Nghiên cứu này là những phân tích, đánh giá những thuận lợi và bất lợi của các yếu tố môi
trường bên trong và bên ngoài của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Kiên
Giang. Nhằm mục đích xác định những giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng
này và làm cơ sở cho sự xây dựng chiến lược kinh doanh của ngân hàng trong giai đoạn kế tiếp.
Trên cơ sở tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong ngành, tác giả đã tổng hợp, phân
tích các nguồn cơ sở dữ liệu dựa vào các ma trận IFE, ma trận EFE, ma trận hình ảnh cạnh tranh
và ma trận SWOT. Nghiên cứu đã lựa chọn được những giải pháp chủ yếu để khắc phục những mặt
bất lợi của chi nhánh gồm: nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng cường hoạt động marketing,
nâng cao trình độ công nghệ thông tin, tăng cường hoạt động nghiên cứu và phát triển, kiểm soát
rũi ro tín dụng đối với khách hàng.
8 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 487 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn Kiên Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
33
Giải pháp nâng cao . . .
GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
KIÊN GIANG
Lưu Bá Hòa*, Nguyễn Thị Liên Diệp**
TÓM TẮT
Nghiên cứu này là những phân tích, đánh giá những thuận lợi và bất lợi của các yếu tố môi
trường bên trong và bên ngoài của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Kiên
Giang. Nhằm mục đích xác định những giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng
này và làm cơ sở cho sự xây dựng chiến lược kinh doanh của ngân hàng trong giai đoạn kế tiếp.
Trên cơ sở tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong ngành, tác giả đã tổng hợp, phân
tích các nguồn cơ sở dữ liệu dựa vào các ma trận IFE, ma trận EFE, ma trận hình ảnh cạnh tranh
và ma trận SWOT. Nghiên cứu đã lựa chọn được những giải pháp chủ yếu để khắc phục những mặt
bất lợi của chi nhánh gồm: nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng cường hoạt động marketing,
nâng cao trình độ công nghệ thông tin, tăng cường hoạt động nghiên cứu và phát triển, kiểm soát
rũi ro tín dụng đối với khách hàng.
Từ khóa: Năng lực cạnh tranh, phân tích môi trường cạnh tranh, ma trận SWOT, Agribank.
SOLUTIONS IMPROVE COMPETITIVENESS OF VIETNAM BANK FOR
AGRICULTURE AND RURAL DEVERLOPMENT IN KIEN GIANG
ABSTRACT
This study is the analysis and evaluation of the advantages and disadvantages of the
environmental factors inside and outside of the Bank for Agriculture and Rural Development
Branch of Kien Giang. Aims to identify solutions to improve the competitiveness of the bank and as
a basis for building the business strategy of the bank in the next stage.
On the basis of consultation with industry experts, authors synthesize, analyze the source
database based on the IFE matrix, EFE matrix, matrix images and SWOT matrix. Research has
selected some major solutions to overcome the disadvantages of the branch include: improving the
quality of human resources, strengthening marketing activities, improve information technology,
strengthening research activities and development, control credit risk for customers.
Keywords: Competitiveness, competitive environment analysis, SWOT matrix, Agribank.
Hình 1: Trình độ chuyên môn của nhân viên
* Ths. Lưu Bá Hòa, email: luubahoa@gmail.com
** PGS. TS. Nguyễn Thị Liên Diệp, Trường Đại học Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh.
34
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Sự phát triển không ngừng của thị
trường tài chính. Với sự tham gia của rất
nhiều tổ chức tài chính ở trong và ngoài
nước đã tạo nên một sự cạnh tranh khốc liệt
cho hệ thống ngân hàng nói chung và Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
(NHNN & PTNT hay Agribank) nói riêng.
Cả nước cũng như ở Kiên Giang, NHNN
& PTNT luôn luôn đối mặt với sự cạnh
tranh khốc liệt của các đối thủ. Bên cạnh
đó, NHNN & PTNT Kiên Giang còn phải
chịu ảnh hưởng do những rũi ro của nền
kinh tế tác động đến hoạt động của ngân
hàng. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới
xảy ra năm 2007, đến nay, ảnh hưởng của
cuộc khủng hoản đối với nền kinh tế nói
chung và ngành ngân hàng nói riêng vẫn
chưa chấm dứt hoàn toàn. Khủng hoảng này
chẳng những chỉ ảnh hưởng đến hệ thống
ngân hàng mà còn tác động vào các doanh
nghiệp và các đối tượng là khách hàng của
ngân hàng. Đó là một trong những nguyên
nhân làm tăng nợ xấu của ngân hàng và
mầm móng của sự khủng hoảng dẫn đến sụp
đổ hệ thống ngân hàng.
