Giải pháp quản lý xây dựng hè đường đô thị thành phố Hà Nội

Thành phố Hà Nội đang diễn ra quá trình đô thị hóa nhanh. Diện mạo đô thị đã có nhiều thay đổi, nhất là hệ thống giao thông đô thị và kết cấu hạ tầng xã hội. Trong đó việc xây dựng và phát triển đô thị đã trở thàn phong trào sôi động rộng khắp khu vực các quận nội thành. Song song với quá trình phát triển đó, thành phố h Hà Nội bắt đầu xuất hiện nhiều vấn đề bất cập như quá tải về kết cấu hạ tầng, lấn chiếm không gian hè đường, môi trường đô thị bị ô nhiễm trầm trọng. Thành phố Hà Nội đã tiến hành chiến dịch giành lại vỉa hè từ năm 2017, tuy nhiên đến nay vẫn chưa hiệu quả, nhiều tuyến phố sau chiến dịch đã bị tái lấn chiếm trở lại. Từ những thực tiễn trên, cần có giải pháp quản lý xây dựng phù hợp hơn đối với điều kiện đặc trưng của thành phố Hà Nội.

pdf4 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 538 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải pháp quản lý xây dựng hè đường đô thị thành phố Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
79SË 100 . 2019 & TÁC GIẢ QUY HOẠCH Thành phố Hà Nội đang diễn ra quá trình đô thị hóa nhanh. Diện mạo đô thị đã có nhiều thay đổi, nhất là hệ thống giao thông đô thị và kết cấu hạ tầng xã hội. Trong đó việc xây dựng và phát triển đô thị đã trở thành phong trào sôi động rộng khắp khu vực các quận nội thành. Song song với quá trình phát triển đó, thành phố Hà Nội bắt đầu xuất hiện nhiều vấn đề bất cập như quá tải về kết cấu hạ tầng, lấn chiếm không gian hè đường, môi trường đô thị bị ô nhiễm trầm trọng... Thành phố Hà Nội đã tiến hành chiến dịch giành lại vỉa hè từ năm 2017, tuy nhiên đến nay vẫn chưa hiệu quả, nhiều tuyến phố sau chiến dịch đã bị tái lấn chiếm trở lại. Từ những thực tiễn trên, cần có giải pháp quản lý xây dựng phù hợp hơn đối với điều kiện đặc trưng của thành phố Hà Nội. 1. Một số kinh nghiệm quản lý hè đường trên thế giới Tại thành phố New York, chính quyền đô thị đã đưa ra các chính sách, quy hoạch khu vực bán hàng rong trên các tuyến phố, cụ thể như sau: i) Các hoạt động buôn bán, kinh doanh trên vỉa hè đều phải tuân thủ quy định chung của Thành phố. Theo đó, để được hoạt động trên vỉa hè phải có giấy phép và phải trả phí. Hay vào ngày cao điểm có sự kiện đông người, xe bán hàng phải mua chỗ từ nhiều tháng trước. Chính quyền thành phố New York đã biến Quảng trường Thời đại thành một khu vực phát triển, sầm uất với những xe bán đồ ăn, hàng lưu niệm ven đường... Vào những năm 80 của thế kỷ trước, chỉ có khoảng hơn 4.000 xe bán Gi∂i ph∏p Ts. NGUYễN VAêN TUYêN; KTs. DươNG THị NGA; sV. ĐAøO QUANG QUAâN Việc quản lý không gian hè đường đô thị cần có cách tiếp cận mới để cân bằng và dung hòa các vai trò của nó trong quá trình phát triển đô thị. Trên cơ sở hiện trạng quản lý hè đường đô thị Hà Nội, kinh nghiệm quản lý trên thế giới, bài báo đề xuất một số giải pháp quản lý xây dựng hè đường đô thị Hà Nội. Từ khóa: Quản lý, hè đường đô thị, nội thành Hà Nội. quản lý xây dựng hè đường đô thị thành phố hà nội SË 100 . 