Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh cho Công ty Cổ phần nước khoáng Khánh Hoà

Nghiên cứu này tập trung đánh giá khả năng cạnh tranh của Công ty Cổ phần nước khoáng Khánh Hoà bằng việc sử dụng các công cụ đánh giá gồm hệ thống các chỉ tiêu, hệ thống ma trận. Qua đó tìm ra điểm mạnh, điểm yếu bên trong công ty và những cơ hội, những mối đe dọa mà công ty có thể gặp phải, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cho công ty. Kết quả nghiên cứu cho thấy hiện tại công ty đang đối mặt với rất nhiều khó khăn và những mối đe dọa, khả năng cạnh tranh của công ty chưa cao nhưng cũng đạt ở trên mức trung bình toàn ngành. So với các đối thủ cùng được đánh giá thì khả năng cạnh tranh của công ty này nhìn chung là yếu hơn nhưng vẫn có thể cạnh tranh và đứng vững được trên thị trường.

pdf8 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 509 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh cho Công ty Cổ phần nước khoáng Khánh Hoà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 10 - Thaùng 6/2012 GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CHO CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC KHOÁNG KHÁNH HOÀ LÊ THỊ XOAN (*) DƯƠNG TRÍ THẢO (**) TÓM TẮT Nghiên cứu này tập trung đánh giá khả năng cạnh tranh của Công ty Cổ phần nước khoáng Khánh Hoà bằng việc sử dụng các công cụ đánh giá gồm hệ thống các chỉ tiêu, hệ thống ma trận. Qua đó tìm ra điểm mạnh, điểm yếu bên trong công ty và những cơ hội, những mối đe dọa mà công ty có thể gặp phải, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cho công ty. Kết quả nghiên cứu cho thấy hiện tại công ty đang đối mặt với rất nhiều khó khăn và những mối đe dọa, khả năng cạnh tranh của công ty chưa cao nhưng cũng đạt ở trên mức trung bình toàn ngành. So với các đối thủ cùng được đánh giá thì khả năng cạnh tranh của công ty này nhìn chung là yếu hơn nhưng vẫn có thể cạnh tranh và đứng vững được trên thị trường. Từ khoá: Khả năng cạnh tranh, hệ thống chỉ tiêu, đề xuất giải pháp, đối thủ, hệ thống ma trận ABSTRACT The study focused on assessing the competitiveness of the Khanh Hoa Mineral Water Joint Stock Company by using the assessment tools including indicator system and the system matrix, thereby finding strengths and weaknesses within the company and the opportunities, threats that the company may face and basing on the proposed measures in order to improve competitiveness for the company. The results showed that this company is currently facing many difficulties and threats. In comparison with the rivals, the competitiveness of this company is generally weaker. However it still can be competitive and viable in the market. Keywords: competitiveness, indicator system, the proposed measure, rival and system matrix. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ (*) (**) Công ty cổ phần Nước khoáng Khánh Hoà (CPNKKH) tiền thân là Xí nghiệp Nước khoáng Đảnh Thạnh, được thành lập năm 1990 ở Xã Diên Tân, Huyện Diên Khánh, Tỉnh Khánh Hoà. Ngày 07/09/1995 UBND tỉnh Khánh Hoà ra quyết định số 2393 QĐ-UB đổi tên Xí nghiệp Nước khoáng Đảnh Thạnh thành Công ty Nước (*)ThS, Trường Cao đẳng nghề Nha Trang (**)TS, Trường Đại học Nha Trang khoáng Khánh Hoà, và đến ngày 21/01/2006 xí nghiệp chính thức trở thành Công ty cổ phần Nước khoáng Khánh Hoà theo quyết định số 190 QĐ-UBND của UBND tỉnh Khánh Hoà. Qua hơn 21 năm đầu tư xây dựng và phát triển, đến nay, Công ty đã là một trong những doanh nghiệp phát triển vững mạnh, khẳng định được thươn g hiệu trên thị trường và trở thành một