Du lịch homestay cộng đồng - kinh nghiệm phát triển du lịch homestay ở Việt Nam

Homestay là loại hình du lịch đang bước đầu phát triển tại Việt Nam, tập trung nhiều nhất ở khu vực Tây Bắc và Đồng bằng sông Cửu Long. Trên thực tế homestay ở Việt Nam được khởi nguồn từ nhu cầu của những vị khách “Tây ba lô” và loại hình du lịch này xuất phát từ tính tự phát của chủ hộ. Vì vậy, mặc dù đây là hoạt động du lịch có tiềm năng nhưng hiệu quả khai thác còn rất thấp. Nguyên nhân chính là do Việt Nam chưa có một chiến lược phát triển rõ ràng và cụ thể, việc định hướng và quản lý loại hình du lịch này còn gặp nhiều khó khăn. Để phát triển loại hình du lịch này cần hiểu bản chất của nó cũng như hiểu những nguyên tắc và quy trình xây dựng dịch vụ homestay. Bài tham luận xin được trao đổi về loại hình du lịch homestay và du lịch homestay cộng đồng, các tiêu chuẩn và nguyên tắc xây dựng du lịch homestay.

pdf10 trang | Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 334 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Du lịch homestay cộng đồng - kinh nghiệm phát triển du lịch homestay ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3 DU LỊCH HOMESTAY CỘNG ĐỒNG – KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DU LỊCH HOMESTAY Ở VIỆT NAM. Th.S Ninh Thị Kim Anh Homestay là loại hình du lịch đang bước đầu phát triển tại Việt Nam, tập trung nhiều nhất ở khu vực Tây Bắc và Đồng bằng sông Cửu Long. Trên thực tế homestay ở Việt Nam được khởi nguồn từ nhu cầu của những vị khách “Tây ba lô” và loại hình du lịch này xuất phát từ tính tự phát của chủ hộ. Vì vậy, mặc dù đây là hoạt động du lịch có tiềm năng nhưng hiệu quả khai thác còn rất thấp. Nguyên nhân chính là do Việt Nam chưa có một chiến lược phát triển rõ ràng và cụ thể, việc định hướng và quản lý loại hình du lịch này còn gặp nhiều khó khăn. Để phát triển loại hình du lịch này cần hiểu bản chất của nó cũng như hiểu những nguyên tắc và quy trình xây dựng dịch vụ homestay. Bài tham luận xin được trao đổi về loại hình du lịch homestay và du lịch homestay cộng đồng, các tiêu chuẩn và nguyên tắc xây dựng du lịch homestay. 1. Tổng quan về homestay 1.1. Du lịch cộng đồng: Du lịch cộng đồng là hình thức kinh doanh mà người tham gia cung ứng chính là cộng đồng địa phương, họ cùng tham gia cung ứng, cùng tham gia quản lý và cùng giữ gìn bản sắc văn hóa. Đặc điểm của du lịch cộng đồng: - Nâng cao lòng tự hào và tình yêu quê hương của dân địa phương. - Đồng thuận giữa người dân, chính quyền, du khách và nhà tổ chức du lịch. - Sử dụng và phát huy nhân lực tại chỗ. - Tạo ra thế hệ quản lý có trình độ cho địa phương. - Xuất khẩu tại chỗ phẩm vật địa phương. - Hình thành liên kết giữa vùng miền, quốc gia một cách tự nhiên. - Nâng cao đời sống kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo. Hình thức kinh doanh phổ biến của du lịch cộng đồng: - Làng nghề: - Nhóm nghệ nhân văn hóa (múa, hát, biểu diễn nghệ thuật truyền thống) - Kinh doanh homestay. - Kinh doanh ăn uống các sản phẩm địa phương. - Chợ đêm, chợ phiên. 