Lamiinae là một trong các phân họ có số loài đa dạng nhất của họ Xén tóc
Cerambycidae, với gần 21.500 loài thuộc 77 tộc đã được mô tả trên toàn thế giới. Trong
đó, tộc Pteropliini gồm 2.152 loài thuộc 241 giống và khoảng 60 % số loài của tộc này
(1.269 loài) phân bố ở châu Á. Trong tộc Pteropliini, giống Xén tóc đầu cụp ngực sần
Niphona có số lượng loài không nhiều, gồm 71 loài và phân loài, phân bố ở châu Á, châu
Âu, châu Phi và châu Úc. Niphona được phân tách thành 3 phân giống: phân giống
Niphona Mulsant, 1839 có số loài nhiều nhất là 69 loài, hai phân giống còn lại,
Hammatoniphona Pic, 1936 và Spinoniphona Hua, 1989, mỗi phân giống có 1 loài và chỉ
phân bố ở châu Á. Đa số các loài của giống Niphona ghi nhận ở châu Á (66 loài và phân
loài chiếm tỷ lệ 93 %). Vùng Đông Phương (Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt
Nam, Nicobar và Andaman) gồm 25 loài thuộc 2 phân giống.
7 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 17/06/2022 | Lượt xem: 278 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ghi nhận mới bốn loài Xén tóc giống Niphona Mulsant, 1839 (Cerambycidae: Lamiinae: Pteropliini) ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC 45 NĂM VIỆN HÀN LÂM KHCNVN
182
GHI NHẬN MỚI BỐN LOÀI XÉN TÓC GIỐNG Niphona Mulsant, 1839
(Cerambycidae: Lamiinae: Pteropliini) Ở VIỆT NAM
Hoàng Vũ Trụ, Cao Thị Quỳnh Nga, Phạm Văn Phú, Lê Mỹ Hạnh, Phạm Thị Nhị*
Việt Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
*Email: ptnhi2@yahoo.com
ĐẶT VẤN ĐỀ
Lamiinae là một trong các phân họ có số loài đa dạng nhất của họ Xén tóc
Cerambycidae, với gần 21.500 loài thuộc 77 tộc đã được mô tả trên toàn thế giới. Trong
đó, tộc Pteropliini gồm 2.152 loài thuộc 241 giống và khoảng 60 % số loài của tộc này
(1.269 loài) phân bố ở châu Á. Trong tộc Pteropliini, giống Xén tóc đầu cụp ngực sần
Niphona có số lượng loài không nhiều, gồm 71 loài và phân loài, phân bố ở châu Á, châu
Âu, châu Phi và châu Úc. Niphona được phân tách thành 3 phân giống: phân giống
Niphona Mulsant, 1839 có số loài nhiều nhất là 69 loài, hai phân giống còn lại,
Hammatoniphona Pic, 1936 và Spinoniphona Hua, 1989, mỗi phân giống có 1 loài và chỉ
phân bố ở châu Á. Đa số các loài của giống Niphona ghi nhận ở châu Á (66 loài và phân
loài chiếm tỷ lệ 93 %). Vùng Đông Phương (Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt
Nam, Nicobar và Andaman) gồm 25 loài thuộc 2 phân giống.
Ở Việt Nam, giống Niphona được ghi nhận từ đầu thế kỷ XX bởi các tác giả nước
ngoài. De Saltiva (1919) ghi nhận loài Aelara minor (tên đồng danh của loài N. parallela)
ở miền Nam Việt Nam. Dựa trên các mẫu vật thu tại miền Bắc Việt Nam, Pic (1925, 1926,
1936) đã công bố 5 loài mới: Falsoniphona lutea (là tên gốc của Niphona lutea),
Camptocnema longicornis (là tên gốc của N. (Hammatoniphona) longicornis), N. minuta
(là tên đồng danh của loài N. parallela), N. chapaensis và N. longesignata. Breuning
(1938, 1961) đã mô tả hai loài mới N. dessumi và N. proxima dựa trên mẫu vật thu ở miền
Nam Việt Nam. Sau đó Breuning (1962) khi nghiên cứu về tộc Pteropliini ở châu Á đã
công bố danh sách 13 loài Niphona ở nước ta. Năm 1979, tác giả này lại ghi nhận thêm
loài N. paraparallela ở Đông Bắc Việt Nam.
