Trong cuộc sống của chúng ta, giao tiếp đóng một vai trò rất quan trọng, ta dùng giao tiếp trong
học tập, làm việc, xây dựng nền tảng cho bản thân để kết nối, trao đổi thông tin và bổ trợ cho
nhiều họat động khác,. Đương nhiên, không gì có thể hoàn hảo và trong giao tiếp cũng thế, ta sẽ
dễ bắt gặp những lỗi giao tiếp cơ bản trong lời ăn tiếng nói hằng ngày. Ví dụ như: sự va vấp và sự
trùng lặp trong lời nói, những câu từ giao tiếp vô nghĩa,. đây là những lỗi mà sinh viên dễ mắc
phải trong giao tiếp hằng ngày. Đặc biệt là trong thời buổi hội nhập, mạng xã hội phát triễn như
ngày nay và vì những lỗi giao tiếp này luôn xuất hiện trong lời ăn tiếng nói của sinh viên, nên đôi khi
đã ngấm vào thói quen mà chính bản thân chúng ta cũng rất khó nhận ra nên việc ta nghiên cứu
kỹ hơn về vấn đề nhận biết lỗi giao tiếp, cách giao tiếp, cách sửa lỗi giao tiếp,. là khá quan trọng
và cần thiết.
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải pháp nhận biết các lỗi giao tiếp cơ bản thường gặp và cách sửa lỗi cho sinh viên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2303
GIẢI PHÁP NHẬN BIẾT CÁC LỖI GIAO TIẾP CƠ BẢN
THƯỜNG GẶP VÀ CÁCH SỬA LỖI CHO SINH VIÊN
Nguyễn Thanh Cương, Nguyễn Thị Hồng Khánh, Ngô Quốc Đạt
Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh
GVHD: TS. Lê Quang Hùng
TÓM TẮT
Trong cuộc sống của chúng ta, giao tiếp đóng một vai trò rất quan trọng, ta dùng giao tiếp trong
học tập, làm việc, xây dựng nền tảng cho bản thân để kết nối, trao đổi thông tin và bổ trợ cho
nhiều họat động khác,... Đương nhiên, không gì có thể hoàn hảo và trong giao tiếp cũng thế, ta sẽ
dễ bắt gặp những lỗi giao tiếp cơ bản trong lời ăn tiếng nói hằng ngày. Ví dụ như: sự va vấp và sự
trùng lặp trong lời nói, những câu từ giao tiếp vô nghĩa,... đây là những lỗi mà sinh viên dễ mắc
phải trong giao tiếp hằng ngày. Đặc biệt là trong thời buổi hội nhập, mạng xã hội phát triễn như
ngày nay và vì những lỗi giao tiếp này luôn xuất hiện trong lời ăn tiếng nói của sinh viên, nên đôi khi
đã ngấm vào thói quen mà chính bản thân chúng ta cũng rất khó nhận ra nên việc ta nghiên cứu
kỹ hơn về vấn đề nhận biết lỗi giao tiếp, cách giao tiếp, cách sửa lỗi giao tiếp,... là khá quan trọng
và cần thiết.
Từ khóa: Cơ bản, giao tiếp, giải pháp, nhận biết, sinh viên.
1 THỰC TRẠNG CÁC LỖI GIAO TIẾP
1.1 Lỗi giao tiếp
1.1.1 Sự va vấp và trùng lặp trong lời nói
Đây là một lỗi cơ bản thường thấy khi chúng ta nói chuyện hằng ngày, chúng ta kể chuyện, trao đổi
thông tin, làm việc nhóm hay thuyết trình thì trong lời nói mang tính chất dài, không thể nói một
mạch hết câu thì trong câu nói, người ta thường chọn cách ngắt câu nói đó ra thành nhiều phần rồi
chen giữa bằng các lỗi lặp từ như ‚a, um, ơ, rồi,...‛ đây có thể xem như là một cách ngắt dấu câu tự
động của não bộ, nhưng lại là bản chất vẫn là lỗi trong giao tiếp hằng ngày
Những lỗi này không hề lớn, nhưng đối với sinh viên nếu không biết cách sửa lỗi kịp thời thì sẽ gặp
rất nhiều bất tiện trong giao tiếp cũng như là khó truyền đạt đầy đủ ý tưởng của bản thân cho
những người xung quanh hoặc cho những mục đích muốn hướng đến ‚Văn ôn võ luyện‛ nếu như
chúng ta không tập luyện sửa lỗi thì những lỗi này tuy nhỏ nhưng sẽ ảnh hưởng nhiều đến chúng ta
trong cuộc sống.
