Mở đầu: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là một bệnh toàn thân, cần được đánh giá toàn bộ. Một công cụ có
giá trị và khả thi trong đánh giá BPTNMT trên lâm sàng là nhu cầu có thực. Bảng điểm đánh giá lâm sàng
COPD (CCQ) có giá trị và khả thi trong đánh giá BPTNMT, nhưng bảng CCQ phiên bản tiếng Việt chưa được
kiểm định tại Việt nam.
Mục tiêu: Kiểm định giá trị bảng điểm CCQ) trong đánh giá BPTNMT.
Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 153 bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
(BPTNMT) đến khám tại bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM từ 04/2009 đến 10/2011. Bệnh nhân BPTNMT
được phỏng vấn bằng bảng câu hỏi CCQ. Cùng thời điểm này bệnh nhân được đo phế thân ký, thực hiện trắc
nghiệm đi bộ 6 phút, và trả lời bảng câu hỏi chất lượng cuộc sống SGRQ. Hệ số tương quan giữa điểm số CCQ
lần lượt với các chỉ số phế thân ký, khoảng cách đi bộ sáu phút, điểm số SGRQ được tính toán nhằm kiểm định
tính giá trị của bảng CCQ phiên bản tiếng Việt trong đánh giá BPTNMT.
Kết quả: Hệ số tương quan giữa điểm số CCQ với các chỉ số phế thân ký sau trắc nghiệm giãn phế quản: (a)
FEV1 =- 0,291 (P < 0,01)(b) TLC= 0,248 (P < 0,05); RV = 0,296(P < 0,01). Hệ số tương quan giữa điểm số CCQ
với khoảng cách đi bộ sáu phút: r =- 0,428 (P <0,01). Hệ số tương quan giữa điểm số CCQ với điểm số SGRQ: r
= 0,712 ( P < 0,01)
Kết luận:Bảng điểm CCQ phiên bản tiếng Việt có giá trị, khả thi (10 câu hỏi có thể trả lời trong 3 phút)
trong đánh giá BPTNMT tại Việt nam. Việc sử dụng rộng rãi bảng CCQ phiên bản tiếng Việt để đánh giá lâm
sàng BPTNMT tại Việt nam nên được khuyến cáo mạnh mẽ.
6 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 11/06/2022 | Lượt xem: 571 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giá trị bảng điểm đánh giá lâm sàng COPD (CCQ – Clinical copd questionnaire) trong đánh giá bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Nội Khoa II 58
GIÁ TRỊ BẢNG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ LÂM SÀNG COPD
(CCQ – CLINICAL COPD QUESTIONNAIRE)
TRONG ĐÁNH GIÁ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH
Lê Khắc Bảo*
TÓM TẮT
Mở đầu: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là một bệnh toàn thân, cần được đánh giá toàn bộ. Một công cụ có
giá trị và khả thi trong đánh giá BPTNMT trên lâm sàng là nhu cầu có thực. Bảng điểm đánh giá lâm sàng
COPD (CCQ) có giá trị và khả thi trong đánh giá BPTNMT, nhưng bảng CCQ phiên bản tiếng Việt chưa được
kiểm định tại Việt nam.
Mục tiêu: Kiểm định giá trị bảng điểm CCQ) trong đánh giá BPTNMT.
Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 153 bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
(BPTNMT) đến khám tại bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM từ 04/2009 đến 10/2011. Bệnh nhân BPTNMT
được phỏng vấn bằng bảng câu hỏi CCQ. Cùng thời điểm này bệnh nhân được đo phế thân ký, thực hiện trắc
nghiệm đi bộ 6 phút, và trả lời bảng câu hỏi chất lượng cuộc sống SGRQ. Hệ số tương quan giữa điểm số CCQ
lần lượt với các chỉ số phế thân ký, khoảng cách đi bộ sáu phút, điểm số SGRQ được tính toán nhằm kiểm định
tính giá trị của bảng CCQ phiên bản tiếng Việt trong đánh giá BPTNMT.
