Gắn cải cách tiền lương với kết quả hoạt động
Dịch vụ sự nghiệp công là những dịch vụ xã hội cơ bản, thiết yếu đối với sự phát triển
con người, do các tổ chức đơn vị sự nghiệp nhà nước thành lập cung cấp cho nhân dân và
cộng đồng (trong đó, tỷ trọng về biên chế, lao động và tiền lương trong lĩnh vực giáo dục,
y tế và khoa học công nghệ chiếm tỷ trọng lớn trong khối đơn vị sự nghiệp công lập với
khoảng 70-80% về biên chế và khoảng 80-90% về tiền lương).
Thực hiện lộ trình cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010, cơ chế chính sách
của Nhà nước đối với lĩnh vực sự nghiệp công đã từng bước được đổi mới. Chính phủ đã
ban hành Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 về cơ chế tự chủ, tự chịu trách
nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự
nghiệp công lập. Theo đó, chính sách tiền lương, thu nhập trong các đơn vị sự nghiệp
công lập đã từng bước gắn với năng suất, chất lượng công việc, khuyến khích người lao
động trong các đơn vị sự nghiệp công lập gia tăng năng suất lao động, tạo hiệu quả tăng
nguồn thu cho đơn vị, tạo nguồn cải cách tiền lương.
6 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1650 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải pháp tạo nguồn cho cải cách tiền lương đối với đơn vị sự nghiệp công lập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giải pháp tạo nguồn cho cải cách tiền lương
đối với đơn vị sự nghiệp công lập
TCTC Online - Việc đẩy mạnh thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ
chức bộ máy, biên chế và tài chính, gắn cải cách tiền lương với năng suất, chất
lượng dịch vụ đã tạo động lực cho các đơn vị sự nghiệp công lập có nguồn để cải
cách tiền lương.
Gắn cải cách tiền lương với kết quả hoạt động
Dịch vụ sự nghiệp công là những dịch vụ xã hội cơ bản, thiết yếu đối với sự phát triển
con người, do các tổ chức đơn vị sự nghiệp nhà nước thành lập cung cấp cho nhân dân và
cộng đồng (trong đó, tỷ trọng về biên chế, lao động và tiền lương trong lĩnh vực giáo dục,
y tế và khoa học công nghệ chiếm tỷ trọng lớn trong khối đơn vị sự nghiệp công lập với
khoảng 70-80% về biên chế và khoảng 80-90% về tiền lương).
Thực hiện lộ trình cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010, cơ chế chính sách
của Nhà nước đối với lĩnh vực sự nghiệp công đã từng bước được đổi mới. Chính phủ đã
ban hành Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 về cơ chế tự chủ, tự chịu trách
nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự
nghiệp công lập. Theo đó, chính sách tiền lương, thu nhập trong các đơn vị sự nghiệp
công lập đã từng bước gắn với năng suất, chất lượng công việc, khuyến khích người lao
động trong các đơn vị sự nghiệp công lập gia tăng năng suất lao động, tạo hiệu quả tăng
nguồn thu cho đơn vị, tạo nguồn cải cách tiền lương.
Với vai trò quan trọng là đòn bẩy, động lực khuyến khích sáng tạo, nâng cao năng suất
chất lượng công việc, thực hiện cải cách chính sách tiền lương đối với đơn vị sự nghiệp
công lập đòi hỏi phải gắn liền với việc đổi mới cơ chế tài chính và hoạt động của các đơn
vị sự nghiệp công lập.
Tính đến hết năm 2010, tại các cơ quan bộ, ngành trung ương và địa phương (không tính
khối lực lượng vụ trang) đã có 24.965 đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ,
tự chịu trách nhiệm về tài chính. Trong đó, tỷ lệ đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi
phí hoạt động thường xuyên chiếm 3,1%, đơn vị sự nghiệp công lập đảm bảo một phần
chi phí chiếm 40,2%, đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước (NSNN) đảm bảo toàn bộ
chi phí hoạt động chiếm 56,7%. Như vậy, phần lớn các đơn vị sự nghiệp công lập vẫn do
NSNN đảm bảo một phần hoặc toàn bộ kinh phí hoạt động, số lượng các đơn vị sự
nghiệp công lập tự chủ hoàn toàn về chi phí hoạt động còn hạn chế.
