Mở đầu: Vô sinh chiếm tỷ lệ 15% trong cộng đồng, vô tinh chiếm tỷ lệ 14% trong nguyên nhân vô sinh.
TTTON với tinh trùng mào tinh đã mở ra hướng mới trong điều trị vô sinh nam.
Mục tiêu: khảo sát các yếu tố tiên lượng của sinh thiết tinh hoàn trong hút tinh trùng mào tinh qua da
(PESA).
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tất cả các trường hợp vô tinh bế tắc đã được phẫu thuật thám
sát bìu tại Khoa Nam học – Bệnh viện Bình Dân, có kết quả giải phẫu bệnh. Bệnh nhân được chỉ định hút tinh
trùng mào tinh qua da để TTTON, thực hiện tại khoa hiếm muộn bệnh viện Từ Dũ, từ tháng 04 năm 2009 đến
tháng 04 năm 2010.
Kết quả: 78 bệnh nhân. Tuổi trung bình của người chồng 35,23 ± 6,06 tuổi, vợ: 30,49 ± 4,18 tuổi. Thời
gian vô sinh 5,57 ± 3,68 năm. 100% trường hợp thu được tinh trùng mào tinh, không có trường hợp nào chuyển
sang tinh trùng tinh hoàn. Thời gian thực hiện PESA trung bình: 6,86 ± 3,51 phút. Nếu tỷ lệ ống sinh tinh có
tinh trùng trên tổng số ống sinh tinh của mặt cắt lớn hơn 40% thì khả năng thu đủ tinh trùng là 60% với thời
gian dưới 10 phút.
Kết luận: Sinh thiết tinh hoàn là một yếu tố giúp tiên lượng thành công khi thực hiện hút tinh trùng mào
tinh qua da.
5 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 15/06/2022 | Lượt xem: 270 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giá trị tiên lượng của sinh thiết tinh hoàn trong hút tinh trùng mào tinh qua da, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Ngoại Khoa 212
GIÁ TRỊ TIÊN LƯỢNG CỦA SINH THIẾT TINH HOÀN
TRONG HÚT TINH TRÙNG MÀO TINH QUA DA
Mai Bá Tiến Dũng*, Nguyễn Thành Như*, Phạm Hữu Đương*, Đặng Quang Tuấn*, Phạm Văn Hảo*,
Nguyễn Hồ Vĩnh Phước*
TÓM TẮT
Mở đầu: Vô sinh chiếm tỷ lệ 15% trong cộng đồng, vô tinh chiếm tỷ lệ 14% trong nguyên nhân vô sinh.
TTTON với tinh trùng mào tinh đã mở ra hướng mới trong điều trị vô sinh nam.
Mục tiêu: khảo sát các yếu tố tiên lượng của sinh thiết tinh hoàn trong hút tinh trùng mào tinh qua da
(PESA).
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tất cả các trường hợp vô tinh bế tắc đã được phẫu thuật thám
sát bìu tại Khoa Nam học – Bệnh viện Bình Dân, có kết quả giải phẫu bệnh. Bệnh nhân được chỉ định hút tinh
trùng mào tinh qua da để TTTON, thực hiện tại khoa hiếm muộn bệnh viện Từ Dũ, từ tháng 04 năm 2009 đến
tháng 04 năm 2010.
Kết quả: 78 bệnh nhân. Tuổi trung bình của người chồng 35,23 ± 6,06 tuổi, vợ: 30,49 ± 4,18 tuổi. Thời
gian vô sinh 5,57 ± 3,68 năm. 100% trường hợp thu được tinh trùng mào tinh, không có trường hợp nào chuyển
sang tinh trùng tinh hoàn. Thời gian thực hiện PESA trung bình: 6,86 ± 3,51 phút. Nếu tỷ lệ ống sinh tinh có
tinh trùng trên tổng số ống sinh tinh của mặt cắt lớn hơn 40% thì khả năng thu đủ tinh trùng là 60% với thời
gian dưới 10 phút.
Kết luận: Sinh thiết tinh hoàn là một yếu tố giúp tiên lượng thành công khi thực hiện hút tinh trùng mào
tinh qua da.
Từ khoá: hút tinh trùng mào tinh qua da, sinh thiết tinh hoàn.
