Hai loài cóc núi thuộc giống Megophrys lần đầu tiên được ghi nhận ở
các tỉnh của Việt Nam bao gồm: Cóc núi gơt Megophrys gerti ghi nhận ở tỉnh Bình
Định và Cóc núi miệng nhỏ M. microstoma ghi nhận ở các tỉnh Tuyên Quang và
Kon Tum. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng cung cấp những thông tin bổ sung về đặc
điểm hình thái, nơi sống của các loài cóc núi nói trên.
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ghi nhận bổ sung phân bố của hai loài cóc núi thuộc giống Megophrys (Amphibia: Megophryidae) ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 4
DOI: 10.15625/vap.2020.00030
GHI NHẬN BỔ SUNG PHÂN BỐ CỦA HAI LOÀI CÓC NÚI THUỘC GIỐNG
Megophrys (Amphibia: Megophryidae) Ở VIỆT NAM
Lương Mai Anh1,*, Phạm Thế Cường2,
Nguyễn Quảng Trường2,3, Nguyễn Lân Hùng Sơn1
Tóm tắt: Hai loài cóc núi thuộc giống Megophrys lần đầu tiên được ghi nhận ở
các tỉnh của Việt Nam bao gồm: Cóc núi gơt Megophrys gerti ghi nhận ở tỉnh Bình
Định và Cóc núi miệng nhỏ M. microstoma ghi nhận ở các tỉnh Tuyên Quang và
Kon Tum. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng cung cấp những thông tin bổ sung về đặc
điểm hình thái, nơi sống của các loài cóc núi nói trên.
Từ khóa: Megophrys gerti, Megophrys microstoma, ghi nhận mới, hình thái, phân bố.
1. MỞ ĐẦU
Các loài cóc núi trước đây được xếp trong phân giống Ophryophryne Boulenger,
1803, phân bố chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á kéo dài từ vùng Đông Nam Trung Quốc
đến phía Bắc Thái Lan (Inger et al., 1999; Ohler, 2003; Stuart et al., 2006; Fei et al.,
2009). Phân giống Ophryophryne được mô tả loài chuẩn là Cóc núi miệng nhỏ O.
microstoma thu tại khu vực núi Mẫu Sơn, Việt Nam. Ohler (2003) đã ghi nhận 4 loài
thuộc phân giống này ở Việt Nam bao gồm Cóc núi gơt O. gerti, Cóc núi han-x O. hansi,
Cóc núi miệng nhỏ O. microstoma, Cóc núi O. pachyproctus. Chen et al. (2016) căn cứ
vào dữ liệu di truyền đã coi Ophryophryne là một trong 5 phân giống của giống
Megophrys. Gần đây nhất trong nghiên cứu của Poyarkov et al. (2017) đã mô tả một loài
mới Cóc núi yêu tinh M. elfina với mẫu chuẩn thu tại cao nguyên Langbian, Lâm Đồng và
coi loài này thuộc phân giống Ophryophryne. Như vậy, hiện nay tất cả các loài cóc núi
đều thuộc giống Megophrys.
Dựa vào bộ sưu tập mẫu vật được thu thập trong các chuyến khảo sát gần đây, chúng tôi
đã ghi nhận bổ sung phân bố của hai loài thuộc giống Megophrys (phân giống Ophryophryne),
bao gồm: Cóc núi gơt M. gerti ở tỉnh Bình Định và Cóc núi miệng nhỏ M. microstoma ở các
tỉnh Tuyên Quang và Kon Tum.
2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Tiến hành phân tích hình thái của 39 mẫu vật (27 mẫu đực và 11 mẫu cái) được thu
thập tại Bình Định vào tháng 6 năm 2013, Kon Tum vào tháng 11 năm 2018, Tuyên
Quang vào tháng 8 năm 2017, tháng 6 và tháng 10 năm 2018 và tháng 4 năm 2019. Mẫu
vật được xử lý và bảo quản theo quy chuẩn trong tài liệu của Simmons (2002). Mẫu vật
*Email: luongmaianhsinhk62b@gmail.com
3 Trường Đại học Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
2 Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
1Trường Đại học Sư phạm Hà Nội,
PHẦN I. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC 251
hiện đang được lưu giữ tại Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (IEBR) và Bảo tàng
Thiên nhiên Việt Nam (VNMN).