Kết quả: Hệ số tương quan giữa điểm số CCQ với các chỉ số phế thân ký sau trắc nghiệm giãn phế quản: (a)
FEV1 = - 0,291 (P < 0,01)(b) TLC= 0,248 (P < 0,05); RV = 0,296(P < 0,01). Hệ số tương quan giữa điểm số CCQ
với khoảng cách đi bộ sáu phút: r =- 0,428 (P <0,01). Hệ số tương quan giữa điểm số CCQ với điểm số SGRQ: r
= 0,712 ( P < 0,01)
Kết luận:Bảng điểm CCQ phiên bản tiếng Việt có giá trị, khả thi (10 câu hỏi có thể trả lời trong 3 phút)
trong đánh giá BPTNMT tại Việt nam. Việc sử dụng rộng rãi bảng CCQ phiên bản tiếng Việt để đánh giá lâm
sàng BPTNMT tại Việt nam nên được khuyến cáo mạnh mẽ.
Từ khóa: Chỉ số thăm dò chức năng hô hấp, chất lượng cuộc sống, khả năng gắng sức, phế thân ký, bảng
câu hỏi SRGQ, bảng câu hỏi CCQ, trắc nghiệm đi bộ sáu phút (6MWT)
*: Thạc sỹ – Giảng viên Bộ môn Nội ĐHYD TPHCM. (email baolekhac@yahoo.com ; ĐT)
SUMMARY
VALIDITY OF CCQ (CLINICAL COPD QUESTIONNAIRE) ON CHRONIC OBSTRUCTIVE
PULMONARY DISEASE EVALUATION
Le Khac Bao * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 – 2012: 58 - 63
Background: Chronic Obstructive Pulmonary Disease (COPD) is a systemic disease, requires full
evaluation. A valid and feasible tool to evaluate COPD in clinical practice is a real need. Clinical COPD
Questionnaire (CCQ) is valid and feasible to evaluate COPD, however Vietnamese version CCQ has not been
validated in Vietnam.
Objectives: to validate the CCQ on COPD evaluation.
* Bộ Môn Nội Tổng Quát, ĐH Y Dược TP Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: ThS Lê Khắc Bảo, ĐT: 0908.888.702, Email: baolekhac@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa II 59
Methods: A cross sectional study has been conducted on 153 Chronic Obstructive Pulmonary Disease
(COPD) patients at University Medical Hospital at HoChiMinh city from 04/2009 to 10/2011. COPD patients,
answered to the CCQ and SGRQ, realized the lung function testing by phlethysmography and 6 minute walk
test. The correlation ratios between CCQ scores and phlethysmographic parameters, 6 minute walk distance,
SRGQ scores were calculated in order to validate the Vietnamese version CCQ on COPD evaluation.
Results: Correlation ratios between the CCQ scores and phlethysmographic parameters are: (a) FEV1 = -
0.291 (P < 0.01) (b) TLC= 0.248 (P < 0.05); RV = 0.296 (P < 0.01). Correlation ratio between the CCQ scores and
6 minute walk distance is: r =- 0.428 (P <0.01). Correlation ratio between the CCQ scores and SGRQ scores is: r
= 0.712 ( P < 0.01).
Conclusion: Vietnamese version CCQ is valid, feasible (10 questions answerable in 3 minutes) on COPD
evaluation in Vietnam. Vietnamese version CCQ should be used more extensively in clinical practice to evaluate
COPD in Vietnam.
Key words: Lung function testing parmeters, quality of life, exercise capacity, phlethysmography, SRGQ,
CCQ, 6 minute walk test (6MWT).