Để phát triển và tồn tại trước tình hình
cạnh tranh khốc liệt và khủng hoảng kinh tế
thì NHNN & PTNT Kiên Giang phải luôn
vận động, phải luôn đánh giá về bản thân
và đánh giá về thị trường. Để ngân hàng có
những lựa chọn, những giải pháp đúng đắn
và phù hợp nhằm để nâng cao lợi thế cạnh
tranh và xây dựng chiến lược phát triển
vững mạnh, đúng xu thế thị trường. Xuất
phát từ yêu cầu thực tế đó, tác giả đã chọn
nghiên cứu đề tài “Những giải pháp nâng
cao năng lực cạnh tranh của Ngân Hàng
Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn
Kiên Giang”.
2. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
Mục tiêu của nghiên cứu là phân tích đánh
giá thực trạng hoạt động kinh doanh của Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Kiên Giang. Xác định các điểm mạnh, điểm
yếu, cơ hội và thách thức trong lĩnh vực kinh
doanh của ngân hàng làm cơ sở để xây dựng
các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh
của chi nhánh.
Về phương pháp nghiên cứu, tác giả đã sử
dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp và
đánh giá của chuyên gia. Nghiên cứu cũng sử
dụng các công cụ hoạch định chiến lược như:
Ma trận IFE, EFE và ma trận SWOT. Các
yếu tố của môi trường được đánh giá bởi các
chuyên gia trong ngành.
Về phạm vi, nghiên cứu được thực hiện
qua khảo sát hoạt động kinh doanh dịch vụ
thương mại du lịch của ngân hàng Agribank
tại Kiên Giang từ năm 2009 đến năm 2011.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Hoạt động nổi bật của NHNN &
PTNT Kiên Giang:
Agribank Kiên Giang sở hữu một lực
lượng lao động dồi dào, nhiệt huyết. Tuy vậy,
yếu điểm của đa số lực lượng này chính là
các kỹ năng mềm như ngoại ngữ, kỹ năng làm
việc theo nhóm, kỹ năng trình bày, kỹ năng tư
duy và làm việc độc lập,... chưa được đầu tư
đúng mức. Hệ quả của điểm bất lợi này là sự
thiếu thực tế trong tư duy, khả năng hòa nhập
vào môi trường mới còn chậm. Chính con
người quyết định vấn đề huy động và sử dụng
vốn, chính con người là trung tâm của những
phát minh, sáng chế và sử dụng công nghệ.
Trong những năm qua, ngân hàng đã tập
trung đầu tư trang bị hệ thống công nghệ thông
tin bao gồm phần cứng, phần mềm, viễn thông
và các sản phẩm ứng dụng công nghệ kỹ thuật
35
Giải pháp nâng cao . . .
mới, hiện đại với kinh phí đầu tư tăng nhanh
qua các năm. Quy mô triển khai được mở rộng
từ trụ sở chính cho tới các chi nhánh khắp tỉnh
Kiên Giang. Hệ thống máy tính được liên kết
trong toàn ngành trên cơ sở mạng diện rộng
đã và đang phục vụ tích cực và hiệu quả cho
công tác xử lý các hoạt động nghiệp vụ ngân
hàng. Với việc ứng dụng CNTT và viễn thông
đã cho phép thay thế nhân viên bằng máy móc
đối với những công việc, nhiệm vụ lặp đi lặp
lại; làm cho khách hàng tham gia nhiều hơn
với hoạt động của ngân hàng thông qua công
nghệ tự phục vụ, có thể nói CNTT, viễn thông
và internet là nhân tố rất quan trọng góp phần
nâng cao hiệu quả, góp phần đa dạng hóa hoạt
động kinh doanh của ngân hàng, làm giảm
thiểu rủi ro trong các hoạt động,
Các điểm giao dịch thuộc chi nhánh, áp
dụng lãi suất bậc thang, tặng quà cho khách
hàng trong những dịp khai trương trụ sở
mới hay giới thiệu sản phẩm, dịch vụ mới...
