Giải pháp phần mềm quản lý hệ thống thông tin du lịch: Trường hợp nghiên cứu cụ thể tại tỉnh Thái Nguyên

Xã hội càng phát triển thì nhu cầu du lịch của con người ngày càng được nâng cao, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, ngày càng có nhiều phần mềm, ứng dụng, tiện ích được nghiên cứu, sản xuất và triển khai áp dụng trong ngành du lịch. Trong một giới hạn và phạm vi nghiên cứu nhất định, bài viết “Giải pháp phần mềm quản lý hệ thống thông tin du lịch: nghiên cứu trường hợp cụ thể tại tỉnh Thái Nguyên” sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan về hệ thống các phần mềm công nghệ thông tin du lịch. Qua khảo sát tình hình nghiên cứu, triển khai ứng dụng các phần mềm CNTT trong ngành du lịch trên thế giới và ở Việt Nam, bài báo tiến hành xây dựng một “Hệ thống quản lý thông tin du lịch” - áp dụng cho trường hợp cụ thể tại tỉnh Thái Nguyên với nhiều tính năng, tiện ích, mang lại nhiều ý nghĩa thiết thực và hiệu quả kinh tế, góp phần hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế du lịch của tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới.

pdf9 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 548 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải pháp phần mềm quản lý hệ thống thông tin du lịch: Trường hợp nghiên cứu cụ thể tại tỉnh Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KINH TEÁ TAØI CHÍNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN36 Số 112 - tháng 2/2017 TRÖÔØNG HÔÏP NGHIEâN CÖÙU CUÏ THEÅ TAÏI TÆNH THAÙI NGUyEâN *Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Thái Nguyên ThS. LÊ QUANG ĐĂNG* ThS. NGUYỄN ANH CHUYÊN* GiAÛi PHAÙP PHAÀN MEÀM QUAÛN LYÙ HEÄ THOÁNG THOÂNG TiN DU LÒCH: Xã hội càng phát triển thì nhu cầu du lịch của con người ngày càng được nâng cao, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, ngày càng có nhiều phần mềm, ứng dụng, tiện ích được nghiên cứu, sản xuất và triển khai áp dụng trong ngành du lịch. Trong một giới hạn và phạm vi nghiên cứu nhất định, bài viết “Giải pháp phần mềm quản lý hệ thống thông tin du lịch: nghiên cứu trường hợp cụ thể tại tỉnh Thái Nguyên” sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan về hệ thống các phần mềm công nghệ thông tin du lịch. Qua khảo sát tình hình nghiên cứu, triển khai ứng dụng các phần mềm CNTT trong ngành du lịch trên thế giới và ở Việt Nam, bài báo tiến hành xây dựng một “Hệ thống quản lý thông tin du lịch” - áp dụng cho trường hợp cụ thể tại tỉnh Thái Nguyên với nhiều tính năng, tiện ích, mang lại nhiều ý nghĩa thiết thực và hiệu quả kinh tế, góp phần hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế du lịch của tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới. Từ khóa: Du lịch, phần mềm, công nghệ thông tin, hệ thống thông tin, Thái Nguyên. Software Solution Tourism Information System Management: Specific Case Studies in Thai Nguyen Province The more the society develop, the more sophiscatedly the travelling demand of people increase, along with the fast development of information technology, more and more softwares, applications, utilities are researched, manufactured and implemented for the tourism industry. In a limited and specific scope of research, the article “Software Solution Tourism Information System Management: Specific Case Studies in Thai Nguyen Province” provides an overview of the software system information technology tourism. Through the survey, development and application of IT software for the tourism sector in the world and in Vietnam, the