Trong xu hướng du lịch bền vững của thế kỉ XXI, du lịch dựa vào cộng đồng là một
mô hình phát triển phù hợp, đặc biệt đối với các nước đang phát triển, được xem như phương
thức hiệu quả có thể áp dụng đối với khu vực nhạy cảm như lòng hồ thuỷ điện. Hồ thuỷ điện
Hoà Bình là hồ nhân tạo lớn nhất Đông Nam Á, có cảnh quan đẹp, môi trường trong lành, bản
sắc văn hoá các dân tộc sinh sống xung quanh vùng hồ đa dạng. Trong vài năm gần đây,
nhiều dự án du lịch dựa vào cộng đồng đã và đang được thực hiện ở một số bản xung quanh
vùng lòng hồ, mang lại cơ hội phát triển cho nhiều cộng đồng dân tộc thiểu số nghèo của tỉnh
Hoà Bình, nhưng những khó khăn vẫn tồn tại trên con đường hướng tới sự phát triển bền
vững. Bài báo này được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả, cũng như chỉ ra những tồn tại,
thách thức của loại hình du lịch dựa vào cộng đồng hướng tới phát triển bền vững tại một số
điểm du lịch điển hình của vùng lòng hồ thuỷ điện Hoà Bình, góp phần thiết lập định hướng
chiến lược cho phát triển bền vững du lịch dựa vào cộng đồng của khu vực nghiên cứu.
11 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 472 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Du lịch dựa vào cộng đồng: Hiệu quả và thách thức cho phát triển bền vững vùng lòng hồ thuỷ điện Hoà Bình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
128
HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1067.2018-0077
Social Sciences, 2018, Volume 63, Issue 10, pp. 128-138
This paper is available online at
DU LỊCH DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG: HIỆU QUẢ VÀ THÁCH THỨC
CHO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG LÒNG HỒ THUỶ ĐIỆN HOÀ BÌNH
Nguyễn Thị Hà Thành1, Đặng Hữu Liệu1, Lê Mỹ Dung2, Hoàng Thị Thu Hương1
1Khoa Địa lí, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội
2Khoa Địa lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Trong xu hướng du lịch bền vững của thế kỉ XXI, du lịch dựa vào cộng đồng là một
mô hình phát triển phù hợp, đặc biệt đối với các nước đang phát triển, được xem như phương
thức hiệu quả có thể áp dụng đối với khu vực nhạy cảm như lòng hồ thuỷ điện. Hồ thuỷ điện
Hoà Bình là hồ nhân tạo lớn nhất Đông Nam Á, có cảnh quan đẹp, môi trường trong lành, bản
sắc văn hoá các dân tộc sinh sống xung quanh vùng hồ đa dạng. Trong vài năm gần đây,
nhiều dự án du lịch dựa vào cộng đồng đã và đang được thực hiện ở một số bản xung quanh
vùng lòng hồ, mang lại cơ hội phát triển cho nhiều cộng đồng dân tộc thiểu số nghèo của tỉnh
Hoà Bình, nhưng những khó khăn vẫn tồn tại trên con đường hướng tới sự phát triển bền
vững. Bài báo này được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả, cũng như chỉ ra những tồn tại,
thách thức của loại hình du lịch dựa vào cộng đồng hướng tới phát triển bền vững tại một số
điểm du lịch điển hình của vùng lòng hồ thuỷ điện Hoà Bình, góp phần thiết lập định hướng
chiến lược cho phát triển bền vững du lịch dựa vào cộng đồng của khu vực nghiên cứu.
Từ khóa: Du lịch dựa vào cộng đồng, phát triển bền vững, lòng hồ thủy điện Hòa Bình.
1. Mở đầu
Trong thế kỉ XXI, việc hướng tới du lịch bền vững đang là xu hướng chung của toàn thế giới,
trong đó có du lịch dựa vào cộng đồng (CBT), đặc biệt đối với các nước đang phát triển [1]. Đối
với cộng đồng địa phương, du lịch góp phần phát triển kinh tế, khai thác và giữ gìn văn hóa bản
địa, tránh được tái định cư đô thị bằng việc tạo ra cơ hội việc làm cho người dân địa phương; mặt
khác du lịch cũng có thể gây nên những tác động tiêu cực như dẫn tới sự thay đổi của mối quan hệ
gia đình, lối sống truyền thống, các nghi thức đạo đức và cấu trúc cộng đồng [2].