ABSTRACT
THE PROGNOSTIC ROLE OF TESTICULAR BIOPSY IN PERCUTANOUS EPIDIDYMAL SPERM
ASPIRATION
Mai Ba Tien Dung, Nguyen Thanh Nhu, Pham Huu Duong, Dang Quang Tuan, Pham Van Hao,
Nguyen Ho Vinh Phuoc * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 212 - 216
Introduction: Infertility ratio is 15%, azoospermia is a cause of male infertility and accounted for 14%.
Invitro Fertilization with percutanous epididymal sperm aspiration (PESA) has opened a new horizon in male
fertility treatment.
Objective: Evaluating the predict factor of testicular biopsy in PESA technique.
Methods: All obstructive azoospermia patients underwent scrotal exploration at Department of Andrology
– Binh Dan hospital and have been indicated IVF with PESA at Tu Du hospital, from April 2009 to April 2010.
Results: 78 patients. The husband average age was 35.23 ± 6.06 years old and 30.49 ± 4.18 years old for
their wives. Infetility time was 5.57 ± 3.68 years. Sperm was retrieved in 100% of cases, no case had to switch to
testicular sperm extraction (TESE). PESA average time was 6.86 ± 3.51 min. If the ratio of the spermatogenesis
tubules with sperm over the total number of spermatogenesis tubules on a surface was more than 40%, then the
chance of retrieving enough sperm was of 60% with the procedure time was less than 10 minutes.
Conclusions: Testicular biopsy was a predict factor of PESA.
∗ Khoa Nam học, Bệnh viện Bình Dân
Tác giả liên lạc: ThS. Mai Bá Tiến Dũng ĐT: 0913809110 Email: maibatiendung@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 213
Keywords: PESA, testicular biopsy.
ĐẶT VẤN ĐỀ
14% các trường hợp vô sinh là vô tinh,
nguyên nhân có thể do bất thường sinh tổng
hợp tinh trùng hoặc bế tắc đường dẫn tinh(1).
Trước đây, phẫu thuật nối ống dẫn tinh – mào
tinh do tắc mào tinh hay nối ống dẫn tinh sau
triệt sản(9) đã mang lại kết quả khả quan và bệnh
nhân có thể có con tự nhiên. Tuy nhiên, nếu
phẫu thuật thất bại, người bệnh đành chấp nhận
tình trạng vô sinh hoặc nhận con nuôi. Năm
1993, Palermo(7), đã tiến hành thành công tiêm
tinh trùng vào bào tương trứng và mở ra một
bước ngoặc mới cho điều trị vô sinh nam. Tinh
trùng có thể lấy ở ống dẫn tinh, mào tinh hay
tinh hoàn và được tiêm vào bào tương trứng.
Hiện nay kỹ thuật này đã được triển khai và áp
dụng tại các trung tâm hỗ trợ sinh sản trên thế
giới và Việt Nam(6, 12). Năm 1998 tại Việt Nam,
Khoa Hiếm muộn – bệnh viện Từ Dũ đã thực
hiện thành công thụ tinh trong ống nghiệm
(TTTON) với tinh trùng trong tinh dịch(2) Năm
2002, Nguyễn Thành Như(6) đã thực hiện trích
tinh trùng mào tinh để TTTON. Điều này đã mở
ra một hướng đi mới cho các cặp vợ chồng
tưởng như vô vọng trong ước muốn có con của
chính mình.
Đối với các trường hợp vô tinh bế tắc (VTBT)
có chỉ định hút tinh trùng mào tinh qua da
(percutanous epididymal sperm aspiration,
PESA) để TTTON, vấn đề đặt là những yếu tố
ảnh hưởng đến thành công của thủ thuật này.
Do đó, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này
nhằm mục tiêu khảo sát giá trị tiên lượng của
sinh thiết tinh hoàn trong PESA.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu lâm sàng tiến cứu mô tả thực
hiện trên tất cả các trường hợp VTBT có chỉ định
PESA để TTTON. Bệnh nhân đã được phẫu
thuật thám sát bìu tại Khoa Nam học – Bệnh
viện Bình Dân, có kết quả sinh thiết tinh hoàn
với sinh tinh bình thường ở ít nhất một tinh
hoàn, có chỉ định PESA để TTTON tại Khoa
Hiếm muộn bệnh viện Từ Dũ từ tháng 04 năm
2009 đến tháng 04 năm 2010.
Kỹ thuật hút tinh trùng mào tinh qua da
(PESA)
Bệnh nhân được gây tê thừng tinh bằng
Lidocaine 2% hai bên thừng tinh.
