Giải pháp quản lí tài chính cá nhân của tân sinh viên khoa Kế toán - Tài chính - Ngân hàng trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh

Trong bối cảnh kinh tế - xã hội hiện nay, vật giá leo thang mỗi ngày gây nên nhiều khó khăn về mặt tài chính khiến vấn đề chi tiêu hàng tháng trở thành mối lo ngại hàng đầu, đặc biệt đối với sinh viên nói chung và sinh viên năm nhất khoa Kế toán - Tài chính - Ngân hàng (KT-TC-NH) trường Đại học Công Nghệ TP.HCM (HUTECH) nói riêng. Mới bắt đầu cuộc sống đại học sinh viên gặp rất nhiều trở ngại như tâm lý hoang mang do phương pháp học tập thay đổi, các vấn đề về tự quản lý thời gian lẫn tiền bạc, chi tiêu hàng tháng.Sinh viên phải làm chủ cuộc sống, bắt đầu tự lập về mọi mặt. Với mục đích tạo cơ sở và cung cấp thông tin về các nhân tố tác động đối với việc chi tiêu hàng tháng của sinh viên đại học cũng như đề ra các phương án giải quyết hiệu quả, nhóm chúng tôi quyết định tiến hành nghiên cứu khoa học với đối tượng nghiên cứu là sinh viên năm nhất Khoa Kế toán - Tài chính - Ngân hàng đang học tập tại Trường Đại học Công Nghệ TP.HCM. Trong nghiên cứu khoa học này, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu những đối tượng sinh viên đang sống xa gia đình vì nhận thấy nhu cầu giải quyết khó khăn tài chính của các đối tượng này là lớn hơn cả.

pdf5 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 16/06/2022 | Lượt xem: 403 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải pháp quản lí tài chính cá nhân của tân sinh viên khoa Kế toán - Tài chính - Ngân hàng trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
316 GIẢI PHÁP QUẢN LÍ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN CỦA TÂN SINH VIÊN KHOA KT-TC-NH TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM Đỗ Thị Trƣờng Thọ, Phạm Khả Vy, Nguyễn Lý Thùy Trang, Lê Trịnh Bích Nghi Khoa Kế toán – Tài chính - Ngân hàng, trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) TÓM TẮT Trong bối cảnh kinh tế - xã hội hiện nay, vật giá leo thang mỗi ngày gây nên nhiều khó khăn về mặt tài chính khiến vấn đề chi tiêu hàng tháng trở thành mối lo ngại hàng đầu, đặc biệt đối với sinh viên nói chung và sinh viên năm nhất khoa Kế toán - Tài chính - Ngân hàng (KT-TC-NH) trường Đại học Công Nghệ TP.HCM (HUTECH) nói riêng. Mới bắt đầu cuộc sống đại học sinh viên gặp rất nhiều trở ngại như tâm lý hoang mang do phương pháp học tập thay đổi, các vấn đề về tự quản lý thời gian lẫn tiền bạc, chi tiêu hàng tháng...Sinh viên phải làm chủ cuộc sống, bắt đầu tự lập về mọi mặt. Với mục đích tạo cơ sở và cung cấp thông tin về các nhân tố tác động đối với việc chi tiêu hàng tháng của sinh viên đại học cũng như đề ra các phương án giải quyết hiệu quả, nhóm chúng tôi quyết định tiến hành nghiên cứu khoa học với đối tượng nghiên cứu là sinh viên năm nhất Khoa Kế toán - Tài chính - Ngân hàng đang học tập tại Trường Đại học Công Nghệ TP.HCM. Trong nghiên cứu khoa học này, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu những đối tượng sinh viên đang sống xa gia đình vì nhận thấy nhu cầu giải quyết khó khăn tài chính của các đối tượng này là lớn hơn cả. Từ khóa: Chi tiêu, hiệu quả, khó khăn, mục đích, sinh viên năm nhất. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Năm nhất, một bước ngoặc lớn trong cuộc đời của mỗi người chúng ta. Đây vừa là cơ hội và sẽ là thách thức không nhỏ cho thế hệ tân sinh viên - chủ nhân tương lai của đất nước sau này. Dường như đó mới chỉ là sự bắt đầu cho những khó khăn đang chờ đợi phía trước, khi mà các bạn chập chững bước vào đời với hành trang ít ỏi. Cũng như những sinh viên của trường Đại học Công Nghệ TP.HCM (HUTECH) nói chung và sinh viên khoa KT-TC-NH nói riêng, năm nhất là việc các bạn phải tập quen với một lối sống trưởng thành mới, sẽ không được bao bọc như khi còn là học sinh ở trường THPT. Tất cả các vấn đề từ học tập đến đời sống các bạn phải tự chủ động điều chỉnh và đưa ra quyết định phù hợp. Từ đó, đã khiến các bạn tân sinh viên gặp nhiều khó khăn khi tự quyết định cuộc sống bản thân. Nhiều sinh viên không thích ứng được với điều kiện học tập mới nên đã bỏ cuộc và từ chối những cơ hội học tập trong môi trường chuyên nghiệp mà nhiều bạn sinh viên khác mong muốn. Hơn thế nữa, một số bạn sinh viên xa nhà để học tập và sinh sống ở môi trường hoàn toàn xa lạ, tự lo toan cho cuộc sống. Ngoài việc học tập thì bạn sẽ phải tự thân lo lắng cho cuộc sống từ những việc nhỏ nhất đến việc quản lí chi tiêu như mua gì, ở đâu và chi tiêu sao cho tiết kiệm, hợp lý nhất. Trong đó, khó khăn về chi tiêu là vấn đề đầu tiên mà hầu hết những bạn sinh viên năm nhất đều gặp phải. Đối với một số bạn sinh viên việc lần đầu quyết định chi tiêu không hợp lí là khó tránh phải. Đây là lý do khiến không ít bạn phải chịu cảnh đầu tháng vui vẻ mà cuối tháng thì không có tiền để chi tiêu. Vì vậy, việc nghiên cứu giải pháp quản lí tài chính cá nhân của sinh viên năm nhất là một trong những vấn đề tất yêu khách quan là cơ sở để các bạn sinh viên học hỏi, thay đổi cũng như trang bị cho mình kiến thức sống thực tế. 317 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN CỦA TÂN SINH VIÊN Từ mức thu nhập hàng tháng của mỗi sinh viên mà mỗi người có cách thống kê chi tiêu riêng cho bản thân. Dưới đây là bảng kết quả khảo sát mức chi tiêu của 200 sinh viên năm nhất của Khoa KT-TC-NH trường Đại học Công Nghệ TP.HCM: Bảng 1: Thống kê mức chi tiêu hàng tháng Chi phí chỗ ở Chi tiêu ăn uống Chi tiêu học tập Chi tiêu khác (mua sắm, giải trí, đi lại,) Chi phí phát sinh (thuốc, sửa xe,) Tổng chi >1tr: 31.4% 1tr-2tr: 34.6% < 300N: 70.1% < 500N: 5.9% <100N:41.4% <3tr: 15.1% 1tr-2tr: 64.7% 2tr-3tr: 52.4% 300-500N: 21.5% 500N-1tr: 27.3% 100-500: 45% 3-5tr: 