Tính cho đến nay, nước ta đã trãiqua hơn mười năm chuyển đổi từ nền kinh
tế kế hoạch hóa tập trungsang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước
theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Sự chuyển đổi này tạo điều kiệncho tất cả các
thành phần kinh tế tham gia vào cạnh tranhvà phát triển sôi động; các loại hình
doanh nghiệp như công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài được thành lập và đi vào hoạt động ngày càng nhiều, thu
hút được nhiều lao động, góp phần giải quyết việc làm cho người dân, góp phần
thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Cùng với sự đa dạngcủa các thành phầnkinh tế
và sự phát triển của xã hội, các quan hệ kinh doanh thương mại cũng ngày càng đa
dạng, như một tất yếu khách quan, những tranh chấp kinh doanh thương mạiphát
sinh ngày một nhiềuvới tính chất ngày càng phức tạp hơn. Trong đó, những tranh
chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng, một công cụ chủ yếu và quan trọng nhất trong
việc xác lập các quan hệ thương mại là điển hình nhất cho loại tranh chấp trong
quan hệ kinh doanh thương mại. Những tranh chấp về hợp đồng có thể đề cập đến
là những tranh chấp phát sinh do sự không thống nhất trong cách hiểu và giải thích
hợp đồng, do sự cố tình không thực hiện hợp đồng của một chủ thể gây thiệt hại
cho chủ thể còn lại, do sự hiểu biếtvề pháp luật về hợp đồngcòn hạn chế . Khi
phát sinh những vấn đề tranh chấp, điều quan trọng nhất là phải giải quyết tranh
chấp đó, thiết lập lại sự vận hành bình thường cho cácquan hệ đó. Do đó, việc tìm
hướng giải quyếtcác tranh chấp trong lĩnh vực kinh doanh thương mại nói riêng
cũng như cho tất cả các quan hệ xã hội nói chung là một yêu cầu bức thiết.Trong
đó, việc xác định thẩm quyền để giải quyết tranh chấp có ý nghĩa quyết định đến
hiệu quả của việc giải quyết tranh chấp đó. Ở nước ta hiện nay pháp luật quy định
các tranh chấp về kinh doanh thương mại bằng con đường tòa án thuộc thẩm
quyền giải quyết của tòa án kinh tế.
Từ thực trạng các tranh chấp phát sinh và các biện pháp giải quyết hiện nay.
Từ đó ta cần tìm hiểu, phân tích thưc trạng hiện nay về việc tranh chấp kinh doanh
thương mại nhằm đề xuất hướng giải quyết đi đến hoàn thiện một cơ chế đủ thẩm
quyền không chỉ giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại đangxảy ra mà
còn định hướng những tranh chấp sẽ diễn ra trong tương lai. Vì vậy tác giả chọn
đế tài: “ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ HỢP ĐỒNG TRONG LUẬT
VIỆT NAM”làm đề tài luận văn tốt nghiệp cử nhân luật.
90 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2087 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giải quyết tranh chấp về hợp đồng trong luật Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
BỘ MÔN LUẬT TƯ PHÁP
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
NIÊN KHÓA 2004-2008
TÊN ĐỀ TÀI:
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ
HỢP ĐỒNG TRONG LUẬT VIỆT NAM
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: SINH VIÊN THỰC HIỆN
TRƯƠNG THANH HÙNG PHAN MINH GIỚI
MSSV: 5044030
LỚP LUẬT THƯƠNG MẠI K30
Cần Thơ, 5/2008
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trương Thanh Hùng
SVTH: Phan Minh Giới
LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết hình thành đề tài
Tính cho đến nay, nước ta đã trãi qua hơn mười năm chuyển đổi từ nền kinh
tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước
theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Sự chuyển đổi này tạo điều kiện cho tất cả các
thành phần kinh tế tham gia vào cạnh tranh và phát triển sôi động; các loại hình
doanh nghiệp như công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài…được thành lập và đi vào hoạt động ngày càng nhiều, thu
hút được nhiều lao động, góp phần giải quyết việc làm cho người dân, góp phần
thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Cùng với sự đa dạng của các thành phần kinh tế
và sự phát triển của xã hội, các quan hệ kinh doanh thương mại cũng ngày càng đa
dạng, như một tất yếu khách quan, những tranh chấp kinh doanh thương mại phát
sinh ngày một nhiều với tính chất ngày càng phức tạp hơn. Trong đó, những tranh
chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng, một công cụ chủ yếu và quan trọng nhất trong
việc xác lập các quan hệ thương mại là điển hình nhất cho loại tranh chấp trong
quan hệ kinh doanh thương mại. Những tranh chấp về hợp đồng có thể đề cập đến
là những tranh chấp phát sinh do sự không thống nhất trong cách hiểu và giải thích
hợp đồng, do sự cố tình không thực hiện hợp đồng của một chủ thể gây thiệt hại
cho chủ thể còn lại, do sự hiểu biết về pháp luật về hợp đồng còn hạn chế…. Khi
phát sinh những vấn đề tranh chấp, điều quan trọng nhất là phải giải quyết tranh
chấp đó, thiết lập lại sự vận hành bình thường cho các quan hệ đó. Do đó, việc tìm
hướng giải quyết các tranh chấp trong lĩnh vực kinh doanh thương mại nói riêng
cũng như cho tất cả các quan hệ xã hội nói chung là một yêu cầu bức thiết. Trong
đó, việc xác định thẩm quyền để giải quyết tranh chấp có ý nghĩa quyết định đến
hiệu quả của việc giải quyết tranh chấp đó. Ở nước ta hiện nay pháp luật quy định
các tranh chấp về kinh doanh thương mại bằng con đường tòa án thuộc thẩm
quyền giải quyết của tòa án kinh tế.