Những thành công và hạn chế
Thành công lớn về phương diện chính sách, đó là các đơn vị sự nghiệp công lập đã từng
bước được trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc xác định nhiệm vụ, xây
dựng kế hoạch và tổ chức hoạt động theo quy định, phát huy các nguồn lực của đơn vị để
cung cấp dịch vụ với chất lượng cao cho xã hội; tự quyết định chế độ trả lương, thu nhập
thông qua quy chế chi tiêu nội bộ gắn với chất lượng và hiệu quả của người lao động,
từng bước giảm sự can thiệp của cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động cụ thể của
mỗi đơn vị sự nghiệp công lập.
Tuy nhiên, trên thực tế cũng đã nảy sinh những bất cập trong thực hiện cơ chế tự chủ tài
chính tại đơn vị sự nghiệp công lập. Cụ thể đó là một số đơn vị sự nghiệp công lập trong
quản lý tài chính chưa tuân thủ các nguyên tắc hạch toán kinh tế, chi phí tiền lương chưa
tính đúng, tính đủ trong chi phí dịch vụ, sử dụng kinh phí chưa hiệu quả.
Về tiền lương của người lao động: Do chưa có các văn bản quy định tiêu chí cụ thể để
đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị khi được giao quyền tự chủ, vì vậy quy
chế chi tiêu nội bộ, phân phối tiền lương và thu nhập còn mang tính bình quân, chưa gắn
với hiệu quả và chất lượng công việc để khuyến khích người lao động nỗ lực đạt hiệu
quả, chất lượng cao nhất; chính sách tiền lương chưa thực sự là đòn bẩy thúc đẩy năng
suất và chất lượng công tác của người lao động.
Mức thu nhập của người lao động ở các cơ sở y tế, giáo dục có nguồn thu lớn cao hơn
nhiều so với các cơ sở không có nguồn thu hoặc nguồn thu hạn hẹp (các trường tiểu học
không được thu học phí, các trường dân tộc nội trú, trường sư phạm, các cơ sở y tế dự
phòng, khám chữa bệnh phong, lao, tâm thần…); từ đó tạo sự bất hợp lý giữa những
người lao động trong ngành y tế, giáo dục.
Hệ thống cơ chế chính sách về quản lý và phương thức hoạt động của các đơn vị cung
cấp dịch vụ sự nghiệp công lập chưa được đổi mới đồng bộ; chưa có hệ thống định mức
kinh tế kỹ thuật, đơn giá tiền lương để các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện chi trả
tiền lương và thu nhập gắn với chất lượng, hiệu quả công việc.
Một số chính sách (chế độ học phí, viện phí…) là tiền đề, điều kiện quan trọng của việc
giao quyền tự chủ cho đơn vị sự nghiệp công lập còn chậm được ban hành, sửa đổi, bổ
sung hoàn thiện. Một số đơn vị sự nghiệp công lập còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà
nước, vào cơ quan cấp trên, chưa thực sự chủ động, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ.
Một số mục tiêu và định hướng lớn
(1) Phát huy tiềm năng trí tuệ, tiềm lực vật chất và tài chính trong nhân dân, huy động và
thu hút toàn xã hội chăm lo dịch vụ sự nghiệp công lập; tạo điều kiện để toàn xã hội được
thụ hưởng chất lượng dịch vụ ở mức độ ngày càng cao.
(2) Đổi mới phương thức hoạt động và cơ chế tài chính của các đơn vị cung ứng dịch vụ
sự nghiệp công lập, thúc đẩy áp dụng các kỹ năng quản lý, quản trị tiên tiến để nâng cao
hiệu quả dịch vụ, tạo cơ chế chính sách để tiền lương thực sự trở thành công cụ đòn bẩy
khuyến khích người lao động chủ động, sáng tạo, nâng cao chất lượng và hiệu quả công
việc, khuyến khích người tài giỏi; xóa bỏ cơ chế độc quyền tạo ra môi trường cạnh tranh
lành mạnh.
(3) Cơ cấu lại NSNN gắn với cải cách tiền lương, thực hiện lộ trình hạch toán chi phí đối
với đơn vị sự nghiệp công lập có đủ điều kiện.
(4) Hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả các nguồn lực của
Nhà nước và của toàn xã hội trong việc cung ứng dịch vụ sự nghiệp công lập và chất
lượng dịch sự nghiệp công lập.
