Gia đình có vị trí, vai trò như thế nào đối với sự phát triển của xã hội liên hệ với chức năng giáo dục thế hệ trẻ của gia đình ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Gia đình là một cộng đồng người sống chung và gắn bó với nhau bởi các mối quan hệ tình cảm, quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và hoặc quan hệ giáo dục. Gia đình có lịch sử từ rất sớm và đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài. Thực tế, gia đình có những ảnh hưởng và những tác động mạnh mẽ đến xã hội.

pptx10 trang | Chia sẻ: candy98 | Lượt xem: 1204 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Gia đình có vị trí, vai trò như thế nào đối với sự phát triển của xã hội liên hệ với chức năng giáo dục thế hệ trẻ của gia đình ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIA ĐÌNH CÓ VỊ TRÍ, VAI TRÒ NHƯ THẾ NÀO ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘILIÊN HỆ VỚI CHỨC NĂNG GIÁO DỤC THẾ HỆ TRẺ CỦA GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAYCHỦ ĐỀKHÁI NIỆMGia đình là một cộng đồng người sống chung và gắn bó với nhau bởi các mối quan hệ tình cảm, quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và hoặc quan hệ giáo dục. Gia đình có lịch sử từ rất sớm và đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài. Thực tế, gia đình có những ảnh hưởng và những tác động mạnh mẽ đến xã hội.Ngay từ thời nguyên thủy cho tới hiện nay, không phụ thuộc vào cách kiếm sống, gia đình luôn tồn tại và là nơi để đáp ứng những nhu cầu cơ bản cho các thành viên trong gia đình. Song để đưa ra được một cách xác định phù hợp với khái niệm gia đình, một số nhà nghiên cứu xã hội học đã đưa ra sự so sánh giữa gia đình loài người với cuộc sống lứa đôi của động vật, gia đình loài người luôn luôn bị ràng buộc theo các điều kiện văn hóa xã hội của đời sống gia đình ở con người. Gia đình ở loài người luôn bị ràng buộc bởi các quy định, các chuẩn mực giá trị, sự kiểm tra và sự tác động của xã hội; vì thế theo các nhà xã hội học, thuật ngữ gia đình chỉ nên dùng để nói về gia đình loài người.Thực tế, gia đình là một khái niệm phức hợp bao gồm các yếu tố sinh học, tâm lý, văn hóa, kinh tế,... khiến cho nó không giống với bất kỳ một nhóm xã hội nào. Từ mỗi một góc độ nghiên cứu hay mỗi một khoa học khi xem xét về gia đình đều có thể đưa ra một khái niệm gia đình cụ thể, phù hợp với nội dung nghiên cứu phù hợp và chỉ có như vậy mới có cách tiếp cận phù hợp đến với gia đình.Đối với xã hội học, gia đình thuộc về phạm trù cộng đồng xã hội. Vì vậy, có thể xem xét gia đình như một nhóm xã hội nhỏ, đồng thời như một thiết chế xã hội mà có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình xã hội hóa con người. Gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù, một nhóm xã hội nhỏ mà các thành viên của nó gắn bó với nhau bởi quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ con nuôi, bởi tính cộng đồng về sinh hoạt, trách nhiệm đạo đức với nhau nhằm đáp ứng những nhu cầu riêng của mỗi thành viên cũng như để thực hiện tính tất yếu của xã hội về tái sản xuất con người.PHÂN LOẠIXÉT VỀ QUY MÔGia đình hai thế hệ (hay gia đình hạt nhân): là gia đình bao gồm cha mẹ và con.Gia đình ba thế hệ (hay gia đình truyền thống): là gia đình bao gồm ông bà, cha mẹ và con còn được gọi là tam đại đồng đường. Gia đình bốn thế hệ trở lên: là gia đình nhiều hơn ba thế hệ. Gia đình bốn thế hệ còn gọi là tứ đại đồng đường.DƯỚI KHÍA CẠNH XÃ HỘI VÀ VỀ CÁC QUY MÔ CÁC THẾ HỆ TRONG GIA ĐÌNHGia đình lớn (gia đình ba thế hệ hoặc gia đình mở rộng) thường được coi là gia đình truyền thống liên quan tới dạng gia đình trong quá khứ. Đó là một nhóm người ruột thịt của một vài thế hệ sống chung với nhau dưới một mái nhà, thường từ ba thệ hệ trở lên, tất nhiên trong phạm vi của nó còn có cả những người ruột thịt từ tuyến phụ. Dạng cổ điển của gia đình lớn là gia đình trưởng lớn, có đặc tính tổ chức chặt chẽ. Nó liên kết ít nhất là vài gia đình nhỏ và những người lẻ loi. Các thành viên trong gia đình được xếp đặt trật tự theo ý muốn của người lãnh đạo gia đình mà thường là người đàn ông cao tuổi nhất trong gia đình. Ngày nay, gia đình lớn thường gồm cặp vợ chồng, con cái của họ và bố mẹ của họ nữa. Trong gia đình này, quyền hành không ở trong tay của người lớn tuổi nhất.Gia đình nhỏ (gia đình hai thế hệ hoặc gia đình hạt nhân) là nhóm người thể hiện mối quan hệ của chồng và vợ với các con, hay cũng là mối quan hệ của một người vợ hoặc một người chồng với các con. Do vậy, cũng có thể có gia đình nhỏ đầy đủ và gia đình nhỏ không đầy đủ. Gia đình nhỏ đầy đủ là loại gia đình chứa trong nó đầy đủ các mối quan hệ (chồng, vợ, các con); ngược lại, gia đình nhỏ không đầy đủ là loại gia đình trong nó không đầy đủ các mối quan hệ đó, nghĩa là trong đó chỉ tồn tại quan hệ của chỉ người vợ với người chồng hoặc chỉ của người cha hoặc người mẹ với các con. Gia đình nhỏ là dạng gia đình đặc biệt quan trọng trong đời sống gia đình. Nó là kiểu gia đình của tương lai và ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại và công nghiệp phát triển.SỰ TÁC ĐỘNG CỦA GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI XÃ HỘIGia đình là tế bào của xã hộiGia đình có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của xã hội, là nhân tố tồn tại và phát triển của xã hội, là nhân tố́ cho sự tồn tại và phát triển của xã hội. Gia đình như một tế bào tự nhiên, là đơn vị nhỏ nhất để tạo nên xã hội. Không có gia đình để tái tạo ra con người thì xã hội không tồn tại và phát triển được. Chính vì vậy, muốn xã hội tốt thì phải xây dựng gia đình tốt.Tuy nhiên mức độ tác động của gia đình đối với xã hội còn phụ thuộc vào bản chất của từng chế độ xã hội. Trong các chế xã hội dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, sự bất bình đẳng trong quan hệ gia đình, quan hệ xã hội đã hạn chế rất lớn đến sự tác động của gia đình đối với xã hội.Gia đình là cầu nối giữa cá nhân và xã hộiMỗi cá nhân chỉ có thể sinh ra trong gia đình. Không thể có con người sinh ra từ bên ngoài gia đình. Gia đình là môi trường đầu tiên có ảnh hưởng rất quan trọng đến sự hình thành và phát triển tính cách của mỗi cá nhân. Và cũng chính trong gia đình, mỗi cá nhân sẽ học được cách cư xử với người xung quanh và xã hội.Gia đình là tổ ấm mang lại các giá trị hạnh phúcGia đình là tổ ấm, mang lại các giá trị hạnh phúc, sự hài hòa trong đời sống của mỗi thành viên, mỗi công dân của xã hội. Chỉ trong gia đình, mới thể hiện mối quan hệ tình cảm thiêng liêng giữa vợ và chồng, cha mẹ và con cái.Gia đình là nơi nuôi dưỡng, chăm sóc những công dân tốt cho xã hội. Sự hạnh phúc gia đình là tiền đề để hình thành nên nhân cách tốt cho những công dân của xã hội. Vì vậy muốn xây dunwjg xã hội thì phải chú trọng xây dựng gia đình. Hồ chủ tịch nói: “Gia đình tốt thì xã hội tốt, nhiều gia đình tốt cộng lại thì làm cho xã hội tốt hơn”Xây dựng gia đình là một trách nhiệm, một bộ phận cấu thành trong chỉnh thể các mục tiêu phấn đấu của xã hội, vì sự ổn định và phát triển của xã hội.Thế nhưng, các cá nhân không chỉ sống trong quan hệ gia đình mà còn có những quan hệ xã hội. Mỗi cá nhân không chỉ là thành viên của gia đình mà còn là thành viên của xã hội. Không thể có con người bên ngoài xã hội. Gia đình đóng vai trò quan trọng để đáp ứng nhu cầu về quan hệ xã hội của mỗ cá nhân.TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI QUY ĐỊNH HÌNH THỨC TỔ CHỨC, QUY MÔ VÀ KẾT CẤU CỦA GIA ĐÌNHQuan điểm duy vật lịch sử đã chỉ ra rằng, gia