Bên cạnh đó, để thu hút thêm khách hàng,
Agribank Kiên Giang cũng đã cử cán bộ về
các doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm, dịch
vụ của mình, liên kết với các trường đại học,
các trung tâm thương mại, các cơ quan, đơn
vị để đặt máy ATM tại các nơi này đồng thời
miễn phí cho sinh viên và cán bộ khi lập thẻ.
3.2. Những mặt hạn chế chủ yếu của
NHNN & PTNT chi nhánh Kiên Giang:
3.2.1. Những hạn chế về marketing:
Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt
động marketing của Agribank Kiên Giang vẫn
còn bộc lộ một số hạn chế nhất định như sau:
Đào tạo: Chưa có nhiều lớp đào tạo chính
quy, chuyên về marketing cho ngân hàng.
Nhìn chung, nguồn nhân lực về marketing còn
rất mới mẻ, non trẻ và khan hiếm. Bên cạnh
đó, vẫn chưa thực sự quan tâm đúng mức tới
công tác đào tạo đội ngũ cán bộ nghiệp vụ
chuyên sâu về Marketing cho Agribank Kiên
Giang. Chính điều này đã làm cho nội dung
Marketing của một số Chi nhánh trong hệ
thống Agribank Kiên Giang còn nghèo nàn,
kém tính hấp dẫn, không có tính chuyên
nghiệp, chưa thực sự mang tính hiện đại và
hội nhập.
Chi phí: Cũng cần phải nói tới những
chi phí mà một chiến dịch marketing của
Agribank Kiên Giang thực hiện. Chi phí này
phải nằm trong giới hạn chi phí marketing
do Bộ Tài chính quy định.
Bất cập: Một thực trạng tồn tại đó là
sự chồng chéo, trùng lắp trong hoạt động
marketing giữa Hội sở chính với các chi
nhánh. Chính sự chồng chéo này đôi khi
không những làm giảm đáng kể hiệu quả của
các hoạt động marketing mà còn có sự phản
tác dụng không mong muốn.
3.2.2. Những hạn chế của nguồn nhân lực:
Qua 24 năm hoạt động, NHNN & PTNT
Kiên Giang luôn phát triển và lớn mạnh.
Đến năm 2011, chi nhánh có 31 chi nhánh
và phòng giao dịch; với tổng số 426 cán bộ -
công nhân viên.
Việc tuyển dụng nhân sự được thực hiện
công khai minh bạch theo quy định của pháp
luật, của ngành như: thông báo tuyển dụng
trên các phương tiện thông tin đại chúng,
tiếp nhận hồ sơ thi tuyển tại chi nhánh
Năm 2011, chi nhánh được đã được NHNN
& PTNT Việt Nam tổ chức thi tập trung
tuyển chọn 8 cán bộ nâng tổng số cán bộ lên
426 người.
Từ hình 1 ta thấy, hầu hết nhân viên
của chi nhánh có trình độ Đại học, chiếm
đến 73,47%. Kế đến là trình độ dưới Đại
học 26,29%, đây là một nhược điểm trong
việc canh tranh so với đối thủ tuy nhỏ mà
năng động. Và chỉ có một cán bộ có trình
36
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
độ Thạc sĩ chiếm 0,24% không thể bù đắp
lại được sự mất mát trên.
Hình 1: Trình độ chuyên môn của nhân viên
Qua hình 2 - tỷ lệ trình độ ngoại ngữ, ta
thấy, một phần lớn nhân viên vẫn chưa có
chứng chỉ Anh Văn, tỷ lệ này chiếm đến 48%
tổng số nhân viên. Tức là cứ 2 người trong chi
nhánh thì có 1 người không có bằng Anh Văn
nào cả. Không biết Anh Văn là một khó khăn
trong trao đổi, học tập và đặc biệt là giao dịch
với người nước ngoài. Đây là một thiệt thòi
của chi nhánh, là một nhược điểm mang đến
bất lợi cho chi nhánh.
Hình 2: Trình độ ngoại ngữ và tin học của nhân viên (2011).
Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, yêu cầu
nắm bắt thông tin và xử lý thông tin ngày càng
bức thiết. Một trong những kênh cung cấp
thông tin nhanh và đa dạng chính là Internet.
Trên thực tế, một nữa số nhân viên chi nhánh
không có bằng tin học nào (xem hình 3 - tỷ lệ
trình độ tin học), đây là một thiệt thòi lớn nữa
cho chi nhánh. Trong khi, với tình hình phát
triển như hiện nay, công nghệ - thông tin đóng
vai trò quyết định cho sự phát triển.
