Mục tiêu nghiên cứu: Xác định độ nhạy và độ đặc hiệu của ABI trong chẩn đoán bệnh động mạch ngoại
biên chi dưới (ĐMNBCD). Khảo sát một số yếu tố nguy cơ ĐMNBCD.
Đối tượng & phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Nhóm chứng: những người ít nguy cơ bị bệnh
ĐMNBCD. Nhóm bệnh ĐTĐ: Bệnh nhân ĐTĐ không phụ thuộc insulin.
Kết quả nghiên cứu: Nhóm chứng: 63 người, 23 nữ và 40 nam. Sự khác biệt giữa ABI nam và ABI nữ
không có ý nghĩa thống kê (p=0,092). Nhóm ĐTĐ: 101 bệnh nhân, 73 nam và 28 nữ. ABI ở nhóm bệnh có ĐCH
và nhóm không ĐCH khác nhau có ý nghĩa thống kê (p<0,05). ABI có độ nhậy và đặc hiệu cao trong phát hiện
bệnh ĐMNBCD.
Kết luận: Với siêu âm duplex làm tiêu chuẩn vàng, ABI có độ nhậy và đặc hiệu cao trong chẩn đoán bệnh
ĐMNBCD: 90,9% và 91%. Thời gian mắc bệnh ĐTĐ, tuổi bệnh nhân, tăng đường máu và cao HA là những
yếu tố nguy cơ đối với bệnh ĐMNBCD.
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giá trị chẩn đoán của chỉ số ABI và các yếu tố nguy cơ trong bệnh lý động mạch ngoại biên chi dưới trên bệnh nhân đái tháo đường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Nội Khoa 256
GIÁ TRỊ CHẨN ĐOÁN CỦA CHỈ SỐ ABI VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ
TRONG BỆNH LÝ ĐỘNG MẠCH NGOẠI BIÊN CHI DƯỚI
TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
Trần Bảo Nghi*, Hồ Thượng Dũng**
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định độ nhạy và độ đặc hiệu của ABI trong chẩn đoán bệnh động mạch ngoại
biên chi dưới (ĐMNBCD). Khảo sát một số yếu tố nguy cơ ĐMNBCD.
Đối tượng & phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Nhóm chứng: những người ít nguy cơ bị bệnh
ĐMNBCD. Nhóm bệnh ĐTĐ: Bệnh nhân ĐTĐ không phụ thuộc insulin.
Kết quả nghiên cứu: Nhóm chứng: 63 người, 23 nữ và 40 nam. Sự khác biệt giữa ABI nam và ABI nữ
không có ý nghĩa thống kê (p=0,092). Nhóm ĐTĐ: 101 bệnh nhân, 73 nam và 28 nữ. ABI ở nhóm bệnh có ĐCH
và nhóm không ĐCH khác nhau có ý nghĩa thống kê (p<0,05). ABI có độ nhậy và đặc hiệu cao trong phát hiện
bệnh ĐMNBCD.
Kết luận: Với siêu âm duplex làm tiêu chuẩn vàng, ABI có độ nhậy và đặc hiệu cao trong chẩn đoán bệnh
ĐMNBCD: 90,9% và 91%. Thời gian mắc bệnh ĐTĐ, tuổi bệnh nhân, tăng đường máu và cao HA là những
yếu tố nguy cơ đối với bệnh ĐMNBCD.
Từ khóa: Chỉ số ABI, bệnh lý động mạch ngoại biên chi dưới, đái tháo đường.
ABSTRACT
DIAGNOSTIC VALUE OF ABI INDEX AND THE RISK FACTORS FOR PERIPHERAL ARTERY
DISEASE OF LOWER EXTREMITY IN PATIENTS WITH DIABETES
Tran Bao Nghi, Ho Thuong Dung
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 255 - 262
Objectives. To compare the specificity and sensitivity of ankle-brachial index (ABI) measured by peripheral
doppler with the colour duplex ultrasound (CDU) for diagnosis of lower extremity PAD and to determine the
risk factors of lower extremity PAD.