38.6% >2tr: 3.9% >3tr: 13% >500N: 8.4% >1tr: 66.8% >500: 13.6% >5tr: 46.3% Nguồn: Nhóm nghiên cứu khảo sát, tổng hợp 2019. Từ bảng thống kê trên, ta thấy: Tiền thuê nhà: Trong các khoản chi tiêu cần thiết của sinh viên, thì chi tiêu cho nhà trọ chiếm từ 30-40% khoản thu nhập của sinh viên. Để tìm được một chỗ trọ tốt và vừa ý muốn không dễ vì nó có thể ảnh hưởng tới chi tiêu của sinh viên trong tương lai, như chi tiêu sử dụng cho đi lại, cho sinh hoạt thường ngày đi chợ, nấu nướng Tiền ăn uống cũng là khoảng chi tiêu cần thiết của sinh viên chiếm lên đến 50% thu nhập. Bảng thống kê cũng cho thấy sinh viên chi trung bình khoảng 30.000-70.000 đồng cho ăn uống mỗi ngày bao gồm: cơm, trà sữa, cà phê, thức ăn vặt, Ngoài ra, các khoản chi tiêu khác cho học tập (sách vở, tài liệu,...), giải trí (xem phim,đi chơi,..), mua sắm (quần áo, giày dép), và chi tiêu phát sinh chiếm từ 10-20% thu nhập của sinh viên. 3. KẾT QUẢ Hình 3.1: Kết quả khảo sát sự hài lòng mức thu-chi tiêu Theo khảo sát ta thấy: 39% sinh viên hài lòng với mức thu-chi/tháng của mình. Bởi vì tổng chi tiêu/tháng vừa bằng hoặc nhỏ hơn với tổng thu/tháng, sinh viên không bị rơi vào tình trạng hết tiền vào cuối tháng, vay mượn thêm từ bạn bè, người thân để chi trả, trong đó có sinh viên có thể tiết kiệm từ vài trăm tới dưới 1 triệu/tháng  Kế hoạch thu - chi hợp lí. Có 39% Không 61% Bạn có hài lòng với mức thu-chi tiêu của mình? Có Không 318 Phần trăm sinh viên không hài lòng với mức thu - chi/tháng của mình chiếm tỉ lệ cao hơn với 61%. Bởi vì tổng chi tiêu/tháng lớn hơn với tổng thu/tháng.Nguyên nhân chi tiêu phung phí, chưa biết kiểm soát với số tiền trong tay, không đề ra kế hoạch chi tiêu cụ thể,...Hầu hết các bạn sinh viên này thường bị thâm hụt vào cuối tháng vì chi tiêu không hợp lí thường vay mượn để tiếp tục sinh hoạt, chi trả các khoản hoặc là phải đi làm thêm để kiếm thêm tiền. 4. GIẢI PHÁP 4.1. Tìm chỗ ở có mức giá hợp lý Tiền phòng trọ luôn chiếm phần lớn sinh hoạt phí hàng tháng của các bạn sinh viên không ở cùng gia đình, cho nên tìm được chỗ ở có mức gía hợp lý sẽ giúp các bạn sinh viên tiết kiệm được một khoảng đáng kể. Về vấn đề này nhà trường cũng có những chính sách ưu tiên các bạn sinh viên năm nhất chưa kiếm chỗ được chỗ ở tại KTX của trường. Tuy nhiên, để tìm kiếm nơi ở tốt lại phù hợp với kinh tế các bạn phải bỏ ra thời gian để tìm hiểu cụ thể, rõ ràng: giá cả xung quanh như thế nào? Có thuận tiện để di chuyển đến trường không? Hay có gần trạm xe bus không (đối với sv không có phương tiện di chuyển)? Có an ninh không?,... Để tiết kiệm chi phí hơn thì tốt nhất các bạn sinh viên nên tìm người chia sẻ phòng trọ chung. Lưu ý, chỉ nên tìm đến những người bạn thật sự đáng tin cậy, tránh ở cùng người lạ vì khó dung hòa trong cuộc sống dẫn đến nguy cơ xích mích, lừa lọc cao. Nếu không có cách nào giảm được phí thuê