Giá trị chẩn đoán của tổng phân tích nước tiểu trong chẩn đoán nhiễm khuẩn niệu không triệu chứng ở thai phụ trong 3 tháng đầu thai kỳ

Giới thiệu: Tổng phân tích nước tiểu (TPTNT) là một xét nghiệm thực hiện thường qui ở nhiều phòng khám. Cấy nước tiểu định lượng là phương pháp chẩn đoán nhiễm khuẩn niệu đáng tin cậy. Tuy nhiên, xét nghiệm này có một số bất lợi gồm chi phí cao, cần nhân lực đã qua đào tạo, sự không thuận tiện để lấy nước tiểu. Mục tiêu: Xác định độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương, tiên đoán âm của TPTNT trong chẩn đoán NKNKTC ở phụ nữ mang thai ba tháng đầu thai kỳ tại BVPSQTSG từ 1/2010 đến 6/2010. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Trong nghiên cứu này, chúng tôi so sánh xét nghiệm TPTNT với tiêu chuẩn vàng là cấy nước tiểu ở 281 phụ nữ mang thai khám tại Bệnh viện Phụ sản Quốc tế sài Gòn từ 1/2010 đến 6/2010. Kết quả: 21 trường hợp (7,5%) được xác định có nhiễm khuẩn niệu có ý nghĩa dương tính với ≥ 105 khúm vi khuẩn/ ml nước tiểu. Những vi sinh vật chính phân lập là Streptococcus spp.(57,2%), Proteus mirabilis (19%), Klebsiella pneumoniae (14,3%), Escherichia coli (9,5%). Độ nhạy, độ đặc hiệu của TPTNT là 14,3% và 87,3%. Giá trị tiên đoán dương, giá trị tiên đoán âm là 8,3% và 92,7%. Kết luận: TPTNT có độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán âm tốt, do vậy có thể giảm những trường hợp có kết quả TPTNT âm tính được gửi đến phòng xét nghiệm để cấy.

pdf7 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 271 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giá trị chẩn đoán của tổng phân tích nước tiểu trong chẩn đoán nhiễm khuẩn niệu không triệu chứng ở thai phụ trong 3 tháng đầu thai kỳ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Sản Phụ Khoa 81 GIÁ TRỊ CHẨN ĐOÁN CỦA TỔNG PHÂN TÍCH NƯỚC TIỂU TRONG CHẨN ĐOÁN NHIỄM KHUẨN NIỆU KHÔNG TRIỆU CHỨNG Ở THAI PHỤ TRONG 3 THÁNG ĐẦU THAI KỲ Lê Triệu Hải*, Nguyễn Duy Tài** TÓM TẮT Giới thiệu: Tổng phân tích nước tiểu (TPTNT) là một xét nghiệm thực hiện thường qui ở nhiều phòng khám. Cấy nước tiểu định lượng là phương pháp chẩn đoán nhiễm khuẩn niệu đáng tin cậy. Tuy nhiên, xét nghiệm này có một số bất lợi gồm chi phí cao, cần nhân lực đã qua đào tạo, sự không thuận tiện để lấy nước tiểu. Mục tiêu: Xác định độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương, tiên đoán âm của TPTNT trong chẩn đoán NKNKTC ở phụ nữ mang thai ba tháng đầu thai kỳ tại BVPSQTSG từ 1/2010 đến 6/2010. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Trong nghiên cứu này, chúng tôi so sánh xét nghiệm TPTNT với tiêu chuẩn vàng là cấy nước tiểu ở 281 phụ nữ mang thai khám tại Bệnh viện Phụ sản Quốc tế sài Gòn từ 1/2010 đến 6/2010. Kết quả: 21 trường hợp (7,5%) được xác định có nhiễm khuẩn niệu có ý nghĩa dương tính với ≥ 105 khúm vi khuẩn/ ml nước tiểu. Những vi sinh vật chính phân lập là Streptococcus spp.