trong những thương hiệu nước khoáng mạnh trên thị GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CHO CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC KHOÁNG KHÁNH HOÀ trường miền Trung - Tây Nguyên. Tuy vậy, ngành nước uống hiện tại có hơn 1.000 doanh nghiệp (cả nước khoáng và nước tinh khiết) trên khắp cả nước. Trong đó, chỉ riêng nước khoáng đã có trên 20 nhãn hiệu, như LaVie, Vĩnh Hảo, Evian, Thạch Bích, Đảnh Thạnh, Vital, Dakai, Laska, Vikoda, Miocen, Water Maxx, Cosevco Bang, Quanh Hạnh, Thanh Tân, Suối Xanh, Tiến Hải và Kim Bôi... Điều này đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp sản xuất nước uống đang có rất nhiều đối thủ. Không ngoại lệ, hiện tại Công ty CPNKKH cũng đang có rất nhiều đối thủ, trong đó có nhiều đối thủ trực tiếp và rất mạnh như Lavie, Vĩnh Hảo, Aquafina. Do vậy, việc nâng cao khả năng cạnh tranh cho công ty này là điều hết sức cần thiết trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt hiện nay. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp thu thập số liệu, thông tin Thông tin thứ cấp: Thu thập từ các tài liệu của công ty (báo cáo tài chính,) internet, các nghiên cứu đi trước và các giáo trình có liên quan (đã dẫn ở mục tài liệu tham khảo). Thông tin sơ cấp: dùng phương pháp điều tra khách hàng và phỏng vấn các chuyên gia gồm Ban giám đốc và các trưởng phòng trong Công ty Cổ phần Nước khoáng Khánh Hoà (10 người) Về điều tra khách hàng: Với phương pháp chọn mẫu thuận tiện và ngẫu nhiên, số lượng khách hàng điều tra là 200. Các thông tin thu thập để đo lường mức độ cảm nhận của khách hàng về chất lượng, mẫu mã, giá, tình hình phân phối sản phẩm, Về điều tra chuyên gia: các chuyên gia được điều tra để đánh giá về các yếu tố có ảnh hưởng hay quyết định đến KNCT của DN mà ta không định lượng được. Các đối thủ cùng được đánh giá gồm Lavie, Vĩnh Hảo, Aquafina. 2.2. Phương pháp xử lí thông tin * Đối với thông tin thứ cấp: Dùng phương pháp chọn lọc, trích dẫn tài liệu, tổng hợp số liệu, tính toán một số chỉ tiêu cần thiết. * Đối với thông tin sơ cấp: Thông tin từ điều tra khách hàng: được tổng hợp bằng excel và rút ra kết luận.Thông tin từ chuyên gia: Tổng hợp số liệu, sau đó tính điểm số trung bình của các chuyên gia. 2.3. Phương pháp đánh giá khả năng cạnh tranh 2.3.1. Phương pháp dùng nhóm chỉ tiêu * Các chỉ tiêu định lượng - Vốn: được xem là một trong những yếu tố quyết định nhiều nhất đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có vốn lớn mới có khả năng đầu tư cho nguồn nhân lực hùng mạnh hay công nghệ hiện đại. Vốn của doanh nghiệp gồm vốn ngắn hạn và dài hạn, được lấy từ bảng báo cáo tài chính của các công ty để so sánh, đánh giá. - Thị phần: được dùng trong nghiên cứu này là thị phần tương đối. Đối thủ được so sánh để tính thị phần tương đối là Lavie (đối thủ mạnh nhất xét theo doanh số) - Tỉ suất chi phí cho một đơn vị sản phẩm LÊ THỊ XOAN - DƯƠNG TRÍ THẢO Chỉ tiêu này được tính theo công thức sau: * Các chỉ tiêu định tính gồm: Mức độ đa dạng SP, nguồn nhân lực, công nghệ, khả năng quản lí điều hành doanh nghiệp, thương hiệu, lòng trung thành của khách hàng. Các chỉ tiêu này do không định lượng được nên sẽ được đánh giá bằng cách so sánh với các đối thủ cạnh tranh bằng phương pháp chuyên gia, kết quả được thể hiện trong ma trận hình ảnh cạnh tranh. 2.3.2. Phương pháp dùng ma trận hình ảnh cạnh tranh Theo phương pháp này, các nhân tố/chỉ tiêu thể hiện hay có ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ được các chuyên gia đánh giá về ảnh hưởng của nó đến KNCT của doanh nghiệp. Sau đó số liệu sẽ được tổng hợp và tính điểm bình quân của các chuyên gia để đưa vào ma trận hình ảnh cạnh tranh. Kết quả đánh giá của các chuyên gia sẽ phản ánh KNCT của các DN cùng được đánh giá (Lavie, Vĩnh Hảo, Aquafina) . 