201980 hàng rong thì hiện tại, con số này đã lên tới 10.000 - 12.000 xe và luôn có khoảng 2.500 người trong danh sách chờ xin cấp giấy phép. Ngay từ những năm 1980, chính quyền thành phố đã đặt ta một giới hạn về số lượng xe bán đồ ăn được phép hoạt động trên đường phố để hạn chế lượng khói bụi, tiếng ồn có thể ảnh hưởng tới người dân. Để được phép kinh doanh, mỗi chủ kinh doanh phải trả khoản phí là 200 USD cho giấy phép trong thời hạn 2 năm và được phép gia hạn. Trong khi đó, mức phạt đối với những người kinh doanh không có giấy phép là khá cao so với chi phí xin giấy phép (1.300 USD). Còn nếu muốn sử dụng giấy phép chợ đen, người kinh doanh có thể phải trả khoản phí cao: 25.000 USD với một giấy phép bán hàng toàn thời gian trong 2 năm. Vì vậy, nhiều người cũng e dè khi tìm đến thị trường giấy phép chợ đen, bởi khoản chênh lệch chi phí quá lớn. Ngoài ra, nguồn thu từ những “gánh hàng rong” là một khoản không hề nhỏ. Hàng năm, những người buôn bán vỉa hè đã đóng góp 293 triệu USD vào nền kinh tế Mỹ. ii) Để đảm bảo không gian đi bộ hợp lý, từ tháng 8/2016, chính quyền đô thị đã đưa ra quy định về việc các hộ kinh doanh phải đảm bảo giữ lại 1,5m cho người đi bộ. Tại thành phố Bắc Kinh, Trung Quốc, để tránh tình trạng nhếch nhác cho đô thị, chính quyền đặc khu bố trí quy hoạch riêng biệt khu hành chính và khu du lịch. Tại khu hành chính, chủ yếu là các nhà hàng “hạng sang”. Còn tại các khu du lịch, thì không gian văn hóa đường phố đa dạng hơn. Tại một số tuyến phố được quy định là khu du lịch, đường phố sẽ được quy hoạch dành riêng cho người đi bộ. Các hàng quán không được phép buôn bán hay để cho thực khách ngồi ở vỉa hè. Đầu tháng 7/2016, Ban quản lý kiến thiết xây dựng và cảnh quan đô thị thủ đô Bắc Kinh đã tiến hành điều chỉnh các quy định mới về quản lý vỉa hè của thành phố, theo đó khoảng cách đặt các bốt điện thoại công cộng sẽ là 1km, diện tích của các quầy báo trên vỉa hè sẽ giảm gần một nửa, các biển báo nhà vệ sinh công cộng, tàu điện ngầm, đường hầm đi bộ sẽ được tập hợp trong một cột biển báo Theo những quy định mới này, một số cơ sở dịch vụ công cộng lấn chiếm vỉa hè sẽ bị dỡ bỏ, vỉa hè đô thị của thành phố phải rộng ít nhất 2m trở lên dành cho người đi bộ. Tại Singapore, chính quyền đô thị ngay từ đầu đã đánh giá cao sự đóng góp của quán hàng vỉa hè vào nền kinh tế đất nước. Đến năm 1996, tất cả người bán hàng tự do của Singapore đều đã có quán bán hàng, được chính quyền cấp giấy phép. Họ còn được dự các khóa học về vệ sinh cá nhân, vệ sinh thực phẩm và dinh dưỡng. Singapore cũng thực hiện chế độ quản lý nghiêm ngặt, áp dụng hình phạt hành chính đối với những hành vi vi phạm luật kinh doanh, lấn chiếm hè đường hoặc không có giấy phép đăng ký kinh doanh. Singapore đã rà soát, điều chỉnh xây dựng đồng bộ cơ sở pháp lý; Có giải pháp thích hợp với điều kiện thể chế của từng khu vực, phù hợp với kinh tế, văn hóa từng địa phương; Phân công cụ thể, rõ trách nhiệm cho từng chủ thể tham gia, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện, kịp thời đánh giá kết quả để nâng cao hiệu quả quản lý. Chính phủ Thái Lan đã tiến hành hàng loạt chiến dịch nhằm lấy lại hình ảnh cảnh quan đô thị, một trong số đó là dẹp bỏ hoạt động bán hàng rong trên đường phố. Chiến dịch hạn chế bán hàng vào giờ cao điểm và di dời hơn 3.000 quầy buôn bán trên vỉa hè tới những khu phố dành riêng cho hoạt động này. 2. Giải pháp nâng cao chất lượng quản lý hè đường đô thị Hà Nội a. Phân vùng quản lý không gian Khu vực 9 quận nội thành Hà Nội được phân làm 3 khu vực chính như sau: n Khu vực Phố cổ: Bao