An Giang là tỉnh đầu nguồn, nằm giữa hai con sông lớn là sông Tiền
và sông Hậu. Thời gian qua, do đặc điểm về địa hình, địa chất cùng với các yếu tố tác
động từ thượng nguồn, tác động của biến đổi khí hậu và sự phát triển kinh tế xã hội ở
địa phương thì tình trạng sạt lở bờ sông, kênh rạch đã gia tăng, gây thiệt hại về tài
sản của người dân với mức báo động. Trên cơ sở phân tích thực trạng, chúng tôi đề
xuất các giải pháp ứng phó sạt lở bờ sông Tiền đoạn chảy qua địa phận tỉnh An Giang
với các giải pháp như sau: quy hoạch dân cư thích hợp với hiện trạng , quy hoạch cơ
sở hạ tầng giao thông, xây dựng mô hình làm đê chắn sống kết hợp trồng cây bảo vệ
bờ sông. Hy vọng bài viết sẽ giúp người dân, chính quyền tỉnh An Giang chủ động
ngăn ngừa và hạn chế sạt lở bờ sông trong thời gian tới.
6 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 232 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải pháp ứng phó sạt lở bờ sông Tiền chảy qua tỉnh An Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
44
GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ SẠT LỞ BỜ SÔNG TIỀN
CHẢY QUA TỈNH AN GIANG
SV: Lê Thị Mỹ Huyền
Lớp: ĐHSĐỊA 15A
GVHD: TS. Phùng Thái Dương
Tóm tắt: An Giang là tỉnh đầu nguồn, nằm giữa hai con sông lớn là sông Tiền
và sông Hậu. Thời gian qua, do đặc điểm về địa hình, địa chất cùng với các yếu tố tác
động từ thượng nguồn, tác động của biến đổi khí hậu và sự phát triển kinh tế xã hội ở
địa phương thì tình trạng sạt lở bờ sông, kênh rạch đã gia tăng, gây thiệt hại về tài
sản của người dân với mức báo động. Trên cơ sở phân tích thực trạng, chúng tôi đề
xuất các giải pháp ứng phó sạt lở bờ sông Tiền đoạn chảy qua địa phận tỉnh An Giang
với các giải pháp như sau: quy hoạch dân cư thích hợp với hiện trạng , quy hoạch cơ
sở hạ tầng giao thông, xây dựng mô hình làm đê chắn sống kết hợp trồng cây bảo vệ
bờ sông. Hy vọng bài viết sẽ giúp người dân, chính quyền tỉnh An Giang chủ động
ngăn ngừa và hạn chế sạt lở bờ sông trong thời gian tới.
Từ khóa: Ứng phó sạc lở, giải pháp ứng phó sạc lở bên bờ sông Tiền.
1. Đặt vấn đề
Đồng bằng sông Cửu Long, tình hình sạt lở bờ sông đã và đang diễn ra rất
nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững trong khu vực. Do hoạt động khai
thác cát trên dòng sông, xây dựng nhà ở trái phép cùng các tác động tiêu cực do phát
triển kinh tế-xã hội ở thượng nguồn sông Mêkông và các tỉnh, thành phố vùng trong
khu vực đã tác động mạnh mẽ đến bờ sông.
Theo Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai, việc sạt lở, bồi lắng các
sông theo quy luật tự nhiên và tạo sự cân bằng tương đối. Sạt lở các sông vùng đồng
bằng sông Cửu Long thường lớn hơn so với các khu vực khác do địa hình, địa mạo,
địa chất trong khu vực. Trong đó nhiều khu vực sạt lở lớn như thị xã Tân Châu, thành
phố Long Xuyên (An Giang); thị xã Hồng Ngự; thành phố Sa Đéc (Đồng Tháp); thành
phố Vĩnh Long (tỉnh Vĩnh Long).
An Giang là tỉnh đầu nguồn của khu vực đồng bằng sông Cửu Long, mỗi năm
phải gánh chịu các đợt xã lũ từ thượng nguồn sông Mêkông. Cùng với đó, An Giang
được biết đến là nơi có nhiều vùng đất yếu, có hệ thống sông, ngòi, kênh, rạch chằng
chịt. Địa hình, địa chất của vùng đã thay đổi bởi tác động của biến dổi khí hậu trong thời
gian gần đây. Nếu không có giải pháp ứng phó kịp thời thì các vụ sạt lở bờ sông Tiền
đoạn chảy qua tỉnh An Giang sẽ trở nên nguy hiểm và cấp bách hơn trong thời gian tới.
