Giá trị của sinh thiết màng phổi mù bằng kim Castelain trong chẩn đoán nguyên nhân tràn dịch màng phổi

Mục tiêu: Xác định giá trị của sinh thiết màng phổi (STMP) mù bằng kim castelain trong chẩn đoán nguyên nhân của tràn dịch màng phổi (TDMP). Phương pháp: nghiên cứu thử nghiệm chẩn đoán lâm sàng. Sinh thiết màng phổi (STMP) mù bằng kim castelain được thực hiện đối với những bệnh nhân TDMP dịch tiết không rõ nguyên nhân, hoặc chưa chẩn đoán được qua tế bào học và biểu hiện lâm sàng nghi ngờ do lao hoặc bệnh lý ác tính. Kết quả: Từ 7/2008 đến 2/2009, 105 trường hợp TDMP dịch tiết (72 nam và 33 nữ) nhập viện và được STMP mù bằng kim castelain để chẩn đoán. Có 67 trường hợp (63,8%) lao màng phổi và 38 trường hợp (36,2%) TDMP ác tính. Giá trị chẩn đoán của STMP mù bằng kim Castelain đối với lao màng phổi có độ nhạy: 50,7%, độ chuyên biệt: 100%, giá trị tiên đoán dương: 100%, và giá trị tiên đoán âm: 53,5%. Giá trị chẩn đoán của STMP mù bằng kim Castelain đối với TDMP ác tính có độ nhạy: 23,7%, độ chuyên biệt 100%, giá trị tiên đoán dương: 100%, và giá trị tiên đoán âm: 69,8%. Các biến chứng bao gồm 7 trường hợp đau ngực nơi sinh thiết (6,7%), 3 tràn khí màng phổi (2,9%), 2 tràn máu màng phổi (1,9%) và không có trường hợp nào sốc vagal cũng như tử vong. Kết luận: Sinh thiết màng phổi mù bằng kim Castelain có giá trị trong chẩn đoán đối với các TDMP dịch tiết không rõ nguyên nhân và tương đối an toàn.

pdf8 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Lượt xem: 277 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giá trị của sinh thiết màng phổi mù bằng kim Castelain trong chẩn đoán nguyên nhân tràn dịch màng phổi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 415 GIÁ TRỊ CỦA SINH THIẾT MÀNG PHỔI MÙ BẰNG KIM CASTELAIN TRONG CHẨN ĐOÁN NGUYÊN NHÂN TRÀN DỊCH MÀNG PHỔI Ngô Thanh Bình*, Nguyễn Thị Tuyết Nhi** TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định giá trị của sinh thiết màng phổi (STMP) mù bằng kim castelain trong chẩn đoán nguyên nhân của tràn dịch màng phổi (TDMP). Phương pháp: nghiên cứu thử nghiệm chẩn đoán lâm sàng. Sinh thiết màng phổi (STMP) mù bằng kim castelain được thực hiện đối với những bệnh nhân TDMP dịch tiết không rõ nguyên nhân, hoặc chưa chẩn đoán được qua tế bào học và biểu hiện lâm sàng nghi ngờ do lao hoặc bệnh lý ác tính. Kết quả: Từ 7/2008 đến 2/2009, 105 trường hợp TDMP dịch tiết (72 nam và 33 nữ) nhập viện và được STMP mù bằng kim castelain để chẩn đoán. Có 67 trường hợp (63,8%) lao màng phổi và 38 trường hợp (36,2%) TDMP ác tính. Giá trị chẩn đoán của STMP mù bằng kim Castelain đối với lao màng phổi có độ nhạy: 50,7%, độ chuyên biệt: 100%, giá trị tiên đoán dương: 100%, và giá trị tiên đoán âm: 53,5%. Giá trị chẩn đoán của STMP mù bằng kim Castelain đối với TDMP ác tính có độ nhạy: 23,7%, độ chuyên biệt 100%, giá trị tiên đoán dương: 100%, và giá trị tiên đoán âm: 69,8%. Các biến chứng bao gồm 7 trường hợp đau ngực nơi sinh