Giải pháp tài chính thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam giai đoạn 2011 – 2016

Bài nghiên cứu đưa ra đánh giá thực trạng những giải pháp tài chính mà Việt Nam đã sử dụng để hỗ trợ DNNVV phát triển giai đoạn 2011-2016. Kết quả cho thấy với quyết tâm mạnh mẽ của Chính phủ cũng như sự nỗ lực của bản thân DNNVV đã thúc đẩy DNNVV phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua. Nghiên cứu đã chỉ ra những hạn chế trong việc sử dụng giải pháp tài chính hỗ trợ DNNVV về: chính sách thuế, giải pháp tín dụng, chính sách tỷ giá, hỗ trợ mặt bằng sản xuất kinh doanh. Nguyên nhân chủ quan về phía DN chưa năng động trong tiếp cận thông tin, hoạt động còn nhiều bất cập, thiếu bền vững Mặt khách quan đến từ sự chưa đồng bộ của giải pháp tài chính của Chính phủ, công tác quản lý còn yếu kém, vẫn còn những quy định chưa rõ ràng dẫn đến việc áp dụng của các giải pháp tài chính không hiệu quả.

pdf14 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 424 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải pháp tài chính thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam giai đoạn 2011 – 2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
89 GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011 – 2016 NCS. Lê Thị Hồng Thúy Học viện Tài chính Tóm tắt: Bài nghiên cứu đưa ra đánh giá thực trạng những giải pháp tài chính mà Việt Nam đã sử dụng để hỗ trợ DNNVV phát triển giai đoạn 2011-2016. Kết quả cho thấy với quyết tâm mạnh mẽ của Chính phủ cũng như sự nỗ lực của bản thân DNNVV đã thúc đẩy DNNVV phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua. Nghiên cứu đã chỉ ra những hạn chế trong việc sử dụng giải pháp tài chính hỗ trợ DNNVV về: chính sách thuế, giải pháp tín dụng, chính sách tỷ giá, hỗ trợ mặt bằng sản xuất kinh doanh. Nguyên nhân chủ quan về phía DN chưa năng động trong tiếp cận thông tin, hoạt động còn nhiều bất cập, thiếu bền vững Mặt khách quan đến từ sự chưa đồng bộ của giải pháp tài chính của Chính phủ, công tác quản lý còn yếu kém, vẫn còn những quy định chưa rõ ràng dẫn đến việc áp dụng của các giải pháp tài chính không hiệu quả. Từ khóa: Giải pháp tài chính, phát triển doanh nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa Dẫn nhập Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của hầu hết các quốc gia nói chung, đặc biệt là các nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam. DNNVV là thành tố quan trọng thúc đẩy tăng trƣởng và là động lực phát triển kinh tế xã hội đã đƣợc Đảng nhận thức và quyết tâm trong những năm gần đây, bằng việc đƣa ra nhiều chính sách hỗ trợ cho đối tƣợng doanh nghiệp này. DNNVV thƣờng năng động, sáng tạo nhƣng thị trƣờng của họ phần lớn là thị trƣờng địa phƣơng. Những năm gần đây, hoạt động của DNNVV đã có bƣớc phát triển đột biến, đóng góp vào GDP, giải quyết việc làm, Nền kinh tế Việt Nam đang có sự tăng trƣởng ổn định ở giai đoạn 2011 – 2017, khi mà tốc độ tăng trƣởng luôn cao hơn mức trung bình. Sau những khó khăn của năm 2012, nền kinh tế đã đang