuật;
- TCVN 2622-1995 : PCCC cho nhà, công trình yêu cầu thiết kế;
- TCVN-62:1995 : Hệ thống PCCC chất cháy bột, khí;
- TCVN 6160 – 1996 : Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt, sử dụng hệ thống chữa cháy;
- TCVN 6305.1-1997 (ISO 6182.1-92) và TCVN 6305.2-1997 (ISO 6182.2-93);
- TCVN 4760-1993 : Hệ thống PCCC - Yêu cầu chung về thiết kế;
- TCXD 33-1985 : Cấp nước - mạng lưới bên ngoài và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế;
- TCVN 5576-1991 : Hệ thống cấp thoát nước - quy phạm quản lý kỹ thuật;
- TCXD 51-1984 : Thoát nước - mạng lưới bên trong và ngoài công trình - Tiêu chuẩn thiết kế;
- TCXD 188-1996 : Nước thải đô thị -Tiêu chuẩn thải;
- TCVN 4474-1987 : Tiêu Chuẩn Thiết kế hệ thống thoát nước trong nhà;
- TCVN 4473:1988 : Tiêu Chuẩn Thiết kế hệ thống cấp nước bên trong;
TCVN 5673:1992 : Tiêu Chuẩn Thiết kế hệ thống cấp thoát nước bên trong;
TCVN 4513-1998 : Cấp nước trong nhà;
TCVN 6772 : Tiêu chuẩn chất lượng nước và nước thải sinh hoạt;
TCVN 188-1996 : Tiêu chuẩn nước thải đô thị;
TCVN 5502 : Đặc điểm kỹ thuật nước sinh hoạt;
TCVN 5687-1992 : Tiêu chuẩn thiết kế thông gió - điều tiết không khí - sưởi ấm;
TCXDVN 175:2005 : Tiêu chuẩn thiết kế độ ồn tối đa cho phép;
11TCN 19-84 : Đường dây điện;
11TCN 21-84 : Thiết bị phân phối và trạm biến thế;
TCVN 5828-1994 : Đèn điện chiếu sáng đường phố - Yêu cầu kỹ thuật chung;
TCXD 95-1983 : Tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng nhân tạo bên ngoài công trình dân dụng;
TCXD 25-1991 : Tiêu chuẩn đặt đường dây dẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng;
TCXD 27-1991 : Tiêu chuẩn đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng;
TCVN-46-89 : Chống sét cho các công trình xây dựng;
EVN : Yêu cầu của ngành điện lực Việt Nam (Electricity of VN)
CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG
II.1. Định hướng phát triển kinh tế-xã hội TP.Hồ Chí Minh
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2631/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2013.
Quyết định nêu rõ quan điểm phát triển là thành phố cần tập trung xây dựng, tạo bước đột phá về kết cấu hạ tầng đô thị. Phát triển đồng bộ các loại hình kết cấu hạ tầng; phát triển sản xuất gắn với nâng cao trình độ khoa học – công nghệ và nguồn nhân lực; tạo mọi điều kiện phát huy các nguồn lực – nhất là nội lực vào phát triển kinh tế - xã hội; tập trung phát triển các ngành, lĩnh vực thành phố có lợi thế và thực hiện phát triển bền vững, gắn kết giữa phát triển kinh tế - xã hội với thích ứng biến đổi khí hậu.
Mục tiêu quy hoạch nhằm xây dựng thành phố Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại với vai trò đô thị đặc biệt, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đóng góp ngày càng lớn đối với khu vực và cả nước; từng bước trở thành trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học - công nghệ của đất nước và khu vực Ðông Nam Á; góp phần tích cực đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.
Theo đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2011 - 2015 đạt từ 10% - 10,5%/năm, giai đoạn 2016 - 2020 đạt từ 9,5% - 10%/năm và giai đoạn 2021-2025 đạt từ 8,5%-9%/năm.