MỞ ĐẦU
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) là
vấn đề sức khỏe cộng đồng tại Việt nam. Theo
điều tra quốc gia tại Việt nam công bố năm 2010,
tần suất BPTNMT ở người lớn hơn 40 tuổi tại
Việt nam là 4,2%.(7) Theo chương trình toàn cầu
kiểm soát BPTNMT năm 2010, BPTNMT được
định nghĩa là bệnh toàn thân với nhiều biểu
hiện lâm sàng khác nhau.(8) Tình trạng sức khỏe
của bệnh nhân BPTNMT bị ảnh hưởng nghiêm
trọng thậm chí là trong những giai đoạn rất sớm
của bệnh. Chúng ta đã từng biết điểm số SGRQ
trung bình của bệnh nhân BPTNMT giai đoạn 1
là 39±19 và BPTNMT giai đoạn 2 là 40±18.(4) Điều
đáng quan tâm là bệnh nhân BPTNMT và cả bác
sỹ có khuynh hướng đánh giá quá mức tình
trạng sức khỏe của bệnh nhân. Dữ liệu từ
nghiên cứu ảnh hưởng của BPTNMT tại Châu
Âu và Bắc Mỹ năm 2000 (n=3265) cho thấy 36%
bệnh nhân BPTNMT quá khó thở để có thể đi ra
khỏi nhà và 60% bệnh nhân khó thở chỉ sau khi
đi bộ vài phút trên đường bằng cho rằng bệnh
chỉ nhẹ hay vừa.(9)
Như vậy cần có một công cụ để giúp bác sỹ
có thể đánh giá lâm sàng BPTNMT một cách
đầy đủ chính xác. Bảng điểm SGRQ được thiết
kế từ những năm 1990 giúp đánh giá chất lượng
cuộc sống bệnh nhân BPTNMT một cách hiệu
quả, nhưng quá phức tạp, nên chủ yếu dùng
trong nghiên cứu. Bảng điểm CCQ đã được phát
triển để đánh giá lâm sàng BPTNMT tại các
quốc gia châu Âu và cho thấy tương quan rất tốt
với các thông số đánh giá lâm sàng BPTNMT.
Nghiên cứu tương quan giữa điểm số SGRQ và
CCQ trên dân số châu Âu đã chứng minh rằng
điểm số CCQ tương quan chặt chẽ với tình trạng
sức khỏe của bệnh nhân BPTNMT đo bằng điểm
số SGRQ với hệ số tương quan r = 0,80. Nghiên
cứu này cho thấy CCQ dù ngắn gọn chỉ gồm 10
câu hỏi, cũng có thể giúp bác sỹ lâm àng đánh
giá nhanh chóng và chính xác tình trạng lâm
sàng của BPTNMT.(3)
Chúng tôi đã được phép của tác giả tiến
hành dịch xuôi – ngược phiên bản CCQ tiếng
Anh sang tiếng Việt, tác giả đã kiểm định và cho
phép chúng tôi sử dụng trong nghiên cứu và
thực hành lâm sàng tại Việt nam. Tuy nhiên do
sự khác biệt về văn hóa và sở thích giữa dân số
Việt nam và dân số châu Âu, việc kiểm định
phiên bản CCQ tiếng Việt này trên dân số
BPTNMT tại Việt nam là hết sức cần thiết. Đây
chính là lý do để tiến hành đề tài
nghiên cứu.
Mục tiêu
Tổng quát
Xác định giá trị của bảng điểm CCQ trong
đánh giá BPTNMT.
Chuyên biệt
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Nội Khoa II 60
Xác định hệ số tương quan giữa điểm số
CCQ và mức độ nặng của tắc nghẽn đường thở,
ứ khí phế nang đánh giá bằng FEV1 và TLC trên
phế thân ký.
Xác định hệ số tương quan giữa điểm số
CCQ và khả năng gắng sức của bệnh nhân
COPD đánh giá bằng khoảng cách đi bộ sáu
phút trong trắc nghiệm đi bộ 6 phút.
Xác định hệ số tương quan giữa điểm số
CCQ và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân
COPD đánh giá bằng điểm số SRGQ.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP
Đối tượng nghiên cứu
153 bệnh nhân BPTNMT đến khám trong
thời gian từ 04/2009 - 04/2011 tại BVĐHYD được
mời tham gia nghiên cứu
Tiêu chuẩn chọn
Đạt cả 4 tiêu chuẩn
Tuổi ≥ 40.
