Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở huyện Quỳnh Lưu

Quỳnh Lưu là địa phương có nhiều thế mạnh phát triển kinh tế toàn diện của tỉnh Nghệ An. Sau khi Chính phủ điều chỉnh một phần địa giới hành chính và dân số của huyện Quỳnh Lưu để thành lập thị xã Hoàng Mai, cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động của huyện đã có sự thay đổi. Tuy vậy, cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động của huyện chuyển dịch chậm. Đến nay, nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao. Lao động nông nghiệp vẫn dư thừa nhiều, trong khi đó lao động công nghiệp, dịch vụ còn thiếu. Lao động phổ thông là phổ biến, lao động qua đào tạo chiếm tỷ trọng thấp. Trong khi đó, để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế nhanh và bền vững, nguồn nhân lực chất lượng cao có vai trò rất quan trọng. Huyện cần phải có chiến lược và các biện pháp hữu hiệu để phát triển và sử dụng nguồn lực chất lượng cao. Bài viết tập trung phân tích thực trạng chất lượng nguồn nhân lực và nguồn nhân lực chất lượng cao; đề xuất các giải pháp đào tạo và sử dụng có hiệu quả nguồn lực này trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

pdf5 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 500 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở huyện Quỳnh Lưu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí KH-CN Nghệ AnSỐ 6/2015 [30] NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI Quỳnh Lưu có tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông - lâm - thủy sản cao Giải pHáp NâNG CAo CHất lượNG NGuồN NHâN lựC n PGS. TS. Nguyễn Đăng Bằng - Đại học Vinh Hoàng Văn Bộ - Huyện ủy Quỳnh Lưu Quỳnh Lưu là địa phương có nhiều thế mạnh phát triển kinh tế toàn diện của tỉnh Nghệ An. Sau khi Chính phủ điều chỉnh một phần địa giới hành chính và dân số của huyện Quỳnh Lưu để thành lập thị xã Hoàng Mai, cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động của huyện đã có sự thay đổi. Tuy vậy, cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động của huyện chuyển dịch chậm. Đến nay, nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao. Lao động nông nghiệp vẫn dư thừa nhiều, trong khi đó lao động công nghiệp, dịch vụ còn thiếu. Lao động phổ thông là phổ biến, lao động qua đào tạo chiếm tỷ trọng thấp. Trong khi đó, để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế nhanh và bền vững, nguồn nhân lực chất lượng cao có vai trò rất quan trọng. Huyện cần phải có chiến lược và các biện pháp hữu hiệu để phát triển và sử dụng nguồn lực chất lượng cao. Bài viết tập trung phân tích thực trạng chất lượng nguồn nhân lực và nguồn nhân lực chất lượng cao; đề xuất các giải pháp đào tạo và sử dụng có hiệu quả nguồn lực này trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện. 1. Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực ở huyện Quỳnh Lưu hiện nay Kinh tế huyện Quỳnh Lưu trong những năm qua phát triển toàn diện, đồng đều: tốc độ tăng trưởng GDP bình quân là 11,5%/ năm; thu nhập bình quân đầu người năm 2014 đạt 24,5 triệu đồng/năm; mức sống của nhân dân được cải thiện đáng kể; các lĩnh vực văn hóa - xã hội có bước phát triển khá đã tạo điều kiện nâng cao mức hưởng thụ các giá trị văn hóa tinh thần của nhân dân. Sự thành công đó một phần quan trọng là do nguồn nhân lực đóng góp. - Số lượng và cơ cấu nguồn nhân lực: So sánh trong tỉnh, Quỳnh Lưu là huyện có dân số đông. Theo số liệu điều tra năm 2009, dân số toàn huyện là 288.220 người, trong đó dân số nữ là 145.124 người (chiếm 50,53%). Số người trong độ tuổi lao động tăng bình quân 1%/năm. Lao động nam chiếm 52%, lao động nữ chiếm 48%. Lực lượng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp đang có xu hướng