article constructs an “tourism information system management” - applying case in Thai Nguyen province with more features, utility, bring significant practical and economic efficiency, contributing support for the development of Thai Nguyen tourism in the near future. Keywords: Tourism, software, information technology, information systems, Thai Nguyen 1. Mở đầu Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học và công nghệ (KH&CN) hiện đại, công nghệ thông tin (CNTT) ngày càng có những tác động sâu, rộng đối với mọi hoạt động du lịch của con người. Các sản phẩm CNTT, đặc biệt là các phần mềm ứng dụng, tiện ích đã và đang được triển khai rộng rãi trong hoạt động du lịch trên thế giới và ở Việt Nam. Tuy nhiên, qua khảo sát, phân NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 37Số 112 - tháng 2/2017 tích, đánh giá thực trạng ứng dụng CNTT trong phát triển kinh tế du lịch của tỉnh Thái Nguyên cho thấy, hiện nay có rất ít phần mềm CNTT được đưa vào ứng dụng cho hoạt động du lịch của tỉnh. Điều này đã làm giảm đi rất nhiều hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch và du khách. Để khắc phục hạn chế này, việc xây dựng một hệ thống quản lý thông tin du lịch thống nhất trong toàn ngành du lịch của tỉnh Thái Nguyên là vô cùng cần thiết. Vì vậy, giải pháp phần mềm “Quản lý hệ thống thông tin du lịch Thái Nguyên” đã được nhóm tác giả nghiên cứu, xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết đó. 2. khảo sát và phân tích thiết kế hệ thống 2.1. Khảo sát a) Tình hình nghiên cứu, triển khai ứng dụng các phần mềm CNTT trong ngành du lịch trên thế giới Các nghiên cứu về CNTT với ngành du lịch trên thế giới mới bắt đầu được triển khai mạnh mẽ trong khoảng hơn một thập niên trở lại đây, vì thế nó vẫn còn hết sức mới mẻ. Một số công trình tiêu biểu như: nghiên cứu của nhóm tác giả Anand V. Nath và Deepa Menon (2005) về vai trò của công nghệ thông tin trong ngành du lịch [1], nghiên cứu tổng quan về công nghệ thông tin trong ngành công nghiệp du lịch của Anjiu Gupta (2012) [2], nghiên cứu của Reza Karimidizboni (2013) về tác động của công nghệ thông tin vào ngành du lịch của Iran [3], hay nghiên cứu của Iris Mihajlovic (2012) về tác động của công nghệ thông tin trong phát triển du lịch của Croatia [4],... các nghiên cứu này ngoài việc luận giải vai trò, tác động của CNTT với ngành du lịch, còn làm sáng tỏ một số vấn đề liên quan đến ứng dụng CNTT trong ngành du lịch, chỉ ra các phần mềm, ứng dụng, các công nghệ đã và đang được triển khai áp dụng cho ngành du lịch. Cụ thể như: CRS (Computer Reservation Systems); GDSS (Global Distribution System and Information Services), Phần mềm cá nhân (Personalization software), thanh toán điện tử (Electrolic payment), các hệ thống dựa trên tri thức (Knowledge-based systems), các hệ thống thông tin địa lý (Geographic information systems - GIS), thực tế ảo (Virtual Reality) và Web Casting các công nghệ này mang lại nhiều lợi ích cho các nhà quản lý du lịch, các doanh nghiệp du lịch và du khách ở nhiều khía cạnh khác nhau. Trên thực tế, rất nhiều quốc gia đã triển khai mạnh mẽ hoạt động ứng dụng CNTT trong ngành du lịch như: Thái Lan đẩy mạnh ứng dụng e-marketing và digital marketing trong quảng bá du lịch, triển khai một số tour du lịch ảo (virtual tourism) tới các địa danh nổi tiếng và triển khai ứng dụng hỗ trợ du khách là người Hồi Giáo; Hàn Quốc phát triển nhiều ứng dụng, tiện ích trên thiết bị thông minh để hỗ trợ du khách như VisitKorea, SeulPass, Jihachul, SeulBus, KakaoTalk; Mỹ, Anh, Pháp, Hà