nhà thì hãy giảm những loại phí liên quan. Ví dụ thương thảo sử dụng chung Internet với phòng bên cạnh, sử dụng đèn tiết kiệm điện, ngắt những thiết bị “ngốn” điện như tủ lạnh, sử dụng bếp ga mini thay vì bếp điện, 4.2 Tiết kiệm chi phí hàng ngày Hạn chế ăn uống ở ngoài, hàng quán.Bạn hoàn toàn có thể tiết kiệm từ việc sống tối giản nhất có thể, dành thời gian tự nấu nướng ở nhà thay vì dùng cơm hộp vừa đảm bảo vệ sinh, sức khỏe lại vừa hợp khẩu vị. Ban đầu, bạn có thể mất một khoản tiền mua dụng cụ nấu nướng nhưng tính toán kĩ hơn thì sẽ rất rẻ so với chi phí đi ăn bên ngoài. Lẽ tất nhiên, những món ăn bạn tự trổ tài cũng sẽ hợp khẩu vị hơn rồi. Còn nếu không phải người khéo tay trong khoản nấu nướng thì đây chính là cơ hội giúp bạn được rèn luyện về lĩnh vực này nhiều hơn. Và sẽ tiết kiệm hơn khi bạn lên kế hoạch ăn uống mỗi tuần, rủ thêm bạn cùng phòng để cùng chia phí nguyên vật liệu nấu ăn. Bạn có thể đi bộ, đi xe bus đến trường để tiến kiệm chi phí đi lại (xăng thay dầu nhớt, tiền gửi xe, sửa xe) và rèn luyện sức khỏe. Bên cạnh đó, nên hạn chế thói quen tụ tập quá thường xuyên vì những buổi tụ tập vui chơi sẽ khiến bạn phải mất một khoản chi tiêu nho nhỏ. Mua sắm, giải trí ở những nơi có ưu đãi cho sinh viên. Sử dụng gói cước điện thoại sinh viên. Giáo trình và sách tham khảo luôn ngốn rất nhiều tiền bạc của sinh viên. Vì vậy, chỉ nên mua những cuốn sách thực sự cần thiết, có thể tham khảo tại thư viện trường, mua hoặc thuê sách cũ, xin lại từ những anh chị khóa trên, photo lại. Nếu bạn đã ghi chép đủ những ý cần thiết của môn đã học thì có thể bán lại sách của học kỳ trước. 4.3 Lập kế hoạch và ghi chép chi tiêu Đầu tiên là lập các khoản chi tiêu ngay đầu tháng Lập các khoản phải chi tiêu rõ ràng, cụ thể với mục đích cần thiết (trọ, ăn uống,đi lại,...) và phân loại thứ nào cần mua mới, thuê theo tháng hay có thể tận dụng đồ cũ được (đồ của chủ nhà để lại, mua thanh lý trên mạng, mang từ quê lên). Hãy tham khảo kinh nghiệm chi tiêu của các anh chị khóa trước bởi họ là 319 người hiểu rõ nhất cuộc sống sinh viên, biết món đồ nào cần đầu tư lâu dài và mua mới.Và nhớ, để bản thân kiểm soát tài chính một cách thông minh thì phải phân biệt rõ ràng đâu là thứ mình cần và thích khi đi mua sắm. Những món đồ cần thiết cho học tập và cuộc sống thì nên đầu tư, còn những thứ chỉ đơn giản là thích thú thì nên suy xét cho kỹ lưỡng. Ghi chép chi tiêu: Ghi chép lại những khoản đã chi để xem mình đã chi tiêu hợp lí hay chưa từ đó điều chỉnh sao cho phù hợp. Bảng 2: Bảng minh họa ghi chép chi tiêu một tháng của sinh viên CHI TIÊU THÁNG 6 1. Tiền thuê nhà 2. Tiền xăng 3. Tiền gas 4. Đi chợ 5. Gia vị 6. Quà sinh nhật 7. Gửi xe 8. Thay dầu 9. Điện + nước 10. Tiền mang 11. Xe về quê (đi + về) 12. Tiêu vặt 13. Tiền tài liệu 1.000.000 đồng 250.000 đồng 320.000 đồng 1.200.000 đồng 100.000 đồng 150.000 đồng 150.000 đồng 85.000 đồng 150.000 đồng 80.000 đồng 250.000 đồng 300.000 đồng 50.000 đồng Nguồn: Nhóm nghiên cứu khảo sát, tổng hợp 2019. 