Đặt vấn đề: Ghép thận là phương pháp điều trị hiệu quả và phục hồi lại chất lượng cuộc sống cho bệnh
nhân suy thận mạn giai đoạn cuối. Phương pháp nối động mạch thận ghép và động mạch chậu trong theo kiểu
nối tận-tận dễ thực hiện, nhưng phải cắt cột động mạch chậu trong. Điều đó gây ra lo ngại sẽ làm tưới máu thể
hang bị giảm một bên làm dương vật cong khi cương, cản trở khả năng giao hợp và sinh con sau ghép. Mục tiêu
của nghiên cứu là đánh giá chức năng cương và độ cong dương vật sau ghép thận dùng động mạch chậu trong.
Bệnh nhân và phương pháp: Nghiên cứu theo phương pháp mô tả cắt ngang. Chọn bệnh: tất cả các
trường hợp bệnh nhân nam có hoạt động tình dục sau phẫu thuật ghép thận có dùng động mạch chậu trong đồng
ý tham gia nghiên cứu. Chia làm 2 nhóm có rối loạn cương (RLC) và nhóm không có RLC; tiêu chuẩn loại trừ:
bệnh nhân (BN) bỏ dỡ nghiên cứu, dị tật bẩm sinh dương vật, không có giao hợp trong vòng 1 tháng, bệnh nhân
trong giai đoạn thải ghép cấp hay mạn. Nội dung nghiên cứu: dùng bảng IIEF-15 (International Index of Erectile
Function-15), chụp hình dương vật đang cương, thực hiện các xét nghiệm thường quy sau ghép thận và đo
testosterone-máu toàn phần, LH, FSH, prolactin.
Kết quả: 54 BN nam, tuổi trung bình 37,3 ± 8,8 từ 22 đến 56 tuổi (70,4% BN trong khoảng từ 31-50 tuổi).
92,6% đã kết hôn. 36 BN không RLC (33,3%), 18 BN có RLC (33,3%). Mối liên quan dùng thuốc ức chế miễn
dịch và chức năng cương không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Tắc nghẽn động mạch chậu trong còn lại có ảnh
hưởng chức năng cương 5/56 BN. Khác biệt các chỉ số nội tiết tố sinh dục giữa 2 nhóm không có ý nghĩa
(p>0,05). Có 25 BN tự chụp được ảnh lúc dương vật đang cương, cho thấy 21(84%) thẳng, 2(8%) cong lệch
phải, 2(8%) cong lệch trái, tất cả góc cong đều <30o. Tất cả BN cương được đều cho biết hình thái của dương vật
khi cương không ảnh hưởng đến hoạt động giao hợp và không thay đổi so với trước ghép.
Bàn luận và kết luận: Sau ghép thận, có sự cải thiện tốt RLC. Tỉ lệ phục hồi chức năng cương là 67%, số
RLC qua loạt nghiên cứu là 33%. Đối với kỹ thuật dùng động mạch chậu trong không ảnh hưởng độ cong
dương vật và khả năng giao hợp, nhưng nếu bị tắc động mạch chậu trong bên đối điện vì xơ vữa mạch máu thì
tình trạng thiểu năng cương sẽ hiện diện.
7 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 231 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dùng động mạch chậu trong trong ghép thận có ảnh hưởng độ cong dương vật trong sinh hoạt tình dục của bệnh nhân?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Ngoại Khoa 380
DÙNG ĐỘNG MẠCH CHẬU TRONG TRONG GHÉP THẬN
CÓ ẢNH HƯỞNG ĐỘ CONG DƯƠNG VẬT
TRONG SINH HOẠT TÌNH DỤC CỦA BỆNH NHÂN?
Trần Ngọc Sinh*, Lê Trọng Khôi**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Ghép thận là phương pháp điều trị hiệu quả và phục hồi lại chất lượng cuộc sống cho bệnh
nhân suy thận mạn giai đoạn cuối. Phương pháp nối động mạch thận ghép và động mạch chậu trong theo kiểu
nối tận-tận dễ thực hiện, nhưng phải cắt cột động mạch chậu trong. Điều đó gây ra lo ngại sẽ làm tưới máu thể
hang bị giảm một bên làm dương vật cong khi cương, cản trở khả năng giao hợp và sinh con sau ghép. Mục tiêu
của nghiên cứu là đánh giá chức năng cương và độ cong dương vật sau ghép thận dùng động mạch chậu trong.