4 1.2. Du lịch cộng đồng Homestay: Theo khái niệm của Tổng cục du lịch Việt Nam: Homestay là nơi sinh sống của người sở hữu nhà hoặc sử dụng hợp pháp trong thời gian cho thuê lưu trú, có trang thiết bị tiện nghi cho khách du lịch thuê lưu trú, có thể có dịch vụ khác theo khả năng đáp ứng của chủ nhà. Đặc điểm của homestay: - Nơi hầu hết các hoạt động trao đổi văn hóa và tương tác giữa khách và gia đình chủ xảy ra. - Nơi lưu trú tại địa phương trong hoặc gần với các làng truyền thống thú vị mà du khách có thể lưu lại và quan sát cũng như tham gia các hoạt động của làng. - Chủ nhà có thể chuẩn bị và mời khách thực phẩm tiêu biểu cho khách. - Khách có thể ăn uống và trao đổi với gia đình chủ nhà. - Homestay đem lại lợi ích kinh tế trực tiếp cho người dân địa phương. 2. Các tiêu chuẩn căn bản phổ biến của dịch vụ homestay 2.1 Cơ sở lưu trú - Nơi lưu trú sạch sẽ và an toàn. - Thông gió và không bị ẩm mốc, không có mùi. - Có đủ ánh sáng tự nhiên vào phòng. - Mái che chắc chắn và không thấm nước. - Giường ngủ đạt tiêu chuẩn, có nệm, bọc nệm, chăn, mền, gối và khăn phủ giường sạch sẽ và được thay sau khi khách đi, có bộ mới cho khách mới. - Có phòng tắm sạch sẽ và các tiện nghi vệ sinh. - Sử dụng phương pháp truyền thống để chống muỗi. - Tiêu chuẩn nhà ở thực hiện theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7800:2009 2.2 Thực phẩm và dinh dưỡng - Thực phẩm được chuẩn bị tốt. - Dụng cụ nhà bếp sạch sẽ và vệ sinh. - Bếp sạch sẽ và không có mùi ẩm mốc, hôi thối. - Có nước uống sạch. - Cộng đồng có một nhà hàng phục vụ ăn uống. 5 2.3 An toàn: - Cộng đồng có người trực để đảm bảo an toàn, an ninh. - Có phương tiện thông tin để báo động các nguy hiểm sắp xảy ra. Nếu khách bị đau ốm, bị thương tích có thể tiếp cận nhanh và thuận tiện với nơi cấp cứu. - Dự án hoặc người thực hiện homestay phải khuyến cáo khách du lịch bảo vệ tài sản của mình và nhắc nhở họ mang theo người các loại thuốc họ có thể cần dùng. - Các ổ khóa trong nhà được duy trì thường xuyên. 3. Nguyên tắc và quy trình thực hiện dịch vụ homestay 3.1. Những điều kiện cần thiết để dịch vụ homestay thành công: 3.1.1. Quản lý: - Dịch vụ được quản lý bởi một nhóm dân làng dưới hình thức hiệp hội, hợp tác xã, hoặc ban quản lý. - Ban quản lý đưa ra các hướng dẫn cho du khách để bảo đảm họ không vi phạm các phong tục, tập quán truyền thống và tín ngưỡng. - Có hệ thống đặt phòng và đăng ký để lưu trữ và cập nhật thông tin du khách. - Các phí phục vụ và các phí khác được cụ thể minh bạch. - Công tác quản lý cung cấp đầy đủ chi tiết các hoạt động du lịch cho du khách. - Cư dân trong cộng đồng không chỉ thuần túy trông cậy vào các dịch vụ homestay như là nguồn thu nhập chính của gia đình. Dịch vụ homestay chỉ là nghề phụ. - Có hướng dẫn viên địa phương có khả năng giao tiếp với du khách. 