(57,2%), Proteus mirabilis (19%), Klebsiella pneumoniae (14,3%), Escherichia coli (9,5%). Độ nhạy, độ đặc hiệu của TPTNT là 14,3% và 87,3%. Giá trị tiên đoán dương, giá trị tiên đoán âm là 8,3% và 92,7%. Kết luận: TPTNT có độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán âm tốt, do vậy có thể giảm những trường hợp có kết quả TPTNT âm tính được gửi đến phòng xét nghiệm để cấy. Từ khóa: Giá trị chẩn đoán, tổng phân tích nước tiểu, cấy nước tiểu, nhiễm trùng niệu không triệu chứng, thai phụ. ABSTRACT DIAGNOSTIC VALUE OF URINALYSIS IN DIAGNOSTING ASYMPTOMATIC BACTERIURIA IN PREGNANT WOMEN AT FIRST TRIMESTER Le Trieu Hai, Nguyen Duy Tai * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 81 - 87 Urinalysis is one of the most commonly used test in many clinics. The quantitative urine culture is mainly used to confirm urinary tract infection. However, high cost, need for qualified personnel and inconvenience of collecting clean-voided specimens are the among the main drawbacks. Objectives: identify the sensitivity, specificity, positive predictive value and negative predictive value of urinalysis in diagnosting asymptomatic bacteruria in pregnant women at first trimester. Methods: In this study, we compared urinalysis with standard urine culture for 281 pregnant women at SaiGon International OB & GYN Hospital between January 2010 and June 2010. Results: Of 281 urine specimens evaluated, 21 cases (7.5%) were determined to have ≥ 105 CFU/ml by the culture method. The main organisms were Streptococcus spp. (57.2%), Proteus mirabilis (19%), Klebsiella pneumoniae (14.3%), Escherichia coli (9.5%). The sensitivity and specificity of urinalysis were 14.3% and 87.3%, respectively. The positive predictive value was low (8.3%) while the negative predictive value was very high (92.7%). * Bệnh viện phụ sản Quốc Tế ** Bộ môn Sản - Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc : GS Nguyễn Duy Tài ĐT: 0903856439 Email: dr.nguyenduytai@yds.edu.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản Và Bà Mẹ - Trẻ Em 82 Conclusions: These results suggest that the urinalysis is not a reasonable way for screening asymptomatic bacteriuria in pregnant women. However, the specificity and the negative predictive value remained strong, so in cases with normal urinalysis we should not routinely confirm by urine culture. Keywords: Diagnostic value, urinalysis, asymptomatic bacteruria, pregnant women. ĐẶT VẤN ĐỀ Nhiễm khuẩn niệu (NKN) là một bệnh lý thường gặp tại các phòng khám, trong đó nhiễm khuẩn niệu không triệu chứng (NKNKTC) trong thai kỳ gặp phải 5-10%. Phụ nữ mang thai có những thay đổi về giải phẫu và sinh lý tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Để hạn chế biến chứng có thể xảy ra cho thai phụ và thai nhi cần có chương trình tầm soát và điều trị NKNKTC ở thai phụ hiệu quả. Năm 2007, trong một nghiên cứu gộp 14 thử nghiệm lâm sàng của Smaill và cs. đã cho thấy việc điều trị kháng sinh đối với nhiễm khuẩn niệu khơng triệu chứng so với không điều trị giúp làm giảm tần suất viêm đài bể thận cấp (nguy cơ tương đối (RR) 0,23, KTC 95% 0,13- 0,41), giảm sanh trẻ nhẹ cân (RR 0,66, KTC 95% 0,49- 0,89)(1). Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ(1) (HHSPKHK) có khuyến cáo về chiến lược tầm soát tình trạng NKNKTC bằng cấy nước tiểu giữa dòng trên các thai phụ ở lần khám thai đầu tiên vào năm 2000. Tổ chức dịch vụ tiêm phòng của Hoa Kỳ cũng khuyến cáo mẫu cấy nước tiểu nên được thực hiện giữa tuần 12-16 của thai kỳ hay ở lần khám thai đầu tiên (Khuyến cáo mức độ A)(1). Tuy nhiên, việc tầm soát tình trạng NKNKTC bằng cấy khuẩn niệu sẽ không hiệu quả kinh tế khi tần suất lưu hành bệnh thấp. Bên cạnh đây là một xét nghiệm khá phức tạp, đắt tiền và tốn thời gian. Trong khi đó TPTNT là một xét nghiệm nhanh rẻ tiền, đơn giản được thực hiện thường qui ở nhiều phòng khám thai. Hiện tại, có sự chênh lệch rất lớn giữa các kết quả về giá trị của TPTNT trong tầm soát NKNKTC. Có nghiên cứu cho rằng TPTNT giúp loại trừ những trường hợp cấy khuẩn niệu âm tính, từ đó làm giảm áp lực công việc cho phòng xét nghiệm vi sinh. Nhưng cũng có nghiên cứu cho rằng TPTNT với độ nhạy và độ đặc hiệu không đủ cao để khuyến cáo là phương tiện tốt trong tầm soát NKN. Sự khác biệt này có thể do quần thể nghiên cứu với tác nhân gây bệnh và phương thức thực hiện xét nghiệm này có phần khác nhau. Tại Bệnh viện Phụ Sản Quốc Tế Sài Gòn (BVPSQTSG) chưa có nghiên cứu về giá trị chẩn đoán của TPTNT trong chẩn đoán NKN ở phụ nữ mang thai ba tháng đầu thai kỳ. Cho nên, việc xác định lại giá trị của xét nghiệm TPTNT trong tiên đoán bệnh lý NKNKTC ở thai phụ là quan trọng, nhất là ở tam cá nguyệt đầu. Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với câu hỏi nghiên cứu: “Giá trị của TPTNT trong chẩn đoán NKNKTC ở thai phụ trong 3 tháng đầu thai kỳ là như thế nào? ” Mục tiêu chính Xác định độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương, tiên đoán âm của TPTNT trong chẩn đoán NKNKTC ở phụ nữ mang thai ba tháng đầu thai kỳ tại BVPSQTSG từ 1/2010 đến 6/2010. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Xét nghiệm chẩn đoán. Đối tượng nghiên cứu 281 thai phụ 3 tháng đầu thai kỳ khám tại BV Phụ Sản Quốc tế Sài Gòn từ 1-6/2010. Tiêu chuẩn nhận vào - Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu thai kỳ. - Đồng ý tham gia nghiên cứu. Tiêu chuẩn loại trừ Có kèm theo một trong các bệnh lý dưới đây: - Viêm âm đạo, âm hộ. - Ra huyết âm đạo. - Sử dụng kháng sinh trong vòng 1 tuần. - Có triệu chứng nghi nhiễm trùng tiểu (tiểu gắt, tiểu lắt nhắt, đau hông lưng). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Sản Phụ Khoa 83 - Có tiền căn bệnh lý đường tiết niệu. - Có bệnh lý cấp tính. Cách thức tiến hành Lấy mẫu thuận tiện, tuần tự thỏa tiêu chuẩn của nghiên cứu. Lấy mẫu nước tiểu giữa dòng để thực hiện TPTNT và cấy khuẩn niệu. Sử dụng que nhúng của hãng Bayer đọc kết quả với máy đọc tự động Clinintex 100, soi cặn lắng nước tiểu tìm bạch cầu, hồng cầu, trụ niệu do 2 kỹ thuật viên xét nghiệm thực hiện (chỉ số KAPPA = 96%). Hình: Qua soi cặn lắng thấy trụ niệu (mũi tên dài), bạch cầu (mũi tên đậm), hồng cầu (mũi tên ngắn). Nguồn hình: Fairley KF, Birch DF (1982). Hematuria: a simple method for dentifying glomerular bleeding. Kidney Int 21:105. Que nhúng nước tiểu: Thử nghiệm Nitrite dựa trên tương tác của acid amin thơm sulfanilamic với nitrite trong môi trường đệm acid để tạo nên muối diazo. Muối diazo này bắt cặp với hợp chất 3-hydroxy-1,2,3,4-tetra- hydrobenz-(h)-quinoline tạo ra màu đỏ azo. Bạch cầu giấy nhúng được báo cáo là âm tính, vết, (+) hay ít, (++) hay trung bình, (+++) hay nhiều. Bạch cầu giấy nhúng là dương tính nếu (+) hay (++), (+++). Còn âm tính hay vết được xem là âm tính theo khuyến cáo của Marquette và cs. Soi cặn lắng nước tiểu: Lấy 10 ml nước tiểu giữa dòng đem quay li tâm trong vòng 5 phút với tốc độ quay là 1500 vòng/phút. Sau đó đổ bỏ hết phần nước tiểu ở trên chỉ giữ lại 1ml nước tiểu bên dưới. Trộn đều phần nước tiểu còn lại này, lấy ra 20μl (1 giọt) cho lên lam và soi tươi dưới kính hiển vi ở quang trường 40. Cấy khuẩn niệu do một chuyên gia vi sinh thực hiện. NKNKTC là khi có sự hiện diện ít nhất 105 khúm vi khuẩn/ ml nước tiểu dựa vào tiêu chuẩn chẩn đoán của Kass với cách lấy nước tiểu giữa dòng, nhưng không có các triệu chứng của NKN như tiểu gắt, tiểu lắt nhắt, đau hông lưng. Sau đó tiến hành định danh vi khuẩn. Thu thập số liệu bằng phần mềm Excel 2003, xử lý số liệu bằng phần mềm Stata 10. Vấn đề y đức Tất cả đối tượng tham gia nghiên cứu được miễn phí cấy trùng niệu. Việc lấy nước tiểu xét nghiệm là một xét nghiệm thường qui trong khám thai, không gây ảnh hưởng gì lên sức khỏe thai phụ. Sau khi được giải thích về thông tin nghiên cứu và sự tham gia của các thai phụ là hoàn toàn tự nguyện. Khi phát hiện bệnh lý bệnh nhân được điều trị chu đáo. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Bảng 1- Đặc điểm của các đối tượng nghiên cứu. Đặc điểm TB ± ĐLC Tối thiểu Tối đa Tuổi mẹ 29 ± 4,7 19 45 Hb 11,7 ± 1,3 8,4 16 BMI 19,8 ± 2,2 15,4 27,8 Tuổi thai (tuần) 9 ± 2,3 5 12,5 Hb, hemoglobin; BMI, chỉ số khối cơ thể; TB, trung bình; ĐLC, độ lệch chuẩn. Nhận xét: Tuổi trung bình của các đối tượng tham gia nghiên cứu là 29. Tuổi thai trung bình là 9 tuần. Bảng 2 - Các đặc điểm khác của đối tượng. Đặc điểm Tần số Tỉ lệ (%) Cư ngụ TP.HCM Tỉnh Tổng 212 69 281 75,4 24,6 100 Nghề Nội trợ Trí thức Nhân viên y tế Buôn bán nhỏ 40 150 14 77 14,2 53,4 5 27,4 Tổng 281 100% Trình độ Cấp 1 trở xuống Cấp 2, 3 Cao đẳng, đại học 2 100 179 0,7 35,6 63,7 Tổng 281 100% Nước sinh Nước giếng 34 12,1 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản Và Bà Mẹ - Trẻ Em 84 Đặc điểm Tần số Tỉ lệ (%) hoạt Nước máy 247 87,9 Tổng 281 100 % Giao hợp Không Có 118 163 42 58 Tổng 281 100 % Nhận xét: 75% đối tượng nghiên cứu sống tại TP. HCM. Nghề nghiệp chủ yếu là trí thức chiếm 53,4%. Đa số có trình độ cao đẳng, đại học (63,7%). Hầu hết là sử dụng nước máy (87,9%). Hơn phân nửa có giao