Methods: Cross-sectional study. 101 type 2 diabetic and 63 non-diabetic patients admitted to underwent
colour duplex ultrasound and ankle-brachial index measurements. Glycemia, HbA1c PAD was diagnosed if the
individual had haemodynamically significant obstruction on CDU, or if the ABI was < 0.9.
Results: The control group was 63 patients, 23 females and 40 males. The study group was 101 patients, 73
males and 28 females. Overall, ABI had high sensitivity (90.9%) and a high specificity (91%). And we found
some risk factors of lower extremity PAD.
Conclusions: The sensitivity and specificity of ABI is 90.9% and 91% when using the CDU as 'gold
standard’. The results determine that duration of diabetes mellitus, hyperglycemia, age, and systolic blood
pressure are risk factors of lower extremity PAD.
Key words: ABI index, peripheral artery disease of lower extremity, diabetes.
* Khoa tổng hợp B1 BV Thống Nhất TP. HCM, ** BV Thống Nhất TP. HCM
Tác giả liên lạc: TS. Hồ Thượng Dũng, ĐT: 0908136361 Email: dunghothuong@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 257
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh động mạch ngoại biên chi dưới
(ĐMNBCD) - với đặc trưng tắc mạch máu do
mảng xơ vữa - là một trong những nguyên nhân
chính gây tăng bệnh suất và tử suất ở dân số lớn
tuổi. Tần suất bệnh ĐMNBCD ở những bệnh
nhân đái tháo đường (ĐTĐ) cao hơn nhóm
không ĐTĐ(3), điều này có thể do tăng đường
huyết, tăng huyết áp, tăng lipid máu và những
yếu tố khác thường thấy tăng ở những bệnh
nhân ĐTĐ.
Năm 1993, có khoảng 7,8 triệu người ĐTĐ
tại Hoa Kỳ, trong đó ĐTĐ type 2 chiếm 90-95%.
Tại Singapore, tỉ lệ ĐTĐ là 8,6% vào năm 1992.
Tại Việt Nam, năm 1992, tỉ lệ ĐTĐ ở miền bắc và
miền nam khoảng 3-5%(10). Tần suất ĐTĐ ngày
càng tăng ở Việt Nam. Và về lâu dài, nó sẽ gây
các biến chứng ở mạch máu nhỏ và mạch máu
lớn. Bệnh nhân ĐTĐ đặc biệt dễ bị loét chi do
bệnh động mạch (ĐM) ngoại biên, các biến
chứng thần kinh và nhiễm trùng. Phối hợp cả ba
biến chứng này lại gây nên hậu quả cực kỳ nặng
nề: hoại thư và đoạn chi(9).
ĐTĐ là một yếu tố nguy cơ lớn gây xơ vữa
động mạch. Xơ vữa động mạch lại là nguyên
nhân chính gây tắc và hẹp ĐM ngoại biên.
Ngoài ĐTĐ, một số yếu tố khác được xem là
yếu tố nguy cơ đối với bệnh ĐMNBCD như rối
loạn lipid máu, cao huyết áp, hút thuốc lá
cũng góp phần làm bệnh ĐMNBCD nặng thêm.
Bệnh ĐMNBCD để lại di chứng nặng nề và là
một gánh nặng kinh tế và xã hội cho việc chăm
sóc và điều trị. Do đó, cần phải có phương pháp
phát hiện bệnh sớm, để điều trị và ngăn ngừa
những biến chứng của bệnh.
Có nhiều phương pháp chẩn đoán bệnh
ĐMNBCD. Kỹ thuật siêu âm duplex hữu dụng
trong đánh giá mức độ hẹp của lòng mạch,
nhưng cần người khám có kinh nghiệm, thời
gian làm thủ thuật lâu và đắt tiền hơn so với
những nghiệm pháp huyết động khác. Phương
pháp đo HA bằng Doppler sau đó tính Chỉ số
HA cổ chân/cánh tay (Ankle Brachial Index: ABI) -
với đặc tính không xâm lấn, kỹ thuật đơn giản,
tiện lợi - ngày càng phổ biến.