Công trình hồ thuỷ điện Hòa Bình có thể ví như di sản văn hoá trên nền tảng của di sản tự
nhiên [3]. Nhờ vào giá trị cảnh quan hỗn hợp hấp dẫn của núi và hồ, những bản làng của người
Mường, Dao cùng khả năng phát triển những hoạt động du lịch trên nước mà ngày nay, chức
năng sử dụng hồ thuỷ điện phục vụ du lịch và giải trí ngày càng trở nên phổ biến [4]. Tuy nhiên,
những chức năng này đôi lúc xung đột với nhau, điển hình như mâu thuẫn giữa hoạt động du lịch
ở hồ với việc cung cấp và duy trì nguồn nước sạch cho dân cư [3, 4, 5], sự đa dạng sinh học của
hồ cũng có thể bị suy giảm do hoạt động đánh bắt quá mức và sự phú dưỡng bởi các hoạt động du
lịch sinh thái và sản xuất nông nghiệp [6]. Ngược lại, việc quản lí môi trường nước không tốt sẽ
dẫn đến sự suy giảm mức độ hấp dẫn đối với du khách [7]. Do đó, việc phát triển các hoạt động
du lịch, giải trí cho khu vực hồ thuỷ điện cần được nhìn nhận một cách toàn diện bởi tính nhạy
cảm của nó. Trong bối cảnh đó, CBT cùng với những nguyên tắc hướng đến sự phát triển bền vững
Ngày nhận bài: 19/5/2018. Ngày sửa bài: 19/8/2018. Ngày nhận đăng: 22/9/2018.
Tác giả liên hệ: Nguyễn Thị Hà Thành. Địa chỉ e-mail: hathanh-geog@vnu.edu.vn
Du lịch dựa vào cộng đồng: hiệu quả và thách thức cho phát triển bền vững vùng lòng hồ thuỷ điện Hoà Bình
129
ở cấp địa phương có thể được xem như một loại hình phù hợp cho vùng hồ thuỷ điện.
Hồ thuỷ điện Hoà Bình là hồ nhân tạo lớn nhất Đông Nam Á, có chiều dài 54 km, thuộc địa
phận của các huyện Đà Bắc, Tân Lạc, Mai Châu và Cao Phong, tỉnh Hoà Bình. Với diện tích 52,2
nghìn ha, hồ Hoà Bình là sản phẩm hoàn hảo của tự nhiên và công sức con người, với nhiều đảo
nhỏ và bản sắc văn hoá đa dạng của các nhóm dân cư [8]. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam
đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã xác định vùng lòng hồ Hòa Bình là một trong 47 khu vực
tiềm năng để phát triển thành khu du lịch quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 [9].
Nhờ những tiềm năng du lịch to lớn đó mà trong thời gian gần đây, nhiều dự án CBT đã và đang
được thực hiện ở một số bản xung quanh vùng lòng hồ, mang lại cơ hội phát triển cho các cộng
đồng dân tộc thiểu số nghèo. Nhưng những khó khăn và thách thức vẫn tồn tại trên con đường
hướng tới sự phát triển bền vững. Trên cơ sở đó, bài báo này được thực hiện với mục tiêu chính là
đánh giá sự phát triển, hiệu quả và thách thức cho phát triển bền vững của CBT ở vùng lòng hồ
thuỷ điện Hoà Bình.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu
2.1.1. Cơ sở lí luận
a. Quan niệm và đặc điểm CBT
Có rất nhiều các quan niệm khác nhau về CBT. Hall C.M (1996), Butler (1980) và Butler R.