Tiền căn hút thuốc lá ≥ 10 gói/năm hoặc tiếp
xúc khói độc hại trong môi trường sống hoặc
làm việc.
Có triệu chứng lâm sàng phù hợp BPTNMT:
ho kéo dài ± khó thở gắng sức.
FEV1/FVC sau test dãn phế quản < 70%.
Đồng ý tham gia nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại
Đạt ≥ 1 tiêu chuẩn
Đồng tồn tại bệnh khác có thể làm thay đổi
chỉ số phế thân ký: bệnh thành ngực (gù vẹo cột
sống), màng phổi (tràn dịch, tràn khí màng
phổi), nhu mô phổi (xep phổi, cắt phổi, di
chứng lao phổi), bệnh đường thở khác BPTNMT
(dãn phế quản, hen suyễn) .v.v.
Đồng tồn tại bệnh khác có thể ảnh hưởng
đến điểm số chất lượng cuộc sống: bệnh tâm
thần kinh, chuyển hóa như đái tháo đường, ung
thư, tai biến mạch máu não. v.v.
Không thể hợp tác thực hiện đo phế thân ký,
không đủ minh mẫn để trả lới các câu hỏi trong
bảng điểm CCQ và SGRQ.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế
Cắt ngang phân tích mô tả.
Biến số nghiên cứu
Điểm số đánh giá lâm sàng BPTNMT.
Thước đo: bảng CCQ phiên bản tiếng Việt
được tác giả chấp nhận cho sử dụng.
Cách đo lường: bác sỹ hỏi và đánh giá điểm
số CCQ.
Thông số đo lường: điểm số CCQ.
Chỉ số phế thân ký:
Thước đo: máy phế thân ký của nSpire –
Hoa Kỳ đáp ứng tiêu chuẩn về máy phế thân ký
của ATS/ERS 2005.(2)
Cách đo lường: kỹ thuật viên thăm dò chức
năng hô hấp đáp ứng tiêu chuẩn ATS/ERS
2005.(2)
Thông số đo lường: FEV1, TLC sau test dãn
phế quản.
Khả năng gắng sức
Thước đo: trắc nghiệm đi bộ sáu phút
(6MWT).
Cách đo lường: kỹ thuật viên thực hiện
6MWT đáp ứng đúng tiêu chuẩn ATS 2002.(1)
Thông số đo lường: khoảng cách đi bộ trong
6 phút.
Điểm số chất lượng cuộc sống
Thước đo: bảng SGRQ phiên bản tiếng Việt
được tác giả chấp nhận cho sử dụng.(6)
Cách đo lường: bệnh nhân tự trả lời, bác sỹ
có mặt để trợ giúp khi cần.
Thông số quan tâm: điểm số SGRQ.
Quá trình nghiên cứu
Giai đoạn 1: chuẩn bị bảng CCQ phiên bản
tiếng Việt: Sau khi được phép của tác giả bảng
CCQ nguyên bản tiếng Anh, chúng tôi tiến hành
dịch sang tiếng Việt, bảng dịch sang tiếng Việt
này được dịch ngược trở lại tiếng Anh. Việc
dịch thuật được thực hiện độc lập bởi 4 người
khác nhau (hai người dịch từ tiếng Anh sang
tiếng Việt, hai người dịch ngược lại). Sự khác
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa II 61
biệt giữa các bản dịch được giải quyết bằng thảo
luận giữa bốn người để đạt được đồng thuận
cho bản dịch tiếng Việt duy nhất. Bản dịch sang
tiếng Việt này được đưa ra hỏi ý kiến 20 đồng
nghiệp là bác sỹ, điều dưỡng và 20 bệnh nhân
BPTNMT tại các bệnh viện Nguyễn Tri Phương,
Đại học Y Dược, Chợ Rẫy về tính dễ hiểu của
bảng câu hỏi. Những chỗ chưa rõ nghĩa tiếng
Việt được điều chỉnh lại một lần nữa. Bản chỉnh
sửa này sau đó được dịch ngược sang tiếng Anh
lần thứ hai bởi một người khác bốn người đầu
tiên. Bản dịch xuôi và ngược này được gửi
ngược lại cho tác giả để tác giả chấp thuận. Bản
dịch cuối cùng đã được tác giả chấp nhận sử
dụng và được dùng trong nghiên cứu này. (xem
phần phụ lục)
Giai đoạn 2: kiểm định giá trị bảng CCQ
phiên bản tiếng Việt được thực hiện từ 01/4/2009
– 1/10/2011 cho các bệnh nhân BPTNMT đến
khám tại BVĐHYD trong thời gian nghiên cứu.