Từ thập niên 1980, kỹ thuật đo để tính ABI
này được áp dụng nhiều để nghiên cứu bệnh
mạch máu lớn và trung bình. Hiện nay, ABI
được công nhận rộng rãi trong bệnh ĐMNBCD.
Ở Việt Nam, việc chẩn đoán sớm và theo dõi
bệnh ĐMNBCD còn hạn chế. Bệnh nhân nhập
viện vì bệnh ĐMNBCD thường ở giai đoạn trễ,
đã có nhiễm trùng hay hoại tử chân(13). Với thực
tế này, ABI có khả năng trở thành một phương
tiện chẩn đoán tầm soát bệnh ĐMNBCD đầy
hiệu quả.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Nhóm chứng
Gồm những người ít nguy cơ bị bệnh
ĐMNBCD: Không tăng HA, HA tứ chi trong
giới hạn bình thường, không tai biến mạch máu
não, không hút thuốc lá, không rối loạn Lipid
máu, không triệu chứng đau chi dưới, mạch chi
dưới rõ. Đường huyết bình thường.
Nhóm bệnh ĐTĐ
Các bệnh nhân ĐTĐ không phụ thuộc
insulin nhập bệnh viện Thống Nhất.
Tiêu chuẩn loại trừ: các bệnh nhân có các
biểu hiện bất thường cản trở thăm khám lâm
sàng và khảo sát siêu âm ĐMNBCD. ĐTĐ đã có
biến chứng và đã bị đoạn chi dưới. Có sang
thương chân ngay chỗ đặt đầu dò làm Doppler.
Rung nhĩ.
Phương pháp nghiên cứu
Tiền cứu mô tả cắt ngang.
Các bước tiến hành
Hỏi bệnh. Khám chi phát hiện tổn thương và
triệu chứng. Màu sắc da, nhiệt độ (so sánh hai
bên). Đường huyết, HbA1c. Bilan lipide máu. Siêu
âm duplex ĐM chi dưới.
Đo HA bằng kỹ thuật Doppler. Dụng cụ:
đồng hồ áp kế, bao nén khí (cuff), máy
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Nội Khoa 258
Doppler loại Smart Dop với đầu dò bút chì 10
MHz (Hình 1).
Phòng khám yên tĩnh, bệnh nhân nằm ngữa,
quấn bao nén khí quanh cánh tay. Đặt đầu dò
(thân của nó tạo một góc 38-52° với hướng đi
của dòng máu) sao cho tín hiệu nghe được rõ
nhất. Bơm bao khí đến khi mất âm thanh ở
mạch, bơm thêm 20 mmHg nữa; sau đó, xả từ từ
với vận tốc 2mmHg/giây. Ghi nhận HA trên
đồng hồ ngay khi nghe âm thanh xuất hiện lại.
Đây là HA tâm thu cánh tay, đo cả 2 tay. Với HA
chân, quấn bao nén khí trên nếp cổ chân 3cm,
đầu dò đặt ở ĐM chày sau và ĐM mu chân.
Trình tự đo như ở tay. Làm cả 2 chân.
Hình 1: Máy Doppler Smart Dop
Cách thành lập ABI: Đo HA cả 2 tay. Chọn
HA tâm thu tay cao hơn để lập tỉ số nếu độ
chênh áp 2 tay
15 mmHg, có thể có hẹp ĐM ở cánh tay có HA
thấp hơn, chọn HA cao hơn để lập tỉ số vì bên
cao hơn là HA hệ thống. Ở chân, phải đo HA cả
2 bên vì mức độ tắc hai bên có thể khác nhau.