và nnk (2013) đưa ra định nghĩa ngắn gọn: “CBT là phương thức để cộng đồng địa phương được
tham gia vào quá trình quy hoạch và phát triển ngành du lịch” [10, 11]. Theo APEC Tourism
Working Group (2010), “CBT được hiểu đơn giản là được quản lí và sở hữu bởi cộng đồng địa
phương, vì cộng đồng địa phương” [12]. ASEAN thì quan niệm rằng “CBT là hoạt động du lịch
mà cộng đồng địa phương sở hữu, tổ chức và quản lí hoặc hợp tác ở cấp độ địa phương để đóng
góp cho sự thịnh vượng của cộng đồng thông qua việc hỗ trợ sinh kế bền vững, bảo vệ các giá trị
truyền thống xã hội – văn hoá và nguồn tài nguyên tự nhiên và di sản nhân văn” [13]. Trong các
quan niệm này, có thể nhận thấy vai trò sự tham gia của cộng đồng địa phương là bắt buộc và
được nhấn mạnh.
CBT đôi khi bị nhầm lẫn với các loại hình du lịch khác, cũng hướng đến sự bền vững trên
một số khía cạnh, nhưng CBT có bản chất và nguyên tắc riêng, khác biệt [13-15]. Theo REST, có
thể nhận diện CBT qua các đặc điểm chủ yếu của loại hình này như sau: (i) nhận thức, khuyến
khích và hỗ trợ sự sở hữu của cộng đồng trong du lịch; (ii) sự tham gia của người dân địa phương
từ thời điểm ban đầu của tất cả các quá trình; (iii) sự tăng cường niềm tự hào của cộng đồng; (iv)
sự cải thiện chất lượng cuộc sống; (v) duy trì bền vững môi trường; (vi) bảo tồn đặc điểm độc đáo
và văn hoá của vùng địa phương; (vii) thúc đẩy học hỏi đa văn hoá; (viii) tôn trọng sự khác biệt
văn hoá và phẩm giá nhân văn; (ix) phân phối lợi nhuận công bằng giữa các thành viên cộng đồng;
(x) đóng góp tỉ lệ phần trăm quy định trong thu nhập cho các dự án cộng đồng [14]. Đặc biệt,
CBT không nên là một mô hình chung nhất áp dụng cho tất cả các địa phương, bởi vì sự phát triển
du lịch mang tính tình huống cao và cần đến sự tham gia của cộng đồng địa phương, thể hiện
trong các hoạt động như: sản phẩm thủ công truyền thống, lễ hội, âm nhạc, trang phục, các truyền
thuyết,...[16].
b. Ý nghĩa của CBT trong phát triển du lịch bền vững
Khái niệm về phát triển bền vững được phổ biến rộng rãi vào năm 1987 nhờ Báo cáo
Brundtland của Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới - WCED (nay là Ủy ban Brundtland).
Báo cáo này ghi rõ: “Phát triển bền vững là sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện
tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai...”
Nguyễn Thị Hà Thành, Đặng Hữu Liệu, Lê Mỹ Dung và Hoàng Thị Thu Hương
130
[17]. Báo cáo nhấn mạnh về sự công bằng xã hội, sự phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường là ba
thành phần cơ bản cho sự phát triển bền vững. Sau đó, trong Hội nghị Rio năm 1992, Chương
trình nghị sự địa phương 21 được đưa ra trên cơ sở chấp thuận của 178 nước trên thế giới, nhận
thức được tầm quan trọng của sự tham gia của cộng đồng địa phương để tạo ra một tầm nhìn
chung cho sự phát triển bền vững trong tương lai, phát triển các kế hoạch, chính sách và chương
trình môi trường tổng hợp nhằm hướng tới sự phát triển bền vững [18]. Sự phát triển của cấp cộng
đồng địa phương vì thế cũng là một nguyên tắc để đạt được phát triển bền vững.