phục hồi trở lại. Năm 2017, nền kinh tế Việt Nam đạt tốc độ tăng trƣởng 6,81%. Mà đóng góp vào GDP của đối tƣợng DN này lên đến hơn 40%. Điều đó cho thấy tầm quan trọng khi phải tiếp tục nghiên cứu để phát triển khu vực DN này ở Việt Nam. Tuy nhiên, khu vực DN này gặp rất nhiều khó khăn về vốn cũng nhƣ việc tiếp cận nguồn vốn, tiếp cận 90 mặt bằng sản xuất kinh doanh. Theo thống kê của Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), trong số 97% DN nhỏ và vừa có đến 85 – 90% là DN nhỏ và siêu nhỏ. Điều đáng nói hơn cả là chỉ có 40% DN này đƣợc tiếp cận với vốn ngân hàng. Đây là đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng nhất với những biến động của nền kinh tế. Vì vậy, rất cần sự hỗ trợ từ Chính phủ, mà giải pháp tài chính là công cụ trọng yếu. Do đó, nghiên cứu đi sâu vào đánh giá những giải pháp tài chính của Chính phủ giai đoạn 2011 – 2016, từ đó chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế này khiến giải pháp tài chính chƣa thực sự hiệu quả. Nghiên cứu sử dụng bộ dữ liệu doanh nghiệp hàng năm của Tổng cục Thống kê kết hợp với dữ liệu mới nhất của cuộc điều tra DN năm 2016. Ngoài phần dẫn nhập, kết cấu của nghiên cứu gốm 5 mục. Mục 1 trình bày thực trạng phát triển của DNNVV Việt Nam thể hiện qua các đặc điểm của DN (nhƣ số lƣợng DN, quy mô DN, kết quả hoạt động kinh doanh của DNNVV). Mục 2 đƣa ra thực trạng của giải pháp tài chính của Chính phủ những năm qua. Mục 3 đƣa ra đánh giá đối với các giải pháp tài chính của Chính phủ và chỉ ra những hạn chế của những giải pháp tài chính trong những năm qua. Mục 4: nguyên nhân của những hạn chế. Mục 5 là kết luận chính. 1. Quá trình phát triển của DNNVV Việt Nam 1.1. Đặc điểm DNNVV 1.1.1. Về số lượng DNNVV Những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam vẫn giữ đƣợc tốc độ tăng trƣởng ấn tƣợng (6,81% năm 2017) và là năm có mức tăng trƣởng cao nhất trong vòng 7 năm qua. Cùng với sự khởi sắc của nền kinh tế, đặc biệt là sự ra đời của Luật Doanh nghiệp năm 2015 với những đổi mới thông thoáng hơn tạo động lực cho sự gia nhập thị trƣờng của những doanh nghiệp mới, và phần lớn là DNNVV. Nguồn: Xử lý số liệu từ tổng điều tra DN hàng năm 91 Theo số liệu điều tra của Tổng cục Thống kê, năm 2016 có sự tăng trƣởng mạnh về số lƣợng DNNVV (13,8% so với 2015) đạt 508.128 DN. Bảng 1: Số lƣợng DNNVV phân chia theo qui mô và loại hình qua các năm Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016 DNNN 1.804 3.169 3.144 2.977 2.738 2.510 DNNVV 1.045 1.896 1.855 1.763 1.617 1.482 DN lớn 759 1.273 1.289 1.214 1.121 1.028 DN ngoài NN 329.244 346.418 367.002 401.499 440.566 501.175 DNNVV 324.457 341.777 362.381 396.707 435.335 495.259 DN lớn 4.787 4641 4.621 4.792 5.231 5.916 DN FDI 12.167 14.879 9.976 11.179 11.932 14.010 DNNVV 9.803 7.110 7.971 9.007 9.537 11.387 DN lớn 2.364 7.769 2.005 2.172 2.395 2.623 Tổng số 343.215 364.466 380.122 415.655 455.236 517.695 Nguồn: Xử lý từ số liệu tổng điều tra DN hàng năm Nhƣ vậy, tính đến hết năm 2016, cả nƣớc có 517.695 DN đang