thiết (6,7%), 3 tràn khí màng phổi (2,9%), 2 tràn máu màng phổi (1,9%) và không có trường hợp nào sốc vagal cũng như tử vong. Kết luận: Sinh thiết màng phổi mù bằng kim Castelain có giá trị trong chẩn đoán đối với các TDMP dịch tiết không rõ nguyên nhân và tương đối an toàn. Từ khóa: Sinh thiết màng phổi, tràn dịch màng phổi, kim Castelain, lao màng phổi, ung thư màng phổi. ABSTRACT THE VALUE OF BLIND PERCUTANEOUS PLEURAL BIOPSY BY CASTELAIN NEEDLE IN THE DIAGNOSIS OF PLEURAL EFFUSIONS Ngo Thanh Binh, Nguyen Thi Tuyet Nhi * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 415 - 422 Objective: to evaluate the diagnostic value and the safe of blind percutaneous pleural biopsy (closed pleural biopsy) in the diagnosis of exudative pleural effusions. Method: Clinical diagnostic test. Blind percutaneous pleural biopsy by Castelain needle was performed on patients with undiagnosed exudative effusions, with non-diagnostic cytology, and a clinical suspicion of tuberculosis or malignancy. Results: From 7/2008 to 2/2009, 105 cases of exudative pleural effusions (72 male and 33 female patients) were admited and perfomed by blind percutaneous pleural biopsy by Castelain needle. There were 67 cases of tuberculous pleurisies (63.8%), 38 cases of malignant pleural effusions (36.2%). The diagnostic value of blind percutaneous pleural biopsy by Castelain needle for tuberculous pleurisies included sensitivity: 50.7%, specificity: 100%, positive predictive value: 100%, negative predictive value: 53.5%. The diagnostic value of blind percutaneous pleural biopsy by Castelain needle for malignant pleura effusions included sensitivity: 23.7%, specificity: 100%, positive predictive value: 100%, negative predictive value: 69.8%. Complications include 7 * Bộ môn Lao và bệnh Phổi ĐHYD-TPHCM, ** Bộ môn lao va bệnh phổi – ĐHYD Cần Thơ Tác giả liên hệ: Bs Ngô Thanh Bình. ĐT: 0908955945, Email: bsthanhbinh@yahoo.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Nội Khoa 416 cases of site chest pain (6.7%), 3 pneumothorax (2.9%), 2 haemothorax (1.9%), and no cases sufferred from vasovagal reaction as well as death. Conclusion: Blind percutaneous pleural biopsy by Castelain needle had diagnostic value for undiagnosed exudative effusions and was relatively safe. Keywords: pleural biopsy, pleural effusion, Castelain needle, tuberculous pleurisy, malignant pleura effusions ĐẶT VẤN ĐỀ Tràn dịch màng phổi (TDMP) là một biểu hiện bệnh lý màng phổi thường gặp trong thực hành lâm sàng và chẩn đoán nguyên nhân thường gặp nhiều khó khăn. Có nhiều nguyên nhân gây ra TDMP dịch tiết như lao, ung thư, nấm, sarcoidosis và cả những bệnh nhiễm ký sinh trùng, trong đó, thường gặp nhất là do lao và ung thư. TDMP do lao chiếm đến 30% ở bệnh nhân lao(17,18,24,25). Việc chẩn đoán nguyên nhân chủ yếu dựa vào sự phân tích xét nghiệm dịch màng phổi (DMP), sinh thiết màng phổi (STMP) mù hay qua nội soi màng phổi(4,13,16,17). Tuy