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Kết quả đánh giá khả năng cạnh tranh của công ty bằng hệ thống chỉ tiêu 3.1.1. Về vốn đầu tư Vốn đầu tư là yếu tố rất quan trọng quyết định đến KNCT của các doanh nghiệp. Doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh mới có khả năng đầu tư để có được nguồn nhân lực mạnh, công nghệ hiện đại, từ đó mới làm tiền đề nâng cao KNCT cho doanh nghiệp. Đối với Công ty CPNKKH thì kết quả thể hiện ở bảng 1 cho thấy vốn của Công ty rất nhỏ so với các đối thủ cùng được đánh giá, đặc biệt là so với Lavie và Aquafina. Điều này là nguyên nhân chủ yếu làm cho KNCT của công ty này yếu hơn so với các đối thủ này. Bảng 1: Tổng vốn của một số công ty đvt: nghìn đồng Thương hiệu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Giá trị Tỉ trọng(%) Giá trị Tỉ trọng (%) Giá trị Tỉ trọng (%) Vĩnh Hảo 126.399.516 12,37 138.900.567 11,45 159.735.652 10,92 Lavie 398.056.897 38,95 521.012.213 42,94 673.453.765 46,02 Aquafina 450.428.872 44,08 501.102.121 41,30 572.859.945 39,15 Đảnh Thạnh 46.963.709 4,60 52.365.309 4,32 57.252.862 3,91 Tổng cộng 1.021.848.994 100,00 1.213.380.210 100,00 1.463.302.224 100,00 Nguồn: Bảng báo cáo tài chính của các công ty GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CHO CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC KHOÁNG KHÁNH HOÀ Bảng 2. Cơ cấu vốn và khả năng thanh toán của Công ty CPNKKH Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Hệ số tự tài trợ 1,50 0,52 0,48 Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn 1,06 1,39 1,68 Hệ số khả năng thanh toán lãi vay 1,15 1,19 1,33 Hệ số khả năng thanh toán nhanh 0,74 0,98 0,86 Nguồn: số liệu tác giả tính toán Tuy nhiên thông qua một số chỉ tiêu bổ sung để thấy rõ hơn về tình hình tài chính của công ty này thể hiện trong bảng 2 thì: Hệ số thanh toán nhanh nhỏ hơn 1 cho thấy công ty chưa đủ khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ, nhưng hệ số thanh toán nợ ngắn hạn và lãi vay cao, đồng thời hệ số tự tài trợ của công ty trong các năm xấp xỉ 0,5 cho thấy tình hình tài chính của công ty khá an toàn. Như vậy ta thấy rằng, về tiềm lực tài chính thì Công ty CPNKKH yếu hơn nhiều so với các đối thủ cùng được đánh giá, nhưng Công ty này có điểm mạnh là có tình hình tài chính khá an toàn. 3.1.2. Về thị phần Theo số liệu thu thập được từ bảng báo cáo tài chính của các công ty, doanh thu của Lavie các năm 2008, 2009, 2010 lần lượt là 274.100.765 đồng; 331.977.634 đồng; 412.021.246 đồng. Doanh thu của Đảnh Thạnh – Vikoda các năm 2008, 2009, 2010 lần lượt là 66.894.997 đồng; 82.156.280 đồng; 101.643.018 đồng. Như vậy ta tính được thị phần tương đối của Đảnh Thạnh – Vikoda so với Lavie các năm 2008, 2009, 2010 lần lượt là 24,405%, 24,748% , 24,669%. Điều này cho thấy rằng so với đối thủ đang được đánh giá mạnh nhất hiện nay là Lavie thì thị phần của Đảnh Thạnh – Vikoda còn nhỏ, thể hiện sức cạnh tranh của Đảnh Thạnh – Vikoda so với Lavie còn yếu. Tuy nhiên ta cũng thấy rằng thị phần tương đối của Đảnh Thạnh – Vikoda có xu hướng tăng nhẹ từ năm 2008 đến 2010. Điều này cho thấy công ty này vẫn có khả năng đứng vững được trên thị trường. 