CBT và phát triển cộng đồng có mối quan hệ tương hỗ đối với nhau. Nhờ vào CBT mà sự
phát triển của cộng đồng được thúc đẩy dựa trên 5 khía cạnh: (i) kinh tế (gia tăng quỹ tài chính
cho sự phát triển cộng đồng, tạo công việc trong ngành du lịch, gia tăng thu nhập cho người dân
địa phương); (ii) xã hội (gia tăng chất lượng cuộc sống, thúc đẩy sự tự hào của cộng đồng, phân
chia vai trò công bằng cho các nhóm nam/nữ, già/trẻ, xây dựng các tổ chức quản lí địa phương);
(iii) văn hoá (khuyến khích sự tôn trọng đối với các nền văn hoá, thúc đẩy giao lưu văn hoá, phát
triển văn hoá địa phương); (iv) môi trường (nhận thức về sức chứa của khu vực, quản lí rác thải,
tăng cường nhận thức về yêu cầu đối với bảo tồn); và (v) chính trị (thúc đẩy sự tham gia của cư
dân địa phương, gia tăng sức mạnh của cộng đồng, đảm bảo quyền trong quản lí tài nguyên tự
nhiên) [14]. SNV (Netherlands Development Organization 2007) nhấn mạnh vai trò của CBT là
“giúp thúc đẩy chiến lược giảm nghèo cho cộng đồng địa phương” thông qua các hoạt động quản
lí và thực hiện các dự án du lịch nhỏ của người dân địa phương, từ đó giảm nghèo và tạo nguồn
thu nhập cho họ [19]. Với nhiều lợi ích mà cộng đồng có thể đạt được nhờ vào việc triển khai các
dự án CBT ở địa phương mình, CBT được coi là một công cụ cho sự phát triển bền vững [1], cho
chiến lược tích hợp giữa bảo tồn và phát triển ở một địa phương [16]. Tucker (2016) cũng nhận
định rằng, CBT thường được coi như chiến lược hiệu quả cho sự phát triển bền vững [20].
2.1.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu, nhóm tác giả sử dụng hai phương pháp nghiên cứu
chính là điều tra, phỏng vấn hộ gia đình có sử dụng bảng hỏi cấu trúc và phỏng vấn sâu, sử dụng
bảng hỏi bán cấu trúc.
Bảng 1. Số lượng và tỉ lệ phiếu được phỏng vấn
Điểm Số phiếu/Tổng số hộ Tỉ lệ phỏng vấn (%)
Bản Đá Bia 32/39 82,1
Bản Ngòi 55/91 60,4
Bản Giang Mỗ 59/119 49,6
Nhóm tác giả đã tiến hành hai đợt khảo sát đợt 1 vào tháng 5/2018 và đợt 2 vào tháng 7/2018:
đợt 1 tiến hành phỏng vấn sâu tại bản Sưng, bản Ké (huyện Đà Bắc), bản Suối Lốn (huyện Mai
Châu); (ii) đợt 2 tiến hành phỏng vấn hộ gia đình và phỏng vấn sâu các homestay ở các bản Đá
Bia (32/39 hộ) bản Ngòi (huyện Tân Lạc-55/92 hộ), và bản Giang Mỗ (huyện Cao Phong-59/119
hộ). Nội dung thu được từ việc phỏng vấn hộ gia đình là thông tin lao động, thu nhập, nhận thức
của hộ về du lịch cộng đồng tại khu vực nghiên cứu, còn nội dung phỏng vấn sâu bao gồm các
thông tin về hoạt động, vốn đầu tư, liên kết du lịch, sản phẩm du lịch, cơ sở hạ tầng, nguồn
khách,...của các homestay. Kết quả của các đợt phỏng vấn là cơ sở để đánh giá hoạt động CBT
theo quan điểm từ dưới lên.
2.2. Kết quả nghiên cứu
2.2.1. Khái quát chung về khu vực nghiên cứu
Khu vực nghiên cứu bao gồm các bản Đá Bia, bản Sưng, bản Ké, bản Suối Lốn, bản Ngòi và
bản Giang Mỗ, thuộc các xã của vùng lòng hồ Hoà Bình, trong khu du lịch Quốc gia Hồ Hòa Bình [8].