Viện Bảo vệ thực vật (1976), Mai Phú Quý và cs. (1981) đều ghi nhận loài Niphona
parallela (với tên là N. minor) ở Hà Tây cũ (nay thuộc Hà Nội) và Hà Nội. Gần đây,
Hoàng Vũ Trụ và cs. (2011), Phạm Thị Nhị và cs. ( 2017) đã bổ sung các điểm phân bố
cho 2 loài N. parallela và N. longesignata ở khu vực Tây Bắc và Tây Nguyên. Như vậy
cho đến nay, đã ghi nhận 14 loài của giống Niphona ở Việt Nam, trong đó phân giống
Hammatoniphona có 1 loài, phân giống Niphona có 13 loài.
Dựa trên mẫu vật thu thập được trong các chuyến thực địa gần đây, chúng tôi ghi nhận
bổ sung 4 loài Xén tóc đầu cụp ngực sần Niphona cho khu hệ côn trùng Việt Nam, nâng
tổng số loài xén tóc của giống này ở nước ta lên 18 loài, đồng thời cung cấp danh lục các
loài xén tóc Niphona và cập nhật phân bố đã biết của chúng ở Việt Nam và trên thế giới.
DOI: 10.15625/vap.2020.00139
ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ CÁC CHẤT CÓ HOẠT TÍNH SINH HỌC
183
I. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Mẫu vật nghiên cứu được lưu giữ tại Phòng Hệ thống học côn trùng, Viện Sinh thái
và Tài nguyên sinh vật (IEBR). Ảnh mẫu được chụp bằng máy ảnh Sony DSC-WX500.
Hệ thống phân loại được sử dụng theo Breuning (1962).
II. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
2.1. Danh lục các loài xén tóc giống Niphona ở Việt Nam
Niphona (Niphona) chapaensis Pic, 1936: Việt Nam (Lào Cai, Yên Bái, Vĩnh Phúc).
Niphona (Niphona) dessumi Breuning, 1961: Việt Nam (Gia Lai, Lâm Đồng).
Niphona (Niphona) falaizei Breuning, 1962: Lào, Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam
(Kon Tum, Đồng Nai).
Niphona (Niphona) fasciculata (Pic, 1917): Lào, Trung Quốc, Việt Nam (Kon Tum,
Đồng Nai).
Niphona (Niphona) hookeri Gahan, 1900: Ấn Độ, Lào, Trung Quốc, Việt Nam (Hà
Giang, Sơn La, Hòa Bình, Gia Lai).
Niphona (Niphona) lateralis White, 1858: Ấn Độ, Bănglađét, Campuchia, Myanmar,
Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam (Vĩnh Phúc & Nam Bộ, không rõ vị trí cụ thể).
Niphona (Niphona) lateraliplagiata Breuning, 1943: Myanmar, Trung Quốc, Việt
Nam (Cao Bằng, Điện Biên).
Niphona (Niphona) longesignata Pic, 1936: Lào, Trung Quốc, Việt Nam (Cao Bằng,
Sơn La, Hòa Bình).
Niphona (Niphona) lunulata (Pic, 1926): Lào, Việt Nam (Lào Cai).
Niphona (Niphona) lutea (Pic, 1925): Trung Quốc, Việt Nam (miền Bắc).
Niphona (Niphona) parallela (White, 1858): Inđônêxia, Campuchia, Đài Loan,
Malaysia.
Myanmar, Nêpan, Trung Quốc, Xri Lanca, Việt Nam (Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai,
Hòa Bình, Kon Tum, Gia Lai).
Niphona (Niphona) paraparallela Breuning, 1979: Việt Nam (Vĩnh Phúc).
Niphona (Niphona) plagiata White, 1858: Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam (Hòa Bình).
Niphona (Niphona) princeps Gahan, 1895: Myanmar, Thái Lan, Việt Nam (Đồng Nai).
Niphona (Niphona) proxima Breuning, 1938: Việt Nam (TP. Hồ Chí Minh).
Niphona (Niphona) regis-fernandi Paiva, 1860: Ấn Độ, Campuchia, Myanmar, Việt
Nam (Sơn La, Hòa Bình, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lâm Đồng).
KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC 45 NĂM VIỆN HÀN LÂM KHCNVN
184
Niphona (Hammatoniphona) longicornis (Pic, 1926): Campuchia, Lào, Thái Lan,
Trung Quốc, Việt Nam (Cao Bằng, Lào Cai, Lâm Đồng).
Niphona (Spinoniphona) longzhouensis Hua, 1989: Trung Quốc, Việt Nam (Gia Lai).
2.2. Các loài xén tóc giống Niphona ghi nhận mới cho khu hệ côn trùng Việt Nam
Hình 1. (a-c) Niphona (N.) falaizei, (e-f) Niphona (N.) fasciculata ở Việt Nam,
(thước đo = 10 mm): a & d-mặt lưng; b & e-mặt bên; c & f-mặt bụng
1. Loài Niphona (Niphona) falaizei Breuning, 1962 (hình 1 a, b, c)
Niphona falaizei Breuning, 1962. Bull. Soc. roy. Sc. Nat. Laos 1: 67. Holotype: Laos
(Vientiane).
ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ CÁC CHẤT CÓ HOẠT TÍNH SINH HỌC
185
Đặc điểm chẩn loại: Thùy dưới mắt có đường kính gấp 2,0 lần chiều rộng má; cánh
trước có các đốm đen tròn, ở giữa là lỗ châm, vệt trắng gần vuông ở cánh không kéo dài
tới gờ giữa, ngọn cánh cụt nhiều và xiên, góc ngoài và góc trong của cánh tạo hai thùy tam
giác bằng nhau, mép bên gần song song, đốt ống chân trước của con đực gần thẳng, hơi
phình ở gần giữa.
Mẫu vật nghiên cứu: 1♀ (IEBR), VQG Chư Mom Ray, Kon Tum, 674 m, 24.ix.2019,
Phạm Thị Nhị & Đặng Thị Hoa coll; 1♀ (IEBR), cùng địa điểm và người thu mẫu ,707 m,
25.ix.2019; 1♀ (IEBR), cùng địa điểm và người thu mẫu, 707 m, 26.ix.2019; 1♂ (IEBR),
Hiếu Liêm, Vĩnh Cửu, Đồng Nai, 82 m, 29.xii.2007, Hoàng Vũ Trụ; 1♀ (IEBR), Suối
Ràng, Phú Lý, Đồng Nai, 5.iv.2009, Hoàng Vũ Trụ.
Phân bố: Trước đây loài này được ghi nhận ở Lào, Trung Quốc và Thái Lan. Đây là
lần đầu tiên ghi nhận loài này ở Việt Nam.
2. Loài Niphona (Niphona) fasciculata (Pic, 1917) (hình 1 d, e, f)
Ocheutes fasciculata Pic, 1917, Mel. exot. ent, XXVI, p. 7. Holotype: China (Tilbet).
Đặc điểm chẩn loại: Thùy dưới mắt kép gần vuông, đường kính tương tự chiều rộng
má; gốc cánh trước có một mảng lông đen lớn, mép bên của cánh thu hẹp đột ngột ở ¼
phần ngọn, ngọn cánh cụt thẳng, góc trong có gai nhỏ, ở giữa mặt ngoài đốt đùi chân trước
của con đực nhô ra một góc với các u sần, giữa đốt ống cong gập và có một gai ngắn ở gần
ngọn phía mép trong.
Mẫu vật nghiên cứu: 1♂ (IEBR), VQG Chư Mom Ray, Kon Tum, 707 m, 25.ix.2019,
Phạm Thị Nhị & Đặng Thị Hoa; 1♀ (IEBR), VQG Cát Tiên, Đồng Nai, 1.vi.2004, Lê
Xuân Huệ; 2♂ (IEBR), cùng địa điểm, 15.vii.2012, Hoàng Vũ Trụ.
Phân bố: Trước đây loài này được ghi nhận ở Lào và Trung Quốc, đây là ghi nhận lần
đầu của chúng ở Việt Nam.
3. Loài Niphona (Niphona) princeps Gahan, 1895 (hình 2 a, b, c)
Niphona princeps Gahan, 1895. Ann. Mus. civ. Genova, XXXIV, p. 63, pl. I, fig. 11.
Holotype: Myanmar: Carin (district of Cheba).