1.1.2 Những câu giao tiếp vô nghĩa
Mạng xã hội hiện nay càng phát triễn khiến cho nhiều bạn sinh viên có nhiều khẩu ngữ riêng cho
mình, những câu cửa miệng nghe tuy vui tai với các bạn sinh viên nhưng thực ra trong giao tiếp
hằng ngày lại gây ra sự khó hiểu bất tiện khi các bạn chèn những khẩu ngữ vào trong câu nói.
2304
Tâm lý ưa hòa thuận khiến người Việt Nam luôn chủ trương nhường nhịn: Một sự nhịn là chín sự
lành vì thế nên trong ăn nói các bạn sinh viên thường hay ngại ngùng, mở miệng hay dùng những
câu từ không liên quan tới nội dung câu nói ví dụ như ‚vòng vo tam quốc‛, không bao giờ mở đầu
trực tiếp, đi thẳng vào đề như người phương Tây.
Truyền thống Việt Nam khi bắt đầu giao tiếp là phải vấn xá cầu điền, hỏi thăm nhà cửa ruộng
vườn. Cũng để đưa đẩy tạo không khí là truyền thống miếng trầu làm đầu câu chuyện [1]. Với thời
gian, chức năng ‚mở đầu câu chuyện‛ này của ‚miếng trầu‛ khó có thể thực thi trong thời buổi hiện
nay và có thể đưa ra một vài minh chứng rõ ràng về hiện tượng này. Thay vì nói ‚đồng ý‛ sinh viên
lại dùng ‚ok‛, ‚t nh yêu‛ thành ‚tềnh iu‛, biến đơn vị ngàn trong tiền tệ thành ‚k‛. Chê bai ai thì gọi là
‚c i bắp‛, ‚cục gạch‛, ‚sến‛. Lại còn lối bắt chước thành ngữ tạo nên những cụm từ vô nghĩa như:
‚chán như con gián‛, ‚ghét như con bọ chét‛, ‚nhỏ như con thỏ‛, ‚xinh như yêu tinh‛ Hay lối chơi chữ
dung tục, khiếm nhã như: ‚tốc độ bàn thờ‛ (tốc độ chết người), ‚báo lá cải‛ (tờ báo tự phát), ‚tin vịt‛
(không đáng tin cậy), ‚óc chó‛ (ngu ngốc), ‚hại não‛ (khó hiểu), ‚thiếu muối‛ (ngu dốt), Lại còn có kiểu
ghép từ nửa tây nửa ta hết sức khập khiễng: ‚Ugly tiger‛ (xấu hổ), ‚bye nhé‛ (tạm biệt), ‚4U‛ (For you
là cho bạn), ‚2NT‛ (Tonight tối nay), ‚G92U‛ (Good night to you). ‚y2k‛ (thế hệ năm 2000) Không
những thế, sinh viên ngày nay còn nảy sinh lối viết tắt hết sức buồn cười: ‚dzạy là zui ròi đó‛, ‚bjo
mk di dau‛, ‚vk ck vs nhau ko nen to tieng‛, ‚m wen no tu bjo‛ [2].