3.2.3. Những hạn chế về công nghệ
thông tin:
Đồ thị máy ATM như hình 3 ta thấy, số
lượng máy ATM của Agribank là cao nhất, kết
đến là ngân hàng Vietcombank với 21 máy,
xếp kế là ngân hàng BIDV với 10 máy và sau
cùng là ngân hàng Vietinbank. Đây là một lợi
thế vượt trội của Agribank so với các đối thủ
cần được khai thác và sử dụng tốt.
Hình 3: Số lượng máy ATM của Agribank Kiên Giang.
Tuy nhiên, số lượng máy ATM vẫn chưa
tương xứng với số chi nhánh trực thuộc.
Ngoài ra, việc sử dụng công nghệ thông tin
và các phần mềm phục vụ cho hoạt động của
chi nhánh theo sự ứng dụng đồng loạt của
Agribank Việt Nam. Chi nhánh không chủ
động được và không tự quyết sử dụng các ứng
dụng phù hợp cho đặc điểm của chi nhánh.
Công tác quản trị, vận hành và duy trì ổn
định các hệ thống CNTT, các ứng dụng, hệ
thống máy chủ, hệ thống an ninh, trung tâm
dữ liệu, Cần phải có nguồn ngân sách lớn
và nhân lực chuyên biệt cao.
3.2.4. Những hạn chế về nghiên cứu và
phát triển:
Tại chi nhánh Kiên Giang, theo đánh của
những chuyên gia hoạt động nghiên cứu và
37
Giải pháp nâng cao . . .
phát triển của chi nhánh trong thời gian qua
chưa được quan tâm sâu sắc, chi nhánh vẫn
chưa có chương trình hành động cụ thể cho
nghiên cứu và phát triển của chi nhánh. Chưa
hình thành phòng nghiên cứu và phát triển rõ
rệt, chưa hình thành đầy đủ số lượng cán bộ
để phục vụ công việc nghiên cứu và phát triển
và chưa xác định được nhiệm vụ của cán bộ
nghiên cứu để có chế độ đãi ngộ phù hợp.
4. NHỮNG GIẢI PHÁP ƯU TIÊN
THỰC HIỆN NHẰM NÂNG CAO NĂNG
LỰC CẠNH TRANH CỦA NHNN &
PTNT KIÊN GIANG
4.1. Giải pháp nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực của NHNN & PTNT chi
nhánh tỉnh Kiên Giang đóng một vai trò then
chốt trong việc tạo ra thành công cho hoạt động
của chi nhánh, qua các phân tích nguồn nhân
lực của chi nhánh cho thấy nguồn nhân lực
của chi nhánh rất dồi dào và có kinh nghiệm
lâu năm. Tuy nhiên, cũng có nhược điểm là
một số lượng lớn những nhân viên chậm nắm
bắt các công nghệ thông tin hiện đại và ít kỹ
năng giao tiếp bằng ngoại ngữ so với các thế
hệ trẻ. Trong thời gian qua NHNN & PTNT
chi nhánh tỉnh Kiên Giang chỉ cử cán bộ tham
gia các chương trình đào tạo do NHNN &
PTNT Việt Nam tổ chức, mà chưa quan tâm
đến các chính sách đào tạo nhân viên của chi
nhánh. Số lượng cán bộ, viên chức, nhân viên
có trình độ sau đại học rất ít (1/462 người)
tỷ lệ 0,23%. Nhân viên muốn học lên cao để
nâng cao kiến thức gặp nhiều khó khăn trong
việc sắp xếp chưa có chính sách hổ trợ học
phí cho nhân viên khi học nâng cao kiến thức
hay nâng lương sau khi hoàn thành khóa học.
Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
thì NHNN & PTNT chi nhánh tỉnh Kiên
Giang cần thực hiện ngay các công việc sau:
- Xây dựng chiến lược phát triển nguồn
nhân lực phù hợp với chiến lược kinh doanh
của chi nhánh:
Sự phù hợp này dựa trên các khía cạnh
quan trọng sau: (1) sự phù hợp giữa tầm nhìn
và mục tiêu của chiến lược kinh doanh với
tầm nhìn và mục tiêu phát triển nguồn nhân
lực; (2) sự phù hợp giữa các kế hoạch kinh
doanh (kế hoạch vốn, kế hoạch nghiên cứu
và phát triển, kế hoạch marketing, ) với kế
hoạch quản trị nguồn nhân lực (như: tuyển
dụng, phân công, đào tạo).