giảm, bình quân 1%/năm. Trong khi đó, lao động trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng, dịch vụ tăng lên tương ứng. Sự chuyển dịch cơ cấu lao động như trên thể hiện sự tiến bộ trong phân bổ lao động xã hội gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy vậy, nhìn một cách tổng quan, lực lượng lao động hàng năm cung vượt quá cầu. Dân số sống ở nông thôn từ 65-70% tổng dân số toàn huyện. ở HUYỆN QUỳNH LưU Tạp chí KH-CN Nghệ AnSỐ 6/2015 [31] NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI trên 30%. Thời gian nhàn rỗi trong lĩnh vực nông nghiệp tăng lên nhờ sử dụng máy móc và khoa học kỹ thuật. Một sự thật là lao động nông thôn di cư theo mùa vụ khá nhiều. Hàng năm vào dịp hè, lao động nông nghiệp tràn về các khu du lịch để mở quán hàng buôn bán, phục vụ du khách. Thu nhập của họ 3 tháng hè nhiều hơn thu nhập cả năm trong nông nghiệp. Đối với nguồn nhân lực công chức, viên chức từ huyện đến xã có bước phát triển cả về số lượng và chất lượng, cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương. Tổng số cán bộ, công chức cơ quan Đảng, Chính quyền và Đoàn thể huyện có 167 người, trong đó, trình độ chuyên môn thạc sỹ có 12 người (tỷ lệ 7,1%); đại học có 140 người (tỷ lệ 83,8%); trung cấp có 5 người (tỷ lệ 3%). Trình độ cử nhân, cao cấp chính trị có 40 người (tỷ lệ 23,95%); trung cấp chính trị có 27 người (tỷ lệ 16,2%). Đội ngũ cán bộ xã có trình độ chuyên môn đại học và cao đẳng trở lên cao hơn mức bình quân chung của tỉnh. Số cán bộ chưa qua đào tạo chỉ chiếm 6%. Số đã qua đào tạo đáp ứng được yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị tại địa phương. Đội ngũ công chức xã cơ bản đạt chuẩn trình độ chuyên môn theo quy định của Bộ Nội vụ và cao hơn bình quân chung của tỉnh, trong đó 29,9% có trình độ đại học, 69,3% trình độ cao đẳng và trung cấp. Theo tính toán của chúng tôi, nguồn nhân lực chất lượng cao ở huyện chỉ chiếm dưới 5% tổng số lao động. Số này chủ yếu đang làm việc tại các cơ quan dịch vụ hành chính công. Một số khác giữ chức cán bộ lãnh đạo, quản lý. Trong số này, trình độ năng lực - Về chất lượng nguồn nhân lực: Trong những năm qua, bình quân hàng năm có 5.200 lao động qua đào tạo nghề. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng dần từ 32,7% năm 2010 lên 46,9% hiện nay, trong đó, đào tạo các ngành nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ chiếm 69,8%; lao động được đào tạo các nghành nghề thuộc lĩnh vực nông - lâm - thủy sản chiếm 30,2%. Con số này cao hơn so với mức bình quân chung của cả nước. - Về trình độ nguồn nhân lực: Tính đến 30/12/2014, toàn huyện có 180.145 lao động trong độ tuổi, chiếm 63% dân số toàn huyện, trong đó, số lao động qua đào tạo chiếm 46,9%. Cơ cấu ngành nghề đào tạo đang chuyển hướng theo thị trường lao động. Người lao động không chạy theo bằng cấp đơn thuần. Họ ý thức được việc đào tạo phải gắn với sử dụng. Nhìn chung, một số lao động sau đào tạo đã phát huy tốt nghề được học, tự tìm việc làm, có thu nhập, biết tổ chức lao động có thu nhập cao hơn. Khảo sát 931 lao động được đào tạo nghề ngắn hạn theo chương trình 1956/TTg trên địa bàn 10 xã thì có 726 lao động đã phát huy tốt nghề được đào tạo, chiếm tỷ lệ 78%; có 82 lao động sau khi đào tạo đã chuyển sang làm nghề khác, chiếm tỷ lệ 8,8%; có 123 lao động chưa phát huy được nghề đào tạo, chiếm tỷ lệ 13,2%. Lao động làm việc trong khu vực phi chính thức chiếm Bảng 1: Cơ cấu lao động phân theo ngành Đơn vị tính: Người Năm 2010 2011 2012 2013 2014 1. Nông nghiệp 132.310 131.910 130.875 135.411 137.345 2. Công nghiệp - Xây dựng 29.149 30.803 31.801 23.412 26.297 Khai khoáng 8.480 8.559 8.645 8.232 9.776 Chế biến, chế tạo 10.049 11.038 11.824 10.255 11.521 Sản xuất và phân phối điện, khí đốt 298 309 319 115 118 Cung cấp nước 42 46 49 51 56 Xây dựng 10.230 10.851 10.964 4.759 4.826 3. Dịch vụ 24. 