Các chỉ số đo trên mẫu vật với độ chính xác đến 0,1 mm bằng thước kẹp điện tử
Alpha-Tool bao gồm: SVL: Chiều dài từ mút mõm đến lỗ huyệt, HW: Chiều rộng đầu (phần
lớn nhất của đầu), HL: Chiều dài đầu (từ mút mõm đến góc sau của xương hàm dưới), IN:
Khoảng cách gian mũi, EN: Khoảng cách mắt đến mũi, ED: Đường kính lớn nhất của mắt
theo chiều ngang, TYD: Đường kính lớn nhất của màng nhĩ, TYE: Khoảng cách từ màng
nhĩ đến rìa sau mắt, NS: Khoảng cách từ mút mõm đến mũi, SL: Chiều dài mõm (khoảng
cách từ mút mõm đến góc trước của mắt), IOD: Khoảng cách gian ổ mắt (khoảng cách hẹp
nhất giữa hai ổ mắt), UEW: Chiều rộng mí mắt trên (phần rộng nhất của mí mắt trên), FLL:
Chiều dài ống tay (khoảng cách từ nách đến khuỷu tay), HAL: Chiều dài bàn tay (khoảng
cách từ khuỷu tay đến mút ngón tay III), TFL: Chiều dài ngón tay III (ngón dài nhất), TL:
Chiều dài ống chân, FoL: Chiều dài bàn chân, FL: Chiều dài đùi, FTL: Chiều dài ngón chân
IV (ngón dài nhất), IMT: Chiều dài củ bàn trong, TW: Chiều rộng ống chân. Công thức
màng bơi theo tài liệu của Glaw & Vences (2007).
Định danh loài theo các tài liệu của Boulenger (1903), Ohler et al. (2003), Hecth et
al. (2013), Nguyen et al. (2014) và các tài liệu cập nhật. Tên khoa học và tên phổ thông
các loài theo tài liệu của Nguyen et al. (2009) và Frost (2020).
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Dựa vào kết quả phân tích 39 mẫu vật, chúng tôi mô tả đặc điểm hình thái và bổ sung
một số dẫn liệu về đặc điểm sinh thái và phân bố của 2 loài cóc núi ghi nhận ở Việt Nam.
3.1. Cóc núi gơt Megophrys gerti (Ohler, 2003) (Hình a, b)
Mẫu vật nghiên cứu (n=7): 06 mẫu đực (IEBR.BĐ.2013.12, 50, 51, 52, 53, 54) và 01
mẫu cái (IEBR.BĐ.2013.11) thu ở Bình Định vào tháng 6/2013.
Kích thước: SVL: 28,8-31,5 (♂), 43,0 (♀); HW: 9,0-10,2 (♂), 13,6 (♀); HL: 8,7-9,9
(♂), 13,9 (♀); ED: 2,6-3,7 (♂), 9,3 (♀); TYD: 1,5-2,4 (♂), 3,0 (♀).
Đặc điểm nhận dạng: Đặc điểm hình thái của mẫu vật phù hợp với mô tả của Ohler
et al. (2003) và Nguyen et al. (2014). Con đực có kích thước nhỏ hơn con cái; đầu rộng
hơn dài; mõm ngắn, không nhô ra khỏi hàm dưới; màng nhĩ rõ, tròn, nhỏ hơn đường kính
mắt; không có răng lá mía; lưỡi không xẻ thùy ở phía sau. Chi trước không có màng bơi
giữa các ngón tay, mút ngón tay hơi tròn, không có nốt sần dưới ngón tay, có củ bàn trong;
chi sau có màng bơi giữa các ngón chân, công thức I2-2 II2-3 III3-4IV4-2 V;
mút ngón chân tròn, không mở rộng; không có riềm da dưới ngón chân; củ bàn trong rõ,
khi gập dọc thân khớp cổ-chày đạt đến mắt. Da: Mặt lưng, mặt bên đầu, mặt trên của chi
nhẵn; với các gai da nhỏ và nếp da ở trên lưng và bề mặt chi, gờ da trên màng nhĩ rõ; có
nốt sần nhỏ trên mí mắt nhô ra phía ngoài; mặt bụng và mặt dưới của chi nhẵn, có nhiều
nốt sần nhỏ nằm rải rác. Màu sắc mẫu sống: Cơ thể có màu xám nâu với hình tam giác
giữa hai mắt và nếp gấp hình chữ X trên lưng màu xám đậm; mặt trên của các chi có các
thanh tối; họng và ngực màu xám đậm, bụng và mặt dưới chi màu xám đậm với các hoa
văn màu trắng.