gồm 8 phường của quận Hoàn Kiếm, có diện tích khoảng 82ha, được quy định quản lý không gian theo quyết định số 6398/QĐ-UBND ngày 24/10/2013. n Khu vực Phố cũ: Bao gồm 215 ô phố và 150 tuyến phố, có diện tích khoảng 507,88ha, được quy định quản lý không gian theo quyết định số 24-2015/QĐ-UBND ngày 13/08/2015. n Khu vực Phố mới: Bao gồm các tuyến phố còn lại trong phạm vi khảo sát của 9 quận nội thành theo hình 1, bao gồm các loại đường sau: q Loại 1 (đường cấp đô thị); q Loại 2 (đường cấp khu vực); q Loại 3 (đường cấp nội bộ - đường phân khu vực). Quy hoπch & t∏c gi∂ Hình 1. Người bán hàng vỉa hè vẫn đảm bảo lối đi cho người đi bộ tại thành phố New York, Mỹ Hình 2. Tuyến đường ẩm thực “food street”, Singapore Hình 3. Bán hàng rong trên vỉa hè tại Thái Lan vào giờ cao điểm 81SË 100 . 2019 góp của cộng đồng. Hạn chế của mô hình này là dẫn đến phức tạp trong công tác quản lý vận hành dự án, quản lý khai thác hệ thống không gian hè đường đô thị. Một số dạng hợp tác quản lý giữa chính quyền và cộng đồng: n Cộng đồng (chính) - Chính quyền (hỗ trợ): Cộng đồng sẽ đóng góp xây dựng và tự quản lý không gian hè đường đô thị. Chính quyền sẽ giám sát quản lý từ xa. Đề xuất áp dụng cho các khu vực có trình độ dân trí cao, an ninh tốt với quy mô dự án chỉnh trang hè đường phân khu vực, đường nội bộ. n Cộng đồng (50%) - Chính quyền (50%): Nhà nước là người xây dựng. Cộng đồng là người giám sát, góp ý về việc thực hiện xây dựng hè đường đô thị. Cộng đồng và chính quyền địa phương sẽ cùng quản lý không gian tổng thể và lên kế hoạch hoạt động. Chính quyền địa phương lo quản lý về vận hành, cộng đồng quản lý môi trưởng vệ sinh xanh - sạch - đẹp, tổ chức sự kiện văn hóa cộng đồng Đề xuất áp dựng tại các khu vực có dân trí tương đối cao với hè đường khu vực. n Cộng đồng (phụ, hỗ trợ) - Chính quyền (chính): Nhà nước sẽ xây dựng và quản lý Bảng 1: Phân vùng quản lý hè đường đô thị nội thành Hà Nội Hình 4. Phân vùng quản lý hè đường đô thị Hà Nội b. Quan điểm, nguyên tắc quản lý không gian Quan điểm: n Tuân thủ các quy định của cũ luật, các quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy phạm, các chính sách và cơ chế liên quan; n Đảm bảo thống nhất quy hoạch, đồng bộ với thiết kế đô thị và quy chế quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan tuyến hè đường; n Có giải pháp cụ thể tổ chức thực hiện; n Thực hiện phân công, phân cấp trong quản lý điều hành; n Tăng cường sự tham gia quản lý hiệu quả của cộng đồng dân cư. Nguyên tắc: n Phù hợp với yêu cầu quản lý theo phân loại, phân cấp đô thị. n Tuân thủ các cơ sở pháp lý về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan tuyến Phố. n Đáp ứng đồng bộ các tiêu chí quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan. n Tổ chức thực hiện đầy đủ, đúng quy trình nội dung quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan tuyến Phố. n Phân cấp quản lý giữa chính quyền và các ngành, tổ chức xã hội n Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, chú trọng thường xuyên công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý. c. Một số mô hình quản lý không gian Bài báo đề xuất ba mô hình quản lý linh hoạt hè đường đô thị Hà Nội như sau: Mô hình quản lý nhà nước: Nhà nước quản lý không gian hè đường đô thị. Áp dụng cho không gian hè đường đô thị công