Tất cả các bệnh nhân đều được xác định điểm số
CCQ và 3 nhóm thông số kiểm định là thông số
phế thân ký, khoảng cách đi bộ 6 phút và điểm
số SGRQ.
Quản lý - xử lý số liệu
Nhập liệu thống kê: nhập điểm số CLCS vào
bảng Excel làm sẵn do tác giả bảng câu hỏi
SGRQ cung cấp, nhập chỉ số phế thân ký vào
phần mềm SPSS phiên bản 11.5.
Xử lý thống kê
Dùng phần mềm SPSS phiên bản 11.5 tính
hệ số tương quan Pearson với mức có ý nghĩa
thống kê P < 0,05.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đặc điểm dân số nghiên cứu
Tuổi
Trung bình = 66,2 ± 10,9.
Cao nhất = 88; Thấp nhất = 40.
Giới
Nam: 142/153 (92,8%).
Nữ: 11/153 (7,2%).
Đặc điểm BPTNMT cơ bản
Phân bố bệnh nhân theo giai đoạn tắc nghẽn
luồng khí theo GOLD 2010:
22%
37%
33%
8%
GĐ I GĐ II GĐ III GĐ IV
Tương quan giữa điểm số CCQ với chỉ số
phế thân ký
Với mức độ nặng tắc nghẽn luồng khí (FEV1
sau trắc nghiệm dãn phế quản)
Điểm số CCQ Hệ số R Trị số P
Điểm triệu chứng - 0,141 * < 0,05
Điểm chức năng - 0,371** < 0,01
Điểm tâm thần kinh - 0,095 > 0,05
Điểm toàn bộ - 0,291** < 0,01
Với mức độ nặng ứ khí phế nang (TLC và RV
sau trắc nghiệm giãn phế quản)
Chỉ số sau DPQ TLC RV
Điểm số CCQ Hệ số tương quan R
Điểm triệu chứng 0,185 * 0,155
Điểm chức năng 0,238** 0,335**
Điểm tâm thần kinh 0,127 0,165*
Điểm toàn bộ 0,248 * 0,296**
(*) Tương quan hai chiều với P < 0,01; (**) Tương quan hai
chiều với P < 0,05
Tương quan giữa điểm số CCQ với khoảng
cách đi bộ 6 phút
Điểm số CCQ Hệ số R Trị số P
Điểm triệu chứng - 0,147 > 0,05
Điểm chức năng - 0,590 < 0,01
Điểm tâm thần kinh - 0,206 < 0,01
Điểm toàn bộ - 0,428 < 0,01
Tương quan giữa điểm số CCQ với điểm số
SGRQ
Điểm số CCQ Hệ số R Trị số P
Điểm triệu chứng 0,505 < 0,01
Điểm chức năng 0,663 < 0,01
Điểm tâm thần kinh 0,517 < 0,01
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Nội Khoa II 62
Điểm số CCQ Hệ số R Trị số P
Điểm toàn bộ 0,712 < 0,01
BÀN LUẬN
Đặc điểm dân số nghiên cứu
Tuổi trung bình là 66,2 ± 10,9 với ưu thế là
bệnh nhân nam 92,8% là phù hợp với đặc điểm
chung của BPTNMT vốn xuất hiện trên người
lớn tuổi. Đặc điểm về tuổi và giới trong nghiên
cứu này tương tự kết quả nghiên cứu tần suất
BPTNMT tại Việt nam của Nguyễn Thị Xuyên
và cs, trong đó độ tuổi mắc BPTNMT chủ yếu
trên 40 tuổi và chủ yếu ở nam giới. (7)
Phân bố bệnh nhân BPTNMT theo giai đoạn
bệnh dựa vào trị số FEV1 sau test dãn phế quản
cho thấy bệnh nhân ở giai đoạn nhẹ và trung
bình (1 và 2) là 57%, giai đoạn nặng (3) là 33% và
giai đoạn rất nặng (4) là 8%. Nhóm bệnh nhân
trong nghiên cứu của chúng tôi như vậy đại
diện cho nhóm BPTNMT tại cộng đồng với đặc
điểm là trong cộng đồng BPTNMT ở giai đoạn
nhẹ nhiều hơn nặng. Kết quả này cũng phù hợp
với kết quả trong nghiên cứu khảo sát tỷ lệ
BPTNMT trong cộng đồng của tác giả Ngô Quý
Châu tại miền Bắc Việt nam(5).