HA ở ĐM nào cao nhất sẽ được chọn để lập tỉ số
vì chính ĐM này chịu trách nhiệm phần lớn tưới
máu vùng chi liên quan.
Tiêu chuẩn đánh giá kết quả
Phân loại ĐTĐ không phụ thuộc insulin:
Tuổi trên 40 và điều trị bằng chế độ ăn kiêng có
thể phối hợp với thuốc uống hạ đường huyết.
Phân độ cao HA: Theo JNC.
Triệu chứng lâm sàng: bất thường khi có
đau cách hồi (ĐCH) và/hoặc khám thực thể bất
thường.
ABI ≥ 1,3: vôi hóa thành ĐM. 0,9 ≤ ABI <1,3:
Bình thường. ABI < 0,9 : Có tắc mạch máu. ABI
bất thường khi nó ≥ 1,3 hoặc < 0,9. Gọi là bệnh
ĐMNBCD khi ABI < 0,9.
Xử lý số liệu
Phần mềm SPSS 11.5. Tính các tỉ lệ, trung
bình, độ lệnh chuẩn. Phép kiểm chi bình
phương, phép kiểm T. Có ý nghĩa thống kê với
p<0,05.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Kết quả nhóm chứng
Gồm 63 người: 23 nữ và 40 nam. Tuổi nhỏ
nhất: 47, lớn nhất: 85, trung bình: 63,16 ± 9,3.
Bảng 1: Trung bình ABI của nhóm chứng
n Trung bình Độ lệch chuẩn
ABI 63 1,053 0,12
ABI nam 40 1,062 0,129
ABI nữ 23 1,038 0,104
Sự khác biệt giữa ABI nam và ABI nữ không
có ý nghĩa thống kê (p=0,092).
Kết quả nhóm đái tháo đường
Số lượng bệnh nhân: 101. Nam: 73; Nữ: 28
Bảng 2: Những đặc điểm của nhóm bệnh nhân ĐTĐ
Nam/nữ 73/28 (2,6/1)
Tuổi 67 ± 9,17
BMI 22,32 ± 3,05
HA tâm thu 144,95 ± 21,25
HA tâm trương 85,79 ± 9,35
Cholesterol toàn phần 5,08 ± 1,39
LDL 2,88 ± 1,34
HDL 1,24 ± 0,27
Triglyceride 2,64 ± 2,22
Đường máu 8,79 ± 2,93
HbA1c 7,99 ± 1,82
Thời gian bị ĐTĐ
Hút thuốc lá
7,8 ± 5,2
38,6%
Bảng 3: Siêu âm duplex so với ABI
Siêu âm duplex
Không hẹp hoặc hẹp
<50%
Hẹp ≥50%
hoặc tắc
Tổng số
chi
ABI ≥ 0,9 164 2 166
ABI < 0,9 16 20 36
180 22 202
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 259
So với siêu âm duplex
Độ nhạy của ABI: 90,9% (20/22).
Độ đặc hiệu của ABI: 91% (164/180).
Liên quan bệnh ĐMNBCD với các yếu tố
nguy cơ.