Bệnh nhân và phương pháp: Nghiên cứu theo phương pháp mô tả cắt ngang. Chọn bệnh: tất cả các
trường hợp bệnh nhân nam có hoạt động tình dục sau phẫu thuật ghép thận có dùng động mạch chậu trong đồng
ý tham gia nghiên cứu. Chia làm 2 nhóm có rối loạn cương (RLC) và nhóm không có RLC; tiêu chuẩn loại trừ:
bệnh nhân (BN) bỏ dỡ nghiên cứu, dị tật bẩm sinh dương vật, không có giao hợp trong vòng 1 tháng, bệnh nhân
trong giai đoạn thải ghép cấp hay mạn. Nội dung nghiên cứu: dùng bảng IIEF-15 (International Index of Erectile
Function-15), chụp hình dương vật đang cương, thực hiện các xét nghiệm thường quy sau ghép thận và đo
testosterone-máu toàn phần, LH, FSH, prolactin.
Kết quả: 54 BN nam, tuổi trung bình 37,3 ± 8,8 từ 22 đến 56 tuổi (70,4% BN trong khoảng từ 31-50 tuổi).
92,6% đã kết hôn. 36 BN không RLC (33,3%), 18 BN có RLC (33,3%). Mối liên quan dùng thuốc ức chế miễn
dịch và chức năng cương không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Tắc nghẽn động mạch chậu trong còn lại có ảnh
hưởng chức năng cương 5/56 BN. Khác biệt các chỉ số nội tiết tố sinh dục giữa 2 nhóm không có ý nghĩa
(p>0,05). Có 25 BN tự chụp được ảnh lúc dương vật đang cương, cho thấy 21(84%) thẳng, 2(8%) cong lệch
phải, 2(8%) cong lệch trái, tất cả góc cong đều <30o. Tất cả BN cương được đều cho biết hình thái của dương vật
khi cương không ảnh hưởng đến hoạt động giao hợp và không thay đổi so với trước ghép.
Bàn luận và kết luận: Sau ghép thận, có sự cải thiện tốt RLC. Tỉ lệ phục hồi chức năng cương là 67%, số
RLC qua loạt nghiên cứu là 33%. Đối với kỹ thuật dùng động mạch chậu trong không ảnh hưởng độ cong
dương vật và khả năng giao hợp, nhưng nếu bị tắc động mạch chậu trong bên đối điện vì xơ vữa mạch máu thì
tình trạng thiểu năng cương sẽ hiện diện.
Từ khóa: Ghép thận, động mạch chậu trong, thiểu năng cương, cong dương vật
ABSTRACT
DOES USING THE HYPOGASTRIC ARTERY IN KIDNEY TRANSPLANTATION CAUSE A
CURVED PENIS?
Tran Ngoc Sinh, Le Trong Khoi
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 380 - 386
Keywords: curved penis, kidney transplantation, erectile dysfunction (ED), hypogastric artery
Background: Kidney transplantaion is an efficatious procedure and recovered the quality of life for the
ESRD patients. The end to end anastomosis of the graft artery and hypogastric artery is an easier skill but we
*Khoa Tiết niệu, bệnh viện Chợ Rẫy **Bộ môn Tiết Niệu Học, Khoa Y Đại học Y Dược
Tác giả liên lạc: PGS.TS Trần Ngọc Sinh. ĐT: 0989047088. Email: tnsinh09@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 381
have to suture and cut the hypogatric artery. There is a worry this act may cause ED due to ischemia of the related
corpus cavernosum. The objective of this report is to evaluate the ED and the curvature of penis on patients who
had got a hypogatric anastomosis in kidney transplantation.
Patients and Methods: A csross sectional study. Inclusion criteria: patients (pts) with a kidney
transplantaion using a hypogastric arterial anastomosis, agreed cooperation with the research. Exclusion criteria:
interruptive cooperation, penile anormality, without intercourse during one month, acute or chronic rejection
(CAN). The diagnosis based on IIEF-15 criteria, Testosteronemia, LH, FSH, prolactine and routine exam of
allograft pts. The pts were trained the technique of taking photo their erectile penis at home on longgitudinal
position to estimate the curvature. Analysis were done on 2 groups (normal and ED) about all of the factors may
effect on ED.
