I. CHUẨNBỊ LÝ THUYẾT:
Nêuvị trícủa kim loại kiềm trongbảng phân loại tuần hoàn Mendeleev,cấu
hình electron, trạng thái oxy hóa, tính chấtvật lý và tính chất hóahọccủa kim
loại vàhợp chấtcủa nó.
Vị trícủa kim loại kiềm thổ trongbảng phân loại tuần hoàn Mendeleev,cấu
hình electron. Trạng thái oxy hóa. Tính chất hóahọc.
Các khái niệmvềnướccứng. Cách làmmềmnướccứng, thang đo độcứng.
II. THỰC HÀNH:
Thí nghiệm1: Quansát màu ngọnlửacủa kim loại kiềm:
Nhúngmột đầumẫu giấylọcsạch vào dungdịch LiCl bão hòarồi đưa vào
ngọnlửa đèncồn.(lưu ý :lửa đèncồn không màunếu có màu là do tim đènbị
bẩncần đợi vài phút chomấthết màu). Quan sát màusắc ngọnlửa. Làmtương
tự đốivới NaCl và KCl.Tại sao dungdịch muốicủa kim loại kiềm khi đốt phát
ra màu?Nếu thay LiClbằng Li2SO
4
thì có hiệntượng gì?Tạisao?
Thí nghiệm 2: Phản ứngcủa kim loại kiềmvớinước.
Chonước vàomột chénsứ đến ½ thể tích. Nhỏ vào đómột giọt
phenolphtalein. Dùngkẹpsắtlấymộtmẫu kim loại Na sau đó dùng daocắt
thànhmẫu nhỏ(1x1mm). Nhận xét độcứngcủa Na. Chomẫu Na đãcắt nhỏ vào
chénnước trên. Quan sát và viết phương trình phản ứng.Cẩn thận đôimắt,
phản ứng có thể gâynổnếu dùngmẫu Na quálớn.
Làmlại thí nghiệm trên nhưng thaynướcbằng dungdịch CuSO4
0,5M. Nasẽ
tácdụngvớinước hay khử CuSO
4
về Cu?Kếttủa sinh ra là gì? Viết phương
trình phản ứng.Lưu ý khi làm nêncẩn thận, phản ứng có thể gâynổ.
28 trang |
Chia sẻ: lamvu291 | Lượt xem: 6777 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Hóa học - Bài 1 đến bài 12, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 1: KIM LOẠI KIỀM (IA)
KIM LOẠI KIỀM THỔ(IIA)
I. CHUẨN BỊ LÝ THUYẾT:
Nêu vị trí của kim loại kiềm trong bảng phân loại tuần hoàn Mendeleev, cấu
hình electron, trạng thái oxy hóa, tính chất vật lý và tính chất hóa học của kim
loại và hợp chất của nó.
Vị trí của kim loại kiềm thổ trong bảng phân loại tuần hoàn Mendeleev, cấu
hình electron. Trạng thái oxy hóa. Tính chất hóa học.
Các khái niệm về nước cứng. Cách làm mềm nước cứng, thang đo độ cứng.
II. THỰC HÀNH:
Thí nghiệm 1: Quan sát màu ngọn lửa của kim loại kiềm:
Nhúng một đầu mẫu giấy lọc sạch vào dung dịch LiCl bão hòa rồi đưa vào
ngọn lửa đèn cồn.(lưu ý : lửa đèn cồn không màu nếu có màu là do tim đèn bị
bẩn cần đợi vài phút cho mất hết màu). Quan sát màu sắc ngọn lửa. Làm tương
tự đối với NaCl và KCl. Tại sao dung dịch muối của kim loại kiềm khi đốt phát
ra màu? Nếu thay LiCl bằng Li2SO4 thì có hiện tượng gì? Tại sao?
Thí nghiệm 2: Phản ứng của kim loại kiềm với nước.
Cho nước vào một chén sứ đến ½ thể tích. Nhỏ vào đó một giọt
phenolphtalein. Dùng kẹp sắt lấy một mẫu kim loại Na sau đó dùng dao cắt
thành mẫu nhỏ(1x1mm). Nhận xét độ cứng của Na. Cho mẫu Na đã cắt nhỏ vào
chén nước trên. Quan sát và viết phương trình phản ứng. Cẩn thận đôi mắt,
phản ứng có thể gây nổ nếu dùng mẫu Na quá lớn.
Làm lại thí nghiệm trên nhưng thay nước bằng dung dịch CuSO40,5M. Na sẽ
tác dụng với nước hay khử CuSO4 về Cu? Kết tủa sinh ra là gì? Viết phương
trình phản ứng. Lưu ý khi làm nên cẩn thận, phản ứng có thể gây nổ.
Thí nghiệm 3:
Lắc một lượng nhỏ khoảng 0,5g LiCl 0,5g KCl với 3ml rượu etylic trong
becher 50ml khoảng 5 phút. Lọc và rửa phần rắn không tan 3 lần, mổi lần với
1ml rượu. Đun cách thủy phần dung dịch lỏng dưới giấy lọc đến khi cô cạn. Lúc
đó sẽ thu được 2 khối rắn: một trên lọc và một do cô cạn. Lấy mẫu rắn trên lọc
hòa tan trong 2ml nước rồi chia làm 2 phần để thử Li+ và K+
+ Thử K+: Thêm 10 giọt dung dịch acid piric, nếu có K+ sẽ có kết tủa vàng
hình kim.