3.1.2. Các hoạt động du lịch: - Có các hoạt động du lịch cho du khách. - Có các cơ hội cho du khách tha gia tập làm các sản phẩm nghệ thuật và thủ công của địa phương. - Nghi lễ tiếp đón chào mừng du khách phản ánh truyền thống văn hóa địa phương. - Có những lựa chọn về giải trí. - Có các hoạt động du lịch thân thiện với môi trường. - Có các hoạt động qua đó du khách và chủ có thể học hỏi lẫn nhau như truyền đạt kiến thức cho du khách về cách chủ nhà mưu sinh, lịch sử của cộng đồng, tín ngưỡng, kể chuyện dân gian. 6 3.1.3. Môi trường: - Dự án homestay cho thấy ít nhất một điểm hấp dẫn về du lịch. - Dự án homestay nâng cao việc bảo vệ và gìn giữ các điểm du lịch cũng như môi trường thiên nhiên của cộng đồng. - Nơi lưu trú nằm trong khoảng cách phù hợp với bệnh viện, bưu điện hoặc ngân hang. - Cộng đồng homestay vẫn giữ được các nét đặc trưng nguyên thủy và các truyền thống văn hóa địa phương vẫn được giữ gìn tốt. 3.1.4. Giá trị cộng thêm: - Có tiệm bán đồ lưu niệm. - Các sản phẩm do dân làng làm với các vật liệu địa phương. - Các cư dân của cộng đồng nâng cao sự nhận biết về văn hóa địa phương qua dịch vụ homestay. - Dịch vụ homestay cung cấp một cơ hội cho dân địa phương phát triển các kỹ năng về dịch vụ cần được giới thiệu đến du khách. 3.1.5. Tiếp thị: - Các nhà quản lý dịch vụ homestay ấn hành một sổ tay hoặc tờ rơi quảng bá. - Thực hiện các hoạt động PR. - Dịch vụ homestay được liệt kê trong sổ tay du lịch, các website du lịch trong và ngoài nước và các sách báo hướng dẫn. - Hệ thống đánh giá chất lượng dịch vụ homestay theo tiêu chuẩn của TCDL. 3.2 Những kỹ năng và kiến thức cần thiết cho chủ nhà để thực hiện dịch vụ homestay: - Công tác tập huấn đào tạo du lịch cho người dân phải được tiến hành trước khi triển khai sản phẩm ít nhất 1 năm. Đây là thời gian cần thiết để người dân làm quen, học hỏi, tìm tòi kinh nghiệm làm homestay và tự nhận thức về những lợi ích sẽ thu được cũng như tầm quan trọng của việc lưu giữ văn hóa bản địa kinh doanh dịch vụ này. - Công tác tập huấn cho người dân cần phải được chú trọng đặc biệt. Người dân không chỉ được dạy về những kỹ năng đón tiếp, quản lý và phục vụ khách, họ còn được dạy về cách làm vệ sinh trong nhà và đường làng, ngõ xóm, cách đảm bảo an ninh cho khách trong các hoạt động và cả cách sử dụng nguồn tiền thu được từ dịch vụ homestay. - Việc chuẩn bị kiến thức, kỹ năng cho người dân nhằm đảm bảo cho sự phát triển chuyên nghiệp và bền vững tại các vùng nông thôn mà chỉ cần thiếu sót, vội vã trong 7 cách làm có thể dẫn đến sự phát triển ồ ạt, phá hoại môi trường văn hóa nông thôn đồng nghĩa với việc phá hủy luôn môi trường du lịch cộng đồng homestay. 