Sau khi cố định được mào tinh (MT) bằng
tay giữa các ngón tay, phẫu thuật viên dùng ống
tiêm có kim số 23G, đâm xuyên qua da vào mào
tinh, hút từ từ tới khi có dịch trong ống tiêm.
Dịch hút được sẽ đem kiểm tra dưới kính hiển vi
với độ phóng đại 100 lần để tìm tinh trùng (TT).
Hình 1: Hút tinh trùng mào tinh qua da (PES)
KẾT QUẢ
Có 78 trường hợp có chỉ định TTTON với
tinh trùng mào tinh của người chồng. Tuổi trung
bình của bệnh nhân là 35,23 ± 6,06 tuổi (24 - 53
tuổi). Thời gian vô sinh trung bình: 5,57 ± 3,68
năm (1 - 16 năm).
Kết quả giải phẫu bệnh của tinh hoàn phải
là: sinh tinh nửa chừng (1 trường hợp), sinh tinh
bình thường (77 trường hợp); tinh hoàn trái là:
sinh tinh bình thường (78 trường hợp, 100%)
Thời gian thực hiện PESA của mào tinh
phải: 6,86 ± 3,50 phút (2 – 10phút), mào tinh trái:
6,45 ± 5,12 phút (3 – 30phút).
Số lần thực hiện PESA của mào tinh phải:
3,82 ± 0,29 lần (1 – 10 lần), mào tinh trái: 3,02 ±
0,42 lần (1 – 10 lần).
Mật độ tinh trùng trung bình trong một
ống sinh tinh (OST), gọi tắt là mật độ TT OST, ở
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Ngoại Khoa 214
tinh hoàn phải là 15,09 ± 7,03 (0 – 30), tinh hoàn
trái là 16.27 ± 9,26 (3 – 45).
Đánh giá số lợng tinh trùng thu đợc
(bảng 1)
Bảng 1: Đánh giá số lượng tinh trùng thu được khi
thực hiện PESA
Số lượng
TT dư
Số lượng TT
đủ
Số lượng TT
thiếu
n % n % n %
Mào tinh phải 8 14,28 35 62,5 13 23,22
Mào tinh trái 4 12,12 25 75,76 4 12,12
Tổng 12 60 17
Tỷ lệ OST có TT so với tổng số OST trên một
mặt cắt mô tinh hoàn, gọi tắt là tỷ lệ OST
(bảng 2).
Bảng 2: Tỷ lệ số ống sinh tinh có tinh trùng so với
tổng số ống sinh tinh trên một mặt cắt mô tinh hoàn
Tinh hoàn phải Tinh hoàn trái
Tỷ lệ OST
n % n %
<10% 3 3,85 0 0
11 - 20% 5 6,41 9 11,54
21 – 30% 8 10,26 10 12,82
31 - 40% 9 11,54 2 2,56
41 - 50% 3 3,85 8 10,26
51 - 60% 4 5,13 0 0
61 - 70% 1 1,28 2 2,56
71 - 80% 4 5,13 8 10,26
81 - 90% 17 21,79 21 26,92
91 - 100% 24 30,77 18 23,08
Tổng 78 100 78 100
Trong bảng 2, có 67,94% trường hợp, chiếm
tỷ lệ cao nhất, với tỷ lệ OST ở tinh hoàn phải
trên 40%. Tương tự ở mặt cắt tinh hoàn trái,
73,8% trường hợp có tỷ lệ OST trên 40%.
Khảo sát mối tơng quan giữa tỷ lệ OST
với các yếu tố khi thực hiện PESA
Chúng tôi khảo sát mối liên quan giữa yếu
tố tỷ lệ OST (đặt tên là yếu tố A) với các yếu tố
số lượng tinh trùng thu được thực hiện PESA,
thời gian thực hiện PESA cũng như số lần thực
hiện PESA. Sử dụng phép kiểm χ2 với p<0,05
và hệ số tương quan r, chúng tôi có kết quả
như sau:
Bảng 3: Khảo sát mối tương quan giữa tỷ lệ OST với
số lượng tinh trùng, thời gian và số lần thực hiện
PESA
Khảo sát
mối liên
quan
Kết quả
χ2 Hệ số r Kết luận
A & số lượng
TT 153,428
r = 0,993
|r| = 0,993 ≤ 1
Tương
quan thuận
A & thời gian
thực hiện 271,491
r = -0,89, |r| =
0,89 ≤ 1
Tương
quan nghịch
Mào
tinh
phải
A & số lần
thực hiện 271,433
r = -0,868
|r| = 0,868 ≤ 1
Tương
quan nghịch
A & số lượng
TT 119,326
r = 0,778
|r| = 0,778 ≤ 1
Tương
quan thuận
A & thời gian
thực hiện 225,214
r = -0,199
|r| = 0,199 ≤ 1
Tương
quan nghịch
Mào
tinh
trái
A & số lần
thực hiện 225,14
r = -0,689
|r| = 0,689 ≤ 1
Tương
quan nghịch
Nhận xét:
- Với tỷ lệ OST càng tăng thì số lượng TT thu
được càng nhiều khi thực hiện PESA. Khi tỷ lệ
OST trên 40% thì số trường hợp thu được đủ TT
để TTTON là 60%.