Những giải pháp cơ bản
Đổi mới cơ cấu và phương thức đầu tư của ngân sách nhà nước
Nhà nước thực hiện cơ chế đặt hàng, giao nhiệm vụ gắn với chất lượng sản phẩm dịch vụ
của đơn vị trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật, chi phí dịch vụ (phần Nhà nước phải lo
theo quy định) thay vì thực hiện phương thức cấp phát kinh phí tăng theo tỷ lệ hàng năm
như hiện nay. Đơn vị sự nghiệp công lập được coi nguồn NSNN đặt hàng là nguồn thu
của đơn vị và được giao quyền tự chủ trong việc chi trả lương cho người lao động, gắn
liền với hiệu quả, chất lượng công việc, được quy định rõ trong quy chế chi tiêu nội bộ
của đơn vị.
Đối với nhóm đơn vị sự nghiệp có khả năng xã hội hóa cao
Thực hiện giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong cung cấp dịch vụ gắn với nhu cầu
của xã hội, được quyết định thu giá dịch vụ trên cơ sở khung giá tính đủ các chi phí cần
thiết do cấp có thẩm quyền ban hành; được huy động vốn, góp vốn liên doanh, liên kết
với các thành phần kinh tế khác để mở rộng việc cung cấp dịch vụ sự nghiệp công, tự
quyết định biên chế và trả lương trên cơ sở thang bảng lương của Nhà nước và hiệu quả,
chất lượng công việc. Khi Nhà nước thực hiện điều chỉnh chính sách tiền lương, nhóm
các đơn vị này tự đảm bảo kinh phí chi trả tiền lương tăng thêm, Nhà nước không cấp bổ
sung. Theo đó, đối với nhóm này cho phép tốc độ tăng thu cao hơn tốc độ tăng của các
nhóm ngành nghề ít có khả năng xã hội hóa.
Đối với lĩnh vực y tế
NSNN đảm bảo kinh phí chi trả tiền lương, các khoản phụ cấp theo lương và các khoản
đóng góp theo lương cho các đơn vị theo định mức biên chế được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền giao. Đối với kinh phí để thực hiện nhiệm vụ chuyên môn: sẽ chuyển đổi
sang phương thức Nhà nước đặt hàng giao nhiệm vụ.
Nguồn thu (nếu có) được sử dụng để bù đắp một phần chi phí hoạt động. Đối với các đơn
vị tự đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên từ nguồn thu của đơn vị, sẽ được quyết
định mức giá thu dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trên cơ sở tính và thu đầy đủ các chi phí
thực hiện cung cấp dịch vụ và có mức tích lũy hợp lý (không quá 10% chi phí dịch vụ
khám bệnh, chữa bệnh).
Thực hiện chuyển đổi dần phương thức NSNN cấp hỗ trợ trực tiếp cho các đơn vị cung
cấp dịch vụ khám chữa bệnh sang hỗ trợ trực tiếp cho đối tượng sử dụng dịch vụ khám
chữa bệnh thông qua chính sách bảo hiểm y tế. Riêng đối với cơ sở khám chữa bệnh
chuyên khoa lao, phong, tâm thần, NSNN đảm bảo chi phí hoạt động theo cơ chế đặt
hàng, giao nhiệm vụ.
Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập y tế chuyên ngành đặc thù (an toàn thực phẩm, dân
số kế hoạch hóa gia đình, kiểm nghiệm, kiểm định, giám định y khoa, tư pháp…): NSNN
đảm bảo kinh phí hoạt động đối với các nhiệm vụ Nhà nước giao theo cơ chế đặt hàng,
giao nhiệm vụ.
Đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo
Thực hiện cơ chế NSNN cấp kinh phí trên cơ sở đặt hàng, giao nhiệm vụ và tính đủ chi
phí hoạt động của nhà trường với các cơ sở giáo dục được thu học phí bao gồm các
trường mầm non, trường trung học cơ sở, trung học phổ thông: NSNN cấp kinh phí trên
cơ sở đặt hàng, giao nhiệm vụ và tính đủ chi phí hoạt động của nhà trường sau khi đã trừ
đi chi phí từ nguồn thu học phí; Đối với các trường chất lượng cao (theo quy định của
Nhà nước) được phép thu học phí cao hơn mức học phí đại trà theo quy định).