Từ thực trạng các tranh chấp phát sinh và các biện pháp giải quyết hiện nay.
Từ đó ta cần tìm hiểu, phân tích thưc trạng hiện nay về việc tranh chấp kinh doanh
thương mại nhằm đề xuất hướng giải quyết đi đến hoàn thiện một cơ chế đủ thẩm
quyền không chỉ giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại đang xảy ra mà
còn định hướng những tranh chấp sẽ diễn ra trong tương lai. Vì vậy tác giả chọn
đế tài: “ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ HỢP ĐỒNG TRONG LUẬT
VIỆT NAM” làm đề tài luận văn tốt nghiệp cử nhân luật.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong những năm qua, tình hình tranh chấp kinh doanh, thương mại ngày
càng được báo chí và các phương tiện thông tin đề cập nhiều hơn. Thu hút sự quan
tâm của nhiều người. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về việc giải quyết các
tranh chấp thương mại như: “Giải quyết tranh chấp kinh doanh bằng con đường
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trương Thanh Hùng
SVTH: Phan Minh Giới
Tòa án” của tác giả Đào Văn Hội năm 1999, “Hợp đồng kinh tế” vô hiệu của TS
Lê Thị Bích Thọ 2004…Tuy nhiên nhiên có một số nội dung của những công trình
nghiên cứu không còn phù hợp với tình hình thực tế đặc biệt trong bối cảnh Bộ
Luật Tố tụng Dân sự 2004 và Luật thương mại 2005 ra đời mà cơ sở là Pháp lệnh
hợp đồng kinh tế 1989. Từ những thay đổi về pháp luật sẽ dẫn đến những thay đổi
về tình hình giải quyết các tranh chấp trong thực tế mà tác giả sẽ tìm hiểu và phân
tích trong nội dung của đề tài luận văn này.
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài
Trên cơ sở kế thừa những kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước
cùng với những kiến thức được học và các tài liệu tham khảo cùng với việc tìm
hiểu thực tế ở một số nơi, tác giả mong muốn đánh giá một cách khách quan thực
trạng giải quyết các vụ việc tranh chấp trong kinh doanh, thương mại, phân tích rõ
những ưu, khuyết điểm về vấn đề này, tác giả muốn đưa ra những kiến nghị cũng
như những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng
kinh doanh thương mại trong giai đoạn hiện nay.