hợp lúc mang thai. Đa số có trình độ từ cao đẳng trở lên (63,7%). Tỉ lệ NKNKTC ở thai phụ mang thai 3 tháng đầu tại BVPSQTSG là 7,5%. Bảng 3 – Phân lập tác nhân gây bệnh. Kết quả cấy khuẩn niệu Số trường hợp Tỉ lệ (%) Alpha. Hemolytic Strep. Beta. Hemolytic Strep. Escherichia Coli Klebsieella pneumoniae Proteus mirabilis 2 10 2 3 4 9,52 47,62 9,52 14,29 19,05 Tổng 21 100% Tỉ lệ NKN với Beta. Hemolytic Streptococcus tìm thấy trong nghiên cứu này khác với các nghiên cứu trên thế giới. Escherichia Coli cũng chiếm đa số 66,7% kết quả cấy dương tính trong nghiên cứu của Abdullah A. A. tại Á Rập (4). Sự hiện diện của E. coli chiếm đa số trong những nghiên cứu này cũng có thể do hầu hết NKN là hậu quả của vi khuẩn đường ruột đặc biệt là E. coli, vi khuẩn thường trú ở vùng tầng sinh môn, và sau đó xâm nhập vào niệu đạo và tăng sinh và nhiễm trùng bàng quang, thận và cấu trúc kế cận. Một số yếu tố liên quan ảnh hưởng đến NKNKTC trong 3 tháng đầu thai kỳ: Bảng 4 - Phân bố tỉ lệ nhiễm khuẩn niệu theo tuổi. Tuổi NKN ≤ 20 21 - 30 31 - 40 ≥ 41 Tổng số (+) 0 (0%) 13 (6,74%) 8 (10,67%) 0 (0%) 21 (7,5%) (-) 4 (100%) 180 (93,26%) 67 (89,33%) 9 (100%) 260 (92,5%) Tổng số 4 100% 193 100% 75 100% 9 100% 281 100% Kiểm định chính xác Fischer P= 0,565. Nhận xét: Tỉ lệ NKN cao nhất trong nhóm tuổi 31-40 tuổi: 10,67%. Kế đó là nhóm tuổi 21-30 tuổi: 6,74%. Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa về phương diện thống kê. Bảng 5 - Phân bố tỉ lệ nhiễm khuẩn niệu theo chỉ số khối cơ thể. Dư cân NKN Có Không Tổng số (+) 0 (0%) 21 (7,58%) 21 (7,47%) (-) 4 (100%) 256 (92,42%) 260 (92,53%) Tổng 4 (100%) 277 (100%) 281 (100%) Kiểm định chính xác Fischer P=0,732. Tỉ lệ NKN ở nhóm phụ nữ có chỉ số khối cơ thể là dư cân là 0%, trong khi tỉ lệ này ở người không dư cân là 7,58%. Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa về phương diện thống kê. Bảng 6 - Phân bố tỉ lệ nhiễm khuẩn niệu theo thiếu máu. Thiếu máu NKN Có không Tổng số (+) 4 (5%) 1 (2,27%) 5 (4,03%) (-) 76 (95%) 43 (97,73%) 119 (95,97%) Tổng số 80 (100%) 44 (100%) 124 (100%) Kiểm định chính xác Fischer P=0,416. Tỉ lệ NKN cao ở nhóm thai phụ có thiếu máu chiếm tỉ lệ là 5%, trong khi nhóm không thiếu máu chỉ chiếm 2,27%. Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa về phương diện thống kê. Bảng 7 - Giá trị của que nhúng nước tiểu Tác giả n Độ nhạy Độ đặc hiệu McNair R. D. 2000(5) 528 47,2% 80,3% Phạm Thủy Linh 2000(6) 100 76% 91% Kutlay S. 2003(7) 406 38,7% 35,8% Kacmaz B. 2006(8) 250 60% 99,2% Juthani M. 2007(11) 101 100% Kovavisarach E. 2008(9) 360 16,7% 99,4% L.T.T. Phương 2008(10) 264 58,8% 81,7% Chúng tôi 2010 281 11,1% 92,9% Có một sự khác biệt khá lớn về độ nhạy của que nhúng nước tiểu giữa các nghiên cứu. Với cùng tiêu chuẩn chẩn đoán NKN là cấy trùng niệu ở điểm cắt đoạn ≥ 105 khúm vi khuẩn trên 1 ml nước tiểu, sự khác biệt này có thể do nghiên Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Sản Phụ Khoa 85 cứu trên đối tượng khác nhau