Đặc điểm chẩn loại: Mặt lưng màu nâu tới nâu vàng; đốt râu đầu thứ ba dài bằng đốt
thứ tư; thùy dưới mắt kép có đường kính gấp 6,0 lần độ rộng má; cánh trước rộng nhất ở
ngọn, hẹp dần từ vai tới ngọn cánh, ngọn cánh nhọn, gốc cánh có lông dài màu vàng óng;
đốt ống chân trước của con đực ngắn và thẳng, phần ngọn hơi phình.
Mẫu vật nghiên cứu: 1♀ (IEBR), Suối Ràng, Phú Lý, Đồng Nai, 11.vi.2020, Hoàng
Vũ Trụ.
Phân bố: Loài này trước đây được ghi nhận ở Myanmar và Thái Lan. Đây là lần đầu
tiên ghi nhận loài này ở Việt Nam.
KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC 45 NĂM VIỆN HÀN LÂM KHCNVN
186
Hình 2. (a-c) Niphona (N.) princeps, (d-f) Niphona (S.) longzhouensis ở Việt Nam,
(thước đo = 10 mm): a & d-mặt lưng; b & e-mặt bên; c & f-mặt bụng
4. Loài Niphona (Spinoniphona) longzhouensis Hua, 1989 (hình 2 d, e, f)
Niphona (S.) longzhouensis Hua, 1989. Acta Sci. Nat. Univ.Sunyatseni (Guangzhou)
28 (2): 73. Holotype: China (Guangxi).
Đặc điểm chẩn loại: Thùy dưới mắt kép gần vuông, đường kính rộng bằng chiều rộng
má; mảnh lưng ngực trước có hai gờ dọc; gốc cánh trước có chùm lông màu đen và nâu nhạt,
ngọn cánh hơi cắt cụt; ở giữa mặt ngoài đốt đùi chân trước của con đực nhô ra tạo góc với một
gai nhỏ ở đỉnh, giữa đốt ống cong gập và có một gai dài ở gần ngọn phía mép trong.
Mẫu vật nghiên cứu: 1♂ (IEBR), Ia Glai, Chư Sê, Gia Lai, 21.vii.2012, Hoàng Vũ Trụ.
ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ CÁC CHẤT CÓ HOẠT TÍNH SINH HỌC
187
Phân bố: Loài này được mô tả năm 1989 ở Trung Quốc, đây là ghi nhận đầu tiên của
loài này ở Việt Nam và cũng là ghi nhận lần đầu ngoài Trung Quốc.
III. KẾT LUẬN
Thông qua việc ghi nhận bổ sung 4 loài xén tóc cho khu hệ côn trùng Việt Nam, kết
quả nghiên cứu của chúng tôi đã nâng tổng số loài thuộc giống Niphona lên 18 loài. Đặc
biệt, với ghi nhận của loài Niphona (Spinoniphona) longzhouensis Hua, chúng tôi đã bổ
sung phân giống thứ ba của giống này ở nước ta. Với tổng số 18 loài được ghi nhận, thành
phần loài Niphona ở Việt Nam chiếm tới 72 % tổng số loài của giống này ở khu vực Đông
Phương, chiếm 25,3 % tổng số loài Niphona trên toàn thế giới. Các nước lân cận đều có số
loài ghi nhận thấp hơn Việt Nam như Trung Quốc (17 loài), Lào và Thái Lan (9 loài),
Campuchia (4 loài).
Trong số 18 loài Niphona ghi nhận ở Việt Nam, 4 loài là các loài đặc hữu bao gồm: N.
chapaensis Pic, N. proxima Breuning, N. dessumi Breuning and N. paraparallela Breuning.
Hiện nay chưa có báo cáo về phân bố của các loài này ở bên ngoài lãnh thổ Việt Nam.
Lời cảm ơn. Nghiên cứu này được tài trợ kinh phí của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh
vật cho (Đề tài mã số IEBR.ĐT.6-20), Viện Hàn lâm Khoa hoc và Công nghệ Việt Nam
cho Đề tài mã số TN18/07 và Hợp đồng tư vấn số 42/2020/HĐKH-TVDV. Tập thể tác giả
xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Lê Xuân Huệ và ThS. Đặng Thị Hoa (Viện Sinh thái và
Tài nguyên sinh vật) đã tham gia khảo sát thực địa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Breuning S., 1938. Novae species Cerambycidarum. VI. Festschrift für Professor Dr.