- Thực hiện công tác dự báo nhu cầu
nguồn nhân lực của chi nhánh:
Việc dự báo nhân lực của chi nhánh có thể
dựa trên các kỹ thuật định tính, định lượng
hoặc cả hai. Việc dự báo này dựa trên quy mô
của tổ chức và cả quy mô tín dụng. Để thực
hiện điều này, chi nhánh cần xác định được
số lượng nhân sự cần thiết của các phòng ban
hoạt động và của các khâu công việc, để từ
đó tổng số lượng nhân sự một cách chính xác.
Căn cứ vào số lượng dự báo và số lượng
nhân sự thực tế của chi nhánh mà có hướng
tuyển dụng (nếu số lượng thực tế thiếu) hay
điều chỉnh số lượng nhân sự phù hợp khi thừa.
- Xây dựng hệ thống quản trị nguồn
nhân lực:
Hệ thống tuyển dụng và lựa chọn: Việc
tuyển dụng và lựa chọn cần theo đúng định
hướng chiến lược phát triển nguồn nhân lực
của chi nhánh, phù hợp về quy mô và cơ cấu
của chi nhánh. Phương pháp tuyển dụng cần
được lập kế hoạch rõ ràng, đặc biệt đối với
nguồn nhân lực chất lượng cao. Về công tác
tuyển chọn, phải dựa vào bảng phân tích
công việc và bảng tiêu chuẩn công việc để
lựa chọn những ứng viên phù hợp nhất và
trong quá trình phỏng vấn cần phải thực hiện
minh bạch công khai. Nên ưu tiên các ứng
38
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
viên có hộ khẩu tại Kiên Giang, vì đây là
nguồn nhân lực rất dể tiếp cận với các đối
tượng khách hàng có hộ khẩu trên địa bàn
tỉnh Kiên Giang.
Hệ thống phân công công việc và đánh giá
kết quả: Phân công công việc phải phù hợp
với trình độ và năng lực, vị trí và chức danh,
quyền lợi và trách nhiệm. Việc giám sát, đánh
giá kết quả công việc cần phải xây dựng chi
tiết các tiêu chuẩn của bảng công việc cho các
chức danh cụ thể. Từ đó, việc đánh giá nhân
lực có thể dựa trên các tiêu chuẩn đã được xây
dựng của tổ chức. Tuy nhiên, nguyên tắc đánh
giá cần đảm bảo tính công khai, minh bạch,
chính xác, dân chủ và toàn diện.
Hệ thống đào tạo và phát triển nhân lực:
Chi nhánh cần đẩy mạnh công tác đào tạo
chuyên môn và năng lực quản trị. Trong nội
bộ, các cán bộ nhân viên có kinh nghiệm của
chi nhánh sẽ chia sẽ kinh nghiệm kiến thức
cho các nhân viên khác tại nơi làm việc. Và
đào tạo từ các lớp theo yêu cầu của chi nhánh,
sau khi đào tạo phải có kiểm tra đánh giá, để
xem các hạng mục nào đạt được, các hạng
mục nào cần bổ sung. Chi nhánh cần có chính
sách hỗ trợ cho những nhân viên học tập nâng
cao kiến thức và kỹ năng chuyên môn bằng
các hình thức như: hỗ trợ về thời gian học tập,
hỗ trợ kinh phí học tập, khen thưởng hỗ trợ
tinh thần. Trong quá trình tuyển dụng, làm
việc và đánh giá công việc; tổ chức đã xác
định rõ năng lực của từng nhân viên để định
hướng vào các vị trí cụ thể như: chuyên viên,
nghiên cứu hoặc quản lý. Từ đó, chi nhánh có
hướng đào tạo và phát triển phù hợp cho từng
nhân viên và vị trí.
Hệ thống khen thưởng và khuyến khích:
Nên thực hiện cơ chế trả lương theo năng lực,
khen thưởng khi có thành tích đóng góp cho
tổ chức. Theo đó, hiệu quả đánh giá công việc
sẽ là cơ sở chính xác để xác định mức lương
và thu nhập của nhân viên.
Xây dựng chính sách thu hút và giữ nhân
tài: Cần xây dựng chính sách trả lương cao và
thưởng hưởng theo năng lực. Đây chỉ là một
chính sách đầu tiên trong các chính sách thu
hút và giữ chân người tài. Tuy nhiên, cần tạo
một môi trường làm việc thoải mái, văn hóa
làm việc thân thiện từ lãnh đạo đến nhân viên
cấp thấp nhất.