GDP bình quân đầu người theo giá thực tế đến năm 2015 đạt từ 4.856 - 4.967 USD, đến năm 2020 đạt từ 8.430 - 8.822 USD, đến năm 2025 đạttừ 13.340-14.285 USD.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp. Đến năm 2020, khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng từ58,16% - 60,07%, khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm tỷ trọng từ 39,19 - 41,07% và nông nghiệp chiếm tỷ trọng từ0,74% - 0,78%. Đến năm 2025, khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng từ58,29% - 61,10%, khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm tỷ trọng từ 38,29% - 41,05% và nông nghiệp chiếm tỷ trọng từ 0,61% - 0,66%.
Về vấn đề xã hội, đến năm 2015 quy mô dân số thành phố Hồ Chí Minh đạt 8,2 triệu người, năm 2020 là 9,2 triệu người và năm 2025 là 10 triệu người. Đến năm 2025, hàng năm tạo ra 130.000 chỗ làm việc mới.
Bên cạnh đó, thành phố cần thực hiện các mục tiêu như giảm hộ nghèo, tăng hộ khá; phấn đấu đến năm 2020 cơ bản đảm bảo an sinh xã hội, đảm bảo mức tối thiểu về thu nhập, giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch, thông tin. Phát triển thành phố Hồ Chí Minh thành trung tâm văn hóa, giáo dục – đào tạo và y tế chất lượng cao, ngang tầm với các nước phát triển khu vực Đông Nam Á.
Về phương hướng phát triển ngành, lĩnh vực, thành phố tập trung phát triển các ngành dịch vụ với các nhóm ngành dịch vụ tài chính - tín dụng - ngân hàng - bảo hiểm; thương mại; vận tải, kho bãi, dịch vụ cảng; bưu chính - viễn thông và công nghệ thông tin - truyền thông; kinh doanh tài sản - bất động sản; dịch vụ thông tin tư vấn, khoa học - công nghệ; du lịch; thể thao; y tế; giáo dục - đào tạo; phát triển trung tâm tài chính mang tầm khu vực Đông Nam Á.
Bên cạnh đó, đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng dịch vụ hiện đại, bao gồm hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, trung tâm phân phối hàng hóa, cao ốc văn phòng, nhà hàng khách sạn cao cấp, thương mại điện tử, trung tâm y tế kỹ thuật cao, các trường đại học đạt chuẩn quốc tế; phát triển đồng bộ giữa hạ tầng dịch vụ hiện đại và hạ tầng dịch vụ truyền thống.
Phát triển du lịch thành phố ngang tầm với các nước trong khu vực; phát triển thành phố thành trung tâm du lịch và trung chuyển khách du lịch, phát triển các loại hình du lịch mua sắm, du lịch hội nghị, du lịch khám chữa bệnh, du lịch ẩm thực; đẩy mạnh phát triển du lịch nội địa.
Định hướng phát triển công nghiệp - xây dựng thành phố Hồ Chí Minh tập trung vào những ngành, lĩnh vực, những công đoạn có hàm lượng giá trị gia tăng cao; phát triển 4 nhóm ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học - công nghệ và giá trị gia tăng cao (cơ khí; điện tử - công nghệ thông tin; hóa dược - cao su; chế biến tinh lương thực thực phẩm) và các ngành công nghệ sinh học, công nghiệp sạch, tiết kiệm năng lượng; phát triển công nghiệp thời trang ngành dệt may - da giày, công nghiệp thiết kế; chuyển dần từ hoạt động gia công lắp ráp sang hoạt động sản xuất.
Tiếp tục phát triển các khu công nghiệp công nghệ cao; bố trí sản xuất vào các khu, cụm công nghiệp đã được quy hoạch; phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ phục vụ phát triển công nghiệp cơ khí, điện tử - tin học; hạn chế các dự án đầu tư mới thâm dụng lao động phổ thông.
Bên cạnh đó, thành phố Hồ Chí Minh cần tập trung phát triển các lĩnh vực thể thao; văn hóa – xã hội; khoa học, công nghệ; quốc phòng, an ninh; hạ tầng kỹ thuật; phát triển nhà ở; bảo vệ môi trường.