hoạt động. Đa số trong các DN này là DNNVV và tỷ trọng này có xu hƣớng ngày càng tăng trong giai đoạn này. Cụ thể năm 2005: DNNVV chiếm tỷ trọng 95% trong tổng số DN (theo công bố sách trắng DNNVV), đến năm 2016: chiếm 98,15% tổng số DN cả nƣớc. 1.1.2. Lao động trong khu vực DNNVV Số lƣợng DNNVV tăng lên hàng năm cho thấy việc làm đƣợc tạo ra càng nhiều cho ngƣời lao động. Năm 2016, thu hút 6,136 triệu lao động, tạo thêm 0,44 triệu việc làm cho ngƣời lao động. Năm 2013, trƣớc sự khủng hoảng kinh tế, DNNVV chịu nhiều thách thức nên có sự hạn chế trong tồn tại và phát triển nên tăng trƣởng việc làm có tăng trƣởng âm, nhƣng các năm sau 2014, 2015 thì đã có sự tăng trƣởng trở lại. Với sự tăng trƣởng trở lại về đóng góp trong giải quyết việc làm của ngƣời lao động thì phần nào cho thấy với sự ra đời của Luật Đầu tƣ và Luật Doanh nghiệp năm 2015 đã cải thiện môi trƣờng kinh doanh giúp DN hoạt động hiệu quả hơn. 92 Nguồn: xử lý từ số liệu điều tra DN hàng năm Trong giai đoạn 2007-2011 tăng trƣởng lao động trong khu vực DNNVV rất mạnh: 11,8%, sang giai đoạn 2012-2016 có tăng trƣởng bình quân 3,58% cho thấy sự giảm mạnh mẽ nhất là năm 2013 sự tăng trƣởng việc làm là -0,23%. Nhìn vào hình 2 về số lƣợng lao động giai đoạn 2011-2016 thì đang có sự cải thiện rõ rệt về số lƣợng việc làm mới đƣợc tạo ra thêm, (năm 2016: tăng trƣởng 7,74%). 1.2. Kết quả kinh doanh của DNNVV Cùng với sự tăng lên của số lƣợng DNNVV, tổng doanh thu của các DN cũng có xu hƣớng tăng liên tục trong giai đoạn 2011-2016. Năm 2016, tổng doanh thu đạt hơn 8 triệu tỷ đồng, gấp gần 1,64 lần so với năm 2011. Từ năm 2012, 2013 tăng trƣởng doanh thu chững lại, sau đó có sự tăng trƣởng trở lại ở giai đoạn 2014 -2016. Đơn vị: triệu tỷ đồng Nguồn: Xử lý từ số liệu điều tra DN hàng năm Trong giai đoạn 2007 – 2011, mặc dù tăng trƣởng về doanh thu chịu ảnh hƣởng nhiều từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2009, nhƣng tốc độ tăng trƣởng bình quân doanh thu vẫn cao, gần 30%/năm. Tuy nhiên sang giai đoạn 93 2012-2016, nền kinh tế Việt Nam có sự phục hồi nhƣng còn chậm chạp và đang trong giai đoạn tái cấu trúc, nên doanh thu chỉ tăng trƣởng bình quân 10,63%/năm. Đơn vị: triệu đồng Nguồn: Xử lý từ số liệu điều tra doanh nghiệp hàng năm Qua hình 4, có thể thấy rằng lợi nhuận sau thuế DNNVV không có sự tăng trƣởng, thậm chí còn có những năm giảm sút (năm 2013 và 2015). Đặc biệt năm 2012, lợi nhuận sau thuế của các DNNVV còn bị âm (-32033949 triệu đồng). Các năm có sự tăng trƣởng về lợi nhuận sau thuế là năm 2014 và 2016, nhƣng so với năm 2011 cũng chỉ tăng có 10% ở năm 2014 và 13% ở năm 2016. Điều đó cho thấy các DNNVV vẫn hoạt động với hiệu quả thấp. Với sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ trong việc đƣa ra các giải pháp hỗ trợ DNNVV thì kết quả hoạt động của DNNVV dƣờng nhƣ chƣa tƣơng xứng với tiềm năng của khu vực DN này. 2. Thực trạng sử dụng giải pháp tài chính đối với phát triển DNNVV 2.1. Giải pháp thuế đối với phát triển DNNVV Sau quá trình cải cách, hiện nay hệ thống