1.2 Nhận xét
Suy cho cùng, khi đề cập đến chủ đề này, nhóm DKC không phải là ‚vạch lá tìm sâu‛, dẫu biết rằng
những lỗi giao tiếp đã đề cập ở trên rất nhỏ, không đáng kể. Nếu có vài lần mắc phải các bạn cũng
sẽ không bị chỉ trích, tuy nhiên nếu khắc phục được thì sẽ mang lại hiệu quả cho cuộc giao tiếp của
chúng ta. Cũng như giúp bản thân vững vàng hơn, hạn chế việc ‚nhiễm‛ những câu từ vô nghĩa
đang lây lan mạnh mẻ trên mạng xã hội. Loại bỏ đi những khẩu ngữ mang tính chất vô dụng trong
câu nói.
Bản chất của giao tiếp là để diễn đạt ý tưởng của chúng ta, vậy thì câu nói trôi chảy, lưu loát sẽ giúp
sinh viên chúng ta tiếp cận nhau qua trao đổi thông tin dễ dàng hơn, thuận tiện hơn, gây được
thiện cảm với người nghe, mang lại hiệu quả trong buổi làm việc nhóm, tạo được sự chú ý với các
nhà tuyển dụng. Hơn thế nữa, việc chúng ta ăn nói lưu loát, cẩn thận, ít các lỗi giao tiếp sẽ góp
phần làm cho câu nói linh hoạt, có độ tin cậy nhất định, người nghe sẽ dễ có thiện cảm hơn khi
nghe ta nói. Những câu nói không có ‚um... ơ.... ngắt quãng‛... sẽ có hiệu quả hơn rất nhiều để
thuyết phục cũng như tạo lòng tin ở người nghe.
Việc sửa các lỗi trong giao tiếp tuy nhỏ nhưng mang lại nhiều ích lợi mà sinh viên cần lưu tâm. Hãy
tập rèn luyện để có thể ăn nói một cách lưu loát, dù chỉ là lời ăn tiếng nói hằng ngày, bạn sẽ cảm
thấy được sự thú vị khi lời nói không rườm rà, không câu nệ, ít lỗi giao tiếp sẽ tác động mạnh đến
người nghe như thế nào. Và với việc đang còn là sinh viên, sự cải thiện những lỗi giao tiếp sẽ giúp
chúng ta làm việc và học tập một cách hiệu quả hơn, trao đổi thông tin mượt mà hơn, tự tin hơn với
2305
bản thân. Cũng chính là tự trang bị kỹ năng giao tiếp đỉnh cao để bước vào đời sống, tìm kiếm
những cơ hội mới giúp thân thành công hơn.
2 GIẢI PHÁP SỬA CÁC LỖI THƯỜNG GẶP PHẢI TRONG GIAO TIẾP
2.1 Cách sữa lỗi sự va vấp và trùng lặp trong lời nói
Tương tự như "ừm" và "ờ", "thật đấy" đã trở thành một từ đệm được đưa vào câu một cách không
cần thiết. Những từ khác gồm có: Chỉ là... Như là... Thật ra thì.. Vậy thì... Thành thật mà nói... (cứ như
thể từ trước đến giờ bạn toàn nói dối vậy!) Từ đệm của bạn là gì? Có lẽ bạn có dùng mà bạn không
hề biết. Chúng ta dùng những từ này thường là do ‚nhiễm‛ từ người khác. Đôi khi chúng ta lại dùng
chúng một cách vô thức, như khi đang thuyết trình, khi đang hào hứng hay lo lắng, hoặc khi phải
đưa ra tin xấu.
LỜI KHUYÊN GIÚP TỪ BỎ CÁC TỪ ĐỆM Bạn không chắc mình có sử dụng một (hoặc hai) từ đệm hay
không ư? Hãy xem mình nói thế nào bằng cách quay video hoặc ghi âm. Camera không nói dối,
đặc biệt là khi chúng ghi lại cả âm thanh, bạn sẽ phát hiện trong vô thức mình có một số lỗi trong
lời nói, hãy cố gắng tìm ra và khắc phục.