tại các cơ sở khác nhau. Tác giả Lê Thị Thanh Phương nghiên cứu trên 3 đối tượng gồm phụ nữ mang thai 12-16 tuần, đang điều trị dọa sanh non tại bệnh viện Hùng Vương, bệnh nhân nam đến khám tại bệnh viện Bình Dân(10). Còn trên nghiên cứu của chúng tôi là trên đối tượng thai phụ mang thai 3 tháng đầu không có triệu chứng nghi ngờ NKN. Độ nhạy của que nhúng nước tiểu trong nghiên cứu của chúng tôi là 11,1%. Kết quả này tương đồng với tác giả Kovavisarach E(9). Nhưng đây là con số quá thấp so với các tác giả khác(5,6,7,8,11). Theo y văn thời gian tồn lưu trong bàng quang cần để vi khuẩn chuyển nitrate thành nitrite thường là 4 giờ trở lên, vì vậy xét nghiệm này thích hợp khi sử dụng mẫu nước tiểu đầu tiên vào buổi sáng. Trong thực tế thực hành lâm sàng điều này sẽ khó được tuân thủ đặc biệt là ở phụ nữ mang thai. Hơn nữa, trong nhóm cấy trùng niệu dương tính với ≥ 105 khúm vi khuẩn của mẫu nghiên cứu của chúng tôi thì Beta. Hemolytic Streptococcus chiếm đa số với tỉ lệ 47,6%. Đây là một loại vi khuẩn gram dương, không có khả năng khử nitrate thành nitrite do không có men nitrate reducrase. Khác với các nghiên cứu trước đây Escherichia Coli chiếm đa số nhưng lại chiếm tỉ lệ thấp (9,52%) trong mẫu phân lập cấy trùng niệu dương tính của chúng tôi. Vai trò của que nhúng có giá trị trong việc phát hiện các tác nhân gây bệnh là vi khuẩn gram âm, nhưng là có giá trị hạn chế đối với vi khuẩn gram dương là cũng phù hợp với nguyên lý của xét nghiệm này. Bảng 8 - Giá trị của TPTNT so với tiêu chuẩn vàng là cấy trùng niệu. Cấy trùng niệu (+) Cấy trùng niệu (-) Tổng TPTNT (+) TPTNT (-) Tổng 3 18 21 33 227 260 36 245 281 Nhận xét - Độ nhạy= 14,3% (KTC 95% 3,05% - 36,3%). - Độ đặc hiệu= 87,3% (KTC 95% 82,6% - 91,1%). - GTTĐ (+)= 8,33% (KTC 95% 1,75% - 22,5%). - GTTĐ (-)= 92,7% (KTC 95% 88,6% - 95,6%). Mục đích của nghiên cứu này là xem sự tin cậy của TPTNT bao gồm que nhúng nước tiểu mười thông số kiểm tra nitrite và hoạt động của men của bạch cầu, soi cặn lắng nước tiểu tìm tiểu mủ, tiểu máu, vi khuẩn so với cấy nước tiểu trong việc chẩn đoán NKNKTC ở phụ nữ mang thai. Trong nghiên cứu của chúng tôi, ngay cả khi phối hợp các kết quả xét nghiệm này với nhau cũng không tăng độ nhạy lên đáng kể, tức là cũng cho thấy que nhúng nước tiểu có thể có giá trị tương đương soi cặn lắng nước tiểu tìm tiểu mủ. Đã từng có khuyến cáo về những giới hạn trong độ chính xác chẩn đoán của cả hai xét nghiệm này nên được kết hợp trong việc quyết định chẩn đoán y khoa. Còn theo kiến nghị của tác giả Lê Thị Thanh Phương nếu nhiễm trùng tiểu không có triệu chứng, có thể dùng đếm bạch cầu để sàng lọc và hướng dẫn cấy vi sinh để chẩn đoán(10). Tuy TPTNT thường được xem là xét nghiệm tiện lợi, rẻ tiền, hiệu quả, nhưng với độ nhạy của TPTNT này thấp hơn các nghiên cứu trước đây và có lẽ không đủ để có thể sử dụng trong tầm soát vì khả năng bỏ sót bệnh cao. Xét nghiệm giúp nhận diện ra 14% phụ nữ mang thai có NKNKTC nhưng điều này tương ứng với việc