24.405 24.748 24.669 24.2 24.3 24.4 24.5 24.6 24.7 24.8 thị phần(%) năm 2008 năm 2009 năm 2010 năm Biểu đồ thị phần tương đối Biểu đồ: Thị phần tương đối của Đảnh Thạnh- Vikoda (so với Lavie) 3.2. Kết quả đánh giá KNCT của công ty bằng phương pháp chuyên gia 3.2.1. Kết quả đánh giá bằng ma trận hình ảnh cạnh tranh Kết quả đánh giá bằng ma trận hình ảnh cạnh tranh cho thấy Đảnh Thạnh – Vikoda có KNCT thấp hơn so với các đối thủ cùng được đánh giá, cụ thể Lavie được đánh giá với điểm số cao nhất là 3,678, tiếp theo là Aquafina với điểm số chỉ thấp hơn Lavie một chút là 3,656, tiếp đến là Vĩnh Hảo được đánh giá là 3,164, cách khá xa hơn so với Aquafina và Lavie. Cuối cùng là Đảnh Thạnh - Vikoda được đánh giá thấp nhất nhưng với số điểm là 2,979 vẫn LÊ THỊ XOAN - DƯƠNG TRÍ THẢO cho thấy KNCT của Đảnh Thạnh – Vikoda khá cao trong ngành (điểm đánh giá là 2,5 được cho là mức trung bình so với toàn ngành). So với các đối thủ là Lavie, Vĩnh Hảo, Aquafina thì điểm mạnh của Đảnh Thạnh – Vikoda là giá (thấp hơn đối thủ) và mức độ đa dạng sản phẩm. Điểm yếu là khả năng tài chính, trình độ nhân viên, chiến lược marketing, khả năng quản lí, thương hiệu, hình thức mẫu mã. Như vậy ta thấy so với các đối thủ cùng được đánh giá thì Đảnh Thạnh – Vikoda có nhiều điểm yếu, khả năng cạnh tranh thấp hơn. STT Các yếu tố Mức độ quan trọng Đảnh Thạnh Lavie Vĩnh Hảo Aquafina Phân loại Điểm số Phân loại Điểm số Phân loại Điểm số Phân loại Điểm số 1 Thương hiệu 0,125 3,42 0,428 3,98 0,498 3,68 0,460 3,96 0,495 2 Chất lượng SP 0,128 3,24 0,415 3,89 0,498 3,15 0,403 3,88 0,497 3 Mẫu mã SP 0,066 2,22 0,147 3,78 0,249 3,65 0,241 3,81 0,251 4 Giá 0,101 3,72 0,376 2,69 0,272 3,17 0,320 2,71 0,274 5 Quảng cáo 0,040 2,87 0,115 3,93 0,157 2,92 0,117 3,67 0,147 6 Kênh phân phối 0,073 2,25 0,164 3,93 0,287 2,89 0,211 3,88 0,283 7 Đa dạng SP 0,059 3,16 0,186 2,63 0,155 3,18 0,188 2,61 0,154 8 Tài chính 0,117 2,41 0,282 3,98 0,266 2,88 0,337 3,94 0,461 9 Công nghệ 0,083 3,22 0,267 3,88 0,322 3,34 0,277 3,87 0,321 10 Nhân lực 0,057 2,51 0,143 3,97 0,226 2,54 0,145 3,98 0,227 11 Quản lí 0,086 3,03 0,261 3,96 0,341 3,11 0,267 3,95 0,340 12 Trung thành của khách hàng 0,064 3,06 0,196 3,24 0,207 3,10 1,198 3,23 0,207 Tổng cộng 1,000 2,979 3,678 3,164 3,656 Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả điều tra chuyên gia 3.2.2. Kết quả điều tra khách hàng Kết quả điều tra khách hàng tác giả thực hiện trong tháng 05/2011 trên địa bàn thành phố Nha Trang như sau: Về khả năng nhận biết thương hiệu Đảnh Thạnh – Vikoda: 95% số người được hỏi cho là biết, 5% cho là không biết . Về khả năng nhận biết logo của Đảnh Thạnh – Vikoda: 8% cho là không nhớ, 48% nhớ không rõ, 44% là nhớ. Về khả năng nhận biết công dụng nước khoáng: 5% cho là để bồi bổ chữa bệnh, 43% cho là để giải khát, 54% cho là có cả hai tác dụng. Về chất lượng: 14% cho là rất ngon, 54% cho là ngon, 32% cho là bình thường, không có ai cho là dở và rất dở.Về bao bì, mẫu mã sản phẩm: 6% cho là xấu, 32% cho là khá đẹp, 62% cho là bình thường, không có ai cho là GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CHO CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC KHOÁNG KHÁNH HOÀ rất đẹp và rất xấu.Về sự khác biệt hóa sản phẩm: 8% cho là rất thấp, 17% cho là thấp, 44% cho là vừa, 19% cho là cao, 12% cho là rất cao. Như vậy, kết quả điều tra trên cho thấy khách hàng đánh giá khá cao về chất lượng, họ quan tâm nhiều đến sản phẩm của công ty, cho biết thương hiệu này đã tạo được sự chú ý của k hách hàng. Tuy nhiên họ vẫn chưa nhận biết rõ về công dụng SP. Về hình thức mẫu mã và mức độ khác biệt hóa sản phẩm cũng chưa được đánh giá cao. Như vậy trong nghiên cứu này ta thấy Công ty CPNKKH có điểm mạnh