thuế có thể chia thành 3 loại thuế cơ bản: Thuế tiêu dùng (thuế giá trị gia tăng VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB), thuế xuất nhập khẩu (XNK)). Thuế thu nhập (thuế TNDN, thuế TNCN); Thuế tài sản (thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế nhà đất, thuế tài nguyên). Với 9 sắc thuế áp dụng thống nhất đối với mọi thành phần kinh tế đã thể hiện đƣợc tính thống nhất đối với mọi thành phần kinh tế đã thể hiện đƣợc tính thống nhất trong đối xử về thuế giữa các DN thuộc các thành phần kinh tế nên tạo lập đƣợc môi trƣờng kinh doanh bình đẳng, khuyến khích các DNNVV đầu tƣ phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD). 94 - Luật thuế TNDN thay cho Luật thuế lợi tức. Khi mới ban hành, còn có sự phân biệt đối xử về thuế suất thuế TNDN giữa DN trong nƣớc và DN FDI (DN trong nƣớc phải chịu thuế suất 32% còn DN FDI chịu thuế suất 25%) tạo nên sự bất bình đẳng về thuế giữa các loại hình DN, gánh nặng thuế đối với các DN nói chung và DNNVV nói riêng càng cao. Sau nhiều lần sửa đổi, từ ngày 01/01/2004 thuế suất thuế TNDN còn một mức thống nhất 28% cho các loại hình DN và đến 01/01/2009 chỉ còn 25%, từ 01/7/2013 là 22% và 20%. - Thuế VAT: Luật thuế VAT quy định khi DN mua sắm tài sản cố định (TSCĐ) dùng cho SXKD sẽ đƣợc khấu trừ toàn bộ số thuế VAT đầu vào đã trả khi mua sắm. Máy móc thiết bị chuyên dùng trong nƣớc chƣa vào sản xuất đƣợc nhập khẩu để hình thành TSCĐ của DN không phải nộp thuế VAT khi nhập khẩu. Quy định này góp phần khuyến khích các DNNVV giảm chi phí khi đầu tƣ mua sắm TSCĐ, nhập khẩu máy móc công nghệ hiện đại. Nếu DN có dự án đầu tƣ mới trong giai đoạn đầu tƣ có số thuế VAT chƣa đƣợc khẩu trừ hết thì đƣợc hoàn thuế VAT đầu vào theo từng năm, nếu số thuế đầu vào từng quý từ 200 triệu đồng trở lên thì đƣợc xem xét hoàn thuế VAT theo quý. Quy định này góp phần giải quyết đƣợc khó khăn về vốn cho DNNVV. - Về thuế XNK: Luật thuế XNK quy định khi DN nhập khẩu máy móc thiết bị chuyên dùng để hình thành TSCĐ thì đƣợc miễn thuế nhập khẩu. Các loại máy móc thiết bị trong nƣớc đã sản xuất đƣợc nhập khẩu để hình thành TSCĐ cho DN đƣợc áp dụng thời hạn nộp thuế nhập khẩu trong vòng 30 ngày thay vì phải nộp thuế ngay khi nhập khẩu. Hàng hóa nhập khẩu phục vụ nghiên cứu khoa học đƣợc miễn thuế nhập khẩu. Các quy định này tạo điều kiện thuận lợi cho các DN nói chung và DN nhỏ và siêu nhỏ nói riêng đổi mới trang thiết bị. Đối với trƣờng hợp nhập khẩu nguyên liệu sản xuất, gia công hàng xuất khẩu thì thuộc diện không chịu thuế GTGT và đƣợc kép dài thời hạn nộp thuế nhập khẩu đến 275 ngày với các DN chấp hành tốt luật thuế, nên tạo thuận lợi về vốn, giúp các DN khai thác lợi thế cạnh tranh của Việt Nam. 2.2. Giải pháp tín dụng đối với phát triển DNNVV 2.2.1. Tình hình tiếp cận vốn của DNNVV Theo NHNN, tính đến 31/8/2017, dƣ nợ tín dụng đối với DNNVV đạt trên 1,292 triệu tỷ đồng, tăng 7,49% so với cuối năm 2016, cao hơn mức tăng của 95 cùng kỳ năm 2016 và chiếm tỷ trọng 21,14% tổng dƣ nợ tín dụng toàn nền kinh tế. Kết