cộng của đô thị phục vụ lợi ích trực tiếp của cộng đồng như quảng trường, công trình hành chính, thương mại dịch vụ cao cấp. Ưu điểm của mô hình này là sự thống nhất quản lý của nhà nước mang lại hiệu quả và nguồn lực cho việc nâng cao chất lượng quản lý không gian hè đường đô thị. Tuy nhiên mô hình này cũng có hạn chế trong việc huy động nguồn lực xã hội hóa, không phát huy được vai trò cộng đồng trong việc xây dựng không gian hè đường. Mô hình quản lý kết hợp giữa nhà nước – cộng đồng: trong đầu tư phát triển không gian hè đường đô thị, theo đó một phần hoặc toàn bộ công việc sẽ được chuyển giao cho cộng đồng thực hiện với sự hỗ trợ của Nhà nước. Ưu điểm mô hình này là vừa phát huy được vai trò quản lý của nhà nước, của chính quyền địa phương lại vừa thúc đẩy sự tham gia đóng SË 100 . 201982 không gian hè đường đô thị. Cộng đồng là người giám sát khả năng thực hiện xây dựng và quản lý không gian hè đường đô thị của nhà nước. Đề xuất áp dụng các các khu vực đô thị có trình độ dân trí trung bình và quy mô dự án không gian hè đường cấp đô thị. n Mô hình quản lý cộng đồng quản lý: Áp dụng cho các không gian hè đường đô thị hướng tới giá trị kinh tế, thương mại là chính. Mô hình quản lý này có thành công về kinh tế nhưng chưa tạo được bản sắc riêng. Tuy nhiên, đây là dạng cần được khuyến khích hiện nay. Vì vậy, nhà nước cần phải có nhiều cơ chế khuyến khích hơn (cơ chế về thuế, giá trị thuế đất). d. Quy định quản lý không gian kiến trúc cụ thể cho các khu vực Quy mô không gian: Bảng bên. Các công trình xây dựng (mặt đứng các công trình kề cận): Bảng bên. 5. Kết luận Rất cần mô hình quản lý linh hoạt phù hợp với từng khu vực đặc thù của đô thị. Từ đánh giá thực trạng quản lý xây dựng và sử dụng hè đường đô thị, qua đó rút ra được các loại hè đường gắn với đặc trưng của thành phố Hà Nội. Đấy là vấn đề có tính cốt lõi, tính chiến lược trong việc giải quyết các vấn đề hè đường đô thị cả về khía cạnh lý luận và thực tiễn. Trên cơ sở phân loại hè đường đô thị sẽ đưa ra các mô hình quản lý và một số quy định quản lý không gian hè đường đô thị thành phố Hà Nội. Tài liệu Tham khảo: - Bộ Xây dựng (2013), Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 06/2013/TT-BXD ngày 13 tháng 5 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn về nội dung Thiết kế đô thị, ngày 16 tháng 10 năm 2013. - UBND thành phố Hà Nội (2013), Ban hành Quy chế quản lý quy hoạch - kiến trúc Khu phố Cổ Hà Nội, theo quyết định số 6398/QĐ-UBND ngày 24/10/2013. - UBND thành Phố Hà Nội (2014), Thiết kế mẫu hè đường đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội, theo quyết định số 4340/QĐ-UBND ngày 20 tháng 08 năm 2014. - UBND thành Phố Hà Nội (2015), Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc Khu phố cũ Hà Nội, Theo quyết định số 24-2015/QĐ-UBND ngày 13/08/2015. - Nguyễn Mai Anh (2013), Nghiên cứu quản lý, sử dụng vỉa hè trên địa bàn TP.HCM: thực trạng và giải pháp, Đề tài cấp thành phố. - Trần Thọ Hiền (2017), Quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan các tuyến phố chính khu vực nội đô lịch sử thành phố Hà Nội (lấy địa bàn quận Ba Đình làm ví dụ nghiên cứu), Luận án Tiến sĩ, Đại học Kiến trúc Hà Nội. Các công trình xây dựng (mặt đứng các công trình kề cận). Quy mô không gian. Quy hoπch & t∏c gi∂
Tài liệu liên quan