Bảng 4: Tỉ lệ bệnh ĐMNBCD theo thời gian mắc
bệnh ĐTĐ
Thời gian mắc ĐTĐ (năm) Số lượng %
<5 3 2,9
5-9 9 8,9
10-19 8 7,9
≥20 3 2,9
23 22,8
Bảng 5: Bệnh ĐMNBCD theo thời gian mắc bệnh
ĐTĐ
< 10 năm ≥ 10 năm
Không bệnh ĐMNBCD 60 18 78
Bệnh ĐMNBCD 12 11 23
72 29 101
χ2 = 5,32 ; p<0,05
Bảng 6: Liên quan bệnh ĐMNBCD với tuổi bệnh
nhân
< 60 60 – 69 ≥ 70
Không Bệnh ĐMNBCD 22(18,7) 27 (25,4) 29 (33,9) 78
Bệnh ĐMNBCD 2 (5,5) 6 (7,5) 15 (10) 23
24 33 44 101
χ2 = 7,8 ; p< 0,05
Bảng 7: Liên quan giữa bệnh ĐMNBCD với đường
máu (mmol/L)
≤6,1 >6,1
Không bệnh ĐMNBCD 45 (39,4) 33 (38,6) 78
Bệnh ĐMNBCD 6 (11,6) 17 (11,4) 23
51 50 101
χ2 = 7,03; p< 0,05
Bảng 8: Liên quan giữa bệnh ĐMNBCD với HbA1c
(g%)
<6,5 ≥6,5
Không bệnh ĐMNBCD 50 (42,8 28 (35,5) 78
Bệnh ĐMNBCD 5 (12,2) 18 (10,5) 23
55 46 101
χ2 = 12,4; p<0,05
Nhận xét: có sự khác biệt có ý nghĩa giữa tần
suất bệnh ĐMNBCD với hàm lượng đường máu
và HbA1c.
Bảng 9: Liên quan giữa bệnh ĐMNBCD với
Cholesterol máu
< 200 ≥ 200
Không bệnh ĐMNBCD 49 (47,1) 29 (30,9) 78
Bệnh ĐMNBCD 12 (13,9) 11 (9,1) 23
61 40 101
χ2 = 0,85; p>0,05
Bảng 10: Liên quan bệnh ĐMNBCD với
Triglyceride máu
< 200 ≥ 200
Không bệnh ĐMNBCD 60 (58,7) 18 (19,3) 78
Bệnh ĐMNBCD 16 (17,3) 7 (5,7) 23
76 25 101
χ2 = 0,51; p>0,05
Bảng 11: Liên quan giữa bệnh ĐMNBCD với hút
thuốc lá
Không
bao giờ
Trước đây có
hoặc hiện có hút
nhưng ít
Nhiều
Không bệnh
ĐMNBCD
50
(47,9)
19 (19,3) 9
(10,8)
78
Bệnh ĐMNBCD 12
(14,1)
6 (5,7) 5 (3,2) 23
62 25 14 101
χ2 = 1,72; p>0,05
BÀN LUẬN
Giá trị chẩn đoán (độ nhậy và độ chuyên)
của ABI trong bệnh ĐMNBCD
Nghiên cứu của Võ Thị Dễ và Thái Hán
Vinh chỉ khảo sát ABI ở người Việt Nam bình
thường và ở người ĐTĐ, không làm thêm một
phương pháp đánh giá hình ảnh nào khác.
Trong đánh giá tổn thương ĐMNBCD trên
siêu âm Doppler qua ghi nhận dạng sóng và ghi
nhận tốc độ dòng chảy của máu, nghiên cứu của
Bộ môn Nội tiết ĐH Y-Dược Tp.HCM ghi nhận
tổn thương là 44,33% so với 68,7% của tác giả
Nguyễn Hải Thụy tại Pháp. Điều này cho thấy
rằng biến chứng mạch máu ở bệnh nhân
phương Tây cao hơn ở nước ta. (Bảng 12).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Nội Khoa 260
Bảng 12: So sánh đặc điểm kết quả siêu âm duplex
Nguyễn Hải Thuỵ
Bộ môn Nội
tiết ĐH Y
Dược Tp.HCM
Chúng
tôi
XVĐM 32,8% 27,2%
Canxi hoá nội mạc ĐM 28,1% 12,37% 9,9%
Canxi hoá nội mạc ĐM
+ Xơ vữa ĐM 7,8% 6,4%
Tắc mạch 9,27% 3,96%
Hẹp lòng mạch 3,09% 6,9%
Suy giảm tuần hoàn 19,58%
Bình thường 31,3% 55,67%
Có rất nhiều nghiên cứu so sánh độ nhạy,
độ chuyên, giá trị tiên đoán dương, giá trị tiên
đoán âm giữa chụp mạch máu có cản quang
với siêu âm duplex đối với ĐMNBCD. Có lẽ,
Strandness D.E Jr là người đầu tiên nghiên cứu
về vấn đề này.