4.4 Lập quỹ dự phòng chi tiêu Chi phí phát sinh: Những sự việc bất ngờ không mong muốn như hỏng xe, tai nạn hay bệnh tật có thể làm bạn tiêu tốn một khoản lớn và gây bất ổn về tài chính. Khoản tiết kiệm nhất định: Nếu bạn cho rằng nên chi tiêu trước và bỏ ống số tiền dư nếu còn, thì bạn hãy nghĩ lại. Bởi lẽ, khả năng là bạn sẽ chẳng còn xu nào sót lại để tiết kiệm hoặc số tiền còn lại quá ít ỏi. Khi sẵn tiền trong tay, bạn thường có xu hướng rút hầu bao cho những món đồ không thực sự cần thiết. Hãy coi bản thân là chủ nợ và trả cho mình trước tiên. Hãy để riêng một khoản nhất định hàng tháng và đưa vào tài khoản tiết kiệm. Mặc dù khi mới bắt đầu tiết kiệm, khoản tiền này còn ít ỏi, nhưng qua thời gian, chúng sẽ là cứu tinh cho bạn trong những trường hợp cần thiết. Ngoài việc tiết kiệm để “giữ tiền”, việc cân nhắc, lựa chọn sử dụng những sản phẩm, dịch vụ với chi phí hợp lý, nhiều ưu đãi cũng là một kỹ năng quản lý tài chính quan trọng. Gần đây, nhiều doanh nghiệp đã áp dụng các chương trình hỗ trợ tài chính đặc biệt dành cho các bạn tân sinh viên. 4.5 Tìm công việc làm thêm Hầu hết thu nhập chính của sinh viên là do gia đình phụ cấp, nhưng khi chi tiêu không hợp lý dẫn tới thâm hụt tài chính cá nhân thì phương án khả quan nhất là tìm việc làm làm. Vừa có một công việc làm thêm bán thời gian vừa giúp bạn kiếm thêm thu nhập mà còn giúp bạn tiếp xúc được với nhiều người hơn, cải 320 thiện kỹ năng giao tiếp, ứng xử và lối sống văn minh hơn. Ngày nay việc làm thêm của các bạn sinh viên đã trở nên dễ dàng hơn khi có thời gian là việc thích hợp, xoay ca linh hoạt. Ngoài ra, nhà trường cũng có hỗ trợ cho các bạn sinh viên tìm kiếm công viêc làm thêm đa dạng, phù hợp với lịch học, sở thích của các bạn. 5. KẾT LUẬN Nhìn chung tình hình chi tiêu hiện nay của sinh viên, đặc biệt là với sinh viên năm nhất còn khá hạn chế và khó khăn, một mặt là do điều kiện kinh tế, mặt khác là các bạn chưa có kinh nghiệm thực tế cho việc kiểm soát và chi tiêu hàng tháng khi gặp những tình huống phát sinh. Nếu không học cách chi tiêu hợp lý bạn sẽ dễ dàng rơi vào những ngày làm bạn với “mỳ gói”, thậm chí là mang trên mình những khoản nợ. Bắt đầu cuộc sống tự lập, không phải ai cũng có thể làm chủ được túi tiền của mình. Hãy học và tập làm quen với cách chi tiêu hợp lý nhé. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] trong-cuoc-song-cua-cac-ban-sinh-vien-nam-nhat-truong-dai-hoc-duy- tan?fbclid=IwAR3mGkk3MZDaLbSdFCvZ3MII9T7F3ymxxdGyey5OVYSC4xJLePV4XG8jBVE [2] 20141201103258581.chn [3] https://dantri.com.vn/nhip-song-tre/tan-sinh-vien-than-troi-vi-chua-biet-giu-tien-1381812600.htm [4] https://timo.vn/blog/mot-thang-sinh-vien-can-tieu-bao-nhieu-tien/
Tài liệu liên quan