Lan khai thác IoT (Internet of Things) để phát triển hệ thống khách sạn công nghệ cao với các phòng nghỉ thông minh (tự động điều chỉnh nhiệt độ, âm thanh, ánh sáng, màu sắc theo sở thích của khách), thiết bị hiện đại, tự động hóa trong giao dịch... b) Tình hình nghiên cứu, triển khai ứng dụng các phần mềm CNTT trong ngành du lịch tại Việt Nam Ở Việt Nam, các nghiên cứu về CNTT với ngành du lịch tuy không nhiều nhưng thực tế triển khai ứng dụng CNTT trong các hoạt động du lịch cũng đang diễn ra khá mạnh mẽ. Các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch một mặt triển khai ứng dụng các phần mềm quản lý văn bản và hỗ trợ điều hành, các phần mềm hỗ trợ hoạt động nội bộ (quản lý nhân sự, tiền lương, quản lý tài sản, phần mềm kế toán), phần mềm một cửa điện tử, dịch vụ công trực tuyến, một mặt đầu tư phát triển hạ tầng CNTT hỗ trợ cộng đồng và du khách (phủ sóng miễn phí wifi tại các điểm du lịch, phát triển các ứng dụng bản đồ điện tử, tìm đường, guide book). Các thành phố lớn của Việt Nam như Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh là những địa phương triển khai ứng dụng CNTT trong ngành du lịch mạnh mẽ nhất. Trong những năm qua, nhiều ứng dụng CNTT du lịch đã ra đời như: Đà Nẵng Phố, KINH TEÁ TAØI CHÍNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN38 Số 112 - tháng 2/2017 inDaNang, DanangZ, Go! Đà Nẵng, Hanoi Offline Travel Guide, Bus Map Hanoi, Ho Chi Minh City Travel Guide, Ho Chi Minh City Guide and Map, Travel Ho Chi Minh. Các doanh nghiệp du lịch Việt Nam cũng triển khai mạnh mẽ các phương thức tiếp thị điện tử qua mạng internet, phát triển các website du lịch, các ứng dụng booking online và online payment. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp du lịch lớn của Việt Nam cũng đã đưa vào nhiều phần mềm hỗ trợ quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như: phần mềm quản lý bán hàng, phần mềm quản lý doanh nghiệp, phần mềm quản lý nhân sự, các phần mềm kế toán - tài chính, Việc đưa vào sử dụng các hệ thống, phần mềm CNTT đã mang lại nhiều lợi ích cho ngành du lịch của Việt Nam ở cả góc độ quản lý (của các cơ quan du lịch), kinh doanh (của các doanh nghiệp du lịch) và hoạt động của khách du lịch. c) Tình hình nghiên cứu, triển khai ứng dụng các phần mềm CNTT trong ngành du lịch của tỉnh Thái Nguyên Thái Nguyên là tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển du lịch trong khu vực trung du, miền núi phía Bắc. Tuy nhiên, so với nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước thì tình hình nghiên cứu, triển khai ứng dụng CNTT trong ngành du lịch của Thái Nguyên diễn ra tương đối chậm chạp, có rất ít phần mềm, hệ thống được đưa vào áp dụng cho ngành du lịch. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, hiện nay mới chỉ có một phần mềm là “Hệ thống quản lý văn bản và hỗ trợ điều hành” được đưa vào sử dụng. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, hiện nay mới chỉ có 12/355 doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh du lịch có website riêng (chiếm 3,38%), trong số đó cũng chỉ có 8/12 website có tính năng booking online và online payment, chưa có doanh nghiệp nào sử dụng các phần mềm chuyên biệt hỗ trợ quản lý và kinh doanh du lịch. Đối với hoạt động của khách du lịch, tỉnh Thái Nguyên có đưa vào sử dụng tính năng bản đồ trực tuyến (sử dụng dịch vụ của google map) tích hợp trên website của Trung tâm xúc tiến du lịch thuộc Sở VHTT&DL tỉnh Thái Nguyên, chưa có ứng dụng tiện ích nào được thiết kế hỗ trợ cộng đồng và du khách. Trong