nhiên, vẫn còn 5-30% trường hợp TDMP dịch tiết không rõ nguyên nhân xảy ra ở những nước đã phát triển (3,12,13). Tại bệnh viện Lao và Bệnh Phổi Cần Thơ, hàng năm BN TDMP đến khám và nhập viện chiếm 40% trong tổng số BN nhập viện. Bệnh nhân TDMP tại đây chỉ được xem xét để chỉ định STMP mù khi ≥40 tuổi. Tại Việt Nam nói chung, tại Cần Thơ nói riêng chưa có nhiều đề tài nghiên cứu về vai trò của STMP mù bằng kim Castelain. Do vậy, chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm xác định vai trò của STMP mù bằng kim Castelain trong chẩn đoán nguyên nhân TDMP, nhằm góp phần giúp cho các bác sĩ lâm sàng có được phương pháp chẩn đoán xác định nguyên nhân gây TDMP, nhất là do lao và do ung thư. Mục tiêu nghiên cứu 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu. 2. Tính độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương, giá trị tiên đoán âm của STMP mù bằng kim Castelain trong chẩn đoán lao màng phổi và TDMP ác tính. 3. Tính tỉ lệ chẩn đoán được nguyên nhân TDMP do lao và do ung thư. Tính tỉ lệ các tai biến của thủ thuật STMP mù bằng kim Castelain. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Thử nghiệm chẩn đoán can thiệp lâm sàng Đối tượng nghiên cứu Tất cả bệnh nhân trên 15 tuổi có biểu hiện TDMP dịch tiết, nhập viện tại bệnh viện Lao- Bệnh phổi Cần Thơ từ tháng 7/2008 đến 2/2009 và đều được STMP. Tiêu chuẩn chọn bệnh Tất cả các TDMP dịch tiết không rõ nguyên nhân, chưa chẩn đoán được qua tế bào học và biểu hiện lâm sàng nghi ngờ do lao hoặc bệnh lý ác tính. Xác định TDMP dịch tiết theo tiêu chuẩn Light(13,16): khi có một trong nhiều tiêu chuẩn sau: - Protein dịch màng phổi/protein huyết thanh > 0,5 - LDH dịch màng phổi/LDH huyết thanh > 0,6 - LDH dịch màng phổi > 2/3 giới hạn trên bình thường của LDH huyết thanh Tiêu chuẩn loại trừ Bệnh nhân không hợp tác, không đồng ý làm STMP mù. Rối loạn đông máu. Nhiễm khuẩn vùng da định STMP. Bệnh nhân tràn mủ màng phổi trên đại thể, cấy DMP có vi khuẩn thường và đáp ứng tốt với điều trị bằng kháng sinh. Tràn máu màng phổi do chấn thương ngực. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 417 TDMP lượng quá ít. Tiêu chuẩn chẩn đoán TDMP do lao và do ung thư: (18,24) - TDMP ác tính được chẩn đoán khi: Có sự hiện diện của tế bào ác tính trong DMP. Lâm sàng, hình ảnh học phối hợp với tính lan rộng (tổn thương di căn), kèm theo một số chất đánh dấu ung thư. TDMP trên BN đã được chẩn đoán ung thư ở một cơ quan khác. - Chẩn đoán TDMP do lao khi: Có AFB dương tính bằng nhuộm soi hoặc nuôi cấy DMP hoặc mẫu mô STMP. Có lao phổi kèm theo (có AFB trong đàm hay dịch rửa phế quản dương tính). Có lâm sàng và cận lâm sàng phù hợp. TDMP dịch tiết, tỉ lệ tế bào lympho chiếm ưu thế, IDR≥10, không phát hiện nguyên nhân khác, không đáp ứng với điều trị kháng sinh thường nhưng đáp ứng tốt điều trị lao. Điều trị thử với thuốc kháng lao đáp ứng tốt. Phương pháp tiến hành nghiên cứu Chuẩn bị dụng cụ STMP mù Dụng cụ STMP mù là kim Castelain Dụng cụ sát khuẩn vị trí vùng da để tiến hành STMP (kìm, bông gòn, gạc vô khuẩn, khăn mổ có lỗ, dung dịch sát khuẩn: cồn, povidine). 