252 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM
Một số đặc điểm sinh thái: Các mẫu vật được tìm thấy bám trên đá hoặc trên thảm lá
khô, bên cạnh suối nước chảy. Sinh cảnh xung quanh là rừng thứ sinh cây gỗ vừa và nhỏ.
Phân bố: Loài M. gerti hiện chỉ được ghi nhận phân bố ở Việt Nam, tại các tỉnh
Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk và Lâm Đồng (Nguyen et al.,
2009; Frost, 2020). Đây là lần đầu tiên ghi nhận phân bố của loài này tại tỉnh Bình Định.
Bàn luận: Loài M. gerti có đặc điểm hình thái giống với loài M. elfina nhưng có thể
phân biệt với loài này bởi các đặc điểm: M. gerti có một chai sinh dục màu đen và củ bàn
trong dưới ngón chân không rõ so với chai sinh dục màu đỏ và củ bàn trong dưới ngón
chân rõ ở M. elfina (Poyarkov et al., 2017).
Hình 1. Các loài cóc núi ghi nhận phân bố mới ở tỉnh Tuyên Quang, Bình Định, Kon Tum
Megophrys gerti (IEBR.BĐ.2013.12): a) Mặt lưng, b) Mặt bụng;
M. microstoma (IEBR.TQ.2018.21): c) Mặt lưng, d) Mặt bụng.
3.2. Cóc núi miệng nhỏ Megophrys microstoma (Boulenger, 1903) (Hình c, d)
Mẫu vật nghiên cứu (n=32): 02 mẫu đực (IEBR.TQ.2017.8, 111, 112) thu ở Na
Hang vào tháng 8/2017; 11 mẫu đực (IEBR.TQ.2018.07, 09, 21, 22, 23, 44, 72, 73, 145,
146, 163) và 02 mẫu cái (IEBR.TQ.2018.109, 152) thu ở Na Hang vào tháng 6/2018; 02
mẫu đực (TQ.CC.1.4, 53) ở Chạm Chu vào tháng 10/2018 và 01 mẫu cái
(IEBR.TQ.CC.1.5); 03 mẫu đực (IEBR.TQ.2019.28, 69, 82) ở Chạm Chu vào tháng
4/2019 tại Tuyên Quang; 02 mẫu đực (VNMN.08001; VNMN.NLO.164) và 08 mẫu cái
PHẦN I. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC 253
(VNMN. 07999, 08021, 08060, 08061, 08074, 08077, 08078, 08080) thu ở KBTTN Ngọc
Linh, Kon Tum vào tháng 11/2018.
Kích thước: SVL: 28,1-39,5 (♂), 31,8-55,1 (♀); HW: 8,0-11,9 (♂), 8,9-14,4 (♀); HL:
8,9-11,7 (♂), 9,1-14,4 (♀); ED: 2,5-4,9 (♂), 3,1-4,9 (♀); TYD: 2,0-3,6 (♂), 2,1-4,2 (♀).