Embrik Strand, Riga. 4: 240.
2. Breuning S., 1961. Nouveaux Cerambycidae des Collections du Muséum de Paris.
Bull. Mus. Nat. Hist. Nat. (32) 6: 538
3. Breuning S., 1962. Revision der Pteropliini der asiatischen Region (Coleoptera:
Cerambycidae). Ent. Arb. Mus. Frey 13: 371-493.
4. Breuning S., 1979. Quelques rectifications systématiques sur les Lamiaires (Coleoptera:
Cerambycidae). Bulletin de la Société Entomologique de Mulhouse: 46-47.
5. De Salvaza V. R., 1919. Essai Traité d’entomologie indochinoise. Hanoi I. D. E. O.,
308 pp.
6. Hoàng Vũ Trụ, Tạ Huy Thịnh, Cao Thị Quỳnh Nga, 2011. Kết quả điều tra các loài
xén tóc (Cerambycidae, Coleoptera) dọc theo tuyến đường Hồ Chí Minh qua Tây
Nguyên. Báo cáo khoa học toàn quốc về sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ 4.
Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội: 982-988.
7. Hua L. Z., 1989. A new subgenus and new species of the genus Niphona Mulsant
(Coleoptera: Cerambycidae). Acta Scientiarum Naturalium Universitatis Sunyatseni
(Guangzhou), 28 (2): 73-74.
KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC 45 NĂM VIỆN HÀN LÂM KHCNVN
188
8. Mai Quý, Trần Thị Lài, Trần Thị Bích Lan, 1981. Kết quả điều tra cơ bản côn trùng
miền Bắc Việt Nam (1960-1970). Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội: 43-245.
9. Phạm Thị Nhị, Hoàng Vũ Trụ, Cao Thị Quỳnh Nga, Phạm Văn Phú, Cao Thị Kim
Thu, Lê Mỹ Hạnh, Khuất Đăng Long, 2017. Đa dạng thành phần loài côn trùng tại
Khu rừng đặc dụng Copia, tỉnh Sơn La. Báo cáo khoa học toàn quốc lần thứ 7 về sinh
thái và tài nguyên sinh vật. Nxb. Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội: 858-865.
10. Pic M., 1925. Nouveautés diverses. Mél. exot. Ent. 44: 27.
11. Pic M., 1926. Nouveautés diverses. Mél. exot. Ent. 46: 8.
12. Pic M., 1936. Coléoptères exotiques en partie nouveaux. L'Echange, Revue
Linnéenne, Lyon. 52, 466: 31.
13. Rondon J. A., Breuning S., 1970. Lamiines du Laos. Pacific Insects Monograph, 24: i-
vi, 382-386.
14. Viện Bảo vệ thực vật, 1976. Kết quả điều tra côn trùng 1967-1968 ở Việt Nam. Nxb.
Nông thôn, Hà Nội: 1-579.
15. Base de données Titan sur les Cerambycidés: titan.gbif.fr/Lamiaires du Monde,
Lamiines of World: https://lamiinae.org/niphona.group-44285.html
NEW RECORDS OF LONGHORN BEETLE OF THE GENUS Niphona Mulsant,
1839 (Cerambycidae, Lamiinae, Pteropliini) FROM VIETNAM
Hoang Vu Tru, Cao Thi Quynh Nga, Pham Van Phu, Le My Hanh, Pham Thi Nhi
Institute of Ecology and Biological Resources, VAST
Summary
Based on recent collection of beetles from Vietnam, we provide an updated checklist and
distribution records of 18 Niphona species from this country. Remarkably, the subgenus
Spinoniphona and four longhorn beetle species of the genus Niphona are recorded for the
first time from Vietnam, viz. N. (Niphona) falaizei, N. (N.) fasciculata, N. (N.) princeps,
and N. (Spinoniphona) longzhouensis. The species richness of Niphona in Vietnam is
higher than that in neighboring countries, for instance China (17 species), Laos and
Thailand (nine species each), and Cambodia (four species). The species number of Niphona
in Vietnam represented 72 % of the total species number of this genus in the Oriental
region and 25.3 % of the species number of Niphona all over the world.
The fauna of Niphona in Vietnam contains a high level of endermism, four species of this
genus are currently known only from the country, viz. N. chapaensis, N. proxima, N.
dessumi, and N. paraparallela.