năm 2015, tỉnh Thái Nguyên đón hơn 1,9 triệu lượt khách (trong đó có 65.000 lượt khách quốc tế). Trong thời gian tới, để hoạt động du lịch diễn ra đạt hiệu quả cao thì tỉnh Thái Nguyên cần thiết phải đầu tư phát triển một số phần mềm, ứng dụng cho ngành du lịch. Thay vì nghiên cứu, thiết kế từng phần mềm, ứng dụng riêng lẻ dành cho các đối tượng cụ thể, bài báo đề xuất xây dựng một phần mềm tích hợp dùng chung cho cả 3 đối tượng là nhà quản lý - doanh nghiệp và du khách. Điều này sẽ làm giảm áp lực kinh phí đầu tư, nhân lực vận hành, giảm tính cồng kềnh nhiều hệ thống mà vẫn mang lại hiệu quả cao cho các đối tượng sử dụng. 2.2. Phân tích thiết kế hệ thống Với sự phát triển của công nghệ thông tin hiện nay, và sự nâng cao đáng kể chất lượng dịch vụ của hạ tầng mạng viễn thông, hàng loạt các dịch vụ 3G, 4G của các nhà cung cấp đang được triển khai. Đây được coi là nhân tố hết sức quan trọng trong việc phát triển công nghệ thông tin của Việt Nam, cụ thể là nhiệm vụ xây dựng Chính phủ điện tử của Văn phòng Chính phủ tại Nghị định 150/2016/ NĐ-CP ngày 11/11/2016. Đồng thời đây cũng là cơ hội để các ngành nghề kinh tế khác ứng dụng công nghệ thông tin làm nền tảng để phát triển trong tương lai. Giải pháp “Quản lý hệ thống thông tin du lịch của tỉnh Thái Nguyên” là một bộ chương trình phần mềm được phát triển trên hai nền tảng chính là: - Ứng dụng truy cập qua trình duyệt web. - Phần mềm trên thiết bị điện thoại thông minh. Đây là hai nền tảng ứng dụng thu hút số lượng người sử dụng lớn nhất hiện nay, sau khi hoàn thành và đưa vào triển khai trong thực tế, bộ giải pháp này sẽ giúp đẩy mạnh khả năng quảng bá thông tin về du lịch, về văn hóa và con người Thái Nguyên tới du khách trong và ngoài nước. Đồng thời, hệ thống cũng cung cấp chức năng quản lý thông tin tập trung NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 39Số 112 - tháng 2/2017 về mặt hành chính cho đơn vị chủ quản về du lịch của tỉnh như: Sở Văn hoá Thể thao Du lịch và các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở. Sơ đồ phân tích mức tổng thể chức năng của người dùng hệ thống phần mềm được thể hiện trong Hình 1. Các tác nhân sử dụng hệ thống bao gồm: - Khách du lịch - Cơ quan quản lý về du lịch - Quản trị viên hệ thống Hình 1: Biểu đồ Use-case tác nhân du khách Các chức năng chính mà hệ thống cung cấp tới người dùng (cụ thể là du khách tìm kiếm thông tin) bao gồm: Bảng 1: Các chức năng của tác nhân Du khách 1. Xem thông tin địa điểm du lịch tại địa phương 6. Xem thông tin về địa điểm ẩm thực 2. Xem thông tin về khách sạn – nhà nghỉ trên địa bàn tỉnh 7. Xem tin tức du lịch được cập nhật thường xuyên. 3. Xem thông tin các khu mua sắm, giải trí 8. Xem thông tin các sự kiện văn hoá, lễ hội trong tỉnh hàng năm. 4. Xem thông tin các doanh nghiệp du lịch hoạt động trên địa bàn tỉnh 9. Tìm kiếm thông tin cần thiết. 5. Xem thông tin, tra cứu văn bản pháp luật, thủ tục hành chính liên quan tới du lịch Biểu đồ Use-case của tác nhân Cơ quan quản lý và Quản trị hệ thống: Hình 2: Biểu đồ Use-case tác nhân Cơ quản quản lý và Quản trị viên hệ thống Hệ thống cung cấp các chức năng như sau: Bảng 2: Chức năng chính của tác nhân: Cơ quản quản lý và Quản trị hệ thống 1. Quản lý văn bản, thủ tục hành chính 6. Quản lý cấu hình chung của hệ thống 2. Quản lý thông báo nội bộ 7. Quản lý phân quyền cho các nhóm 3. Quản lý văn bản nội bộ 8. Quản lý người dùng hệ thống. 