4. Phạm vi của đề tài
Giải quyết các tranh chấp về hợp đồng là vấn đề bao quát từ các loại hợp
đồng đến cách thức giải quyết. Vì phạm vi đề tài rất rộng nên người viết chỉ xem
xét, phân tích việc giải quyết các vụ việc tranh chấp hợp đồng thương mại bằng
con đường Tòa án. Còn việc giải quyết các tranh chấp về hợp đồng dân sự và các
biện pháp khác người viết sẽ nghiên cứu khi có điều kiện. Bên cạnh đó tác giả sẽ
chú trọng tìm hiểu, phân tích đồng thời đưa ra những ưu khuyết điểm nhằm so
sánh với các biện pháp giải quyết tranh chấp khác, từ đó đề xuất một số kiến nghị
nhằm phát huy những mặt tích cực, khắc phục những mặt hạn chế, tồn tại trong
quá trình thực hiện nhiệm vụ giải quyết các tranh chấp hợp đồng thương mại của
tòa án, góp vào việc nâng cao chất lượng của toàn bộ hệ thống tư pháp cũng như
pháp luật xã hội chủ nghĩa.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, người viết vận dụng phương pháp phân tích
tổng hợp, thống kê một cách khoa học. Dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật
hiện hành về giải quyết tranh chấp về kinh doanh, thương mại kết hợp với việc tìm
hiểu thực tiển áp dụng của ngành Tòa án, tác giả đưa ra những so sánh, đối chiếu
giữa lý luận và thực tiễn cùng với những khía cạnh pháp lý khác để làm rõ những
nét đặc thù trong việc giải quyết vụ án của Tòa án. Đồng thời đề xuất một số giải
pháp nhằm khắc phục những tồn tại, tăng cường hơn nữa hiệu quả của công tác xét
xử của ngành Tòa án đối với các vụ án kinh doanh, thương mại, góp phần hoàn
thiện pháp luật thực định.
6. Kết cấu của đề tài
Kết cấu của đề tài bao gồm 03 chương:
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trương Thanh Hùng
SVTH: Phan Minh Giới
Chương I: Hợp đồng – Một số vấn đề cơ bản về lý luận và pháp lý.
Chương II: Giải quyết các tranh chấp về hợp đồng kinh doanh, thương mại
bằng Tòa án.
Chương III: Thực trạng và một số kiến nghị.
Kết luận
Qua đây, tác giả xin chân thành cám ơn Thầy TRƯƠNG THANH HÙNG –
Cán bộ giảng dạy Bộ môn Luật Tư Pháp, Khoa Luật Trường Đại học Cần Thơ –
người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và tạo
điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn này một cách tốt nhất. Tác giả xin
chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo của Khoa Luật Trường Đại học Cần Thơ
cùng toàn thể các bạn sinh viên khóa 30 đã dành cho tôi sự ủng hộ và giúp đỡ quý
báu trong suốt thời gian của khóa học cũng như trong quá trình nghiên cứu luận
văn tốt nghiệp để tôi có thể hoàn thành luận văn này và hoàn thành khóa học.
Sinh viên thực hiện
PHAN MINH GIỚI
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trương Thanh Hùng
SVTH: Phan Minh Giới Trang 1
MỤC LỤC
MỤC LỤC ....................................................................................................................1
Chương I: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG ......................................................3
1. LÝ THUYẾT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG ...............................................................3
1.1 Khái niệm về hợp đồng: ...................................................................................3
1.2 Phân loại hợp đồng ..........................................................................................4
1.2.1 Hợp đồng song vụ và hợp đồng đơn vụ .....................................................4
1.2.2 Hợp đồng có đền bù và hợp đồng không có đền bù....................................5
1.2.3 Hợp đồng ưng thuận, hợp đồng trọng thức và hợp đồng thực tại................5
1.2.4 Hợp đồng thương lượng, hợp đồng theo mẫu.............................................5
1.2.5 Hợp đồng gắn liền với thân nhân của người giao kết .................................6
1.2.6 Hợp đồng với người tiêu dùng...................................................................7
1.3 Các điều kiện để hợp đồng có giá trị pháp lý ....................................................7
1.3.1 Điều kiện về nội dung ...............................................................................8
1.3.1.1 Năng lực giao kết. ..............................................................................8
1.3.1.2 Nguyên tắc tư do ý chí........................................................................9
1.3.1.3 Các yếu tố dẫn đến sự vô hiệu của hợp đồng.....................................10
1.3.2 Đối tượng của hợp đồng ..........................................................................15
1.3.2.1 Chuyển giao một quyền ....................................................................16
1.3.2.2 Làm hoặc không làm một việc ..........................................................17
1.3.2.3 Chế tài..............................................................................................18
1.3.3 Hình thức của hợp đồng ..........................................................................19
1.3.3.1 Một số quy định đặc biệt về hình thức ..............................................19
1.3.3.2 Một số quy định đặc biệt về thủ tục ..................................................21
1.3.3.3 Các chế tài........................................................................................21
Chương II....................................................................................................................24
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG KINH DOANH - THƯƠNG MẠI BẰNG
TÒA ÁN THEO LUẬT VIỆT NAM ...........................................................................24
2.1 Khái quát chung về tranh chấp hợp đồng........................................................24
2.1.1 Tranh chấp thương mại ...........................................................................24
2.1.2 Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp trong kinh doanh, thương mại ..............27
2.2 Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại bằng con đường tòa án ...........29
2.2.1 Xác định thẩm quyền của tòa kinh tế .......................................................30
2.2.1.1 Thẩm quyền theo vụ việc..................................................................30
2.2.1.1.1 Những tranh chấp kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải
quyết của tòa án .......................................................................................30
2.2.1.1.2 Những yêu cầu về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải
quyết củatòa án ........................................................................................34
2.2.1.2 Thẩm quyền theo cấp xét xử .............................................................36
2.2.1.2.1 Tòa án nhân cấp huyện ..............................................................36
2.2.1.2.2 Tòa án nhân dân cấp tỉnh ...........................................................36
2.2.1.2.3 Thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao...................................37
2.2.1.3 Thẩm quyền theo lãnh thổ ................................................................37
2.2.1.4 Thẩm quyền theo sự lựa chọn của nguyên đơn..................................38
2.3 Thủ tục xét xử sơ thẩm...................................................................................40
2.3.1 khởi kiện và thụ lý vụ án .........................................................................40
2.3.1.1 khởi kiện vụ án kinh doanh, thương mại ...........................................40
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trương Thanh Hùng
SVTH: Phan Minh Giới Trang 2
2.3.1.2 Thời hạn khởi kiện vụ án kinh doanh, thương mại, thời hạn yêu cầu
giải quyết việc kinh doanh, thương mại ........................................................40
2.3.1.3 Đơn khởi kiện...................................................................................41
2.3.1.4 Thụ lý vụ án .....................................................................................44
2.3.2 chuẩn bị xét xử........................................................................................45
2.3.2.1 Thu thập chứng cứ............................................................................46
2.3.2.2 Tiến hành hòa giải ............................................................................50
2.4 Phiên tòa sơ thẩm...........................................................................................52
2.4.1 Thủ tục bắt đầu phiên tòa ........................................................................53
2.4.2 Thủ tục hỏi tại phiên tòa..........................................................................54
2.4.2.1 Hỏi các đương sự về yêu cầu của họ .................................................54
2.4.2.2 Nghe lời trình bày của các đương sự .................................................55
2.4.2.3 Hỏi từng đương sự từng vấn đề.........................................................57
2.4.3 Tranh luận tại phiên tòa...........................................................................57
2.4.4 Nghị án ...................................................................................................59
2.4.5 Tuyên án .................................................................................................60
2.5 Thủ tục phiên tòa phúc thẩm ..........................................................................61
2.5.1 Khái niệm ...............................................................................................61
2.5.2 Chủ thể của quyền kháng cáo và kháng nghị ...........................................61
2.5.3 Trình tự thực hiện quyền kháng cáo, kháng nghị .....................................63
2.5.4 Phiên tòa phúc thẩm ................................................................................65
2.5.5 Thẩm quyền của Tòa án cấp phúc thẩm ...................................................67
2.5.6 Thủ tục phúc thẩm đối với quyết định của Toà án cấp sơ thẩm bị kháng
cáo, kháng nghị................................................................................................68
2.6 thủ tục giám đốc thẩm ....................................................................................69
2.6.1 khái niệm ................................................................................................69
2.6.2 Chủ thể khách thể của quyền kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục giám đốc
thẩm ................................................................................................................70
2.6.3 Trình tự thực hiện kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm ......................71
2.6.4 Phiên tòa giám đốc thẩm .........................................................................73
2.7 Thủ tục tái thẩm .............................................................................................75
2.7.1 khái niệm ................................................................................................75
2.7.2 Chủ thể và khách thể có quyền kháng nghị ..............................................76
2.7.3 Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh có yếu tố nước ngoài..................77
Chương III ..................................................................................................................79
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ................................................................79
3.1 Thực trạng việc giải quyết các vụ án kinh doanh, thương mại bằng Tòa án ....79
3.2 Một số kiến nghị ............................................................................................82
KẾT LUẬN.................................................................................................................84
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................86
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trương Thanh Hùng
SVTH: Phan Minh Giới Trang 3
Chương I: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG
1. LÝ THUYẾT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG
Hợp đồng là công cụ chủ yếu để xác lập quan hệ giữa người và người liên
quan đến tài sản trong một xã hội có tổ chức. Các quan hệ ấy không chỉ hình
thành trong lĩnh vực dân sự mà cả trong các lĩnh vực thương mại, lao động,
thậm chí trong lĩnh vực hành chính. Mỗi loại hợp đồng trong mỗi lĩnh vực, có
những đặc điểm rất riêng và do đó, được chi phối bởi những quy định riêng.