Results: There were 54 male pts, average age is 37.3 ± 8.8 yo, range (22, 56 yo), age of (31 to 50 yo) were
70.4%, married pts were 92.6%. ED on 18 pts The immunosupression therapy and ED is nonsignificant
(p>0.05). The sex-hormone level is nondifferent between two groups (p>0.05). Results of 25 photographs of the
erectile penis taken by 25 pts themseves showed 21/25 penis (84%) were straight, 2(8%) right offset, 2(8%) left
offset, but all of angles were not higher than 30 degrees. All of patients have declared that their erectile penis can
introduce into the vagina.
Dicussions and conclusions: Kidney transplantation improve the erectile function. The ED rate in
transplanted patients were 33%. There wasn’t evidence on curved penis complication in unilateral using of
hypogastric artery for kidney transplantation. But an bilateral hypogastric artreries were obstructive (by arterome
or ligature) the ED should be existed.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ghép thận là phương pháp điều trị hiệu quả
và phục hồi lại chất lượng cuộc sống cho bệnh
nhân suy thận mạn giai đoạn cuối. Phương
pháp nối động mạch thận ghép và động mạch
chậu trong theo kiểu nối tận-tận dễ thực hiện,
nhưng phải cắt cột động mạch chậu trong. Điều
đó gây ra lo ngại sẽ làm tưới máu thể hang bị
giảm 1 bên làm dương vật cong khi cương, cản
trở khả năng giao hợp và sinh con sau ghép.
Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá chức
năng cương và độ cong dương vật sau ghép
thận dùng động mạch chậu trong.
BỆNH NHÂN VÀ PHƯƠNG PHÁP
Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Bệnh nhân
(BN) là tất cả các trường hợp bệnh nhân nam có
hoạt động tình dục sau phẫu thuật ghép thận,
với phương pháp dùng động mạch chậu trong
nối tận-tận với động mạch thận ghép (sau đây
xin gọi tắt là ghép thận dùng ĐM chậu trong).
BN đồng ý tham gia nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ
BN bỏ dỡ nghiên cứu, dị tật bẩm sinh dương
vật, có giao hợp trong vòng 1 tháng, bệnh nhân
trong giai đoạn thải ghép cấp hay mạn.
Cỡ mẫu nghiên cứu
N 43 BN, với sai số là 5%, tính theo công thức:
Nội dung nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu: BN được ghi nhận về
tuổi, nghề nghiệp, địa phương cư trú, tình trạng
hôn nhân, tiền căn: hút thuốc, nghiện rượu, cao
huyết áp, tiểu đường, bệnh tiết niệu, viêm gan
(do HBV, HCV), nhiễm CMV và bệnh lý thận
mạn sau ghép (chronic allograft nephropathy-
CAN), nguyên nhân suy thận trước đây, thời
gian lọc máu ngoài thận và thời gian sau ghép,
tình trạng bệnh lý cao huyết áp và tiểu đường
hiện tại cùng thuốc điều trị, liều lượng thuốc ức
chế miễn dịch đang sử dụng qua dữ liệu từ bệnh
án ngoại trú tại phòng khám.
Thực hiện các xét nghiệm thường quy sau
ghép thận và đo testosterone-máu toàn phần,
LH, FSH, prolactin.
Z
N
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Ngoại Khoa 382
Các xét nghiệm khác: chụp hình dương vật
đang cương: đánh giá góc cong, thực hiện các
xét nghiệm thường quy sau ghép thận và đo
testosterone-máu toàn phần, LH, FSH, prolactin.
Dùng bảng đánh giá độ cương dương vật
IIEF-15 (International Index of Erectile Function-
15) gồm 15 câu hỏi với thang điểm cho từng câu
hỏi theo mức độ giảm dần của tình trạng RLC,
thang điểm cao nhất cho từng câu hỏi là 5 điểm,
dưới 60 điểm được chẩn đoán bệnh nhân có
RLC. Mức độ cương chia ra làm 4 mức độ (bảng
1).
Bảng 1: Điểm cho bốn mức độ cương khi dung bảng
IIEF-15 (International Index of Erectile Function-15)
6 -20 điểm RLC mức độ nặng
21-30 điểm RLC mức độ trung bình
31-59 điểm RLC mức độ nhẹ
60-75 điểm Bình thường
Thu thập số liệu và xử lý với phần mềm
SPSS 13.0
KẾT QUẢ
Đặc điểm mẫu nghiên cứu
-Tất cả bệnh nhân lúc ghép thận đều nằm
trong lứa tuổi lao động.