681 26.633 28.986 20.516 21.383 Nguồn: Số liệu của UBND huyện Quỳnh Lưu (Ghi chú: Số liệu năm 2013-2014 sau khi điều chỉnh 10 xã để thành lập thị xã Hoàng Mai) Tạp chí KH-CN Nghệ AnSỐ 6/2015 [32] NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI nghiệp tăng chậm. Công nghiệp địa phương phát triển tự phát, thiếu quy hoạch, hoặc có quy hoạch nhưng quy hoạch treo. Ví dụ, Khu công nghiệp Hoàng Mai đã được quy hoạch cách đây 15 năm, cơ sở hạ tầng đã được xây dựng, song vẫn còn thiếu các nhà đầu tư lớn. Khu Kinh tế Đông Hồi đã được quy hoạch nhưng vẫn chỉ nằm trên giấy. Vì thế, lực lượng lao động vẫn đóng băng trong ngành nông nghiệp, việc chuyển dịch lao động giữa nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ diễn ra quá chậm. Mặt khác, hiện nay có xu thế giảm dần diện tích đất sản xuất nông nghiệp, dẫn đến làm tăng số lao động nông nhàn trong nông nghiệp và giảm thu nhập của nhân dân. Ngay trong ngành nông nghiệp, muốn tái cơ cấu thì rất cần nguồn nhân lực chất lượng cao, nhưng việc phát triển nông nghiệp theo chiều sâu vẫn khó khăn. Làng rau Quỳnh Lương được cả nước biết đến cách đây 20 năm vậy mà đến nay vẫn chưa thể trở thành vùng rau sạch của tỉnh. Nông dân vẫn tự phát chạy theo cung cầu thị trường dẫn đến rau giá rẻ mà vẫn thừa. Nếu như huyện tập trung ứng dụng khoa học - công nghệ, đầu tư đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để trồng rau sạch xuất khẩu thì giá trị tăng lên hàng chục lần, mà lại không ô nhiễm môi trường. - Giáo dục và đào tạo vẫn được coi là cỗ máy cái đào tạo nguồn nhân lực, thế nhưng đào tạo ra không có nơi làm việc. Doanh nghiệp cấp huyện nhỏ bé không thể đầu tư, thu hút nhân lực chất lượng cao. Vì thế, nguồn nhân lực có trình độ đại học trở lên chủ yếu làm việc trong ngành Giáo dục và Y tế, số còn lại là công chức nhà nước, công an, bộ đội làm công ăn thực tế chưa đồng đều, cơ cấu chưa hợp lý. Một số có bằng cấp như thạc sỹ, tiến sỹ nhưng làm việc không đúng chuyên môn, đào tạo không bài bản, thiếu kiến thức thực tế, tư duy sáng tạo, kinh nghiệm công tác. Trong các doanh nghiệp và làng nghề, công nhân trung cấp nghề và lao động thủ công chủ yếu chưa qua đào tạo. Một bộ phận cao đẳng nghề khi tốt nghiệp không tìm được việc làm tại địa phương, phải tìm đến các thành phố lớn hoặc ra nước ngoài làm việc. 2. Một số hạn chế và khó khăn trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực huyện Quỳnh Lưu - Tốc độ tăng dân số của huyện còn ở mức cao, nhất là các xã ở vùng biển, vùng giáo, trong khi đó tốc độ phát triển kinh tế hàng năm và cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật chưa đồng bộ, chưa tạo áp lực nhu cầu học tập, chăm sóc sức khỏe của nhân dân. Chất lượng dân số còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn chiếm tỷ lệ cao (14%). - Hiện nay, cơ cấu ngành nghề trên địa bàn huyện bất hợp lý, chưa phát huy được lợi thế của huyện. Do sản xuất, kinh doanh bất hợp lý nên sản phẩm khó tiêu thụ. Điều đó làm cho nguồn nhân lực có hiện tượng vừa thừa, vừa thiếu. Nền nông nghiệp sạch, chất lượng cao chưa hình thành, giá trị gia tăng trong nông Bản đồ quy hoạch Khu công nghiệp Đông Hồi Tạp chí KH-CN Nghệ AnSỐ 6/2015 [33] NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI triển các cơ sở đào tạo nghề, gắn việc đào tạo nghề với các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương. Ký hợp đồng, liên kết với các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề có uy tín nhằm đào tạo nhân lực chất lượng cho các ngành có nhu cầu nhân lực trình độ cao như xây dựng, giao thông, cơ khí, công nghệ thông tin, viễn