4. Trao đổi trực tuyến 9. Quản lý bài viết trong các danh mục 5. Quản lý thông tin về sự kiện 10. Đăng nhập hệ thống để thực hiện các tác vụ. Hệ thống phần mềm trên điện thoại thông minh sẽ cung cấp trên cả 2 nền tảng Android và IOS, sơ đồ phân tích tổng thể chức năng của ứng dụng như sau: Hìnhh 3: Mô hình Use-case của tác nhân Du khách trên ứng dụng di động KINH TEÁ TAØI CHÍNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN40 Số 112 - tháng 2/2017 3. Xây dựng chương trình 3.1. Hệ thống trên nền tảng web Với sự phát triển của công nghệ hiện nay, công nghệ xây dựng website đã chứng kiến sự ra đời của nhiều nền tảng mạnh giúp tăng tốc cho các ứng dụng web, đồng thời giảm thời gian và công sức phát triển cho đội ngũ lập trình viên. Bên cạnh đó, vấn đề về an toàn thông tin cũng cần được quan tâm đúng mức, một hệ thống phát triển nhằm phục vụ lợi ích của người sử dụng thì cũng cần phải tôn trọng và bảo vệ dữ liệu cá nhân và quyền riêng tư của họ. Trong thời đại bùng nổ về nội dung số như hiện nay, công cụ tìm kiếm như: Google, Bing, Yahoo trở thành công cụ đắc lực trong việc tìm kiếm tri thức của mỗi người. Để thông tin dễ dàng đến được với người dùng qua kênh tìm kiếm, thì SEO (Search Engine Optimization) là một kĩ thuật hết sức quan trọng và không thể thiếu. Với các yếu tố về công nghệ để đảm bảo hệ thống: dễ dàng sử dụng, dễ quản lý, hoạt động ổn định, tốc độ xử lý nhanh và hỗ trợ SEO tốt chúng tôi lựa chọn xây dựng phần mềm “Quản lý hệ thống thông tin du lịch Thái Nguyên” trên nền tảng công nghệ Web 2.0, sử dụng nền tảng Wordpress [6] và phát triển các module mở rộng để đáp ứng các chức năng cho người dùng dựa trên sơ đồ phân tích hệ thống. 3.2. Phần mềm trên thiết bị di động Hiện nay, hai nền tảng hệ điều hành Android và IOS chiếm số lượng thiết bị và người dùng lớn nhất. Do đó, bất kì công ty nào khi phát triển chiến lược về phần mềm thiết bị di động đều có sự ưu tiên hai nền tảng này. Tuy nhiên, hai nền tảng này là hoàn toàn độc lập nhau, do đó để xây dựng ứng dụng trên từng hệ điều hành sẽ tốn nhiều thời gian và chi phí. Một giải pháp công nghệ mới nhất hiện nay đáp ứng được nhiều tiêu chí như: hỗ trợ đồng thời số lượng người dùng lớn, thời gian phát triển ứng dụng ngắn, việc duy trì, nâng cấp ứng dụng dễ dàngvà hơn hết là có thể viết code một lần và ứng dụng hoạt động được cả trên hai nền tảng Android và IOS, thậm chí có thể hoạt động trên trình duyệt web và Windows Phone. Chúng tôi lựa chọn giải pháp phát triển ứng dụng trên nền tảng Hybrid, sử dụng Ionic và AngularJS 2 để viết mã và biên dịch ứng dụng [7], [8]. 4. kết quả và trao đổi 4.1. Thông tin chung - Tên gọi: Phần mềm “Quản lý hệ thống thông tin du lịch Thái Nguyên”. - Cơ quan sử dụng và quản lý: Sở VHTT&DL tỉnh Thái Nguyên. - Đối tượng sử dụng: Các cơ quan, đơn vị quản lý du lịch của tỉnh Thái Nguyên; doanh nghiệp du lịch Thái Nguyên; khách du lịch và cộng đồng. - Yêu cầu vận hành: Sử dụng trực tuyến trên các trình duyệt Firefox, Chrom, Cốc Cốc, Internet Explorer, thiết bị PC, Laptop, Tablet, Smartphone (hệ điều hành iOS và Androi), thiết bị có kết nối internet. - Mục đích và giá trị sử dụng: Hỗ trợ hoạt động quản lý, điều hành công việc và tác nghiệp của các cơ quan QLNN về du lịch; hỗ trợ hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch; hỗ trợ hoạt động du lịch của du khách; kênh thông tin kết nối: Cơ quan quản lý - Doanh nghiệp - Du khách; quảng bá du lịch Thái Nguyên; phục vụ nhu cầu thông tin của người dân và cộng đồng. 4.2. Cấu trúc và nội dung hệ thống a) Trang chủ: Đây là trang giao diện đầu tiên của phần mềm, chứa đựng các thông tin: thanh Menu; ảnh đại diện (các ảnh du lịch nổi