Du lịch dựa vào cộng đồng: hiệu quả và thách thức cho phát triển bền vững vùng lòng hồ thuỷ điện Hoà Bình
131
Hình 1. Sơ đồ vị trí khu vực nghiên cứu
Bản Ké thuộc địa phận xã Hiền Lương
(huyện Đà Bắc), với tổng số 96 hộ, phần
lớn là người Mường. Bản Sưng thuộc xã
Cao Sơn, huyện Đà Bắc là nơi sinh sống
chủ yếu của người Dao Tiền,. Năm 2018,
bản Sưng có 73 hộ dân với khoảng gần 400
nhân khẩu. Bản Đá Bia thuộc xã Tiền
Phong, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình, có
tổng số 39 hộ dân với thành phần dân tộc
gần 100% là người Mường Ao Tá, một dân
tộc chưa có trong danh sách thống kê chính
thức của nhà nước [8].
Bản Ngòi thuộc xã Ngòi Hoa, huyện
Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình. Bản có 91 hộ dân
với thành phần 100% là người Mường.
Bản Suối Lốn thuộc xã Tân Mai,
huyện Mai Châu, tỉnh Hoà Bình, là địa bàn
sinh sống chủ yếu của người Mường. Bản
được bao bọc ba mặt bởi hồ Hoà Bình, là sự
hoà quyện giữa cảnh quan núi rừng và hồ
nước mênh mông, tạo nên sự hấp dẫn và
yên bình.
Bản Giang Mỗ thuộc xã Bình Thanh, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình, có 119 hộ với tổng số
448 nhân khẩu. Ở đây, ngoài làm du lịch, các hộ dân sống chủ yếu bằng nghề trồng cam.
Các bản Ké, Ngòi, Đá Bia và Suối Lốn đều nằm ngay bên lòng hồ Hòa Bình, do đó du khách
có thể tiếp cận đến các bản này bằng đường thủy một cách dễ dàng, trong khi khả năng tiếp cận
bằng đường bộ đến đây khá khó khăn do địa hình núi trắc trở. Đối với các bản Sưng, và Giang Mỗ,
du khách chỉ có thể tiếp cận bằng đường bộ, hoặc kết hợp giữa đường thuỷ và đường bộ.
2.2.2. Một số đặc điểm và sự phát triển của CBT
Hoạt động CBT đã phát triển rải rác từ nhiều năm nay tại các điểm du lịch vùng lòng hồ thuỷ
điện Hoà Bình, nhưng cách thức và thời gian thực hiện, cũng như quá trình phát triển ở các bản
không giống nhau.
Sau Mai Châu, Giang Mỗ (thôn Giang Mỗ 2) là bản đã có lịch sử phát triển du lịch dựa vào
cộng đồng lâu nhất tại Hòa Bình, từ khoảng 20 năm trước (sau khi nhà máy thủy điện Hòa Bình
xây xong). Tuy nhiên, du lịch ở bản mới chỉ chính thức hoạt động từ những năm 2010s. Theo
khảo sát thực tế, sự phát triển du lịch tại bản này đang dần tiến tới giai đoạn thoái trào. Bởi vì, (i)
du lịch đã không còn là loại hình sinh kế chính ở đây; (ii) cảnh quan phục vụ phát triển du lịch
(ruộng bậc thang, rừng tự nhiên,) đang dần bị biến đổi, một phần diện tích trở thành các khu
trồng cam; (iii) tỉ lệ khách đến với bản đang có sự suy giảm. Các sản phẩm du lịch ở bản còn sơ
sài, chủ yếu là nghỉ dưỡng, tham quan làng bản, và thưởng thức ẩm thực địa phương. Giang Mỗ
đang phải đối mặt với việc phát triển du lịch không bền vững.