- Tỷ lệ OST càng tăng thì số lần thực hiện
PESA càng giảm. Khi tỷ lệ OST trên 40% thì số
lần thực hiện PESA < 5 lần thu được đủ TT để
TTTON.
- Tỷ lệ OST càng tăng thì thời gian thực hiện
PESA càng giảm. Khi tỷ lệ OST trên 40% thì thời
gian thực hiện PESA dưới 10 phút thu được đủ
TT để TTTON.
Khảo sát mật độ TT OST với số lần PESA
Chúng tôi cũng khảo sát mối liên quan giữa
yếu tố mật độ TT OST (đặt tên là yếu tố B) với số
lần thực hiện PESA. Chúng tôi sử dụng phép
kiểm χ2 với p<0,05 và hệ số tương quan r, kết
quả như sau:
Bảng 4: Khảo sát mật độ TT OST với số lần thực
hiện PESA
Khảo sát mối liên
quan
Kết
quả χ2 Hệ số r Kết luận
B & số lần thực hiện
PESA phải 99,188
r = -0,846
|r| = 0,846 ≤ 1
Tương quan
nghịch
B & số lần thực hiện
PESA trái 78,04
r = -0,931
|r| = 0,931 ≤ 1
Tương quan
nghịch
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 215
Nhận xét:
- Hai yếu tố này có tương quan nghịch với
nhau. Do đó, mật độ TT OST càng tăng thì số lần
chọc hút mào tinh càng giảm.
- Khi mật độ TT OST > 15 thì số lần thực hiện
PESA để có đủ TT cho TTTON là dưới 5 lần.
BÀN LUẬN
Kết quả giải phẫu bệnh
Tất cả các trường hợp sinh thiết tinh hoàn tại
bệnh viện Bình Dân, mô tinh hoàn được cố định
trong dung dịch Bouin và chuyển sang khảo sát
hiện tượng sinh tinh tại Khoa Giải phẫu bệnh -
bệnh viện Từ Dũ. Kết quả giải phẫu bệnh khảo
sát hiện tượng sinh tinh cần trả lời các vấn đề
sau: số lượng OST trên mặt cắt, số OST có tinh
trùng và mật độ tinh trùng/OST. Tất cả các bệnh
nhân trong nghiên cứu này đều được thực hiện
sinh thiết tinh hoàn để khảo sát hiện tượng sinh
tinh và đều có đủ ba yếu tố trên.
Chỉ số Johnsen về mô học sinh tinh của tinh
hoàn ít có ý nghĩa trong xử trí lâm sàng(4). Trên
thực tế lâm sàng, các nhà giải phẫu bệnh phân
tích khả năng sinh tinh của mô tinh hoàn với
năm mức độ sau: xơ hoá các ống sinh tinh (thoái
hoá hyalin), hội chứng toàn tế bào Sertoli, ngừng
sinh tinh nửa chừng, giảm sinh tinh và sinh tinh
bình thường. Cách phân loại này có ý nghĩa
quan trọng trong điều trị vì dựa trên kết quả
phân loại này có thể trích tinh trùng tinh hoàn
để thực hiện TTTON. Theo Li-Ming Su(5), kết quả
giải phẫu bệnh khảo sát sinh tinh của tinh hoàn
còn là yếu tố tiên lượng thành công của trích
tinh trùng. Theo Silber(11), không thể tiên đoán
được tinh trùng ở mào tinh phải hay trái sẽ có
khả năng thụ thai cao hơn, khả năng lấy được
tinh trùng tốt từ mào tinh phụ thuộc vào khả
năng sinh tinh của tinh hoàn cũng như bất
thường về bế tắc.