3.2 Các bước cơ bản thực hiện chương trình dịch vụ homestay trong DLCĐ - Bước 1: Huấn luyện cơ bản: Thiết lập các mục tiêu cơ bản cho việc phát triển DLCĐ. Làm rõ các vai trò và trách nhiệm của các thành viên liên quan, cung cấp các kiến thức và kỹ năng tổ chức, quản lý và phát triển DLCĐ và dịch vụ homestay đối với các cơ quan nhà nước, các tổ chức đoàn thể và các đại diện cộng đồng. - Bước 2: Huấn luyện thực tiễn và chuyên sâu: Huấn luyện cư dân địa phương các kiến thức và kỹ năng thực tiễn trong tổ chức kinh doanh và quản lý dịch vụ homestay và các dịch vụ du lịch khác trong khuôn khổ DLCĐ. - Bước 3: Sẵn sang kết nối các thị trường du lịch. 4. Kinh nghiệm phát triển du lịch homestay ở Việt Nam 4.1 Sapa Homestay là đến ở nhà của người bản xứ trong một mối quan hệ thân thiết giống như gia đình . Ở Sapa mô hình Homestay còn hấp dẫn khách du lịch hơn bởi những ngôi nhà làm bằng gỗ pơ mu quý hiếm mọc lên giữa núi rừng hay khun g cảnh bình yên của thung lũng Mường Hoa thơ mộng và đại ngàn Hoàng Liên xanh thẳm. Tại thôn nhỏ Tả Van Giáy nằm lưng chừng thung lũng Mường Hoa , với 40 hô ̣dân thì tất cả đều lấy nhà mình "làm du lịch ", theo mô hình "homestay" (khách nghỉ lại qua đêm, ăn uống, thưởng thức các đăc̣ sản văn hoá điạ phương ...). Những ngôi nhà ở đây là kiểu nhà truyền thống của dân tôc̣ Giáy , trước đây gia đình sinh sống nhưng khi khách có nhu cầu thì gia đình đón ho ̣vào ăn ở c ùng. Đặc biệt, đươc̣ làm nên từ loaị gỗ pơ mu , nên giá trị của mỗi ngôi nhà lên đến hàng chục tỉ đồng . Đa phần khách du lic̣h đều thông qua các công ty tour , hoăc̣ khách saṇ để đươc̣ sống kiểu "homestay" ngay giữa núi rừng . Đến bữa, họ nấu nướng và ăn cơm cùng gia đình. Thống kê của UBND huyện Sapa cho thấy , mô hình "homestay" bình quân mỗi tháng đón hàng nghìn khách du lịch đến lưu trú qua đêm . Ngoài món ăn thôn bản mà du khách được thưởng thức , ban đêm chủ nhà cũng tổ chức đốt lửa , thưc̣ hiêṇ các màn múa quạt, nhảy sạp, thổi kèn phục vu .̣ Khách có nhu cầu chỉ phải thanh toán 40.000đ cho môṭ đêm ngủ laị nhà dân . Chỉ từng ấy chi phí , nhưng khách đươc̣ khám phá phong tu ̣ c văn hoá, hoà mình vào cuôc̣ sống côṇg đồng , đươc̣ tắm lá thuốc , thưởng thức ẩm thưc̣ truyền thống của người bản điạ.... 4.2 Hội An 8 Homestay tại phố cổ Hội An đang được nhiều du khách quan tâm lựa chọn vì mới mẻ, dân dã. Chỉ trong một khoảng thời gian du lịch ngắn ngủi, du khách có cơ hội thưởng ngoạn vẻ đẹp của di sản văn hóa thế giới, vừa có thể hiểu thêm về nếp ăn ở, sinh hoạt, văn hóa của cư dân Hội An. Du lịch Hội An ngày càng phát triển mạnh, số lượng phòng khách sạn không đáp ứng đủ nhu cầu lưu trú cho du khách, đặc biệt vào các mùa lễ hội. Do đó, cách đây vài năm, chính quyền thành phố khuyến khích một số nhà cổ đủ điều kiện cho phép khai thác khách du lịch lưu trú qua đêm. Thật bất ngờ, dịch vụ này đã nhận được sự chào đón rất nhiệt tình của du khách thập phương. Một ngày lưu trú tại nhà cổ ở Hội An bắt đầu từ tờ mờ sáng. Du khách cùng dậy, nấu nước, pha trà, cùng thưởng thức chén trà nóng với chủ nhà. Và chỉ cần mở nhẹ cánh cửa gỗ, du khách đã thỏa thuê hưởng thụ không khí trong trẻo, yên bình của phố cổ vào tinh mơ; thả bước lang thang khắp phố phường Hội An, dọc ra bến đò trò chuyện với những mẹ, những chị đang gánh rau, bưng cá ra chợ sớm, hoặc chạy bộ xuống biển Cửa Đại để đón ánh bình minh. Du