Đối với giáo dục đại học, việc tính đủ học phí là cần thiết, phù hợp với thông lệ quốc tế
về giáo dục đại học và kết luận của Bộ chính trị tại Thông báo số 37 - TB/TW ngày
26/5/2011 của Bộ Chính trị về Đề án “Đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự
nghiệp công lập, đẩy mạnh xã hội hóa một số loại hình dịch vụ sự nghiệp công”. Cụ thể,
phải thực hiện có lộ trình việc xoá bỏ bao cấp qua giá, phí dịch vụ. Tuy vậy, để có những
bước đi phù hợp và nhận được sự đồng thuận của xã hội, lộ trình tính đủ chi phí đào tạo
đại học trong học phí phải được thực hiện phù hợp và phải thể hiện tính pháp lý hoá cao
nhất.
Để thúc đầy các cơ sở giáo dục đại học đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, cần phải
thay đổi cơ chế phân bổ NSNN theo các định hướng sau:
- Chuyển cơ chế phân bổ NSNN theo các tiêu chí đầu vào như hiện nay, sang việc phân
bổ NSNN theo tiêu chí đầu ra, gắn với các hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật trong đào
tạo, định mức phân bổ chi phí đào tạo gắn với kết quả kiểm định đại học, có sự phân biệt
giữa cơ sở hoạt động có chất lượng, hiệu quả, với cơ sở kém chất lượng, không hiệu quả,
thực hiện phân bổ kinh phí từ NSNN gắn với các kết quả đánh giá, kiểm định độc lập về
chất lượng đào tạo.
- Thực hiện chính sách Nhà nước đặt hàng đối với một số ngành đào tạo mà Nhà nước và
xã hội cần, nhưng hiện nay các cơ sở đào tạo chưa đáp ứng đủ, như khoa học cơ bản,
khoa học xã hội nhân văn, nông nghiệp nông thôn, y tế, năng lượng nguyên tử…), phù
hợp với nhu cầu sử dụng của Nhà nước. Theo đó xuất phát từ cân đối giữa nhu cầu sử
dụng của xã hội và khả năng đào tạo của các trường, nhu cầu sử dụng của Nhà nước, có
thể đặt hàng một số cơ sở đào tạo có uy tín, chất lượng đào tạo một số ngành nghề, lĩnh
vực theo yêu cầu, người học được hỗ trợ toàn bộ chi phí đào tạo của Nhà nước nhưng
phải cam kết chấp nhận sự phân công của Nhà nước theo địa chi sử dụng sau khi được
đào tạo.
- Tiếp tục mở rộng hơn nữa việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong cung cấp
dịch vụ đào tạo gắn với nhu cầu của xã hội, cho các cơ sở đào tạo công lập, đồng thời
thực hiện tốt hơn chính sách của Nhà nước đối học sinh chính sách.
Đối với lĩnh vực khoa học công nghệ
Tiếp tục sắp xếp, chuyển đổi các tổ chức nghiên cứu khoa học ứng dụng sang đơn vị sự
nghiệp tự trang trải kinh phí hoặc công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc doanh
nghiệp cổ phần. NSNN không cấp kinh phí hoạt động quản lý bộ máy thường xuyên, mà
cân đối qua các nhiệm vụ đặt hàng. Đồng thời các tổ chức khoa học, công nghệ cần đẩy
mạnh việc cung cấp sản phẩm khoa học cho doanh nghiệp, cho các tổ chức, cá nhân trong
xã hội.
Đối với các tổ chức nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu chính sách chiến lược phục vụ quản
lý nhà nước: Nhà nước thực hiện đặt hàng, giao nhiệm vụ, đơn vị thực hiện từng bước
theo lộ trình cân đối để chi hoạt động bộ máy thường xuyên vào các nhiệm vụ Nhà nước
đặt hàng cho các tổ chức nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu chính sách, chiến lược phục vụ
quản lý nhà nước, đồng thời xóa bỏ cơ chế cấp phát chi thường xuyên không gắn với
nhiệm vụ như hiện nay.
Xây dựng hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật, chi tiền lương trong đề tài làm căn cứ để
xây dựng chi phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Trường hợp Nhà nước
đặt mua hàng là sản phẩm nghiên cứu khoa học thì tính đủ chi phí (bao gồm cả tiền
lương) để thanh toán với tổ chức khoa học, công nghệ. Đồng thời với việc tăng cường
trách nhiệm của hội đồng khoa học các cấp…
Vụ Hành chính sự nghiệp (Bài đăng Tạp chí Tài chính số 4/2012