Mối tơng quan giữa tỷ lệ số OST có tinh
trùng/tổng số OST trên một mặt cắt tinh
hoàn và số lợng tinh trùng thu đợc bằng
PESA
Theo Weinbauer(13), trong tinh hoàn người
đàn ông, hiện tượng sinh tinh xảy ra khoảng
60% – 80% ở ống sinh tinh. Trong nghiên cứu
của chúng tôi, khảo sát tỷ lệ OST có TT trên tổng
số OST trên một mặt cắt với yếu tố số lượng TT
thu được khi thực hiện PESA, bằng phép kiểm
χ2 khảo sát sự tương quan và hệ số r để khảo sát
hệ số tương quan, thì cả hai yếu tố đều có liên
quan chặt, có sự tương quan thuận. Tỷ lệ số OST
có TT/tổng số OST trên mặt cắt mô tinh hoàn
càng tăng thì số lượng TT thu được càng nhiều
khi thực hiện PESA.
Ở tinh hoàn phải tỷ lệ số OST có TT/tổng số
OST trên mắt cắt mô tinh hoàn trên 40% thì số
lượng TT thu được đủ và dư là 32 trường hợp
(57,14%) và ở bên trái là 23 trường hợp (69,69%).
Như vậy, với tỷ lệ số OST có TT/tổng số số OST
trên mặt cắt mô tinh hoàn trên 40% thì chúng ta
có thể ước đoán khoảng 60% trường hợp thực
hiện PESA có thể thu được đủ TT để TTTON.
Mối tơng quan giữa tỷ lệ số OST có TT/
tổng số OST trên mặt cắt mô tinh hoàn và
số lần thực hiện PESA
Rosenlund(8) thực hiện PESA trên cùng một
mào tinh nhiều lần đều cho kết quả thu được TT
tốt để TTTON. Tuy nhiên việc PESA nhiều lần gây
cho bệnh nhân căng thẳng, kéo dài thời gian thủ
thuật. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã khảo sát
mối tương quan giữa yếu tố tỷ lệ số OST có
TT/tổng số OST trên mặt cắt và số lần thực hiện
PESA với phép kiểm χ2 với p <0,05, kết quả hai yếu
tố này tương quan mạnh với nhau. Đồng thời khảo
sát hệ số tương quan r, kết quả là có sự tương quan
nghịch. Như vậy với tỷ lệ số OST có TT/tổng số
OST trên mặt cắt mô tinh hoàn càng tăng thì số lần
thực hiện PESA càng giảm.
Khi tỷ lệ số OST có TT/tổng số OST trên mặt
cắt mô tinh hoàn trên 40%, thì số lần thực hiện
dưới 5 lần ở tinh hoàn phải là 33 trường hợp
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Ngoại Khoa 216
(33/56 = 58,93%) và bên trái là 18 trường hợp
(18/33 = 54,45%). Đây là một cơ sở giúp các bác sĩ
lâm sàng khi thực hiện PESA có thể ước tính
được số lần thực hiện.
Mối tơng quan giữa tỷ lệ số OST có
TT/tổng số OST trên mặt cắt mô tinh hoàn
và thời gian thực hiện PESA
Chúng tôi cũng khảo sát mối liên quan giữa
yếu tố tỷ lệ số OST có TT/tổng số OST trên một
mặt cắt với yếu tố thời gian thực hiện PESA
bằng phép kiểm χ2 với p <0,05. Kết quả hai yếu
tố này có tương quan mạnh với nhau. Thực hiện
khảo sát hệ số tương quan r giữa hai yếu tố này,
cho thấy có sự tương quan nghịch. Như vậy với
tỷ lệ OST có TT/tổng số OST càng tăng thì thời
gian thực hiện PESA càng ngắn.
Trong nghiên cứu, khi tỷ lệ số OST có TT/tổng
số OST trên mặt cắt trên 40% thì có 46 trường hợp
(46/56= 88,14%) thời gian thực hiện PESA dưới 10
phút ở tinh hoàn phải và 21 trường hợp (21/33 =
63,64%) ở tinh hoàn trái. Do đó, với một trường
hợp có chỉ định thực hiện PESA, nếu tỷ lệ số OST
có TT/tổng số OST trên mặt cắt mô tinh hoàn trên
40% thì có thể tiên lượng được thời gian thực hiện
thủ thuật là khoảng 10 phút.