thông, tài chính ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, đáp ứng yêu cầu thị trường lao động hiện tại và tương lai. Tích cực tổ chức các trường, lớp đào tạo ngắn hạn cho lao động nông nghiệp bị thu hồi đất, lao động muốn chuyển nghề, lao động xuất khẩu. Quan tâm tới việc chăm sóc sức khỏe của người lao động, tuyên truyền, khuyến khích, động viên người lao động có ý thức trong việc học tập, nâng cao kiến thức, tay nghề cho bản thân. Đây là vấn đề vừa giúp người lao động tìm được nhiều cơ hội việc làm cho chính mình, và dần khắc phục được tình trạng yếu kém trong chất lượng nguồn lao động của huyện. - Nhóm giải pháp thứ ba: Gắn đào tạo với sử dụng hợp lý nguồn nhân lực có chất lượng. Yêu cầu đặt ra đối với Quỳnh Lưu hiện nay là khai thác hiệu quả nguồn nhân lực hiện có. Quản lý và sử dụng đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, chuyên gia, thợ lành nghề. Cần thực hiện chặt chẽ, nghiêm túc, công khai việc tuyển chọn lao động nhằm thu hút người tài, người có năng lực, bố trí đúng người đúng việc. Đặc biệt quan tâm đến chất lượng lao động ở các xã vùng sâu, vùng giáo, vùng ven biển, vùng có làng nghề. - Nhóm giải pháp thứ tư: Xây dựng môi trường sống và làm việc hấp dẫn. Xây dựng Quỳnh Lưu thành nơi đáng sống, làm việc và cống hiến. Phải bố trí đúng người, đúng việc trong mỗi cơ quan, tổ chức; kết hợp đa dạng hóa công việc để mỗi người có thể giỏi một việc nhưng biết nhiều việc. Thực hiện công bằng trong đánh giá năng lực, và đề bạt cán bộ. Phải khuyến khích bằng vật chất và tinh thần đối với lao động giỏi. Tích cực thu hút lực lượng lao động chất lượng cao cho khu vực nông nghiệp và nông thôn, để khai thác các lợi thế của huyện, nhất là kinh tế biển. Một thực tế hiện nay là nhiều con em của huyện tốt nghiệp các trường đại học lớn không muốn trở về quê làm việc. Hầu hết sinh viên ra trường muốn ở lại các thành phố, thị xã, khu đô thị dễ tìm kiếm việc làm. Vì vậy, phải đẩy mạnh công tác đào tạo nghề tại chỗ cho người lao động; đẩy mạnh phát triển kinh tế hàng hóa, dịch vụ ở nông thôn; có chính sách ưu đãi để thu hút lực lượng lao động có chất lượng về nông thôn, phục vụ nông nghiệp. lương. Đó là chưa nói đến chất lượng giáo dục còn nhiều hạn chế, một số đào tạo ra không làm được việc. Một số chấp nhận làm việc trái ngành nghề để có việc làm. Một số khác muốn vào nhà nước để có công việc ổn định. Tỷ lệ lao động qua đào tạo vốn đã thấp, lại mất cân đối ngành nghề; số lao động tham gia học nghề chưa phù hợp với cơ cấu và định hướng phát triển kinh tế theo vùng và huyện; có sự tách rời giữa đào tạo và sử dụng, giữa đào tạo và việc làm. - Nhận thức về yêu cầu chất lượng nguồn nhân lực của một bộ phận cán bộ cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể và nhân dân chưa đầy đủ; chưa thực sự quan tâm công tác tạo nguồn, quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng cán bộ, nên nguồn cán bộ ở các xã vùng đặc thù, vùng giáo còn mỏng. Một bộ phận cán bộ công chức, viên chức chưa đáp ứng được yêu cầu về phẩm chất, năng lực, tinh thần trách nhiệm, kỹ năng nghề nghiệp, trình độ quản lý kinh tế, quản lý nhân sự, tin học, ngoại ngữ. 3. Một số giải pháp Để xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, về lâu dài phải có giải pháp mang tính dài hạn, căn cơ. Chúng tôi mạnh dạn đề xuất các giải pháp sau đây. - Nhóm giải pháp thứ nhất: Muốn phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, trước hết cần phải tạo ra nhu cầu về nguồn nhân lực đó. Muốn thúc đẩy nhu cầu nhân lực chất lượng cao cần phải xây dựng các mô hình sản xuất lớn trong nông nghiệp và công nghiệp dịch vụ ở địa phương; tái cấu trúc lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng; quy hoạch và xây dựng các