Moneta đánh giá tính chính xác của duplex
ĐMNBCD từ chỗ chia đôi ĐM chủ bụng đến cổ
chân trên 150 bệnh nhân. Họ so sánh kết quả
duplex này với chụp mạch máu có cản quang.
Duplex đã phát hiện được 99% đoạn ĐM đầu
gần cho đến mạch chầy, với độ nhạy phát hiện
mức độ hẹp từ 50% trở lên là 89% ở ĐM chậu và
67% ở ĐM khoeo. Phân biệt được giữa hẹp và
tắc trong 98% trường hợp. Ở mạch chầy, duplex
khảo sát các đoạn ĐM chầy trước và chầy sau
(94% và 96%) tốt hơn các đoạn ĐM mu chân
(83%) (p<0,001).
Trong một nghiên cứu ở Hà Lan, so sánh
duplex với chụp mạch máu có cản quang để
phát hiện hẹp từ 50% trở lên hay tắc ở ĐM chi
dưới. Duplex có độ nhạy 86% và đặc hiệu 97%
đối với ĐM chủ-chậu; độ nhạy 80% và chuyên
98% đối với ĐM đùi-khoeo; độ nhạy 83% và độ
chuyên là 84% đối với mạch dưới gối.
Chúng tôi nhận thấy chưa có nghiên cứu
nào khảo sát ĐMNBCD bằng chụp mạch máu có
cản quang ở nước ta, nên cũng không có dữ liệu
để so sách giữa chụp ĐMNBCD có cản quang
với các phương pháp không xâm lấn khác, như
ABI hay siêu âm duplex.
Phân tích dạng sóng ĐM cũng là một thành
phần quan trọng đánh giá bệnh ĐMNBCD trên
duplex, đặc biệt trong ĐTĐ mạch máu không
thể ép lại được, làm ABI cao giả. Kỹ thuật này
đặc biệt có ích đánh giá bất thường ở vùng đùi,
khoeo, chầy, nơi đây dạng sóng một pha gợi ý
bệnh ĐM tắc ngay cả khi ABI bình thường. Do
đó, đánh giá một cách thường quy dạng sóng
Doppler làm tăng tính chính xác chẩn đoán bệnh
ĐMNBCD.
Trong thực hành lâm sàng hàng ngày, siêu
âm duplex mạch máu không thể thiếu được
trước một thủ thuật can thiệp mạch máu, phẫu
thuật hay PTA.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, siêu âm
duplex được sử dụng như là một tiêu chuẩn
vàng và từ đó tính ra độ nhạy và độ đặc hiệu
của ABI là 90,9% và 91%. Tương tự, một
nghiên cứu khác ở Chennai, Ấn Độ, khảo sát
trên 100 bệnh nhân ĐTĐ type 2 tuổi 59,5 ± 10,1
và thời gian bị ĐTĐ là 11,7 ± 8,1 năm, cho thấy
độ nhạy và độ đặc hiệu của ABI thấp hơn, lần
lượt 80,6% và 88,5%(3).
Liên quan bệnh ĐMNBCD với một số các
yếu tố nguy cơ
Thời gian mắc bệnh ĐTĐ và bệnh ĐMNBCD
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ bệnh
ĐMNBCD tăng theo thời gian mắc bệnh ĐTĐ. Ở
người bị ĐTĐ dưới 10 năm, tỉ lệ bệnh này là
16,7%; Ở người ĐTĐ từ 10 năm trở lên, tỉ lệ là
37,9%. Sự khác biệt hai tỉ lệ này có ý nghĩa
(p<0,05). Kết quả này phù hợp với những kết
quả nghiên cứu trước đây.