-Tuổi trung bình là 37,3 ± 8,8, lớn nhất 56
tuổi và nhỏ nhất 22 tuổi (bảng 3.3).
-Phần lớn độ tuổi bệnh nhân nằm trong lứa
tuổi từ 31-50 chiếm 70,4%. Lứa tuổi có số lượng
ít nhất là nhóm trên 50 tuổi (7,4%).
-Phân bố tỉ lệ bệnh nhân trong mẫu nghiên
cứu theo từng nhóm tuổi: 21-30: 22,1%; 31-40:
38,9%; 41-50: 31,5%; trên 50: 7,5%
-Nghề nghiệp đa số là công nhân, buôn bán
và kĩ sư.
-Bệnh nhân ghép thận đa số đã có gia đình
trước khi ghép chiếm tỉ lệ 92,6%, 4 bệnh nhân
độc thân chiếm 7,4%.
-Có 5 bệnh nhân lập gia đình sau ghép.
-Có 10 bệnh nhân có con sau ghép, trong đó
có 4 bệnh nhân có 2 con sau ghép (1 người có vợ
sinh đôi). Tất cả các bé sinh ra đều bình thường.
-Cao huyết áp, tiểu đường và viêm cầu thận
là những nguyên nhân gây suy thận chiếm tỷ lệ
cao nhất. Tổng tỉ lệ cả ba chiếm đến 63%.
Nguyên nhân thấp nhất được ghi nhận là thận
đa nang với 1,9%. Không ghi nhận rõ nguyên
nhân 31,5%.
-Thời gian lọc máu ngoài thận trung bình là
25,8 ± 14,3 (tháng).
-Thời gian sau ghép của bệnh nhân ghi nhận
được: 55,9 ± 28,9 (tháng).
-Tiền căn ghi nhận được của bệnh nhân: hơn
phân nửa bệnh nhân có hút thuốc (51,9%), tiền
căn nghiện rượu ít nhất có 3 bệnh nhân chiếm
5,6% tổng số.
Chức năng cương và các yếu tố ảnh hưởng:
-Số liệu kết quả thu thập dựa theo bảng IIEF-
15 cho thấy tỉ lệ RLC là 33,3% và không RLC lên
đến 66,7% trên bệnh nhân sau ghép thận dùng
động mạch chậu trong tại bệnh viện Chợ Rẫy,
với sự khác biệt có ý nghĩa (bảng 2).
Bảng 2: Khác biệt có ý nghĩa giữa nhóm có RLC và
nhóm chức năng cương bình thường qua điểm số
IIEF-15 trung bình của mẫu nghiên cứu (p < 0,05).
Tình trạng Tổng số BN IIEF-15 trung bình
RLC 33,3% (n=18) 38,6±14,9
Không RLC 66,7% (n=36) 65,6±3,6
TỔNG 100,0%(N=54) 56,6±15,7
Bảng 3: Khác biệt có ý nghĩa giữa nhóm có RLC và nhóm chức năng cương bình thường qua điểm số trung bình
từng phương diện chức năng cương (p<0,001).
Điểm IIEF-5 Có RLC Không RLC p
Chức năng cương dương vật (1-30 điểm) 24,4±6,6 điểm 17,1±6,4 28,1±2,2 0,001
Sự thỏa mãn trong giao hợp (1-15 điểm) 10,3±3,2 điểm 6,9±3,2 12,1±1,4 0,001
Độ khoái cảm (0-10 điểm) 8,3±2,4 điểm 5,9±2,7 9,4±1,1 0,001
Sự ham muốn tình dục (2-10 điểm) 7,3±2,3 điểm 4,9±2,3 8,4±1,2 0,001
Sự thỏa mãn toàn diện (2-10 điểm) 6,9±2,4 điểm 4,4±2,1 8,2±1,3 0,001
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 383
Có sự liên quan có ý nghĩa giữa độ tuổi và
chức năng cương ở người ghép với động mạch
chậu trong: tuổi cao thì tỉ lệ RLC cao giống như
những người bình thường khác (không như giả
thuyết nếu ghép với động mạch chậu trong thì
ảnh hưởng sự cương), tuổi trung bình của nhóm
RLC là 41,9±10,1 (nhỏ nhất 27 tuổi và lớn nhất 56
tuổi), tuổi trung bình của nhóm có chức năng
cương bình thường là 35,0±7,2 (nhỏ nhất là 22 và
lớn nhất là 49 tuổi), p=0,015.