Các bản Sưng, Ké, và Đá Bia là các bản đã bắt đầu đi vào giai đoạn phát triển ổn định của
CBT. Tại đây đã cơ bản hình thành cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch nhờ vào sự hỗ trợ từ dự
án AFAP (The Australian Foundation for the Peoples of Asia and the Pacific Limited, nay đổi tên
là Action on Porverty) trong 2-3 năm gần đây. Tại các bản này, cộng đồng và các homestay đã có
bộ quy tắc hoạt động du lịch, các homestay có bản ghi chép theo dõi lượng khách đến hàng tháng;
Nguyễn Thị Hà Thành, Đặng Hữu Liệu, Lê Mỹ Dung và Hoàng Thị Thu Hương
132
cộng đồng đã trực tiếp tham gia vào các hoạt động du lịch ở một mức độ nhất định. Du lịch bản
Ké mới bắt đầu từ năm 2015, với các sản phẩm du lịch tương đối đa dạng như chèo thuyền kayak,
thuyền máy trên hồ Hoà Bình, tắm suối, đốt lửa trại, cắm trại, trải nghiệm gói bánh ốc cùng chủ
nhà, văn nghệ dân tộc, tắm lá thuốc, ngủ homestay,... và ẩm thực địa phương phong phú. Ở bản
Sưng, sản phẩm du lịch chủ yếu là ngủ homestay, khám phá hang động, cảnh quan bản làng,
thưởng thức văn nghệ dân tộc. Đặc biệt, ẩm thực địa phương ở đây rất phong phú và độc đáo.
Bản Đá Bia nằm khá xa tính từ cảng Thung Nai so với các bản khác, nhưng cũng là một
trong những điểm CBT tiềm năng. Hoạt động CBT tại đây cũng được hình thành từ sự hỗ trợ về
cách thức thực hiện và vốn của dự án AFAP. Tại đây, du khách có thể tham gia trải nghiệm tắm
suối, chèo thuyền kayak trên hồ Hoà Bình, tham quan làng bản, thưởng thức văn nghệ, đốt lửa trại
và nghe kể những câu chuyện xưa của người Mường, thưởng thức đặc sản địa phương,... Do yếu
tố cảnh quan, khách nước ngoài chủ yếu đến bản Sưng và Đá Bia, còn bản Ké đón khách Việt là
chính.
Bản Ngòi cũng chỉ mới được đón khách từ năm 2017, nhưng nhận sự hỗ trợ đầu tư và quản lí
du lịch của công ty cổ phần du lịch và thương mại Hoà Bình. Tuy nhiên, văn hoá dân tộc người
Mường giàu bản sắc ở đây vẫn chưa được khai thác hết, sản phẩm du lịch cũng chỉ có tham quan
làng bản, thưởng thức ẩm thực địa phương, ngủ homestay, trekking,... Các hoạt động công viên
nước, nhà hàng và chèo thuyền kayak trước đã từng được tổ chức thực hiện ở đây, nhưng nay đã
bị di dời đến gần cảng Thung Nai. Phần lớn người dân ở đây vẫn nhận xét rằng mặc dù họ rất ủng
hộ cho hoạt động CBT bản Ngòi, nhưng lợi ích từ việc phát triển du lịch ở đây chưa được chia sẻ
đồng đều.
Bản Suối Lốn cũng đã bắt đầu có sự phát triển của CBT, nhưng còn trong giai đoạn sơ khai,
các hộ làm homestay tự phát, thiếu sự quản lí và hỗ trợ của các tổ chức cũng như chính quyền địa
phương, cũng như thiếu sự liên kết với các hộ khác để cùng phát triển du lịch. Tại thời điểm khảo
sát, cả bản mới có hai hộ làm homestay, song cả hai hộ này vẫn chưa ổn định cả về cơ sở vật chất,
nguồn nhân lực phục vụ, cũng như chưa có các sản phẩm du lịch cụ thể. Các sản phẩm du lịch ở
đây còn kém hấp dẫn, ẩm thực địa phương cũng chưa có nét đặc thù so với các bản khác.