khách nào thích sự tĩnh lặng thì có thể chọn cho mình một quán cà phê “cóc” ở những góc phố nhỏ để nhìn ngắm cư dân phố cổ bước vào một ngày mới. Buổi điểm tâm sáng với chủ nhà trọ có thể chỉ là những món dân dã như xôi bắp, khoai lang luộc, cháo gạo lức với cá khô, hoặc “sang” hơn là tô mì quảng vàng rộm, tô cao lầu thơm phức hay dĩa hoành thánh còn bốc khói. Và nếu du khách không ăn được món Việt thì cũng không gì phải lo ngại vì chủ nhà đủ tài nghệ để chế biến những món điểm tâm theo kiểu Âu, Á, Trong thời gian lưu trú, du khách hòa vào đời sống gia chủ, tham gia các sinh hoạt thường nhật của người dân nông thôn, cùng đi chợ, mua thức ăn, cùng lăn vào bếp để nấu nướng những món ăn truyền thống của xứ Quảng, chăm sóc hoa màu, tìm hiểu những danh thắng, di tích ở Hội An. Gia chủ sẽ là những “hướng dẫn viên” nhiệt tình, cùng “sát cánh” giúp du khách khám phá, tìm hiểu đời sống của cư dân Hội An, sinh hoạt văn hóa cộng đồng, lễ hội dân gian. 4.3 Tiền Giang Loại hình du lịch homestay (nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê) ở Tiền Giang là mô hình du lịch mới, chính thức đi vào hoạt động từ năm 2006. Tỉnh ta chọn khu vực cù lao Thới Sơn, huyện Châu Thành (nay thuộc TP. Mỹ Tho) và xã Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè xây dựng mô hình để nhân rộng trong toàn tỉnh. Đây là loại hình du lịch do Sở VH-TT&DL quản lý trực tiếp. Sự phân chia lợi ích từ loại hình du lịch homestay được thỏa thuận theo bản hợp đồng giữa hộ dân và doanh nghiệp lữ hành theo tinh thần tự nguyện, nếu có dịch vụ phát sinh sẽ được thỏa thuận giữa khách du lịch, doanh nghiệp lữ hành và chủ hộ dân. 9 Chính quyền địa phương sẽ thu thuế từ hoạt động kinh doanh của loại hình du lịch homestay và hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi nhằm đảm bảo an toàn cho du khách. Tại những điểm du lịch homestay, chủ hộ đã có kinh ngiệm trong việc phục vụ khách du lịch. Các chủ hộ vẫn giữ nguyên hiện trạng căn hộ của mình với khu vườn trái cây rộng, chỉ bổ sung một số trang thiết bị cần thiết và cải tạo lại khu vực vệ sinh phù hợp với điều kiện phục vụ khách quốc tế. Mỗi điểm du lịch homestay có sức chứa tối thiểu 10 khách/đêm. Ngoài ra, vấn đề vệ sinh môi trường xung quanh đã được gia đình rất quan tâm. Phương tiện vận chuyển phục vụ khách du lịch bằng các tàu du lịch của các hãng lữ hành đã hợp đồng với các hộ dân. Các đường làng được trải đá đỏ, sỏi hoặc bê tông, thuận tiện cho việc đi lại. Nhà nghỉ cũng có trang bị wifi miễn phí, cung cấp đầy đủ thông tin cho du khách về các dịch vụ, tour, tuyến tham quan du lịch tại Cái Bè và vùng phụ cận Một ngày lưu trú tại nhà cổ ở Cái Bè bắt đầu từ tờ mờ sáng, du khách cùng dậy, nấu nước, pha trà, cùng thưởng thức chén trà nóng với chủ nhà. Chỉ cần mở nhẹ cánh cửa sổ, du khách đã thoải mái hưởng thụ không khí trong lành, yên bình của thôn dã vào tinh mơ, thả bước lang thang hoặc đạp xe đạp dọc các đường làng. Du khách nào thích sự tĩnh lặng thì có thể