quả này có đƣợc là nhờ các tổ chức tín dụng đã chủ động tiếp cận đối tƣợng khách hàng, nhất là nhóm DNNVV; Đồng thời, đƣa ra nhiều chƣơng trình, sản phẩm ƣu tiên, hỗ trợ cho các khách hàng DNNVV, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn sản xuất, kinh doanh. Những con số trên cho thấy, quan hệ tín dụng giữa ngân hàng thƣơng mại và các DN đã đƣợc cải thiện theo hƣớng cởi mở hơn, gần gũi và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, trong thực tế, vẫn còn không ít DNNVV gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận vốn ngân hàng, tỷ lệ vốn vay còn khiêm tốn. Để tháo gỡ “nút thắt” này đòi hỏi sự cố gắng từ nhiều phía, không chỉ từ việc thay đổi tƣ duy của các tổ chức tín dụng mà còn là sự nỗ lực của bản thân DN. 2.2.2. Tình hình cho vay DNNVV của NHTM Hiện nay, tự do hóa lãi suất đã thúc đẩy cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng ở mọi thành phần kinh tế. Từ năm 2008 đến 2015, trần lãi suất huy động của các ngân hàng thƣơng mại (NHTM) lần lƣợt đƣợc điều chỉnh giảm, lãi suất huy động đƣợc giảm từ mức đỉnh cao trên 19%/năm (giữa tháng 6/2008) xuống 10%/năm (cuối năm 2008), sau đó xuống 6%-7%/năm (tháng 2/2009) và cuối năm 2009 tăng lên 7%-8%/năm; đến tháng 5/2013: 7,5%, tháng 7/2013: 7%/năm, tháng 2/2014: 6,5% và 4/2015: 6%/năm. Đồng thời lãi suất cho vay cũng giảm từ mức 21%/năm (giữa năm 2008) xuống phổ biến ở mức 8-10%/năm của nhóm NHTM nhà nƣớc và đến 7/2013 lãi suất huy động và cho vay nhiều NH đều có xu hƣớng giảm (trần lãi suất huy động của NHNN là 7% trong khi VietinBank là 5-6%) và tháng 1/2015 trần lãi suất huy động 6,5% và tháng 4/2015 là 6%. Từ 5/2013 đến 7/2014 lãi suất cho vay VND với DNNVV của nhóm NHTM cổ phần phổ biến ở mức 10-10,5%/năm, đối với một số nhóm khách hàng truyền thống có dự án vay vốn khả thi cao là 8,5%/năm. Năm 2017 tăng trƣởng tín dụng đạt tích cực với mức tăng đạt 11,5% so với cuối năm 2016. Trong hơn 5 năm qua, từ khi bắt đầu triển khai thực hiện Chƣơng trình kết nối Ngân hàng – Doanh nghiệp từ tháng 7/2012 đến nay, Chƣơng trình đã giải ngân cho vay 44.183 khách hàng với số tiền lên đến 761.805 tỷ đồng. Bình quân cho vay mỗi năm đạt trên 126.000 tỷ đồng. Có thể nói chƣơng trình kết nối ngân hàng doanh nghiệp là giải pháp, là hành động cụ thể của các tỉnh thành và hệ thống ngân hàng trên địa bàn trong quá 96 trình triển khai thực hiện cơ chế chính sách của Chính phủ, của ngân hàng Trung ƣơng nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ thị trƣờng và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh. 2.3. Giải pháp về chính sách tỷ giá với phát triển DNNVV Từ năm 1999 đến nay, cơ chế điều hành tỷ giá của Việt Nam đã có bƣớc thay đổi căn bản, chuyển từ cơ chế xác định tỷ giá một cách chủ quan sang cơ chế xác định tỷ giá theo cung cầu thị trƣờng. Theo đó, thay vì ấn định và công bố tỷ giá chính thức, NHNN chỉ thông báo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trƣờng ngoại tệ liên NH giữa USD và VND làm cơ sở công bố tỷ giá giữa VND và USD