là chi phí sản xuất thấp nên kéo theo giá bán thấp (điểm đánh giá là 3,72), sản phẩm đa dạng (điểm đánh giá là 3,16). Điểm yếu là vốn (điểm đánh giá là 2,41), công tác marketing (điểm đánh giá là 2,25), khả năng quản lí điều hành (điểm đánh giá là 3,03), chất lượng nguồn nhân lực(điểm đánh giá là 2,51), mẫu mã sản phẩm (điểm đánh giá là 2,22). Trong các yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, yếu tố chất lượng sản phẩm được đánh giá là quan trọng nhất (trọng số 0,128), tiếp theo lần lượt là giá trị thương hiệu (trọng số 0,125), tiềm lực tài chính (trọng số 0,117), giá (trọng số 0,101), khả năng quản lí điều hành (trọng số 0,086), công nghệ (trọng số 0,083), chiến lược marketing (trọng số 0,073), hình thức mẫu mã (trọng số 0,066), mức độ đa dạng sản phẩm (trọng số 0,059), trình độ nhân viên (trọng số 0,057), quảng cáo (trọng số 0,040). Như vậy để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình, công ty nên chú trọng vào những yếu tố có mức độ quan trọng (trọng số) cao hơn. Tuy nhiên theo các chuyên gia kinh tế thì trong tương lai yếu tố “giải pháp marketing” sẽ được chú trọng nhiều hơn. 4. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP Bằng các phương pháp đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp ta thấy rằng, so với các đối thủ cùng được đánh giá là Lavie, Aquafina và Vĩnh Hảo thì khả năng cạnh tranh của Đảnh Thạnh – Vikoda nhìn chung là yếu hơn. Điểm mạnh của Đảnh Thạnh – Vikoda so với các đối thủ là có giá bán thấp, sản phẩm đa dạng, giá thành thấp. Điểm yếu là tiềm lực tài chính, chất lượng nguồn nhân lực, khả năng quản lí điều hành, chiến lược marketing, công nghệ, hình thức mẫu mã. Tuy nhiên so với toàn ngành thì KNCT của Công ty này vẫn được đánh giá là trên mức trung bình ngành. Hiện tại vẫn còn gặp nhiều khó khăn như vốn nhỏ, chất lượng nguồn nhân lực thấp, các đối thủ gây áp lực cạnh tranh cao, Tuy vậy, công ty luôn có doanh thu và lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước. Tiềm lực tài chính tuy yếu nhưng an toàn, thị phần nhỏ nhưng luôn duy trì được tốc độ tăng doanh số ngang với đối thủ mạnh nhất là Lavie. Có thể nói rằng KNCT của Công ty này không mạnh nhưng có thể chấp nhận được, vẫn có thể tồn tại và đứng vững được trên thị trường trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt hiện nay. Nghiên cứu này tập trung đánh giá khả năng cạnh tranh của Công ty Cổ phần nước khoáng Khánh Hoà, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp để nâng cao khả năng cạnh tranh cho công ty này. Để đánh giá khả năng cạnh tranh và đề xuất giải pháp nâng cao khả năng cho công ty, chúng tôi sử dụng phương pháp chuyên gia và phương pháp điều tra khách hàng. Bên cạnh đó so sánh với ba đối thủ cạnh tranh là Lavie, Vĩnh Hảo và Aquafina. Để nghiên cứu có tính tổng quát và chính xác hơn, ta cần tiến hành các nghiên cứu tiếp theo trên phạm vi LÊ THỊ XOAN - DƯƠNG TRÍ THẢO rộng hơn trong ngành nước uống, các chuyên gia nên được điều tra ở tất cả các doanh nghiệp cùng được đánh giá nói riêng và trong ngành nước uống nói chung. Khách hàng cũng nên được điều tra trên phạm vi rộng hơn, tất cả những nơi mà sản phẩm của DN được tiêu thụ. Qua tìm hiểu đánh giá về khả năng cạnh tranh của công ty và dựa trên kết quả đánh giá của các chuyên gia, đồng thời so sánh khả năng cạnh tranh với các công ty khác (gồm Lavie, Vĩnh Hảo và Aquafina), ta có thể đề xuất một số biện pháp để nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty như sau: Duy trì mạng lưới phân phối tại các thị trường hiện tại, đồng thời mở rộng