Khảo sát mật độ tinh trùng trung bình
trong một ống sinh tinh
Chúng tôi khảo sát mối liên quan giữa mật
độ TT trung bình trong một OST với số lần thực
hiện PESA, dùng phép kiểm χ2 với p<,0,05 có sự
tương quan nghịch giữa mật độ TT trung bình
và số lần thực hiện PESA. Kết quả của chúng tôi
phù hợp với công bố của Silber(10) và Goldstein(1):
khi mật độ TT trung bình/OST trên 15 tinh trùng
thì tỷ lệ thu được TT càng cao, cũng như số lần
thực hiện PESA càng giảm.
KẾT LUẬN
Sinh thiết tinh hoàn có giá trị tiên lượng
trong hút tinh trùng mào tinh qua da, với hai
yếu tố là tỷ lệ số ống sinh tinh có tinh trùng trên
tổng số ống sinh tinh của một mặt cắt mô tinh
hoàn và mật độ tinh trùng trung bình trong một
ống sinh tinh. Nhờ đó, các bác sĩ trước khi thực
hiện PESA có thể tiên đoán khả năng thành công
của thủ thuật này, và nếu khả năng thành công
thấp thì nên cân nhắc chuyển qua trích tinh
trùng tinh hoàn để tránh cho bệnh nhân phải
chịu đựng thời gian thực hiện PESA quá dài.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Goldstein M (2000). Surgical management of male infertility
and other scrotal disorders. In Campbell’s Urology, 7th Ed,
Philadelphia, W.B.Saunders, pp.1360-1362.
2. Hồ Mạnh Tường, Vương thị Ngọc Lan, Phạm Việt Thanh,
Nguyễn Thị Ngọc Phượng (2000). Thụ tinh trong ống
nghiệm: tiêm tinh trùng vào bào tương trứng. Thời sự y dược
học, bộ 5, số 3:114-118.
3. Irvine DS (1998). Epidemiology and etiology of male
infertility. Hum Reprod, 13 (1):33-44.
4. Johnsen SG (1970). Testicular biopsy score count – a method for
registration of spermatogenesis in human testis: normal values
and results in 335 hypogonadal males. Hormones,1:2-25.
5. Li-Ming Su, Palermo GD, Goldstein M, Lucinda
L, Rosenwaks VZ, Schlegel PN (1999). Testicular Sperm
Extraction With Intracytoplasmic Sperm Injection For
Nonobstructive Azoospermia: Testicular Histology Can
Predict Success Of Sperm Retrieval. J Urol, 161(1):112-116.
6. Nguyễn Thành Như, Phạm Hữu Đương, Nguyễn Ngọc Tiến,
Vương Thị Ngọc Lan, Vũ Lê Chuyên, Nguyễn Văn Hiệp
(2002). Bảy trường hợp trích tinh trùng từ mào tinh và ống
dẫn tinh bằng phẫu thuật để tiêm tinh trùng vào bào tương
trứng. Thời sự y dược học, bộ VII, số 4 :226-228.
7. Palermo G, Joris H, Deroey P (1992). Pregnancies after
intracytoplasmic sperm injection of single spermatozoon into
an oocyte. Lancet, 340:17-18.
8. Rosenlund B, Westlander G, Wood M, Lundin K, Reismer E,
Hillensjư T (1998). Sperm retrieval and fertilization in
repeated percutaneous epididymal sperm aspiration. Hum
Reprod, 13(10):2805-2807.
9. Silber SJ (1989). Results of microsurgical
vasoepididymostomy: Role of eipidymis in spermmaturation.
Hum Reprod, 493:298-303.
10. Silber SJ (1997). The use of epididymal sperm for the treatment of
male infertility. Int J Gynaecol Obstet, 11(4):739-752.
11. Silber SJ, Devroey P, Tournaye H, Van Steirteghem AC (1999).
Fertilizing capacity of epididymal and testicular sperm using
intracytoplasmic sperm injection (ICSI). J Formos Med Assoc.
,99(6):459-465.
12. Vương Thị Ngọc Lan, Hồ Mạnh Tường, Nguyễn Thành Như,
Đỗ Quang Minh, Đặng Quang Vinh, Phùng Huy Tuân (2003).
Điều trị vô sinh nam không có tinh trùng bằng kỹ thuật hút
tinh trùng từ mào tinh và tiêm tinh trùng vào bào tương
noãn. Y học thành phố Hồ Chí Minh, tập 7, phụ bản của số
1:52-59.
13. Weinbauer GF, Luetjens GM, Simoni M, Nieschlag E (2010).
Physiology of Testicular Function, Andrology Male
Reproduction Health and Dysfunction, Springer, pp.11-59.