tiếng của Thái Nguyên); các thẻ nội dung chính của phần mềm; tin tức - sự kiện du lịch trong tỉnh; bản đồ du lịch điện tử; điều hướng liên kết tới các mạng xã hội; video và thư viện ảnh về du lịch Thái Nguyên; các tiện ích về thời tiết, tỉ giá, thống kê truy cập (Hình 4). NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 41Số 112 - tháng 2/2017 b) Nhà quản lý: Đây là trang về các cơ quan quản lý du lịch của tỉnh bao gồm các nội dung (Hình 5): - Các cơ quan quản lý: Thể hiện thông tin cơ bản về các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh Thái Nguyên như: địa chỉ, điện thoại, email, lãnh đạo và cán bộ quản lý; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan; hỏi - đáp những vấn đề liên quan đến thẩm quyền quản lý của cơ quan; ý kiến - phản ánh của du khách, doanh nghiệp, người dân về những vấn đề liên quan đến du lịch thuộc thẩm quyền quản lý của các cơ quan. - Văn bản pháp lý về du lịch: Hệ thống các văn bản quản lý của trung ương và của địa phương về du lịch, bao gồm cả văn bản cũ và văn bản mới có hiệu lực. - Thủ tục hành chính: Liệt kê các thủ tục hành chính và mức độ của nó, chứa đựng đầy đủ thông tin về quy trình, thủ tục, hồ sơ, các bước thực hiện. - Quản lý du lịch: Là trang quản lý nội bộ dành cho các nhà quản lý, có tài khoản đăng nhập. Các thông tin quản lý du lịch gồm: quản lý tài nguyên du lịch; quản lý doanh nghiệp du lịch; quản lý các hoạt động kinh doanh, dịch vụ du lịch; quản lý, điều hành các hoạt động du lịch. Hình 4. Giao diện “Trang chủ” Hình 5. Giao diện trang “Nhà quản lý” KINH TEÁ TAØI CHÍNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN42 Số 112 - tháng 2/2017 - Trang tin nội bộ: Đây cũng là trang dành riêng cho các nhà quản lý, có tài khoản đăng nhập. Chức năng chính gồm: trao đổi thông tin quản lý nội bộ trực tuyến; trao đổi thông tin, tài liệu, dữ liệu quản lý; đăng tải thông tin của các nhà quản lý (lịch công tác, kế hoạch, công việc). c) Doanh nghiệp: Đây là trang dành riêng cho các doanh nghiệp, bao gồm các nội dung (Hình 6): - Doanh nghiệp lữ hành: liệt kê đầy đủ các đơn vị kinh doanh lữ hành; chứa đựng đầy đủ thông tin cần thiết của doanh nghiệp như: tên doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức, địa chỉ/điện thoại/email liên lạc, các loại hình kinh doanh, sản phẩm du lịch, các dịch vụ; liên kết với website của doanh nghiệp. - Doanh nghiệp lưu trú: liệt kê đầy đủ các đơn vị kinh doanh lưu trú; chứa đựng đầy đủ thông tin cần thiết của doanh nghiệp như: tên doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức, địa chỉ/điện thoại/ email liên lạc, các loại hình kinh doanh, sản phẩm du lịch, các dịch vụ; liên kết với website của doanh nghiệp. - Đặt tour: cung cấp các thông tin tour, đặt tour cho khách du lịch. - Đặt phòng: cung cấp các thông tin phòng nghỉ, đặt phòng cho khách du lịch. d) Du khách: Đây là trang dành riêng cho khách du lịch, bao gồm các nội dung (Hình 7): - Khách quốc tế: viết bằng ngôn ngữ Tiếng Anh, cung cấp các thông tin cần thiết về du lịch Thái Nguyên, hỗ trợ đối tượng khách là người nước ngoài. - Khách nội địa: chứa đựng các thông tin cần thiết về du lịch Thái Nguyên hỗ trợ đối tượng khách là người Việt Nam. - Góp ý - phản ánh: du khách góp ý, phản ánh những vấn đề về du lịch, ý kiến sẽ được các nhà quản lý, doanh nghiệp tiếp thu và sửa chữa. Hình 6. Giao diện trang “Doanh nghiệp” Hình 7. Giao diện trang “Du khách” NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 43Số 112 - tháng 2/2017 - Địa điểm du lịch: liệt kê và
Tài liệu liên quan