không vƣợt quá biên độ quy định. Thực chất đây là cơ chế tỷ giá thả nổi có điều tiết, làm cho tỷ giá bám sát cung cầu thị trƣờng, thu hẹp khoảng cách với tỷ giá trên thị trƣờng tự do. Có thể đánh giá tác động của chính sách tỷ giá đối với phát triển DNNVV trên một số khía cạnh: Thứ nhất, tỷ giá ổn định cùng với chính sách quản lý ngoại hối hợp lý đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các DNNVV. NHNN thay đổi chính sách điều hành tỷ giá từ cơ chế xác định tỷ giá chủ quan, cứng nhắc sang cơ chế xác định tỷ giá theo cung cầu thị trƣờng, tỷ giá VND với USD và một số ngoại tệ khác đƣợc duy trì tƣơng đối ổn định vì thế đã có tác động tốt đến mặt bằng giá trong nƣớc, lạm phát đƣợc duy trì ở mức thấp, kích thích các luồng vốn trong xã hội chảy vào ngân hàng (NH), khuyến khích các DN đầu tƣ kinh doanh. Trƣớc đây, NH chỉ mua chứ không bán ngoại tệ, khi có nhu cầu ngoại tệ để nhập khẩu hàng hóa các DN phải mua ngoại tệ trên thị trƣờng tự do với giá cao hơn sau đó chuyển cho NH theo tỷ giá do NH công bố, vì vậy DN chịu nhiều bất lợi do phải gánh chịu chênh lệch tỷ giá. Việc ổn định tỷ giá đã tạo điều kiện thuận lợi cho DN khi mua, bán ngoại tệ để phục vụ hoạt động kinh doanh, nhất là DN kinh doanh XNK, giảm hiện tƣợng đầu cơ ngoại tệ gây căng thẳng trên thị trƣờng ngoại tệ. Cơ chế điều hành tỷ giá theo cung cầu thị trƣờng tạo điều kiện cho sự hình thành và phát triển thị trƣờng ngoại hối, giúp các DNNVV với năng lực tài chính hạn hẹp thuận lợi hơn trong việc mua, bán ngoại tệ để sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu. 97 Thứ hai, cơ chế điều hành tỷ giá ngày càng linh hoạt, từng bƣớc gắn với cung cầu thị trƣờng và chính sách quản lý ngoại hối nới lỏng đã tạo môi trƣờng kinh doanh thuận lợi hơn cho các DNNVV. Từ 1999 đến nay, NHNN chỉ thông báo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trƣờng ngoại tệ liên NH với một biên độ dao động nhất định. Biên độ cũng đƣợc điều chỉnh cho phù hợp với từng giai đoạn. Đồng thời, NHNN cũng thực hiện can thiệp mua hoặc bán trên thị trƣờng ngoại hối để ổn định tỷ giá và đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho các nhu cầu nhập khẩu. Bảng 2: Diễn biến tỷ giá USD/VND giai đoạn 2008-2015 Năm Tỷ giá bình quân USD/VND Năm Tỷ giá bình quân USD/VND 2008 16.500 2012 20.860 2009 17.941 2013 21.120 2010 18.479 2014 21.335 2011 20.828 2015 22.445 2016 22.159 2017 22.745 07/8/2018 22.676 Nguồn: Tổng hợp từ Website của NHNN Việt Nam Cơ chế điều hành tỷ giá linh hoạt theo cơ chế thị trƣờng của NHNN là dấu hiệu tích cực góp phần hỗ trợ xuất khẩu, giảm nhập siêu, đảm bảo khả năng chịu đựng đƣợc của cán cân thanh toán quốc tế. Đồng thời hạn chế tâm lý kỳ vọng tỷ giá sẽ tăng quá nhanh, tạo điều kiện cho các DN chủ động xây dựng phƣơng án SXKD ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho DNNVV phát triển. 