-Thời gian lọc máu ngoài thận trước ghép
càng lâu làm giảm chức năng cương (23,0 ± 15,8
so với 31,3 ± 9,0 tháng, p=0,018).
-Thời gian tồn tại thận sau ghép càng lâu
không ảnh hưởng đến chức năng cương vào
thời điểm nghiên cứu (258,6 ± 27 so với 54,7 ±
30,1 tháng, với p>0,05).
Khảo sát ảnh hưởng thuốc ức chế miễn
dịch và mối liên quan chức năng cương
Liệu pháp ức chế miễn dịch với sự kết hợp
của 3 nhóm thuốc:
+ Thuốc thuộc nhóm corticosteroids
(Prednisolone, Methyl Prednisone).
+ Thuốc thuộc nhóm ức chế Calcineurin
(CylosporineA hoặc Tacrolimus).
+ Thuốc thuộc nhóm chống tăng sinh
lympho-bào (Mycophenolat Mofetil Acid,
MMF).
+ Thuốc thuộc nhóm ức chế Cytokine
(Sirolimus hoặc Everolimus).
Kết quả như sau: (bảng 4, bảng 5).
Bảng 4: Không có ảnh hưởng giữa chức năng cương
và các loại thuốc ức chế miễn dịch (p>0,05)
Bệnh nhân Có RLC Không RLC p
Có Steroids 46 (85,2%) 15
(32,6%)
31 (67,4%) >0,05
Không Steroids 8 (14,8%) 3 (37,5%) 5 (62,5%)
Cyclosporine A 37 (68,5%) 10
(27,0%)
27 (73%) >0,05
Tacrolimus 16 (29,6%) 8 (50.0%) 8 (50.0%)
Bảng 5: Không có ảnh hưởng giữa chức năng cương
và nồng độ thuốc ức chế Calcineurin (p>0,05).
Nồng độ trũng
(C0)
C0 trung
bình
RLC Không
RLC
p
CsA (C0,
ng/mL)
81,4± 42,7 115,8±44,9 68,7±34,6 0,01
FK 506 (ng/mL) 3,7 ± 1,9 3,7±2,3 3,6 ±1,7 >0,05
Khảo sát chức năng thận ghép (BUN,
creatinin-huyết thanh) và chức năng
cương:
Không có sự khác biệt giữa nhóm RLC và
không rối loạn cương qua so sánh số trung bình
BUN và creatinin-huyết thanh (p>0,05).
Bảng 6: Trong phạm vi BUN và creatinin-huyết
thanh bình thường và suy chức năng thận nhẹ.
Không có sự khác biệt giữa 2 nhóm có và không có
RLC P>0,5)
Trị trung
bình
RLC Không
RLC
p
BUN (mg%) 20,7±5,7 21,1±5,9 20,6±5,6 >0,05
Creatinin-huyết
thanh(mg%)
1,6±0,5 1,8±0,7 1,5±0,4 >0,05
Khảo sát chỉ số huyết học: Hct, Hb và mối
liên quan chức năng cương:
-Hct trung bình là 39,4±6,1% (bình thường
40-45%), trên nhóm bệnh nhân RLC là 40,2±6,6%
và trên nhóm bệnh nhân không RLC là
38,9±5,9%.
-Hb trung bình là 130±10,7 g/L (bình thường
130-150 g/L). Chỉ số trung bình của Hb trên
nhóm bệnh nhân bị RLC là 126,3±10,5 g/L và
trên nhóm không RLC là 132±10,4 g/L. Không có
sự khác nhau giữa 2 nhóm có và không có RLC
không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).