chọn cho mình một góc cây nào đó trong vườn để nhìn ngắm cư dân miệt vườn bước vào một ngày mới. Buổi điểm tâm sáng dùng với chủ nhà có thể chỉ là những món ăn dân dã như: mì gói, bánh mì ốp la Nếu du khách không ăn được món Việt thì cũng không gì phải lo ngại, vì chủ nhà có đủ tài nghệ chế biến những món điểm tâm theo kiểu Âu, Á để phục vụ du khách. Ông Phan Văn Đức, chủ nhà cổ Ba Đức (xã Đông Hòa Hiệp, thị trấn Cái Bè) cho biết: Căn nhà khoảng 100 mét vuông của gia đình ông đã có hơn 100 tuổi, cùng khu vườn cây ăn trái rộng trên 2 ha với đủ loại trái cây đặc sản Nam bộ. Khi con cái đã lập gia đình sống riêng, gia đình sắp xếp sinh hoạt để đón và phục vụ du khách với loại hình homestay theo hợp đồng dịch vụ phục vụ khách du lịch với Công ty Thương mại - Dịch vụ Cái Bè. Ban đầu chỉ phục vụ khách nghỉ trên những bộ ván ngựa bằng gỗ quý, nhưng sau phát triển, xây dựng thêm 6 phòng, mỗi phòng có 2 giường, được trang bị đầy đủ tiện nghi theo hướng dẫn của ngành Du lịch. Trong thời gian lưu trú, du khách hòa mình vào đời sống gia chủ, tham gia các sinh hoạt thường nhật của người dân nông thôn, cùng đi chợ mua thức ăn, cùng vào bếp để nấu nướng những món ăn truyền thống của Nam bộ và được hướng dẫn chăm sóc hoa màu, cây kiểng. Gia chủ sẽ là những “hướng dẫn viên” nhiệt tình, cùng sát cánh giúp du khách khám phá, tìm hiểu đời sống, sinh hoạt văn hóa cộng đồng, lễ hội dân gian của cư dân miệt vườn. Hầu hết du khách đã có dịp nghỉ tại đây cho biết: Ở đây thật tuyệt vời như 10 chính ngôi nhà của mình vậy. Họ giới thiệu với bạn bè loại hình du lịch mới mẽ này và sẽ có kế hoạch đưa gia đình đến Cái Bè thưởng thức không khí “homestay”. 5. Một số kinh nghiệm phát triển du lịch homestay của một số quốc gia và khu vực 5.1. Malaysia Được chính thức đưa vào hoạt động từ năm 1995 ở làng Temerloh, bang Pahang, ngày nay, chương trình homestay đã phát triển rộng rãi ở 14 bang của Malaysia. Đến tháng 12/2009 đã có gần 4.000 hộ gia đình ở 227 làng khắp cả nước tham gia. Chương trình này là nguồn thu nhập bổ sung cho những người dân sinh sống ở khu vực nông thôn, đồng thời là nơi cung cấp những chỗ ở với giá cả phải chăng cho du khách. Nhằm thúc đẩy loại hình du lịch này và giải quyết khó khăn cho người dân nông thôn, chính phủ Malaysia đã hỗ trợ kinh phí cho người dân đăng ký tham gia chương trình homestay nâng cấp, sửa sang lại nhà cửa để đón khách du lịch, và họ không phải đóng bất kỳ một khoản thuế nào cho nhà nước. Mặt khác, Bộ Du lịch Malaysia còn mở các lớp huấn luyện 7 ngày cho các hộ gia đình tham gia. Các khóa huấn luyện này giúp người dân biết cách làm vệ sinh ngôi nhà mình sạch sẽ, an ninh hơn cũng như đảm bảo các tiêu chí khác để phục vụ du khách. Thậm chí, họ còn được dạy cách sử dụng nguồn tiền thu được từ dịch vụ homestay. Đến với chương trình homestay của Malaysia, bên cạnh cảm giác được sống trong một ngôi nhà sạch sẽ với những người dân thân thiện, du khách còn được khám phá phong cách sống của