cụm công nghiệp hỗ trợ ở các xã như Quỳnh Châu, Quỳnh Hoa, Tân Thắng, Tiến Thủy, Quỳnh Thọ, Quỳnh Nghĩa phục vụ cho công nghiệp ở Nghi Sơn (Thanh Hóa), thành phố Vinh; khuyến khích, tạo điều kiện hình thành và phát triển các doanh nghiệp đủ mạnh, đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp để thực hiện công nghiệp hóa nông thôn. - Nhóm giải pháp thứ hai: Xã hội hóa trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Nhà nước tạo lập hành lang pháp lý thuận lợi, cơ chế khuyến khích đào tạo nhân lực chất lượng cao cung cấp cho các ngành cần thiết, cấp bách. Huy động nguồn vốn đầu tư, phát Tạp chí KH-CN Nghệ AnSỐ 6/2015 [34] NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI huyện; gắn chặt chẽ giữa chiến lược phát triển nguồn nhân lực với giáo dục và đào tạo. Cần đánh giá đúng nhu cầu về số lượng, chất lượng nguồn nhân lực của từng ngành, từng xã thị trấn, để xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực sát thực tế. 4. Kết luận Quỳnh Lưu là huyện lớn của tỉnh Nghệ An, nguồn nhân lực tương đối dồi dào, nhân dân có truyền thống cần cù, chịu khó, hiếu học. Tuy nhiên, tỷ lệ nguồn nhân lực chất lượng cao còn thấp. Đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật viên giỏi, lao động lành nghề còn ít. Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao chưa phát huy hiệu quả. Vì vậy, không tránh khỏi tình trạng lao động vừa thừa, vừa thiếu. Những tồn tại, bất cập trên có nhiều nguyên nhân cả về chủ quan và khách quan. Vấn đề đặt ra trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hiện nay là phải đẩy mạnh nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông, đào tạo nghề, đào tạo bồi dưỡng cán bộ; nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực hiện có; xây dựng môi trường tâm lý, xã hội đồng thuận để thu hút lao động chất lượng cao phục vụ phát triển nông nghiệp ở nông thôn. Quỳnh Lưu phải đi lên từ thế mạnh nông nghiệp, kết hợp công nghiệp chế biến, dịch vụ; hiện đại hóa nông nghiệp, dựa vào nông nghiệp để phát triển công nghiệp dịch vụ; tập trung phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cho nông nghiệp, nâng cao năng suất và giá trị sản phẩm nông nghiệp, từ đó rút lao động ra khỏi nông nghiệp để phát triển các ngành, nghề khác là nhiệm vụ trọng tâm từ nay đến năm 2020./. - Nhóm giải pháp thứ năm: Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, nâng cao năng lực quản lý của chính quyền về phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong các ngành, địa phương, cán bộ, đảng viên và nhân dân về yêu cầu, nội dung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hiện nay. Xác định rõ nguồn nhân lực là tài nguyên quý giá nhất, phải làm cho mọi người thấy rõ vai trò và trách nhiệm trong việc đào tạo và sử dụng nhân lực, xem đây là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của các cơ sở đào tạo, doanh nghiệp và của mỗi người lao động. - Nhóm giải pháp thứ sáu: Cần xây dựng được chiến lược và dự báo nhu cầu, xu hướng phát triển nguồn nhân lực gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Tài liệu tham khảo 1. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 3. Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 13/3/2012 của Tỉnh ủy Nghệ An về phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực giai đoạn 2011-2020. 4. Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Quỳnh Lưu lần thứ XXVI, nhiệm kỳ 2010-2015. 5. Thực trạng phát triển bền vững ở Việt Nam, Báo cáo quốc gia tại Hội nghị cấp cao của Liên hợp Quốc về phát triển bền vững (RIO + 20), tháng 5/2012. 6. Võ Xuân Tiến, Một số vấn đề về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng - số 5 (40)/2010. Làng rau Quỳnh Lương - Quỳnh Lưu
Tài liệu liên quan