Khảo sát bệnh đái tháo đường và mối liên
quan chức năng cương
-Có 12/54 BN bị đái tháo đường (22,2%),
trong đó 8/12 có RLC (66,7%) so với nhóm
không đái tháo đường, tình trạng đái tháo
đường có ý nghĩa (bảng 7).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Ngoại Khoa 384
Bảng 7: Kiểm định mối liên quan bệnh lý tiểu đường
và chức năng cương
Bệnh
nhân
Rối loạn
cương
Không
RLC
Giá trị
p
Tiểu đường
(n=12)
12 (22,2%) 8 (66,7%) 4 (33,3%) 0,005*
Không tiểu
đường
42 (77,8%) 10
(23,8%)
32 (76,2%)
Khảo sát bệnh lý cao huyết áp, sử dụng
thuốc chẹn bêta và mối liên quan chức
năng cương:
-Có 21 BN (38,9%) bị tăng áp huyết. Đơn trị
liệu hay kết hợp 2 thuốc hạ áp: thuốc chẹn bêta,
ức chế canxi, ức chế men chuyển. Trong đó có
16 bệnh nhân (29,6%) đang sử dụng thuốc chẹn
bêta. Có sự khác biệt giữa những BN có RLC và
không RLC khi tăng áp huyết (bảng 7).
Bảng 8: Kiểm định mối liên quan giữa cao huyết áp
và chức năng cương
Bệnh nhân Rối loạn
cương
Không
RLC
Giá trị p
Cao huyết áp
(n=21)
21 (38,9%) 11
(52,4%)
10
(47,6%)
0,02
Bình thường
(n=33)
33 (61,1%) 7 (21,2%) 26
(78,8%)
Tỉ lệ RLC trên những bệnh nhân có dùng chẹn
beta là 56,3%, và không dùng thuốc chẹn bêta là
23,7%. Có sự khác biệt giữa những BN có RLC
và không RLC khi dùng thuốc thuốc chẹn thụ
cảm beta và chức năng cương với p=0,02 (bảng
9)
Bảng 9: Kiểm định mối liên quan giữa chức năng
cương và cao huyết áp có dùng thuốc chẹn thụ cảm
beta
Bệnh
nhân
Rối loạn
cương
Không
RLC
Giá trị
p
Có dùng thuốc
chẹn bêta
16 9 (56,3%) 7 (43,7%) 0,02
Không dùng thuốc
chẹn bêta
38 9 (23,7%) 29 (76,3%
Khảo sát yếu tố mạch máu: rối loạn lipid
máu, tắc nghẽn động mạch chậu trong và
mối liên quan chức năng cương:
-Kết quả trung bình của cholesterol và
triglycerid đều ở mức cao. Có sự khác biệt
giữa nhóm RLC và không RLC chia theo có
tăng cholesterol hay không p=0,015. Tỉ lệ RLC
trên bệnh nhân tăng cholesterol là 66,7% và tỉ
lệ này là 23,8% trên những bệnh nhân có chỉ
số cholesterol bình thường (bảng 10).
Bảng 10: So sánh chỉ số lipid máu trên 2 nhóm có,
không có rối loạn cương và kiểm định mối liên quan
giữa tăng cholesterol với chức năng cương.
Trị trung
bình
(mg/mL)
Rối loạn
cương
Không
RLC
Giá trị p
Cholesterol
(mg%)
204,8±44,3 228,4
±52,3
193,4
±34,9
0,015*
Triglycerit
(mg%)
203,2±55 221,7
±42,9
193,7
±58,5
>0,05*
Tăng
cholesterol
(n=12)
8 (66,7%) 4 (33,3%) 0,005**
Không tăng
cholesterone
(n=42)
10
(23,8%)
32 (76,2%)
Khảo sát qua siêu âm Doppler động mạch
chậu trong trái
-Trị số trung bình của PSV, EDV và RI lần
lượt là: 89,9±38,0 cm/s, 19,1±7,2 cm/s và
0,8±0,08. Sự khác biệt có ý nghĩa giữa 2 nhóm
có và không có RLC (bảng 11).
Bảng 11: So sánh chỉ số huyết động của động mạch
chậu trong còn lại trên 2 nhóm có và không có RLC
Trị trung
bình
(cm/giây)
Rối loạn
cương
Không
RLC
Giá trị p
PSV (cm/s) 89,9±38,0 111,4±45,5 79,1±28,8 0,011
EDV (cm/s) 19,1±7,2 22,3±7,4 17,4±6,6 0,017
RI 0,8±0,08 0,82±0,04 0,81±0,09 >0,05
-Có 5 trường hợp có dấu hiệu tắc nghẽn
huyết động động học tại mạch chậu trong còn
lại (với mức độ tắc nghẽn 20-49%) và có liên
hệ đến rối loạn cương. Như vậy nếu động
mạch chậu trong còn lại bị tắc nghẽn trong
ghép thận dùng động mạch chậu trong, thì có
RLC (bảng 12).