Tương quan giữa điểm số CCQ với chỉ số
phế thân ký
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy
có mối tương quan có ý nghĩa thống kê giữa
điểm số CCQ với mức độ nặng tắc nghẽn luồng
khí đánh giá bằng FEV1 cũng như mức độ nặng
ứ khí phế nang đánh giá bằng TLC và RV. Tuy
nhiên mức độ tương quan chỉ ở mức trung bình
đến yếu trong khoảng r = 0,2 – 0,3 mà thôi.
Kết quả này có thể dự đoán được. Thực sự
đã có rất nhiều nghiên cứu đã cho thấy chỉ số
thăm dò chức năng hô hấp trong BPTNMT là
tương quan kém với chỉ số hướng về bệnh nhân.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi một lần nữa
khẳng định việc đánh giá BPTNMT không thể
chỉ dựa vào chỉ số thăm dò chức năng hô hấp.
Tương quan giữa điểm số CCQ với khoảng
cách đi bộ 6 phút
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy
có mối tương quan có ý nghĩa thống kê giữa
điểm số CCQ với khả năng gắng sức đánh giá
bằng khoảng cách đi bộ 6 phút với hệ số tương
quan r = - 0,428. Đặc biệt mức độ tương quan
còn cao hơn với r = -0,59 nếu chúng ta chỉ dùng
các câu hỏi đánh giá hoạt động chức năng của
bảng CCQ. Kết quả này chứng minh điểm số
CCQ giúp tiên đoán sơ bộ khả năng gắng sức
trong BPTNMT.
Tương quan giữa điểm số CCQ với điểm
số SGRQ
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy
có mối tương quan có ý nghĩa thống kê giữa
điểm số CCQ với điểm số SGRQ với hệ số tương
quan cao r = 0,712. Kết quả này cũng tương tự
với kết quả nghiên cứu tương quan giữa điểm
số SGRQ và CCQ trên dân số châu Âu vốn tìm
được hệ số tương quan r = 0,8.
KẾT LUẬN
Bảng điểm CCQ phiên bản tiếng Việt có giá
trị, khả thi (10 câu hỏi có thể trả lời trong 3 phút)
trong đánh giá BPTNMT tại Việt nam. Việc sử
dụng rộng rãi bảng CCQ phiên bản tiếng Việt để
đánh giá lâm sàng BPTNMT tại Việt nam nên
được khuyến cáo mạnh mẽ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. American Thoracic Society (2002). ATS statement: guidelines for
the six-minute walk test. AJRCCM. Vol 166: 111 – 117.
2. American Thoracic Society/ European Respiratory Society Task
Force (2005). Standardisation of lung function testing. ERJ. Vol 26:
319 – 338.
3. Jones PW et al (2009). Development and first validation of the
COPD Assessment Test. ERJ. Vol 34: 648–54.