Cũng theo Quyết định này, thành phố phải tổ chức lãnh thổ hệ thống đô thị và khu công nghiệp, phát triển hệ thống khu, cụm công nghiệp; khu kinh tế thương mại và các khu kinh tế đặc thù khác.
Bên cạnh đó, phát triển thành phố với hai hướng chính là: hướng Đông và hướng Nam ra biển và hai hướng phụ là: hướng Tây - Bắc và hướng Tây, Tây - Nam.
Không phát triển đô thị tại vùng bảo tồn nghiêm ngặt và vùng phục hồi sinh thái thuộc khu bảo tồn thiên nhiên rừng ngập mặn Cần Giờ trong khu dự trữ sinh quyển ở Cần Giờ, các khu rừng đặc dụng, phòng hộ trên địa bàn các huyện Bình Chánh và Củ Chi.
Quyết định cũng đã đưa ra một số giải pháp chủ yếu thực hiện quy hoạch như: giải pháp huy động các nguồn vốn đầu tư; giải pháp về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; giải pháp về khoa học công nghệ; bảo vệ tài nguyên và môi trường; giải pháp về tăng cường hợp tác với các địa phương trong nước; giải pháp mở rộng hợp tác quốc tế và giải pháp về nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.
II.2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN NHÀ BÈ
II.2.1. Vị trí địa lý
Hiện tại, huyện Nhà Bè là phần còn lại của huyện Nhà Bè cũ sau khi lập mới quận 7. Là địa bàn cửa ngõ phía nam của thành phố hướng ra biển Đông, thuận lợi giao thông thủy bộ, có điều kiện phát triển cảng biển và khu công nghiệp quy mô lớn của thành phố. Cơ cấu kinh tế của huyện trong tương lai chủ yếu là công nghiệp, tiểu - thủ công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp và du lịch. Xã Long Thới đang được đô thị hóa rất nhanh do được quy hoạch xây dựng tổ hợp các công trình trung tâm hành chính của huyện Nhà Bè trong tương lai. Tại xã Long Thới nhiều dự án sẽ được hoàn thành trong giai đoạn 2015-2020.
II.2.2. Cơ sở hạ tầng
Giao thông
Hệ thống giao thông đường bộ chính là trục vành đai Nam thành phố (từ quốc lộ 1 – Bình Chánh qua Nhà Bè, Cần Giờ, Nhơn Trạch – Đồng Nai), đường Vĩnh Phước (nằm trong trục Bắc Nam từ quốc lộ 22 qua nội thành đến khu công nghiệp Hiệp Phước) và hệ thống đường khác của huyện gồm liên tỉnh lộ 15 và 15B, đường công nghiệp – cảng, đường khu vực.
Bến bãi đậu xe lớn của huyện và thành phố bố trí tại khu công nghiệp Hiệp Phước, khu cảng sông Cây Khô và khu phà Phú Xuân. Cảng biển Hiệp Phước (trong khu công nghiệp Hiệp Phước) công suất 15 – 20 triệu tấn/năm, tương lai thay thế một số cảng hiện nay nằm quá sâu cần được di chuyển ra khỏi khu vực nội thành. Ngoài cảng biển Hiệp Phước còn xây dựng cảng sông Cây Khô (2 - 3 triệu tấn/năm) và một số bến trên các sông Phú Xuân, Mương Chuối phục vụ cho sản xuất của huyện Nhà Bè. Tuyến đường sắt từ Bình Chánh đến khu công nghiệp Hiệp Phước và cảng Cây Khô, bố trí ga hàng hóa chính tại khu công nghiệp Hiệp Phước. Khu cảng cá và trung tâm thủy sản (80 ha) thuộc xã Phú Xuân, tại ngã ba sông Soài Rạp và rạch Mương Chuối bao gồm cảng cá, các xí nghiệp chế biến đông lạnh, các xí nghiệp dịch vụ ngành thủy sản.