Tập dừng lại nhiều lần khi nói. Sức mạnh của sự im lặng có tác động đáng kinh ngạc. Chỉ cần tạm
dừng khi nói. Hãy thử thách chính mình, chỉ được phép nói tiếp đoạn đang dang dở khi từ tiếp theo
bạn nói ra không phải là một từ đệm, mà là ý tiếp theo. Có thể bạn sẽ cảm thấy như mình đang
ngừng lại một cách bất tận, nhưng để làm hài lòng người nghe thì điều bạn đang làm không hề phí
hoài công sức đâu. Dần dần, những quãng ngừng sẽ ngắn đi. Điều chỉnh âm lượng. Âm lượng, cao
độ, và sự tự chủ khi cất lời sẽ làm hạn chế việc thêm những từ như "Ừ thì", và sẽ cuốn hút người
nghe hơn.
2.2 Cách sửa lỗi “từ ngữ, câu nói vô nghĩa” trong lời nói
Các bạn sinh viên cần Tiếp thu những yếu tố mới trên cơ sở có xem xét chọn lọc không cổ xúy, chạy
theo những xu hướng mà ngay chính bản thân cũng chưa hiểu chưa rõ. Các diễn đàn (forum) cần
xây dựng nội quy, quy chế rõ ràng, có cơ chế quản lý phù hợp. Hướng diễn đàn đến những nội
dung giao tiếp lành mạnh. Thầy cô - những người có ảnh hưởng trực tiếp đến các bạn sinh viên,
những người định hướng, giúp các em hoàn thiện vốn ngôn ngữ của mình .
Các bạn sinh viên phải chú trọng việc xây dựng trọng tâm câu nói, và khi nói chuyện phải ngắn gọn
súc tích, đầy đủ nội dung truyền đạt, tránh lan man dài dòng. Vì bản chất văn nói không giống văn
viết nên trong lời nói ta không cần sử dụng các biện pháp tu từ, nghệ thuật. Chính vì các bạn sinh
viên luôn nghĩ rằng nói cách nào cho hay thành ra lại tự làm khó bản thân mình, khiến cho câu nói
dài dòng, dư thùa và tạo ra nhiều câu từ vô nghĩa trong lời nói. Hãy thử lược bỏ đi các ‚nghi thức‛
làm cho câu nói dài dòng đi bạn sẽ thấy được hiệu quả rằng người nghe sẽ tiếp thu và hiểu ngay ý
các bạn muốn truyền đạt.
2306
Ngoài ra mạng xạ hội cũng ảnh hưởng rất nhiều, chúng ta dễ bị ‚nhiễm‛ những khẩu ngữ biếm
họa, không nội dung, các bạn nghe thì thấy vui tai, tuy nhiên khi đưa vào trong lời nói thì lại không
mang lại tác dụng, thậm chỉ còn bị phản tác dụng, khiến người nghe khó chịu, không đạt được mục
đích giao tiếp.
Nếu bạn đang là sinh viên, chúng tôi mong rằng bạn có thể sửa được những lỗi giao tiếp này, vì tuy
nhỏ nhưng ít nhiều nó có ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn. Hãy thử thay đổi bạn sẽ thấy trong
buổi làm việc nhóm của mình có hiệu quả hơn, quá trình truyền đạt thông tin của bản thân cũng
suôn sẽ, dễ hiểu hơn. Đúc kết được nhiều kinh nghiệm để có thẻ kết nối mọi người, kiếm được
nhiều cơ hội cho bản thân hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Một trăm điều nên biết về phong tục tập quán Việt Nam.
van-hoa/mieng-trau-la-dau-cau-chuyen-27702.htm truy cập ngày 26/4/2020.
[2] Nguyễn Thị Ngân, Trịnh Thị Ngọc Anh - Bộ môn Luật - Khoa LLCT và XH - Học viện NNVN, bài
khoa học Bàn về việc sử dụng ngôn ngữ giao tiếp của sinh viên hiện nay.
giao-ti-p-c-a-sinh-vien-hi-n-
nay?fbclid=IwAR37wRt4ioYl0rcIa5poouVmDjQI9LeokYgmvGlAWXkq_O5BsxphA6PLDS8 truy
cập ngày 24/4/2020.