4. Jones PW, Brusselle G, Dal Negro RW, Ferrer M, Kardos P, Levy
ML, Perez T, Soler-Catalun JJ, Van der Molen T, Adamek L,
Banik K (2011). Health-related quality of life in patients by COPD
severity within primary care in Europe. Respir Med. Vol 105 (1): 57
– 66.
5. Ngô Quí Châu, Chu thị Hạnh và cộng sự (2005). Nghiên cứu
dịch tễ bệnh phổi phế quản tắc nghẽn mạn tính trong dân cư
thành phố Hà nội. Báo cáo nghiệm thu đề tài cấp Bộ y tế.
6. Nguyễn Ngọc Phương Thư (2004). Khảo sát sự tương quan giữa
mức độ khó thở và FEV1 với chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân bệnh
phổi tắc nghẽn mạn tính. Luận văn thạc sỹ y học. Đại học Y Dược
TPHCM.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa II 63
7. Nguyễn Thị Xuyên, Đinh Ngọc Sỹ, Nguyễn Viết Nhung (2010).
Nghiên cứu tình hình dịch tễ bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở Việt
Nam. Tạp chí y học thực hành. Số 2 (704): 8 – 10.
8. NHLBI (2010). Global Strategy for the Diagnosis, Management and
Prevention of Chronic Obstructive Pulmonary Disease.
9. Rennard S et al (2002). Impact of COPD in North America and
Europe in 2000: subjects' perspective of Confronting COPD
International Survey. ERJ. Vol 20:799–805.
PHỤ LỤC
Bảng CCQ phiên bản tiếng Việt
Hãy khoanh tròn con số của câu trả lời phù hợp nhất với cảm giác của bạn trong tuần vừa qua (Ứng với mỗi câu hỏi, chỉ
chọn một câu trả lời)
Tính bình quân trong tuần vừa qua,
bạn có thường cảm thấy:
Chẳng bao
giờ
Hầu như
không
Một ít lần Một vài
lần
Nhiều lần Rất nhiều
lần
Hầu như
mọi lúc
Hụt hơi khi nghỉ ngơi không? 0 1 2 3 4 5 6
Hụt hơi khi hoạt động thể lực
không?
0 1 2 3 4 5 6
Băn khoăn về việc sẽ bị cảm lạnh
hoặc sẽ thở khó hơn không?
0 1 2 3 4 5 6
Buồn nản vì vấn đề thở không? 0 1 2 3 4 5 6
Tính chung trong tuần vừa qua trong
bao nhiêu thời gian
Bạn ho? 0 1 2 3 4 5 6
Bạn khạc đàm? 0 1 2 3 4 5 6
Tính bình quân trong tuần vừa qua,
những hoạt động này của bạn bị giới
hạn vì vấn đề thở như thế nào:
Không giới
hạn chút nào
Giới hạn rất
nhẹ
Giới hạn
một ít
Giới hạn
vừa phải
Giới hạn rất
nhiều
Giới hạn
cực kỳ
Giới hạn
hoàn toàn/
hay không
thể làm
Hoạt động thể lực tích cực (như leo
lên cầu thang, làm vội, chơi thể thao)?
0 1 2 3 4 5 6
Hoạt động thể lực vừa phải (như đi
bộ, làm việc nhà, mang đồ vật?)
0 1 2 3 4 5 6
Hoạt động hàng ngày tại nhà (như
thay quần áo, tắm rửa)?
0 1 2 3 4 5 6
Hoạt động xã hội (như nói chuyện, ở
cùng với trẻ con, thăm bạn bè/ bà
con)?
0 1 2 3 4 5 6
Điểm số của từng thành phần và điểm số tổng cộng được tính theo công thức sau
Triệu chứng: tổng điểm số các câu (1 + 2 + 5 + 6) / 4
Tình trạng chức năng: tổng điểm số các câu (7 + 8 + 9 + 10) /4
Tình trạng tâm thần kinh: tổng điểm số các câu (3 + 4) /2
Toàn bộ: tổng điểm số toàn bộ 10 câu /10