15 ml Lidocain 1% hoặc 2% dùng cho gây tê tại chỗ. Kim chọc hút 18 (18 gauge), ống tiêm cỡ 20 – 30 ml dùng để gắn kim STMP; một dao mổ; dụng cụ khâu (kim khâu da, chỉ khâu không tan, kìm kẹp kim, nhíp); các lọ đựng mẫu mô màng phổi có chứa formalin 10% (dùng cho mô học) và nước muối sinh lý (dùng để cấy mẫu mô sinh thiết); và các ống nghiệm, lọ (bằng thủy tinh hoặc bằng nhựa) dùng đựng các mẫu dịch thử. Máy hút dịch, ống dây nối với máy hút và ống nối chạc ba có khóa điều chỉnh. Chuẩn bị bệnh nhân trước khi STMP mù Bệnh nhân được khai thác tiền căn, bệnh sử, khám lâm sàng, chụp X-quang phổi thẳng và nghiêng và siêu âm ngực (đối với TDMP lượng ít) để đánh giá vị trí và mức độ TDMP, từ đó giúp xác định vị trí STMP thích hợp. Tiến hành làm đầy đủ các xét nghiệm tiền phẫu như công thức máu, thời gian chảy máu, đông máu (TS-TC), thời gian prothrombin, ion đồ máu, chức năng gan, chức năng thận Giải thích rõ về tình trạng bệnh tật và phương pháp tiến hành thủ thuật STMP. Sau đó, bệnh nhân, thân nhân hiểu, hợp tác và đồng ý làm cam kết để tiến hành thủ thuật. Bệnh nhân nên dùng điểm tâm nhẹ trước khi tiến hành thủ thuật. Tiền mê (atropine: 0,25 – 0,5 mg tiêm dưới da và diazepam: 5 – 10 mg uống). Các bước tiến hành STMP mù Sau khi đã đo dấu hiệu sinh tồn và tiền mê 15 – 60 phút trước khi thực hiện thủ thuật, bệnh nhân ngồi thẳng trên ghế tựa, lưng hơi cong hướng về người thủ thuật viên, hai tay đặt thoải mái trên thành ghế và tư thế đầu nhìn thẳng về phía trước. Đánh dấu và sát khuẩn da tại vị trí STMP. Trải khăn mổ có lỗ. Gây tê tại chỗ bằng lidocain 2 % (4 – 6 ml) theo từng lớp giải phẫu từ da, tổ chức dưới da cho tới màng phổi. Dùng dao mổ số 11 rạch da dài 0,5 cm để tạo đường đi dễ dàng cho kim sinh thiết. Sau đó, dùng kim STMP mù Castelain (sau khi đã gắn que thông đặc vào cannula bên ngoài) đâm thẳng góc với mặt da tại vị trí rạch da xuyên qua thành ngực vào khoang màng phổi (kiểm tra thấy DMP chảy ra thì đầu kim đã vào khoang màng phổi). Lấy que thông đặc của kim Castelain ra và gắn cannula sinh thiết vào cannula bên ngoài, sau đó lui cả cannula bên ngoài và cannula sinh thiết đến khi có cảm giác vướn thì dừng lại (Khi đó cannula sinh thiết đã móc vào màng phổi thành). Cố định cannula bên ngoài và lui cannla sinh thiết khi đó cannula sinh thiết đã cắt được Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Nội Khoa 418 mẫu mô màng phổi thành. Mẫu mô màng phổi được lấy tại 3 vị trí 3 giờ, 6 giờ và 9 giờ. Sau khi đã STMP xong, rút kim sinh thiết ra, khâu vết mổ lại và băng ép bằng gạc vô khuẩn. Tiến hành lấy mẫu mô màng phổi từ kim sinh thiết cho vào lọ xét nghiệm. Lấy khoảng 2 – 4 mẫu mô màng phổi cố định trong lọ đựng dung dịch Formaline 10% để làm giải phẫu bệnh, và trong lọ dung dịch nước muối sinh lý để nuôi cấy tìm AFB. Trong