Bảng 12: Kiểm định mối liên quan giữa tắc nghẽn
động mạch chậu trong còn lại và chức năng cương.
Trị trung
bình
(cm/giây)
Rối loạn
cương
Không
RLC
Giá
trị p
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 385
Có tắc nghẽn
(n=5)
89,9±38,0 5 (100%) 0 (0%) 0,001
Không tắc
nghẽn (n=49)
19,1±7,2 13 (26,5%) 26 (73,5%)
Khảo sát nội tiết tố sinh dục và mối liên
quan chức năng cương
-Testosteron máu trung bình là 5,3±1,4
ng/mL (n=54). 2 BN có testosteron máu thấp là
3,7%, có RLC (2 BN 56 tuổi).
-Nồng độ trung bình của FSH và LH lần lượt
là 6,3±3,7 mIU/mL và 9,8±5,5 mIU/mL; không
có trường hợp nào có LH bất thường.
-Nồng độ trung bình của prolactin là 7,8±2,6
ng/mL, không có trường hợp nào nồng độ
prolactin bất thường.
Không thấy có sự khác biệt ý nghĩa giữa
FSH, LH và prolactine với RLC.
Bảng 13: So sánh trị số nội tiết tố sinh dục giữa 2
nhóm có và không có RLC, không có khác biệt ý
nghĩa.
Trị trung
bình
Rối loạn
cương
Không
RLC
Giá trị p
Testosteron
(ng/mL)
5,3±1,8 5,3±1,4 5,4±1,2 >0,05
LH (mIU/mL) 9,8±5,5 12,2±7,8 8,6±3,6 >0,05
Prolactin (ng/mL) 7,8±2,6 7,3±2,7 8±2,5 >0,05
Khảo sát hình thái dương vật khi cương:
-Tất cả BN đều được hướng dẫn chụp hình
dương vật đang cương (tại nhà): kết quả có 25
dữ liệu ảnh đủ tiêu chuẩn khảo sát: 10 bệnh
nhân có RLC và 15 bệnh nhân không RLC.
Kết quả các dữ liệu hình ảnh về đặc điểm
hình dáng dương vật đang cương nhận được
cho thấy có 21(84%) thẳng, 2(8%) cong phải,
2(8%) cong trái, đồng thời tất cả các bệnh nhân
có góc cong dương vật <30o khi cương.
Tất cả bệnh nhân đều cho biết hình thái của
dương vật khi cương không ảnh hưởng đến
hoạt động giao hợp và không thay đổi so với
trước ghép (hình 1).
A B
Hình 2 A và B: Góc cong dương vật đang cương trên một bệnh nhân sau ghép thận dùng động mạch chậu
trong tại bệnh viện Chợ Rẫy.
BÀN LUẬN
Đặc điểm của nhóm nghiên cứu:
-Nhóm bệnh nhân sau ghép thận: có một quá
trình bệnh suy thận mạn kéo dài, qua một thời
gian dài chạy thận nhân tạo vì vậy chức năng
cương gần như là điều không tưởng với bệnh
nhân. Sự phục hồi chức năng cương đến 67% là
điều tốt đẹp ngoài mơ ước so với thời kỳ chạy
thận nhân tạo, theo Trần Huỳnh Tuấn thì người
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Ngoại Khoa 386
suy thận chạy thận nhân tạo có 63,4% RLC
(n=210)(5). Vì với bệnh nhân suy thận mạn giai
đoạn cuối, mơ ước được sống còn là chủ yếu.
Nghiên cứu của Magdy S.E. cho thấy tỉ lệ cải
thiện chỉ số IIEF-15 trong nhóm RLC là 40%(3).
RLC và thuốc ức chế miễn dịch, những
bệnh kèm theo sau ghép:
-Anh hưởng RLC do nhiều nhóm bệnh lý còn tồn
tại sau ghép: Sau ghép, những di chứng sau suy
thận như xơ vữa mạch máu, tăng cholesterone
trong các bệnh lý thận, do dùng thuốc, tăng áp
huyết còn ảnh hưởng đến chức năn