4.2. Giải pháp tăng cường hoạt động
marketing
Qua thực tiễn khảo sát khách hàng, và
qua ý kiến đánh giá của các chuyên gia cho
thấy công tác marketing của NHNN & PTNT
chi nhánh tỉnh Kiên Giang còn yếu, phần lớn
các chương trình khuyến mãi là do NHNN &
PTNT Việt Nam khởi xướng chung cho toàn
hệ thống. NHNN & PTNT chi nhánh tỉnh
Kiên Giang chưa có nhiều các chương trình
marketing cho riêng mình. Nhằm để tăng
cường hoạt động marketing góp phần giữ
vững và phát triển thị phần, nâng cao năng
lực cạnh tranh của mình NHNN & PTNT chi
nhánh tỉnh Kiên Giang cần thực hiện chiến
lược marketing hỗn hợp sau:
- Marketing phát triển sản phẩm:
Ngoài việc nâng cao chất lượng và cải
tiến các sản phẩm truyền thống, NHNN &
PTNT Kiên Giang cần tăng cường hoạt động
marketing để tập trung phát triển các sản
phẩm mới. Tăng cường marketing cho các
sản phẩm thanh toán nhập khẩu nhằm khai
thác thị trường nhập khẩu trong tỉnh bằng
các chiến dịch quảng cáo, nhân viên tiếp cận
trực tiếp, Và các sản phẩm thanh toán xuất
khẩu, các kênh truyền thông phải tiếp cận
được các doanh nghiệp kinh doanh nông sản
(lúa gạo) và thủy sản (tôm, cá đông lạnh) chủ
yếu ở huyện Châu Thành, Hòn Đất. Đây là
39
Giải pháp nâng cao . . .
một thị trường tiềm năng lớn cần tiếp cận khai
thác qua các kênh marketing.
- Marketing và xây dựng chính sách giá:
Trong chiến lược marketing của chi
nhánh, chính sách giá được xác định theo từng
thời kì, giai đoạn kinh doanh khác nhau. Các
chính sách về giá bao gồm cả các khuyến mãi,
chiết khấu hợp lý và đúng quy định cho từng
đối tượng khách hàng. Và chính sách giá cũng
cần phù hợp với từng mức quy mô, tất nhiên
phải ưu tiên đối với quy mô lớn. Marketing
đối với giá là điều tra, nghiên cứu để áp dụng
chính sách giá phù hợp từng đối tượng, thời
gian và quy mô sẽ giúp kích thích sự phát
triển sản phẩm lớn mạnh hơn, thu hút nhiều
khách hàng hơn và tăng doanh số hơn.
- Chính sách phân phối:
Có sản phẩm và giá tốt chưa đủ để thành
công, mà đòi hỏi phải có một chính sách phân
phối sản phẩm đến tay khách hàng một cách
tốt nhất. Mạng lưới chi nhánh rộng khắp (với
31 chi nhánh khắp tỉnh) là một lợi thế lớn để
phân phối sản phẩm đến được tay khách hàng.
Cần tận dụng hệ thống chi nhánh để phát triển
sản phẩm rộng hơn nữa.
- Chính sách xúc tiến (promotion):
Chính sách này bao gồm một tập hợp các
hoạt động nhằm kích thích phát triển các sản
phẩm hiện tại và các sản phẩm mới; giúp tăng
sự trung thành của khách hàng hiện tại và thu
hút khách hàng tiềm năng; nâng cao uy tính
và hình ảnh của ngân hàng Agribank trên thị
trường. Nó bao gồm các công việc: quảng cáo
qua các kênh (truyền hình, báo và internet),
marketing trực tiếp (giao dịch cá nhân trực
tiếp, gửi thư, hội nghị khách hàng), khuyến
mãi, PR, Cụ thể, với các khách hàng trung
thành, quan trọng chi nhánh phải có thái độ
chăm sóc đặt biệt như: tặng quà sinh nhật,
tặng quà nhân dịp tết
Đồng thời, phải xây dựng một lực lượng
nghiên cứu thị trường bao gồm các đối thủ
cạnh tranh, khách hàng, chính sách pháp
luật, để hỗ trợ cho hoạt động marketing và
xây dựng các giải pháp kinh doanh đúng