trường hợp dịch màng phổi nhiều cần tiến hành chọc hút dịch màng phổi điều trị nhằm tháo bỏ dịch ra khỏi khoang màng phổi bằng cách nối hệ thống máy hút dịch với kim sinh thiết qua một dây ống dẫn lưu dịch và hút với áp lực từ – 10 cm đến – 20 cm H2O. Nếu kết quả giải phẫu bệnh lý của STMP lần thứ nhất chỉ ghi nhận viêm xơ màng phổi hoặc không ghi nhận bệnh lý rõ ràng, có thể tiến hành STMP lần thứ hai, lần thứ ba (nhưng tối đa không quá 3 lần) trước khi kết luận. Theo dõi sau STMP mù Theo dõi dấu hiệu sinh tồn (tri giác, mạch, huyết áp, nhịp thở, nhiệt độ) và các dấu hiệu của biến chứng sớm (đau ngực, khó thở, chảy máu) ngay sau khi thực hiện thủ thuật và trong vòng 4 – 24 giờ, nếu cần có thể chụp X- quang phổi thẳng kiểm tra ngay để phát hiện kịp thời các biến chứng như tràn khí, tràn máu màng phổi và choáng. Thống kê và xử lý số liệu Dùng phần mềm SPSS 10.0 để nhập, quản lý và xử lý số liệu. Các biến số được phân tích bằng các test thống kê thích hợp, giá trị P < 0,05 được đánh giá là có ý nghĩa thống kê. Cách tính các giá trị của thủ thuật: độ nhạy: a/(a+c); độ chuyên biệt: d/(d+b); giá trị tiên đoán dương: a/(a+b); giá trị tiên đoán âm: d/(d+b). Trong đó, (a): dương tính thật; (b): dương tính giả; (c): âm tính giả; (d): âm tính thật. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Từ 7/2008 đến 2/2009, có 105 trường hợp TDMP dịch tiết nhập viện và được tiến hành STMP mù để chẩn đoán. Trong đó, các BN này được chẩn đoán xác định cuối cùng thành 2 nhóm: Nhóm I: TDMP do lao 67 BN (63,8%). Nhóm II: TDMP ác tính 38 BN (36,2%) Đặc điểm bệnh nhân của nhóm nghiên cứu Đặc điểm tuổi và giới tính Bảng 1: Sự phân bố tuổi và giới tính (Pearson’s χ2 test) Đặc điểm Phân bố Nhóm I (N1=67) Nhóm II (N2=38) p ≤ 30 5 (7,5%) 0 (0%) 31 – 40 11 (16,4%) 2 (5,3%) 41 – 50 17 (25,4%) 4 (10,5%) 51 – 60 16 (23,9%) 6 (15,8%) 61 – 70 5 (7,5%) 8 (21,1%) Lứa tuổi > 70 13 (19,4%) 18 (47,4%) <0,01 Nam 51 (76,1%) 21 (55,3%) Giới tính Nữ 16 (23,9%) 17 (44,7%) 0,046 Tuổi trung bình ở nhóm I là 52,69 ± 16,24 (19 – 89 tuổi) và ở nhóm II là 66,79 ± 13,38 (34 – 94 tuổi). Sự khác biệt các nhóm tuổi ở hai nhóm có ý nghĩa thống kê (p<0,01) (kiểm định chi bình phương). Đối với nhóm I, lao màng phổi xảy ra ở lứa tuổi ≤ 50 là 47,8%, thấp hơn so với trong nghiên cứu (NC) của Ngô Quý Châu(19) là 66,7%, Trịnh Thị Kim Oanh(25) là 61% thì kết quả của chúng tôi thấp hơn. Đối với nhóm II, tràn dịch màng phổi ác tính xảy ra ở lứa tuổi > 50 là 89,6%, cũng được ghi nhận tương tự như trong các nghiên cứu khác(6,10,11,14,20,24). Tỉ lệ nam:nữ ở nhóm I là 3,19:1 và ở nhóm II là 1,18:1. Có sự khác nhau về phân bố giới tính giữa 2 nhóm có ý nghĩa thống kê (p=0,046). TDMP dịch tiết xảy ra ở nam nhiều hơn nữ. Điều này cũng được ghi nhận tương tự như trong y văn(5,9,26). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 419 Đặc điểm lâm sàng Bảng 2: Đặc điểm lâm sàng (Pearson’s χ2 test) Đặc điểm lâm sàng Nhóm I (N1=67) Nhóm II (N2=38) p < 1 tuần 7 (10,5%) 8 (21,1%) 1 – 4 tuần 37 (55,2%) 19 (50%) Thời gian khởi phát > 4 tuần 23 (34,3%) 11 (28,9%) 0,325 Sốt 52 (77,6%) 8 (21,1%) Đau ngực 63 (94%) 36 (94,7%) Ho khan 60 (89,6%) 33 (86,8%) Khó thở 38 (56,7%) 29 (76,3%) Triệu chứng Sụt cân 33 (44,8%) 24 (63,2%) 0,002 Phì đại hạch ngoại biên - 3 - Đa số các trường hợp TDMP dịch tiết có thời gian khởi bệnh trên 1 tuần ở cả hai nhóm (89,5% và 78,9%). Điều này cũng được ghi nhận tương tự như trong các NC khác(2,8,11,18,19,20). Không có sự khác biệt về thời gian khởi phát bệnh giữa hai nhóm (p=0,325). Các triệu chứng lâm sàng của TDMP dịch tiết như sốt, ho khan, khó thở, đau ngực cũng phù hợp với các NC trong y văn(2,4,6,8,11,24,25). Có sự khác biệt về biểu hiện lâm sàng giữa 2 nhóm (p=0,002). Đặc điểm X-quang phổi, phản ứng da với tuberculin (TST), và dịch màng phổi Đặc điểm X-quang phổi: Tất cả các trường hợp TDMP dịch tiết đều được chẩn đoán xác định bằng chụp X-quang phổi thẳng sau-trước qui ước và X-quang phổi nghiêng. Bảng 3: Đặc điểm trên X- quang phổi (Pearson’s χ2 test) Đặc điểm X-quang phổi Nhóm I (N1=67) Nhóm II (N2=38) P Bên phải 39 (58,2%) 24 (63,2%) Bên trái 27 (40,3%) 12 (31,6%) Vị trí 2 bên 1 (1,5%) 2 (5,3%) 0,406 Ít 12 (19,7%) 2 (5,3%) Vừa 47 (70,1%) 19 (50,0%) Mức độ TDMP Nhiều 8 (11,9%) 17 (44,7%) < 0,001 Thâm nhiễm 10 (14,9%) 0 Tổn thương kết hợp U 0 3 (7,9%) - Đa số các trường hợp là TDMP một bên nhiều hơn hai bên (97,14% so với 2,86%) và bên phải nhiều hơn bên trái (60% so với 37,14%). NC này cũng phù hợp với các NC trong y văn(8,9,18,25). Đồng thời, NC này cũng ghi nhận TDMP mức độ vừa và nhiều chiếm nhiều hơn TDMP lượng ít (86,67% so với 13,33%). Trong TDMP do lao thì thường gặp nhất là TDMP lượng ít và lượng vừa, ngược lại, trong TDMP ác tính thì chủ yếu là TDMP lượng vừa và lượng nhiều. Điều này cũng được phù hợp với y văn(11,13,17,18,24). Ngoài hình ảnh TDMP và xẹp phổi, không ít các trường hợp có kèm theo hình ảnh tổn thương nhu mô phổi như thâm nhiễm, khối u và các biểu hiện này xuất hiện tùy thuộc vào từng nguyên nhân bệnh lý gây TDMP dịch tiết. Điều này cũng được ghi nhận trong y văn(11,16). Đồng thời, phần lớn các trường hợp TDMP dịch tiết (86,67%) được tiến hành STMP mà không cần chỉ dẫn của siêu âm, chỉ có 14 trường hợp TDMP khu trú lượng ít và chọc dò màng phổi lần đầu thất bại (13,33%) cần nhờ đến siêu âm đánh dấu vị trí chọc dò và STMP. Theo O’Moore P.V. et al(21), cho rằng đối với những trường hợp chọc dò lần đầu tiên không thành công hoặc TDMP khu trú thì siêu âm giúp đánh dấu vị trí chọc dò và STMP đến 97%. Ngoài ra, chưa có trường hợp nào phải cần sự hỗ trợ thêm của CT scan lồng ngực. Đặc điểm phản ứng da với tuberculin (TST) Bảng 4: Phản ứng da với tuberculin (TST) (Pearson’s χ2 test) TST Nhóm I Nhóm II P Am tính 17 (25,4%) 26 (68,4%) Dương tính 50 (74,6%) 12 (31,6%) < 0,001 Các BN lao màng phổi cho cho tỉ lệ TST (+) cao (74,6%). Điều này cũng phù hợp với y văn(2,4,7,8,18,24,26). Tuy nhiên, vẫn còn một tỉ lệ nhất định TDMP do lao có phản ứng lao tố âm tính. Theo Arun G., nếu lập lại xét nghiệm này sau 6 đến 8 tuần thì hầu như luôn luôn dương tính(2). Sự khác biệt kết quả TST ở 2 nhóm có ý nghĩa thống kê (p<0,001). Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Nội Khoa 420 Đặc điểm DMP Bảng 5: Đặc điểm dịch màng phổi (Pearson’s χ2 test) Dịch màng phổi Nhóm I Nhóm II p Dịch màu máu 0 14 (36,8%) Màu sắc DMP Dịch không màu máu 67 (100%) 24 (63,2%) < 0,001 Protein (g/L) 56,63±37,46 48,79±10,91 0,2 Thành phần sinh hóa DMP LDH (U/L) 670,81±37,32 1266,13 ± 291,69 <0,01 Tỉ lệ tế bào lympho (%) 91,8%±7,6% 76,11%±10% <0,01 Về màu sắc DMP, các BN lao màng phổi không có trường hợp nào có DMP màu máu, chủ yếu là dịch màu vàng chanh. Trong khi ở các BN TDMP ác tính có biểu hiện cả dịch màu máu, dịch hồng và dịch vàng chanh. Điều này cũng được ghi nhận tương tự trong y văn(4,8,10,12,16,20,24,26). Sự khác biệt về màu sắc DMP giữa 2 nhóm có ý nghĩa thống kê (p<0,001). Lượng protein, LDH trong DMP đều tăng trong các trường hợp TDMP dịch tiết. Trong đó, LDH trong DMP ở các BN TDMP ác tính tăng nhiều hơn so với ở các BN lao màng phổi. Sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê (p<0,01). Điều này cũng được ghi nhận tương tự trong y văn(4,8,10,12,16,20,24,26). Tỉ lệ tế bào lympho trong DMP ở BN lao màng phổi khá cao so với ở BN TDMP ác tính (91,8% so với 76,11%). Điều này cũng phù hợp với các NC khác trong y văn(4,8,10,12,16,20,24,26). Phương pháp chẩn đoán nguyên nhân TDMP dịch tiết Bảng 6: Các phương pháp dùng chẩn đoán nguyên nhân TDMP dịch tiết (Pearson’s χ2 test) Phương pháp chẩn đoán Nhóm I Nhóm II p STMP mù 34 (50,7%) 9 (23,7%) NSPQ 6 (9%) 3 (7,9%) khác 27 (40,3%) 26 (68,4%) 0,0 17 Đối với BN lao màng phổi, kết quả của STMP mù có 34 trường hợp (50,7%) cho kết quả mô viêm lao, trong đó có 5 trường hợp STMP lần 2 và 1 trường hợp STMP lần 3. Kết quả này thấp hơn so với các NC khác trong y văn(1,3,5,7,14,15,20,22). Ngoài ra, có 6 trường hợp (9%) soi AFB(+) trong dịch rửa phế quản phế nang. 27 BN (40,3%) được điều trị thử với thuốc kháng lao và đều đáp ứng tốt. Đối với BN TDMP ác tính, kết quả của STMP mù có 9 trường hợp (23,7%) cho kết quả carcinom xâm lấn màng phổi. Trong số đó có 1 trường hợp STMP 2 lần và 1 trường hợp STMP 3 lần. Theo Light RW(13), thì tỉ lệ này cũng không cao. Ngoài ra, có 3 trường hợp (7,9%) TDMP ác tính được soi phế quản để chải niêm mạc phế quản tìm thấy có tế bào ác tính và sinh thiết tổn thương cho kết quả giải phẫu bệnh carcinoma. Mặt khác, có 26 trường hợp (68,4%) được chẩn đoán bằng phương pháp khác bao gồm dựa vào lâm sàng, chẩn đoán từ tuyến trên và thất bại với điều trị lao. Kết quả loại mô học ở các BN TDMP ác tính Bảng 7: Kết quả chẩn đoán theo loại mô học và so sánh với các NC khác Chúng tôi N=38 N.X.Triều (20) N=97 H.T.Trung (21) N=34 Carcinom tuyến 5 (13,16%) 11,1% 38,2% Carcinom tế bào gai 2 (5,26%) 11,