Đặc điểm nhận dạng: Đặc điểm hình thái của mẫu vật phù hợp với mô tả của
Boulenger (1903), Ohler et al. (2003) và Hecth et al. (2013). Con đực có kích thước nhỏ hơn
con cái; đầu rộng hơn hoặc bằng dài; mõm tù, hàm trên nhô ra khỏi hàm dưới; màng nhĩ rõ,
nhỏ hơn đường kính mắt; không có răng lá mía; lưỡi hơi xẻ thùy phía sau. Chi trước không
có màng bơi giữa các ngón tay, mút ngón tay tròn, không có nốt sần dưới ngón tay, có củ
bàn trong; chi sau có màng bơi yếu giữa các ngón chân, công thức I2-2 II2-3III3-4V4-
2 V; mút ngón chân tròn, không nở rộng; không có riềm da dưới ngón chân; nốt sần dưới
các ngón chân không rõ, củ bàn trong rõ, khi gập dọc thân khớp cổ-chày đạt đến mắt. Da:
Mặt bên đầu, mặt lưng, mặt trên của chi có các nốt sần và nếp gấp nhỏ, gờ da trên màng nhĩ
rõ; có gai da nhỏ trên mí mắt; mặt bụng và mặt dưới của chi nhẵn. Màu sắc mẫu sống: Cơ
thể có màu nâu vàng với hình tam giác màu xám giữa hai mắt; mặt trên của các chi có các
vệt tối màu; mặt bụng, họng ngực và mặt dưới đùi màu xám có các đốm màu trắng; mút
ngón tay và mút ngón chân có màu đỏ cam.
Một số đặc điểm sinh thái: Mẫu vật được tìm thấy bám trên lá cây hoặc trên đá bên
cạnh suối đá. Sinh cảnh xung quanh là rừng thứ sinh cây gỗ nhỏ xen cây bụi.
Phân bố: Ở Việt Nam, loài M. microstoma được ghi nhận phân bố ở các tỉnh Lào Cai,
Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Thanh Hóa, Quảng Trị, Thừa
Thiên - Huế, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng (Nguyen et al., 2009; Frost, 2020). Trên thế giới
loài này phân bố ở Trung Quốc, Lào, Thái Lan và Campuchia (Nguyen et al., 2009; Frost,
2020). Đây là lần đầu tiên ghi nhận phân bố của loài này tại tỉnh Tuyên Quang và Kon Tum.
4. KẾT LUẬN
Đã ghi nhận bổ sung 2 loài thuộc giống Megophrys ở các tỉnh của Việt Nam:
Megophrys gerti ở tỉnh Bình Định và M. microstoma ở tỉnh Tuyên Quang và Kon Tum.
Loài M. gerti đã được ghi nhận phân bố từ Thừa Thiên - Huế tới Lâm Đồng (Nguyen et
al., 2009; Frost, 2020) và trong nghiên cứu này đã mở rộng vùng phân bố ở vùng Duyên
hải Nam Trung Bộ là tỉnh Bình Định. Loài M. microstoma phân bố hầu hết ở các tỉnh phía
Bắc và miền Trung (Nguyen et al., 2009; Frost, 2020), nghiên cứu này mở rộng phân bố
của loài này đến các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên là Kon Tum và Gia Lai.
Ohler (2003) coi Ophryophryne là một giống riêng biệt của họ Cóc mắt Megophryidae
và ở Việt Nam ghi nhận 4 loài gồm: Cóc núi gơt O. gerti, Cóc núi han-x O. hansi, Cóc núi
miệng nhỏ O. microstoma và Cóc núi O. pachyproctus. Tuy nhiên Chen et al. (2016) căn cứ
vào kết quả phân tích di truyền (gen 16S) đã coi Ohpryophryne là 1 trong 5 phân giống của
giống Megophrys bao gồm: Atympanophrys, Brachytarsophrys, Megophrys, Ophryophryne,
Xenophrys. Như vậy, cho đến nay ở Việt Nam đã ghi nhận 21 loài thuộc giống Megophrys,
trong đó phân giống Ophryophryne có 5 loài, một số loài thuộc phân giống Ophryophryne
254 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM
chưa thực sự rõ ràng do các loài có đặc điểm hình thái khá giống nhau. Vì vậy chúng tôi sẽ
tiếp tục phân tích đặc điểm hình thái và sinh học phân tử của các loài thuộc phân giống
Ophryophryne để làm rõ thêm vị trí phân loại của nhóm này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Boulenger G. A., 1903. Descriptions of three new batrachians from Tonkin. Annals and Magazine
of Natural History, Series 7, 12: 186-188.