Tháng 4 năm 2017 vừa qua bờ sông Tiền đoạn chảy qua tỉnh An Giang đã xuất
hiện vết nứt dài trên tuyến giao thông liên xã dọc theo bờ sông Tiền và nhiều vết nứt
khác trên nền các nhà dân phía bờ sông. Các vết nứt trên tiếp tục mở rộng, và xuất hiện
thêm nhiều vết nứt mới trong khu vực. Sạt lở nghiêm trọng xảy ra với chiều dài 70m,
vách sạt lở thẳng đứng, lấn sâu về phía bờ 35m. Sạt lở đã nhấn chìm hoàn toàn nhiều
căn nhà và cắt đứt tuyến đường liên xã.
Từ những vấn đề trên, là một sinh viên ngành sư phạm Địa lý thường xuyên học
45
tập và tiếp cận với thực tế tôi thấy rằng vấn đề sạt lở bờ sông đoạn chảy qua địa phận
tỉnh An Giang là vấn đề rất đáng quan tâm và cần nghiên cứu nhiều hơn để đưa ra các
giải pháp kịp thời ứng phó sạt lở bờ sông ở khu vực này. Chính vì vậy, chúng tôi lựa
chọn, đề tài: “ Giải pháp, ứng phó sạt lở bờ sông Tiền đoạn chảy qua tỉnh An Giang”
để nghiên cứu, phân tích.
2. Thực trạng sạt lở bờ sông ở tỉnh An Giang
An Giang đang có hơn 15 điểm sạt lở nghiêm trọng đã được xác định ở khắp các
huyện tiếp giáp sông Tiền cách nay chưa lâu. Trong những năm qua, tình hình thiên tai
diễn biến phức tạp và ngày càng nghiêm trọng, ngay cả trong mùa khô, đặc biệt là sạt
lở dọc theo các tuyến sông Tiền.
Năm 2010 sạt lở bờ sông nghiêm trọng đã xâm thực vào Quốc lộ 91 đoạn qua xã
Bình Mỹ, huyện Châu Phú, với chiều dài 150 m. Năm 2012 sạt lở tại phường Bình
Đức, thành phố Long Xuyên, với chiều dài 80 m, phường Bình Khánh, thành phố
Long Xuyên với chiều dài sạt lở là 112 m, tại xã Phú An, huyện Phú Tân với chiều dài
130 m. Năm 2014 sạt lở tại khóm Long Thạnh, phường Long Châu, thị xã Tân Châu,
với chiều dài 100 m, làm ảnh hưởng rất lớn đến cơ sở hạ tầng, công trình giao thông
trong khu vực. [2]
Kết quả quan trắc và cảnh báo sạt lở đất bờ sông tại tỉnh An Giang cho thấy, tỉnh
hiện có 51 đoạn nằm trong cảnh báo sạt lở dọc sông Tiền có 11 đoạn, sông Hậu 26
đoạn, sông Bình Di 1 đoạn, sông Châu Đốc 2 đoạn, sông Vàm Nao 2 đoạn, kênh Xáng
Tân An 4 đoạn, kênh Ông Chưởng 5 đoạn, tổng chiều dài khoảng 162.550 m, gây ảnh
hưởng cho 20.000 hộ dân trong đó, có hơn 5.380 hộ dân cần di dời khẩn cấp ra khỏi
khu vực sạt lở, gây khó khăn đến đời sống, sinh hoạt, sản xuất của người dân. Hiện
nay, tình hình sạt lở tiếp tục diễn biến hết sức phức tạp: Trong 5 tháng đầu năm 2018
đã xảy ra 15 điểm sụp lún, sạt lở đất bờ sông, kênh, rạch. [6]
Chợ Mới là địa phương có sông Tiền và các kênh, rạch chạy qua, thuận lợi giao
thông thủy, cung cấp nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp nhưng thường xuyên gặp
thách thức về sạt lở. Theo kết quả quan trắc năm 2018 của Sở Tài nguyên và Môi
trường rên địa bàn huyện có 16 đoạn sông cảnh báo nguy cơ sạt lở, trong đó có 1 đoạn
rất nguy hiểm và 15 đoạn sạt lở nguy hiểm, với tổng chiều dài 44.000m. Dọc theo
tuyến sông Tiền có các đoạn sạt lở dài 17.400m, gồm 7 xã, thị trấn đang xảy ra và có
nguy cơ sạt lở đất bờ sông ở các địa phương như: thị trấn Chợ Mới, Mỹ Luông, các xã