2.4. Giải pháp hỗ trợ mặt bằng sản xuất kinh doanh cho DNNVV Một trong những trở ngại lớn nhất của DNNVV là đất đai. Do không có khả năng tiếp cận đất đai với chi phí và thủ tục hợp lý nên các DN nhỏ và siêu nhỏ khó có thể tiếp cận các nguồn tài chính cần thiết cho tăng trƣởng và nâng cao sức cạnh tranh. Trƣớc tình trạng khó khăn đó của mình khi thuê đất, nhiều DNNVV chỉ sử dụng đất ở của gia đình vào mục đích sản xuất kinh doanh (SXKD). Tuy nhiên, thuế chuyển mục đích sử dụng đất lại quá cao và thủ tục chuyển đổi phức tạp đã 98 góp phần làm tăng chi phí sản xuất của DN. Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ đã nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Nghị định 36/CP cho phép UBND cấp tỉnh đƣợc quyết định thành lập và phê duyệt các dự án đầu tƣ xây dựng khu công nghiệp quy mô nhỏ nhằm thống nhất quản lý đối với mô hình khu, cụm, điểm công nghiệp. Các DNNVV cần mặt bằng đất đai để tiến hành sản xuất kinh doanh và là tài sản thế chấp ngân hàng khi muốn vay vốn. Đến nay, đã có nhiều thay đổi chính sách đất đai nhằm hỗ trợ DN thuê, mua quyền sử dụng đất một cách dễ dàng nhƣng vẫn còn nhiều bất cập, và đã cản trở hoạt động đầu tƣ của DN. Chẳng hạn nhƣ, các DN rất khó khăn trong việc tìm kiếm địa điểm kinh doanh, việc chuyển từ chế độ thuế sử dụng đất sang chế độ thu tiền thuê đất với mức cao hơn, cũng nhƣ khó khăn và phiền phức trong việc chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất là vấn đề cấp bách cần giải quyết để cải thiện môi trƣờng đầu tƣ cho DN đặc biệt là DNNVV. 3. Đánh giá thực trạng sử dụng giải pháp tài chính đối với phát triển DNNVV 3.1. Đánh giá giải pháp thuế Trong những năm qua, Chính phủ đã sử dụng linh hoạt các chính sách thuế, triển khai kịp thời các “chính sách ƣu đãi, miễn giảm thuế” nhằm tháo gỡ khó khăn về vốn cho DN nhỏ và siêu nhỏ phát triển. Đặc biệt, các Cục thuế đã tích cực triển khai nhanh cải cách thủ tục hành chính thuế nhƣ kê khai thuế điện tử, nộp thuế qua NH, bƣu điện nhằm tháo gỡ khó khăn, giảm “nhũng nhiễu” cũng nhƣ chi phí hành chính cho ngƣời nộp thuế. Việc sử dụng các chính sách thuế đã mang lại nhiều lợi ích cho các DNNVV, tuy nhiên còn nhiều bất cập thể hiện: - Một số quy định về chế độ thu thuế không rõ ràng dẫn đến các cán bộ thuế có thể giải thích và áp dụng các khung thuế khác nhau đối với cùng đối tƣợng nộp thuế dẫn đến tình trạng trốn, lậu thuế. - Các quy định về thuế và việc thực hiện thu nộp thuế còn nhiều bất hợp lý, vẫn còn nặng về cơ cấu thu, chƣa có cơ chế động viên các nguồn thu. - Một số quy định về thuế gây khó khăn trong SXKD nhƣ thời hạn nộp thuế nhập khẩu nguyên liệu là 3 tháng nhƣng có nguyên liệu nhập về sản xuất trong 1 năm hoặc 6 tháng. Việc nộp thuế trong vòng 3 tháng tạo thêm gánh nặng cho DN phải đi vay tiền để nộp. Thuế môn bài áp dụng cho DN khá cao và cùng một mức giữa các loại DN gây bất bình đẳng cho DNNVV. 99 - Các quy định về thuế còn rƣờm rà, đặc biệt thủ tục và thời gian hoàn thuế VAT chƣa phù hợp với từng đối tƣợng DN, gây khó khăn cho các DNNVV. 3.2. Đánh giá giải pháp tín dụng Nhờ sự tích cực đƣa ra những giải pháp hỗ trợ tín dụng nhằm tháo gỡ khó khăn cho DNNVV, ngành NH đã và đang góp ph
Tài liệu liên quan