người dân, trải nghiệm cuộc sống thường ngày của họ để biết được văn hóa, truyền thống của người bản địa. Du khách sẽ được dạy cách làm ruộng, làm đồ thủ công, học múa, học võ truyền thống, học nấu ăn, trồng cây, tham gia các trò chơi truyền thống, các tour du lịch sinh thái..., thậm chí có thể tổ chức đám cưới theo nghi lễ truyền thống của người dân Malaysia. Nhờ có sự phát triển đúng hướng, lượng khách tham gia chương trình homestay của Malaysia đã tăng vọt trong những năm qua, với một lượng lớn du khách từ nước ngoài, như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore. 5.2. Australia Du lịch homestay ở Australia phát triển nhất dưới hình thức giúp đỡ các du học sinh có cơ hội sống với gia đình Australia, an toàn và ít tốn kém. Được xem như một thành viên tạm thời của gia đình chủ nhà, bạn sẽ được làm quen với ẩm thực và văn hóa 11 Australia, điều này sẽ giúp bạn phát triển các kĩ năng về tiếng Anh. Ngoài ra bạn còn được sự hỗ trợ của các ngân hàng địa phương và những tiện ích công cộng. Nhiều sinh viên quốc tế công nhận homestay là nơi trú ngụ tốt nhất cho hành trình đến Australia với 4 tuần ở chung với người bản xứ. Trong thời gian trú ngụ ở đây sinh viên có thể tìm cho mình nơi ở lâu dài. Vài sinh viên dự định sống lâu hơn nhưng homestay chỉ cho phép sinh viên ở trong khoảng thời gian là 4 tuần. Ở homestay bạn sẽ được cung cấp bữa ăn sáng và ăn tối trong 7 ngày của tuần và bữa ăn trưa chỉ vào các ngày thứ bảy và chủ nhật. Homestay là cơ hội tuyệt vời để bạn trải nghiệm cuộc sống hàng ngày ở Úc. Từ việc kết hợp với các tổ chức giáo dục hoặc trường học để tổ chức nơi ăn ở cho du học sinh, hình thức homestay ở Australia ngày càng phát triển và được nhiều du khách nước ngoài biết đến. Để tổ chức tốt nơi ăn ở cho du học sinh và giúp họ nhanh chóng hòa nhập vào cuộc sống mới, các tổ chức giáo dục cũng đã hỗ trợ một phần kinh phí, và bản thân những gia đình tham gia vào chương trình này cũng đã sử dụng một phần kinh phí mà họ nhận được từ chương trình để chuẩn bị đầy đủ về cơ sở vật chất, cũng như trang bị những kiến thức về văn hóa, phong tục, đời sống của người dân địa phương. Thông qua những bài học kinh nghiệm về làm du lịch homestay của Malaysia và Australia, ta thấy để phát triển loại hình du lịch này một cách bền vững thì cần có sự đầu tư, hỗ trợ ngay từ đầu của các cấp có thẩm quyền. Ngay từ thời điểm này, khi loại hình du lịch homestay mới thâm nhập vào Việt Nam, thì cần có sự định hướng phát triển một cách đồng nhất giữa các tỉnh thành. Để làm được điều đó, các Bộ, ban ngành nên phối hợp với chính quyền các địa phương có loại hình du lịch homestay phát triển để hỗ trợ, mở các lớp tập huấn cho những gia đình làm homestay, giúp họ nhận thức đúng về loại hình du lịch này và phát triển nó theo hướng bền vững. 6. Kết luận: Kinh doanh loại hình du lịch homestay góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân và bảo tồn di sản, bảo vệ môi trường sinh thái
Tài liệu liên quan