Bảng 2. Một số đặc điểm về CBT của khu vực nghiên cứu
Bản
Tiêu
chí
Sưng Ké Suối Lốn Ngòi Đá Bia Giang Mỗ
Dân tộc Dao Mường Mường Mường Mường Ao Tá Mường
Năm
chính thức
đón khách
2017 2015 2016 2017 2016 2011
Phương
thức tiếp
cận
Đường
bộ/đường
bộ và
đường thủy
Đường bộ,
đường thủy
Đường
bộ, đường
thủy
Đường bộ,
đường thủy
Đường
bộ, đường
thủy
Đường
bộ/đường
bộ và
đường thuỷ
Du lịch dựa vào cộng đồng: hiệu quả và thách thức cho phát triển bền vững vùng lòng hồ thuỷ điện Hoà Bình
133
Các SPDL
Khám phá
hang động,
cảnh quan
bản làng,
văn nghệ
và ẩm thực
dân tộc,
nghỉ dưỡng
Chèo
thuyền
kayak, tắm
suối, cắm
trại, văn
nghệ và ẩm
thực dân
tộc, tắm lá
thuốc, nghỉ
dưỡng
Nghỉ
dưỡng, đi
thuyền
quanh hồ
Nghỉ
dưỡng, đi
thuyền
quanh hồ,
tham quan
hang động,
thưởng
thức món
ăn và văn
nghệ truyền
thống
Nghỉ
dưỡng,
chèo
thuyền
kayak,
thưởng
thức ẩm
thực và
văn nghệ
dân tộc
Nghỉ
dưỡng,
tham quan
quanh bản,
thưởng
thức ẩm
thực và văn
nghệ dân
tộc
Hình thức
được hỗ trợ
Cách thức
và vốn
Cách thức
và vốn Tự làm
Cách thức
và vốn
Cách thức
và vốn Tự làm
Nguồn: kết quả điều tra của nhóm tác giả
2.2.3. Đánh giá mức độ tham gia của cộng đồng vào CBT
Trong các bản được khảo sát, do là địa phương có lịch sử phát triển du lịch lâu đời nhất nên
tính đến nay, toàn bản Giang Mỗ có khoảng 35 hộ chính thức làm homestay (chiếm gần 30% tổng
số hộ của bản) bên cạnh một số hộ không hoạt động chính thức. Bản còn có 1 ban quản lí du lịch
do chính quyền địa phương thành lập, được kiện toàn từ năm 2016. Bản Ngòi có 7 homestay,
trong đó 6 homestay là của người dân địa phương, còn 1 homestay là của công ty cổ phần du lịch
Hoà Bình. Bản Đá Bia có 4 hộ làm homestay (chính thức) với cơ sở vật chất tương đối đầy đủ.
Bản Sưng và Ké chỉ có 3 hộ/bản làm homestay. Bản Suối Lốn có 3 hộ làm homestay, nhưng mang
tính tự phát, chưa có sự đầu tư và hỗ trợ của các tổ chức và chính quyền địa phương nên cơ sở vật
chất còn thiếu thốn, thiếu sự chuyên nghiệp trong hoạt động. Các bản này đều chỉ mới hình thành
và phát triển được một vài năm, nên số hộ tham gia làm homestay còn ít, chiếm tỉ lệ thấp trong
tổng số hộ của bản.
Ngoài dịch vụ homestay, ở nhiều bản còn phát triển các hoạt động du lịch bổ trợ như thành
lập đội văn nghệ (biểu diễn ca hát, múa, kể chuyện truyền thống địa phương), đội nấu ăn, đội xe
ôm, đội hướng dẫn viên như ở bản Giang Mỗ, Sưng, Ké, Đá Bia. Bản Sưng và Giang Mỗ đều có 2
hộ/bản chuyên dệt và bán đồ thổ cẩm cho khách. Bản Ngòi có đội văn nghệ riêng, nhưng chưa có
đội chuyên trách nấu ăn hay hướng dẫn viên cho các homestay. Cả bản chỉ có khoảng 2-3 lao
động được đào tạo và tuyển dụng làm nấu ăn cho công ty cổ phần du lịch và thương mại Hoà Bình
(luân chuyển thường xuyên giữa homestay của công ty ở bản Ngòi và nhà hàng của công ty ở
cảng Thung Nai), 2 người làm bảo vệ ở công viên nước (cảng Thung Nai) và 1 người làm lái tàu
cho công ti.
Bảng 3. Số hộ và tỉ lệ hộ trong cộng đồng tham gia dịch vụ homestay
Bản Số hộ làm homestay (chính thức) Tỉ lệ hộ làm homestay/tổng số hộ (%)
Giang Mỗ 35 29,4
Ngòi 7 7,7
Đá Bia 4 10,3
Sưng