hệ thống phân phối ra các thị trường khác. Kết quả điều tra khách hàng cho thấy các khách hàng khá hài lòng về sản phẩm của công ty. Sản phẩm của công ty được phân phối khá rộng, tuy nhiên chỉ tập trung nhiều ở các thị trường lân cận và hiện tại đã có nhiều đối thủ. Do vậy, muốn tăng được thị phần, công ty cần mở rộng thị trường, nhưng đồng thời phải giữ được các khách hàng cũ. Vì tiềm lực tài chính của công ty còn yếu, công ty nên thâm nhập vào các thị trường nhỏ, nơi mà các đối thủ chưa thâm nhập nhiều như các vùng nông thôn và đô thị nhỏ. Duy trì chiến lược giá thấp so với đối thủ mạnh So với các đối thủ cùng được đánh giá thì Đảnh Thạnh – Vikoda có chi phí sản xuất thấp hơn do tận dụng được nguồn nhân công rẻ, nguồn nguyên liệu nước khoáng dồi dào, chấ t lượng cao, dễ khai thác. Nhưng bên cạnh đó, chất lượng sản phẩm của công ty được đánh giá là thấp hơn, đặc biệt là hình thức mẫu mã chưa đẹp, chiến lược marketing cũng yếu hơn, do đó công ty nên duy trì chiến lược giá thấp để có thể cạnh tranh được với các đối thủ này. Nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã Mặc dù sản phẩm của công ty được đánh giá là có chất lượng khá cao nhưng vẫn thấp hơn so với Lavie, Aquafina. Mẫu mã sản phẩm chưa được khách hàng đánh giá cao, do vậy nâng cao chất lượng và cải tiến mẫu mã sản phẩm là vấn đề cần thiết. Đẩy mạnh công tác marketing, trong đó đặc biệt chú trọng công tác quảng bá thương hiệu để mở rộng thị trường, cải tiến mẫu mã SP Hiện nay công tác marketing của công ty được đánh giá là yếu hơn nhiều so với Lavie và Aquafina. Điều này là do đội ngũ nhân viên phụ trách bộ phận này còn quá mỏng, trong khi đó xu hướng hiện nay của các doanh nghiệp là cạnh tranh bằng các chiến lược marketing. Để làm được điều này, trước hết công ty cần phải tăng cường lực lượng cho đội ngũ phụ trách bộ phận còn được cho là quá mỏng này. Đổi mới máy móc thiết bị Hiện tại công ty có một số máy móc đã xuống cấp do đầu tư đã lâu (dây chuyền sản xuất sản phẩm chai thủy tinh đầu tư năm 1994, hệ thống lạnh phân xưởng 3 sản xuất sản phẩm chai Vikoda). Điều này đã làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm, do vậy những máy móc này rất cần phải đổi mới. Huy động vốn Tiềm lực tài chính của công ty còn rất yếu so với các đối thủ, đó cũng là nguyên nhân dẫn đến thị phần của công ty nhỏ, sức cạnh tranh thấp. Công ty cần có nguồn vốn lớn hơn để mở rộng quy mô, tăng sức cạnh tranh của mình. Về việc này đầu tiên công ty nên huy động nguồn vốn nhàn rỗi của nhân viên trong công ty hay những nơi thân GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CHO CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC KHOÁNG KHÁNH HOÀ cận, kiến nghị nhà nước tăng thêm vốn (vì công ty này có trên 50% vốn điều lệ là của nhà nước) hoặc có thể vay ngân hàng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Micheal Porter (1985), Lợi thế cạnh tranh, Nxb Trẻ. 2. Micheal Porter (1980), Chiến lược cạnh tranh , Nxb Khoa học và Kĩ thuật Hà Nội. 3. Giáo trình kinh tế chính trị (2007), Nxb Giáo dục. 4. James Craig & Rober Grant (1993), Strategy Management, Publisher: London: Kogan Page. 5. Lê Chí Hoà (2008), Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trước thách thức hội nhập WTO , Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội. 6. Trần Việt Hùng (2006), Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty may Hồ Gươm, Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh, Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội. 7. Nguyễn Trần Quế (1976), Nghiê
Tài liệu liên quan