Kiến An, Long Điền A, Tấn Mỹ, Mỹ Hiệp, Bình Phước Xuân. [2]
Cuối tháng 12 năm 2018, Sở tài nguyên và môi trường tỉnh An Giang đã hoàn
thành khảo sát, đo đạt thực địa, hiệu chỉnh, tính toán và phân tích số liệu, với tổng
chiều dài 161.650m đối với các tuyến sông, kênh, rạch chính dọc theo sông Tiền, đã
đưa ra nhận định “Tuy các đoạn cảnh báo không thay đổi và có xu hướng giảm về
chiều dài nhưng gia tăng về mức độ nguy hiểm và sạt lở xảy ra nhiều hơn ở các sông,
kênh, rạch nhỏ”[2]
Hệ quả mất đất từ sạt lở không chỉ là những ngôi nhà hay những đoạn sông bị
“nuốt chửng” vào dòng nước xoáy, một số cồn đất màu mỡ trên sông Tiền cũng đã trở
thành ký ức trước cơn xâm thực. Như vậy, có thể thấy rằng tình hình sạt lở ở tỉnh An
46
Giang đang rất phức tạp. Điều đó cho thấy xu hướng sạt lở sẽ còn tiếp tục mở rộng và
diễn biến phức tạp, nhất là trong bối cảnh diễn biến thời tiết và thay đổi chế độ thủy
văn ngày một cực đoan trong thời gian tới.
Hình 2.1. Bản đồ tỉnh An Giang
(Nguồn: Tổng cục Phòng chống thiên tai)
3. Các giải pháp ứng phó sạt lở bờ sông Tiền đoạn chảy qua địa phận tỉnh
An Giang
Qua phân tích thực trạng có thể nhận thấy, xói lở bờ sông Tiền tỉnh An Giang là
sự tác động tổng hợp của các điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội thông qua mối quan
hệ giữa lòng dẫn sông và dòng chảy, thể hiện qua hàm lượng phù sa. Cho thấy sạt lở
bờ sông Tiền đoạn chảy qua tỉnh An Giang đang đứng trước nguy cơ cấp bách và đặc
biệt nguy hiểm đối với người dân, chính quyền địa phương. Với vai trò là người học
Địa lí thường xuyên tìm hiểu và tiếp cận thực tế tôi đề ra một số giải pháp với hy vọng
giúp đở ứng phó sạt lở bờ sông Tiền đoạn chảy qua tỉnh An Giang.
3.1. Quy hoạch dân cư thích hợp với hiện trạng
Do tập quán sinh sống của người dân ở miền sông nước chủ yếu là dọc theo các
tuyến đường giao thông như đường thủy, đường bộ. Đó cũng là nguyên nhân gây sạt
lở bờ sông trong thời gian gần đây. Nguyên nhân chủ yếu là do sự phát triển kinh tế -
xã hội kéo theo nhiều hệ lụy cùng với quá trình thay đổi của khí hậu. Bởi lẽ đó mà các
dòng sông đang phải gánh chịu một mối đe dọa rất lớn đó là sạt lở bờ sông. Trước
tình hình sạt lở bờ sông ngày càng diễn biến nghiêm trọng đã ảnh hưởng đến đời sống
nhân dân, nhịp độ phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Cần phải thực hiện các
giải pháp trước mắt và lâu dài như.
Các địa phương có hộ dân sống trong khu vực có nguy cơ sạt lở cần phải khẩn
trương có phương án sắp xếp dân cư để ổn định cuộc sống cho người dân khu vực sạt
lở, ưu tiên các hộ hiện chưa có chỗ ở ổn định 29 hộ huyện Chợ Mới và 7 hộ ở thành
phố Long Xuyên. Quy hoạch dân cư sống vào vùng an toàn như cụm hay tuyến dân
cư. Địa phương cần phải tạo điều kiện để các hộ dân di chuyển đến nơi ở mới an toàn
và tiếp tục làm việc và sản xuất nhanh nhất không phải lo khi chuyển nơi ở sẽ ảnh
hưởng đến công ăn, việc làm khi đó mới có thể quy động được người dân rời khỏi khu
vực nguy hiểm.