Chen J. M., Zhou W. W., Poyarkov N. A., Stuart B. L., Brown R. M., Lathrop A., Wang Y., Yuan
Z. Y., Jiang K., Hou M., Chen H. M., Suwannapoom C., Nguyen S. N., Duong T. V.,
Papenfuss T. J., Murphy R. W., Zhang Y. P., Che J., 2016. A novel multilocus phylogenetic
estimation reveals unrecognized diversity in Asian horned toads, genus Megophrys sensu lato
(Anura: Megophryidae). Molecular Phylogenetics and Evolution, 106: 28-43.
Fei L., Hu S. Q., Ye C. Y., Huang Y. Z., 2009. Fauna Sinica. Amphibia. Volume 2. Anura.
Beijing: Chinese Academy of Science, Science Press.
Frost D. R., 2020. Amphibian species of the World: an online reference, Version 6.0, Electronic
Database accessible at index.html. American
Museum of Natural History, New York, USA. Last accessed in January 2020.
Glaw F., Vences M., 2007. A field guide to the amphibians and reptiles of Madagascar. Third
Edition. Frosch Verlag, Cologne.
Hecht V., Pham T. C., Nguyen T. T., Nguyen Q. T., Bonkowski M., Ziegler T., 2013. First report
on the herpetofauna of Tay Yen Tu Nature Reserve, northeastern Vietnam. Biodiversity
Journal, 4 (4): 507-552.
Inger R., Darevsky I., 1999. Frogs of Vietnam: A report on new collection. Fieldiana, Zoology, 92:
1-46.
Nguyen T. Q., Phung T. M., Schneider N., Botov A., Tran D. T. A., Ziegler T., 2014. New records
of amphibians and reptiles from southern Vietnam. Bonn Zoological Bulletin, 63(2): 148-156.
Nguyen S. V., Ho C. T., Nguyen Q. T., 2009. Herpetofauna of Vietnam. Edition Chimaira,
Frankfurt am Main, 768 pp.
Ohler A., 2003. Revision of the genus Ophryophryne Boulenger, 1903 (Megophryidae) with
description of two new species. Alytes, 21(1-2): 23-44.
Poyarkov N. A., Duong T. V., Orlov N. L., Gogoleva S. I., Vassilieva A. B., Nguyen L. T.,
Nguyen V. D. H., Nguyen S. N., Che J., Mahony S., 2017. Molecular, morphological and
acoustic assessment of the genus Ophryophryne (Anura, Megophryidae) from Langbian
Plateau, southern Vietnam, with description of a new species. ZooKeys, 672: 49-120.
Simmons J. E., 2002. Herpetological collecting and collections management. Revised edition. Society for
the Study of Amphibians and Reptiles. Herpetological Circulars, 31: 1-153.
Stuart B. L., Chuaynkern Y., Chan–ard T., Inger R. F., 2006. Three new species of frogs and a new
tadpole from eastern Thailand. Fieldiana, 111: 1-19.
PHẦN I. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC 255
NEW PROVINCIAL RECORDS OF TWO SPECIES OF THE GENUS
Megophrys (Amphibia: Megophryidae) FROM VIETNAM
Luong Mai Anh1,*, Pham The Cuong2,
Nguyen Quang Truong2,3, Nguyễn Lan Hung Son1
Abstract: New provincial records of the genus Megophrys are reported based on
a new amphibian collection from Vietnam: M. gerti from Binh Dinh Province and
M. microstoma from Tuyen Quang and Kon Tum provinces. In addition, data
about morphological characters and natural history notes of aforementioned
species are provided.
Keywords: M. gerti, M. microstoma, distribution, morphology, new records.
1Hanoi National University of Education
2Institute of Ecology and Biological Resources
3Graduate University of Science and Technology, Vietnam Academy of Science and Technology
*Email: luongmaianhsinhk62b@gmail.com