Cấp thoát nước
Xây dựng hệ thống thóat nước bẩn riêng, xây dựng trạm xử lý cục bộ cho khu vực, các khu dân cư tập trung và nhà máy xử lý nước thải của thành phố ở Long Thới (công suất Q>1.000.000m3/ngày đêm)
Cấp điện
Từ các trạm nguồn 500/220/110/22 KV Nhà Bè (xây dựng mới vào giai đọan đầu) và nhà máy điện Hiệp Phước (675 MW). Đến năm 2015 sẽ xây dựng trạm 220/110/22 KV Nam Sài Gòn 3 theo yêu cầu phụ tải phát triển; xây dựng các trạm 110/22 KV cấp điện cho dự án.
II.2.3. Quy hoạch xây dựng
Phương hướng chung:
Từ nay đến năm 2020, tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu (chủ yếu là giao thông và cấp nước), trung tâm hành chánh mới của huyện và công trình công cộng về giáo dục, y tế, văn hóa cho các khu dân cư mới đồng thời với cải thiện, chỉnh trang các khu dân cư hiện hữu tao điều kiện thuận lợi cho huyện phát triển.
Quy hoạch sử dụng đất đai: Nhu cầu sử dụng đất 5 – 7 năm đầu khoảng 800 ha, đáp ứng xây dựng một số công trình trọng điểm trong khu trung tâm huyện lỵ. Mới, cải tạo chỉnh trang các khu dân cư cũ (đô thị hóa và nông thôn), khu dân cư kế cận, khu công nghiệp Hiệp Phước, khu tiểu thủ công nghiệp huyện, đường sá
Công trình hạ tầng kỹ thuật
Nâng cấp, mở rộng các Hương lộ 34, 35, 39 cùng 6 cầu bê tông cốt thép (cầu Rạch Đĩa, Long Kiển, Rạch Tôm, Rạch Dơi, Bà Sáu và Bà Chim) và các đường cùng huyện khác với quy mô phù hợp; xây dựng mới đường Vĩnh Phước (từ quận 7 xuống khu công nghiệp Hiệp Phước) cùng hệ thống cầu bê tông cốt thép trên tòan tuyến, đường từ Hương lộ 34 (cũ) tới cảng Cây Khô (dự kiến) và một số tuyến đường khu vực khác (đường Nam Nhà Bè – từ Liên tỉnh 15 tới Hương lộ 34, đường nối bến cảng Hiệp Phước với Hương lộ 35 – đường Long Thới – Nhơn Đức, đường phía Tây sông Cây Khô – Phước Lộc nối với đường Bình Thuận qua xã Bình Hưng – Bình Chánh). Xây dựng mới cảng Hiệp Phước, đợt đầu 3 – 4 triệu tấn/năm trong khu công nghiệp Hiệp Phước. Khu cảng cá và trung tâm thủy sản 80ha thuộc xã Phú Xuân, tại ngã 3 sông Soài Rạp và rạch Mương Chuối bao gồm cảng cá, các xí nghiệp chế biến đông lạnh, các xí nghiệp chế biến dịch vụ ngành thủy sản. Được biết tổng kinh phí đền bù giải tỏa ước tính hơn 180 tỷ.
Xây dựng trạm biến áp 500/220/110/22 KV Nhà Bè tại Phước Kiển (10 ha), trạm 110/22 KV – 2x40 MVA cấp điện cho khu công nghiệp Hiệp Phước, lưới điện cho Phước Lộc (phía tây kinh Cây Khô) và các khu vực nông thôn còn lại.
Xây dựng đường ống cấp nước Þ1200 từ quận 2 qua quận 7 và xuống khu vực Nhà Bè (theo đường Vĩnh Phước) để đến điểm đầu các khu dân cư và khu công nghiệp Hiệp Phước, tiếp tục triển khai chương trình nước sạch nông thôn đến các xã vùng sâu của nông thôn. Khi xây dựng các khu đô thị, các khu công nghiệp, tiến hành xây dựng