đình là những hình thức phản ánh đặc thù của trình độ phát triển kinh tế. Trong tiến trình lịch sử nhân loại, các phương thức sản xuất lần lượt thay thế nhau, dẫn đến  sự biến đổi về hình thức tổ chức, quy mô và kết cấu gia đình. Từ gia đình tập thể – với hình thức quần hôn, huyết thông; gia đình cặp đôi với hình thức hôn nhân đối ngẫu; đến gia đình cá thể với hình thức hôn nhân một vợ một chồng. Từ gd một vợ một chồng bất bình đẳng sang gia đình một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng. Tất cả những bước tiến trong gia đình đều phụ thuộc vào những bước tiến trong sản xuất, trong trình độ phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của mỗi thời đại lịch sử.Đặc điểm, đạo đức, lối sống trong gia đình cũng bị chi phối bởi những quan hệ xã hội. Vì vây, trong mỗi chế độ xã hội khác nhau, có quan điểm khác nhau về tiêu chuẩn đạo đức, lối sống TÍNH ĐỘC LẬP TƯƠNG ĐỐI CỦA GIA ĐÌNHMặc dù, gia đình và xã hội có mối quan hệ biện chứng với nhau, nhưng gia đình vẫn có tính độc lập tương đối của nó. Bởi vì gia đình và quan hệ gia đình còn bị chi phối bởi các yếu tố khác như tôn giáo, truyền thống, pháp luật vì vậy, mặc dù xã hội có thay đổi nhưng một số gia đình vẫn lưu giữ những truyền thống của gia đình.CHỨC NĂNG CỦA GIÁO DỤC GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM Trong xã hội, gia đình có các chức năng cơ bản:+ Chức năng thỏa mãn tình cảm giữa các thành viên trong gia đình: thỏa mãn tình cảm tinh thần và thể xác hai vợ chồng; thỏa mãn tình cảm giữa cah mẹ và con cái ( sống vì nhau), tình cảm giữa anh chị em trong gia đình ( thương yêu, đùm bọc lẫn nhau). Phẩn đông mọi người ta chia sẻ với nhau về niềm vui, nỗi buồn, tức là nơi tình cảm của con người được thảo mãn.+ Chức năng sinh sản: Chức năn này tồn tại một cách tự nhiên, vì xã hội chỉ tồn tại được khi hành vi sinh sản vẫn còn được duy trì. Chức năng này được coi là một giá trị của gia đình mà từ cổ chí kim loài người phải thừa nhận. Bản thân F.Engel, một nhà duy vật vĩ đại cũng cho rằng theo quan điểm duy vật nhân tố quyết định trong lịch suy cho cùng là sự tái sản xuất bản thân con người, là sự truyền nòi giống. Chức năng sinh sản của gia đình là một giá trị trường tồn.+ Chức năng giáo dục: Theo lý thuyết gia đình “ tế bào của xã hội, là yếu tố đầu tiên và cơ bản của quá trình giáo dục”. Gia đình là nơi đai bộ phận trẻ em được người lớn thường xuyên giáo dục: “Dạy con từ thuở còn thơ”. Trong môi trường gia đình, trẻ bắt đầu hình thành nhân cách, lối sống và đặc biệt là nhân sinh quan. Các bậc phụ huynh, nhất là các bà, các mẹ có ảnh hưởng rất lớn tới tương lai của đứa trẻ. Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà+ Chức năng xã hội hóa: Có thể coi gia đình là một xã hội thu nhỏ. Mỗi thành viên là một tính cách. Việc va chạm các tính cách khác nhau trong một gi đình là môi trường đầu tiên để trẻ em học cách hòa hợp với cộng đồng.+ Chức năng kinh tế: Cho đến nay gia đình vẫn còn một đơn vị sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội. Hơn thế nữa nó cũng là một đơn vị tiêu dùng chủ yếu các sản phẩm do nền kinh tế sản xuất ra, do vậy nó là tác nhân quan trọng thúc đẩy sự phát triển của kinh tếGia đình là một thực thể xã hội, Sự tồn tại của nó được xã hội thừa nhận Như vậy bản thân gia đình đã mang một giá trị xã hội. Chính các chức năng của gia đình mới đem lại chó nó một giá trị đích thực. Cho đến nay các chức năng cơ bản của gia đình vẫn còn giữ nguyên giá trị. Sự thừa nhận các chức năng của gia đình tức là đã thừa nhận gia đình là một giá trị trong xã hội NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA GIÁO DỤC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI THẾ HỆ TRẺ HIỆN NAY
Tài liệu liên quan