bỏ sót 86% phụ nữ có NKN không được phát hiện và điều trị kịp thời. Cho nên phương pháp tầm soát mà bỏ sót 86% NKNKTC khó có thể chấp nhận. Độ đặc hiệu của TPTNT trong nghiên cứu của chúng tôi là 87,3% với GTTĐ (-) là 92,7% như vậy có thể phần nào sử dụng giá trị này của xét nghiệm để loại trừ khả năng NKN và hạn chế chỉ định cấy trùng niệu cho những trường hợp không có tiểu mủ cũng như TPTNT không nghi ngờ NKN. Phù hợp với một số khuyến cáo trước đây cho rằng việc tầm soát dương tính là một chỉ định cho cấy nước tiểu. Tức là chỉ cấy khi xét nghiệm tầm soát dương tính nhằm mục đích xác định chẩn đoán, biết được loại vi khuẩn và làm kháng sinh đồ. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản Và Bà Mẹ - Trẻ Em 86 Bảng 9 - Kết quả kháng sinh đồ. Kết quả cấy trùng niệu Tên kháng sinh Hemo Strep. ß. Hemo Strep. E. coli Kleb. pn Prote-us m. S 1 10 2 3 0 Nitrofuratoin R 1 0 0 0 4 S 2 9 1 3 3 Augmentin R 0 1 1 0 1 S 2 10 2 3 3 Nettilmycin R 0 0 0 0 1 S 2 7 2 1 3 Norfloxacin R 0 3 0 2 1 S 2 10 0 1 1 Vancomycin R 0 0 2 2 3 S, sensitive; R, resistant. Nhận xét: Beta. Hemolytic Streptococcus còn nhạy hoàn toàn với Nitrofuratoin, Nettilmycin và nhạy cảm với Augmentin (90%). Norfloxacin thuộc họ Quinolones không được sử dụng khi mang thai. Giới hạn của đề tài Do thời gian nghiên cứu giới hạn, nên cỡ mẫu của chúng tôi thu nhận được vào nghiên cứu chỉ là 281 trường hợp là một con số khá khiêm tốn để có thể đạt được tất cả mục tiêu nghiên cứu. Và có lẽ kết quả trong nghiên cứu của chúng tôi khi khảo sát ở dân số những phụ nữ khám thai tại BVPSQTSG chỉ có tính đại diện cho dân số mục tiêu. Để có tính khái quát cần có nghiên cứu gộp gồm sự tham gia của nhiều cơ sở y tế. Để đạt được điều này chúng tôi hy vọng có những nghiên cứu tiếp theo với cỡ mẫu lớn hơn cũng như việc khảo sát về hiệu quả của điều trị, kế hoạch tầm soát hiệu quả và kết cục sau cùng của thai kỳ liên quan đến NKN sẽ được thực hiện trong tương lai. KẾT LUẬN Tỉ lệ NKNKTC ở thai phụ 3 tháng đầu thai kỳ tại BVPSQTSG là 7,5%. Tác nhân gây bệnh chủ yếu là Beta. Hemolytic Streptococcus. Chưa ghi nhận sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa NKNKTC với tuổi mẹ, chỉ số khối cơ thể, tình trạng thiếu máu, nước sinh hoạt, giao hợp trong thai kỳ, tuổi thai. TPTNT là một xét nghiệm nhanh, rẻ tiền, dễ thực hiện tại nhiều phòng khám nhưng có độ nhạy không đủ cao để tầm soát NKNKTC. Ngoài ra, để chẩn đoán chính xác NKNKTC chúng ta vẫn cần cấy nước tiểu. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Abdullah AA and Al-Moslih Moslih MI (2005), Prevalence of asymptomatic bacteriuria in pregnant women in Sharjah, United Arab Emirates. East Mediterr Health J. 11(5-6): p. 1045-52. 2. Juthani-Mehta, Manisha M., et al. (2007), Role of dipstick testing in the evaluation of urinary tract infection in nursing home residents. Infect Control Hosp Epidemiol 28(7): p. 889-91. 3. Kacmaz B., et al.(2006), Evaluation of rapid urine screenin
Tài liệu liên quan