Đồng thời, các địa phương tiếp tục chủ động cấm phương tiện tải trọng lớn đi
47
qua các đoạn sạt lở, cắm biển báo sạt lở, hướng dẫn tuyến giao thông thay thế đảm an
toàn về tính mạng, tài sản của nhà nước và nhân dân. Các cấp, các ngành và địa
phương trong tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhân dân hiểu về mặt lợi
và hại, để người dân có ý thức bảo vệ, phòng chống sạt lở, không xây cất nhà cửa lấn
chiếm bờ sông, không khai thác đất cát ven sông, di dời nhà ở đến nơi an toàn.
3.2. Quy hoạch cơ sở hạ tầng giao thông
Rà soát điều chỉnh quy hoạch giao thông, dân cư trên địa bàn đồng bộ, định
hướng di dời dân lâu dài, ổn định cuộc sống gắn với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội
trên địa bàn huyện. Đặc biệt là chấn chỉnh công tác quản lý nhà nước, đề xuất giải
pháp quản lý về giao thông, xây dựng trên khu vực bờ sông, kênh, rạch và khu vực
cảnh báo sạt lở. Bên cạnh đó, các địa phương cần bám sát các dự báo, cảnh báo của cơ
quan chuyên môn, thường xuyên theo dõi, tuyên truyền, cảnh báo người dân, thông
báo ngay khi phát hiện dấu hiệu sạt lở, có giải pháp bảo vệ đường bờ tại các khu vực
đoạn cua cong; cắm biển báo cảnh báo khu vực sạt lở; quản lý chặt chẽ việc xây dựng
công trình trong khu vực cảnh báo sạt lở.
Đối với dòng chảy phía bờ Vĩnh Trường, An Phú có biện pháp nạo vét mở rộng,
sâu lòng sông. Đây là phương án sẽ giải quyết được ba mục tiêu chính là giảm áp lực
dòng chảy giảm vận tốc tác động vào bờ lõm, suy giảm dòng chảy xoáy vòng tại khúc
sông cong do đó sẽ làm giảm được sạt lở bờ.
Đầu tư xây dựng kè Châu Phong với mục tiêu chính là đảm bảo ổn định lâu dài
bờ sông, hạn chế xảy ra rủi ro khi lũ lớn, an toàn chống lũ, đời sống sinh hoạt của nhân
dân trong vùng, các công trình hạ tầng của khu vực xã Châu Phong. Song song đó, kết
hợp chỉnh trang, tạo tuyến đường giao thông ven sông, cải tạo môi trường, sinh thái,
cảnh quan khu vực, góp phần nâng cấp cơ sở hạ tầng nông thôn, phát triển kinh tế xã
hội và đời sống của nhân dân sinh sống trong vùng.
Đối với các điểm thường xuyên có tình trạng khai thác cát trái phép, có đề xuất
và xã lập các chốt kiểm soát để ngăn chặn.
3.3. Xây dựng mô hình làm đê chắn sống kết hợp trồng cây bảo vệ bờ sông
Với thực trạng như trên, khu vực sạt lở đã làm đất liền bị xói lở khiến nhiều nơi
mất đất cư trú, đất chuyên dụng và đất sản xuất, đồng thời gây nhiều thiệt hại kinh tế -
cơ sở hạ tầng, hệ sinh thái đa dạng sinh học và tạo bất an xã hội. Dựa trên thực trạng
tôi đề ra mô hình làm đê chắn sống kết hợp trồng cây bảo vệ bờ sông như sau.
48
Hình 3.1. Mô hình làm đê chắn sống kết hợp trồng cây bảo vệ bờ
(Nguồn: Thiết kế cá nhân)
Đặc điểm địa chất chủ yếu vùng bờ sông Tiền đoạn chảy qua tỉnh An Giang là
rất rời rạc về cấu trúc đất, cường độ chịu lực yếu, tính chịu nén lún của các lớp đất rất
kém. Khi dao động mực nước lớn, nước chảy xiết, sóng vỗ mạnh thì đất trở nên mềm
nhão, hóa lỏng và dễ dịch chuyển gây sạt lở, trượt đổ làm mất ổn định bờ sông. Cộng
tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, nạn khai thác cát, hút nước ngầm quá
mức và phát triển nhiều phương tiện giao thông đường thủy. Sạt lở xảy ra nhiều ở
những đoạn hợp lưu các nhánh sông, các đoạn sông cong, uốn khúc lớn, hoặc nơi tập
trung nhiều dân cư, có công trình lớn, giao thông thủy tấp nập mà ít có các rặng cây to
kềm giữ.