Trong nghiên cứu UKPDS
(U.K.Prospective Diabetes Study) gồm 5102
bệnh nhân được chẩn đoán lần đầu ĐTĐ
không có bệnh ĐMNBCD, tuổi 25-65, ở 23
trung tâm tại Anh, từ 1977 đến 1991. Tại thời
điểm chẩn đoán ĐTĐ, có 1,2% bệnh
ĐMNBCD. Bệnh nhân được theo dõi mỗi 3
năm trong 18 năm. 6 năm sau chẩn đoán ĐTĐ,
tỉ lệ bệnh ĐMNBCD là 2,7%; Sau 18 năm, tỉ lệ
này là 12,5%.
Nghiên cứu của Beks cho thấy sự khác biệt
tần suất bệnh ĐMNBCD ở người mới được chẩn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 261
đoán ĐTĐ và người đã được chẩn đoán ĐTĐ là
15,1% và 20,9%. Tương tự, trong nghiên cứu
Dân số đô thị Chennai, Ấn độ, là 6,7% và 14,1%
đối với người trên 50 tuổi.
Nghiên cứu Framingham cũng chứng tỏ
rằng bệnh ĐMNBCD tăng theo thời gian mắc
bệnh ĐTĐ(1).
Tuổi bệnh nhân và bệnh ĐMNBCD
Trong nghiên cứu của chúng tôi, bệnh nhân
càng lớn tuổi thì tỉ lệ bệnh ĐMNBCD càng cao,
mối liên quan này có ý nghĩa (p<0,05). Điều này
phù hợp với các nghiên cứu trước đây. Các
nghiên cứu trước đây cho rằng tuổi cũng là một
yếu tố nguy cơ đối với bệnh ĐMNBCD. Bệnh
nhân càng lớn tuổi, càng có nguy cơ bệnh
ĐMNBCD cao hơn(4).
Nghiên cứu Lipid Research Clinic trong dân
số chung thấy tần suất bệnh ĐMNBCD là 0,2% ở
nam từ 20-48 tuổi và 0,9% ở nam trên 50 tuổi.
Trong nghiên cứu ở Chennai, Ấn độ, tần suất
bệnh ĐMNBCD ở nhóm không ĐTĐ tuổi trên 20
thấp hơn nhóm trên 50 tuổi (3,5% so với 6,7%);
Và nhóm ĐTĐ tuổi 20-50 là 11,8%, thấp hơn
nhóm ĐTĐ tuổi trên 50 là 14,1%(3).
Sự liên quan giữa tăng đường máu và HbA1c
với bệnh ĐMNBCD
Trong nghiên cứu của chúng tôi, có sự liên
quan giữa đường máu cao với bệnh ĐMNBCD,
đây là mối tương quan thuận. Kết quả này phù
hợp với nhiều nghiên cứu trước đây.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh mối liên
quan giữa ĐTĐ và bệnh ĐMNBCD(11). Tuy
nhiên, trong một số nghiên cứu lại cho thấy
đường máu khi đói không có mối liên quan với
ĐCH, và tăng đường máu mạn tính không liên
quan với bệnh ĐMNBCD.
Trong nghiên cứu UKPDS, tăng đường máu,
đánh giá qua HbA1c, có mối liên quan với bệnh
ĐMNBCD, độc lập với các yếu tố nguy cơ khác
như tuổi, tăng HA tâm thu, giảm HDL, hút
thuốc lá. Mỗi 1% tăng HbA1c, làm tăng 28% nguy
cơ bệnh ĐMNBCD.
Tăng đường máu là một yếu tố tiên đoán
đoạn chi dưới. Khoảng 25% bệnh nhân phẫu
thuật tái tuần hoàn chi dưới là bị ĐTĐ. Hơn nữa,
bệnh nhân ĐTĐ có tần suất đoạn chi 7 lần cao
hơn bệnh nhân không ĐTĐ(5).
Do đó, kiểm soát đường máu tốt ở những
bệnh nhân ĐTĐ không những làm giảm tỉ lệ
bệnh ĐMNBCD mà còn làm giảm các biến
chứng của nó, như đoạn chi.