Tuy nhiên, là sản phẩm của sự gặp gỡ ý chí, tất cả các hợp đồng đều hình
thànhvà vận hành trên cơ sở nguyên tắc tự do kết ước và những nguyên tắc cơ
bản khác mà xoay quanh những nguyên tắc đó, một hệ thống các quy tắc pháp
lý được xây dựng và tạo thành luật về quan hệ kết ước hay còn gọi là luật chung
về hợp đồng.
1.1 Khái niệm về hợp đồng:
Hợp đồng kinh tế là sự thỏa thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa
các bên kí kết về việc thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hóa, dịch vụ,
nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật và các thỏa thuận khác có mục đích kinh
doanh với sự quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và
thực hiện kế hoạch của mình.
Sự gặp gỡ của ý chí và hiệu lực tương đối của hợp đồng. Hợp đồng làm
phát sinh nghĩa vụ theo một cơ chế chung các bên giao kết thống nhất ý chí về
việc ràng buộc lẫn nhau trong một quan hệ đặc trưng bằng thái độ xử sự của một
bên nhằm đáp ứng yêu cầu của bên kia hợp đồng chỉ phát sinh hiệu lực ràng buộc
với các bên giao kết và không tạo ra bất kì một nghĩa vụ nào đối với người thứ
ba.
Nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng. Hơp đồng trong luật Việt Nam làm phát
sinh các nghĩa vụ pháp lý dân sự, tức là nghĩa vụ được bảo đảm thực hiện bằng
sự cưỡng chế của bộ máy nhà nước, chứ không phải là nghĩa vụ tự nhiên, đạo
đức hay nghĩa vụ của lòng nhân ái, của tâm hồn cao thượng.
Các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng phải có tính chất tài sản, nghĩa là định
giá được bằng tiền.
Hợp đồng không trói buộc. Một người lái xe chấp nhận cho khách lỡ
đường quá giang có thể đưa khách đến tận nơi mà khách muốn đến, nhưng cũng
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trương Thanh Hùng
SVTH: Phan Minh Giới Trang 4
có thể yêu cầu khách xuống xe ở một nơi nào đó, giữa chặng đường ngay cả
trong trường hợp đã hứa trước là sẽ đưa khách đến tận nơi. Người lái xe trong
trường hợp này không giao kết với khách lỡ đường bất kì một hợp đồng vận
chuyển nào: cho khách lỡ đường đi nhờ xe chỉ là một cử chỉ của thiện chí. Cử chỉ
thiện chí còn có thể được ghi nhận trong trường hợp một người cho một người
khác lời tư vấn sức khỏe ( sử dụng thuốc, thực hiện các bài tập dưỡng sinh…..).
Về du lịch, giải trí, về tình yêu, hôn nhân. Tất nhiên, người có cử chỉ thiện chí
phải thực hiện cử chỉ đó với đầy đủ ý thức về trách nhiệm đạo đức đối với người
thụ hưởng thiện chí đó, và cả đối với cộng đồng; nhưng luật không thể quy trách
nhiệm pháp lý của người có cử chỉ thiện chí.
Có những hợp đồng chỉ mang tính chất của một cử chỉ lịch sự: một người
mời một người đi ăn tối, ăn giỗ; người cha hứa thưởng cho người con một số tiền
lớn, nếu người con vượt qua kì thi tuyển sinh đại học…không thể dùng luật hợp
đồng để buộc người mời phải bảo đảm chất lượng bữa ăn, buộc người cha phải
thưởng trong trường hợp người con trúng tuyển.
Hợp đồng trói buộc hạn chế. Có những hợp đồng không thật sự trói buộc,
nhưng không hẳn không làm phát sinh các hệ quả pháp lý nhất định. Các cam kết
được đưa ra mang tính chất cam kết danh dự; thế nhưng do hoàn toàn phù hợp
với lợi ích của mỗi bên và lợi ích công cộng mà những cam kết này cũng được
Nhà nước bảo đảm thực hiện. Ví dụ điển hình là việc hai bên thỏa thuận về việc
tự nguyện tôn trọng các chuẩn mực chung ; về việc sẽ cố gắng giải quyết những
bất đồng bằng cách thương lượng, không đưa nhau ra tòa án hoặc ra cơ quan
trọng tài.
Tương tự, các thỏa thuận nguyên tắc có thể ràng buộc các bên vào những
nghĩa vụ nhấ