Việc phòng chống sạt lở hiện nay thường khó khăn, tốn kém mà hiệu quả không
cao. Ước tính chi phí làm 1 ki lô mét đê bê tông kiên cố ở vùng ven bờ khu vực đồng
bằng sông Cửu Long có thể lên tới 30 tỉ đồng, với chi phí qua cao như vậy thì các địa
phương không thể nào thực hiện được trong thời ngắn. Nên tôi đề xuất giải pháp xây
dựng mô hình làm đê chắn sống kết hợp trồng cây bảo vệ bờ sông.
Đê bằng vỏ xe phế liệu để chống sạt lở do lũ trên sông được thiết kế bởi các vỏ
xe được kết thành những khối vuông có kích thước 1,5 mét x 1,25 mét x 0,75 mét, có
trọng lượng xấp xỉ 1 tấn, được lắp đặt theo dạng bậc thang dọc theo hai bên bờ sông.
Thuận lợi lớn nhất là có thể tận dụng phế liệu vỏ xe như một vật liệu xây dựng bền
chắc, rẻ tiền, hiệu quả, giảm chi phí xử lý chất thải; việc thi công, lắp ráp cũng khá
nhanh và gần như rất ít chi phí bảo dưỡng, quản lý.
Bên cạnh đó, chúng ta còn trồng các loại cây như bần, đước, mắn các loại cây có
rễ chùm hoặc rể thở sẽ giúp bồi tụ và chống sạt lở bờ sông rất hiệu quả. Khi tận dụng
trồng các loại cây như cây bần thì người dân có thể dung trái bần sản xuất các loại
thực phẩm mang lại hiệu quả kinh tế cho gia đình thay vì trước kia vùng đất sạt lở sẽ
bị bỏ trống lãng phí nay nhờ có đê chắn sống kết hợp trồng cây bảo vệ bờ sông đã tăng
thêm thu nhập cho các hộ dân trong địa phương.
4. Kết luận
Cọc bê-tông
Vỏ xe cũ
Sóng
Đất bồi
Phần bờ sông
Trồng các loại cây: bần, mắn, đước
49
Dưới tác động của các điều kiện tự nhiên nhất là động lực dòng chảy, cấu tạo địa
chất, địa hình và hình thái lòng dẫn kết hợp với biến đổi khí hậu và hoạt động kinh tế -
xã hội của con người đã làm cho quá trình xói lở bờ sông Tiền đoạn chảy tỉnh An
Giang có xu hướng gia tăng, xảy ra trên phạm vi rộng, diễn ra cả trong mùa lũ lẫn mùa
khô. Để hạn chế biến động, giảm thiểu những thiệt hại do xói lở bờ sông Tiền cần có
những giải pháp mang tính tổng thể, bao gồm quy hoạch dân cư thích hợp với hiện
trạng , quy hoạch cơ sở hạ tầng giao thông, xây dựng mô hình làm đê chắn sống kết
hợp trồng cây bảo vệ bờ sông. Trong đó, chú trọng đến các giải pháp thi công nhằm
đảm bảo cho dòng sông phát triển theo quy luật của tự nhiên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Hà Quang Hải - Vương Thị Mỹ Trinh (2011), Tương quan xói lở - bồi tụ một
số khu vực lòng sông Tiền, Hậu, Các Khoa học về Trái Đất, số 12.
[2]. Lê Mạnh Hùng (2004), Nghiên cứu, dự báo xói lở bồi lắng lòng dẫn và đề
xuất các biện pháp phòng, chống cho hệ thống sông ở ĐBSCL, Báo cáo tổng kết đề tài
KC08-15, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, 283 trang.
[3]. Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn tỉnh An Giang (2013), Báo cáo kết
quả công tác phòng, chống, khắc phục sạt lở bờ sông năm 2000 – 2013,
[truy câp
ngày: 03/03/2019].
[4].
VN-va-nhin-tu-VN-ky-2/70079953/188 [truy câp ngày: 02/03/2019].
[5]. [truy
câp ngày: 13/02/2019].