Sự liên quan giữa cao HA với bệnh ĐMNBCD
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy
rằng cao HA có mối liên quan với bệnh
ĐMNBCD, sự liên quan này có ý nghĩa thống kê
(p<0,05). Kết quả này phù hợp với các nghiên
cứu trước đây.
Cao HA là một yếu tố nguy cơ gây XVĐM ở
người có và không có ĐTĐ.
Trong nghiên cứu Edinburgh, có một sự
khác biệt lớn HA tâm thu giữa những bệnh
nhân ĐTĐ có và không có bệnh ĐMNBCD, điều
này gợi ý rằng yếu tố nguy cơ này có thể rất
quan trọng trong việc hình thành bệnh
ĐMNBCD ở người ĐTĐ. Cao HA là yếu tố nguy
cơ gây bệnh ĐMNBCD ở người ĐTĐ(12).
Hai nghiên cứu cho thấy mối liên quan giữa
cao HA và ABI thấp ở bệnh nhân ĐTĐ(2). Trong
nghiên cứu Framingham, có mối liên quan giữa
cao HA và ĐCH với bệnh ĐMNBCD. Một số
nghiên cứu gần đây cho thấy nam giới cao HA
có nguy cơ cao bệnh ĐMNBCD nhưng nữ giới
thì không. Đối với HA tâm thu, trong 10 năm
nghiên cứu dựa trên phân tích một biến cũng
như đa biến số, đều khẳng định cao HA là một
yếu tố nguy cơ độc lập đối với bệnh
ĐMNBCD(6).
Trong nghiên cứu UKPDS, cao HA là một
yếu tố nguy cơ độc lập với bệnh ĐMNBCD, mỗi
tăng 10 mmHg HA tâm thu gây tăng 25% nguy
cơ bệnh ĐMNBCD.
Do đó, điều trị cao HA ở người ĐTĐ cũng là
một biện pháp ngăn ngừa bệnh ĐMNBCD.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Nội Khoa 262
Sự liên quan giữa hút thuốc lá với bệnh
ĐMNBCD
Trong nghiên cứu của chúng tôi, không
thấy mối liên quan giữa hút thuốc lá với bệnh
ĐMNBCD nhưng không thể kết luận không có
sự liên quan giữa chúng vì số lượng nghiên
cứu và số bệnh nhân hút thuốc lá của chúng
tôi còn ít.
Hút thuốc lá đã được xác định là một yếu tố
nguy cơ quan trọng đối với bệnh tim mạch từ
lâu. Thật ra, mối liên quan giữa hút thuốc lá và
bệnh ĐMNBCD có thể còn mạnh hơn cả mối
liên quan giữa hút thuốc lá và bệnh mạch vành.
Tất cả các nghiên cứu dịch tễ bệnh ĐMNBCD
đều khẳng định hút thuốc lá là một yếu tố nguy
cơ lớn cho bệnh ĐMNBCD, với tỉ số nguy cơ từ
1,7 đến 7,5. Hơn thế nữa, bệnh ĐMNBCD được
chẩn đoán sớm hơn 10 năm ở người có hút so
với người không hút thuốc lá(7).
Trong nghiên cứu UKPDS, hút thuốc lá làm
tăng nguy cơ bệnh ĐMNBCD lên gấp 3 lần. Ở
bệnh nhân bệnh ĐMNBCD, hút thuốc lá làm
tăng diễn tiến XVĐM cũng như tăng nguy cơ
đoạn chi(8).
Dựa vào những bằng chứng trên, giảm hoặc
bỏ hút thuốc lá giúp cải thiện được bệnh
ĐMNBCD.
Sự liên quan giữa rối loạn lipid máu với bệnh
ĐMNBCD
Trong nghiên cứu của chúng tôi, không có
sự liên quan giữa rối loạn Lipid máu với bệnh
ĐMNBCD, phù