+ +
+ Thử Li : thêm 1ml NaF và 5 giọt NH4OH đậm đặc, nếu có Li sẽ có kết
tủa trắng.
Quan sát kết quả, mẫu rắn trên lọc chứa ion nào?
Làm tương tự với mẫu rắn thu được do cô cạn. Mẫu này chứa ion nào? Kết
luận muối của kim loại nào không tan trong cồn?.
Trang 1
Thí nghiệm 4: Tính tan của các muối kim loại kiềm
Cho vào 2 ống nghiệm mỗi ống khoảng 1ml dung dịch LiCl. Thêm vào mỗi
ống 5 giọt NH4OH đậm đặc. Ống (1) thêm vào 1ml dung dịch NaF, ống (2)
thêm vào 1ml NaH2PO4. Lắc đều 2 ống. Để yên vài phút. Quan sát xem ống
nào có kết tủa. Viết công thức kết tủa đó. Giải thích vai trò của NH4OH.
Thí nghiệm 5: Quan sát màu ngọn lửa của kim loại kiềm thổ.
Nhúng một đầu mẫu giấy lọc sạch vào dung dịch CaCl2 bão hòa rồi đưa vào
ngọn lửa đèn cồn. Quan sát màu sắc ngọn lửa. Làm tương tự đối với SrCl2 và
BaCl2. Ghi nhận và giải thích sự xuất hiện của màu sắc.
Thí nghiệm 6: Phản ứng của kim loại kiềm thổ với nước.
Lấy 2 ống nghiệm, cho vào mỗi ống 1 – 2ml nước, một ít bột Mg và một
giọt Phenolphtalein.
- Ống 1: Ghi nhận những gì quan sát được khi để nguội và sau đó đun nóng. Có
phản ứng gì xảy ra không?
- Ồng 2: Cho thêm 5-6 giọt dung dịch NH4Cl. Quan sát viết phương trình phản
+
ứng. Tại sao khi có mặt ion NH4 thì Mg tác dụng mạnh hơn.
Thí nghiệm 7:
(a) Điều chế và tính chất của Mg(OH)2
Điều chế Hydroxit magiê bằng phản ứng của kiềm và dung dịch muối Mg
trong 3 ống nghiệm. Mg(OH)2 có tan trong nước không? Khi đi từ Mg, Ca đến
Ba, độ tan của hydroxit tăng hay giảm? Ly tâm, bỏ phần dung dịch ở trên. Cho
kết tủa tác dụng với acid, kiềm, NH4Cl. Viết phương trình phản ứng.
(b) Điều chế và tính chất của hydroxyt kim loại kiềm thổ
Lấy 4 ống nghiệm lần lượt cho vào mỗi ống 1ml dung dịch muối Ca 2+, Mg
2+, Ba 2+ 0,5M, tiếp tục cho vào mỗi ống trên 0,5ml dung dịch NaOH 1M. Ly
tâm, quan sát kết tủa. Xếp thứ tự độ tan Hydroxyt các kim loại kiềm thổ trên.
Thí nghiệm 8: Khảo sát độ tan của muối sunphat kim loại kiềm thổ.
Lấy 4 ống nghiệm, mỗi ống lần lượt chứa 1ml dung dịch muối MgCl2,
CaCl2, BaCl2. Cho từ từ acid Sulphuric 2N vào 4 ống nghiệm. Quan sát sự tạo
thành kết tủa ở mỗi ống. Thử xếp thứ tự các muối sulphat trên theo chiều tăng
dần tích số tan. Tiếp tục cho dư H2SO4. Kết tủa có tan trong H2SO4 không? Có
nhận xét gì về độ tan của hydroxit và muối sulphat khi đi từ Mg đến Ba.
Trang 2
Câu hỏi:
1. Lần lượt cho Na vào 3 lọ.
- Lọ 1: Chứa dung dịch Na2SO4.
- Lọ 2: Chứa dung dịch CuSO4
- Lọ 3: Chứa dung dịch (NH4)2SO4
Giải thích hiện tượng xảy ra, viết phương trình phản ứng chứng minh.
2. Nước cứng là gì? Cho ví dụ.
3. Có mấy loại nước cứng? ứng với mỗi loại nước cứng hãy nêu phương pháp
hóa học để làm mềm nước. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Trang 3
Bài 2: NGUYÊN TỐ NHÓM IIIA
I. CHUẨN BỊ LÝ THUYẾT
Cần nắm vững vị trí của các nguyên tố nhóm IIIA trong bảng phân loại tuần
hoàn, cấu hình điện tử trạng thái oxy hóa các tính chất của đơn chất và hợp
chất.
II. THỰC HÀNH
Thí nghiệm 1: Tính chất Hydroxyt nhôm.
Lấy 3 ống nghiệm, mỗi ống cho 2 giọt dung dịch muối Al 3+, thêm từ từ từng
giọt dung dịch NaOH 1M cho đến khi tạo kết tủa. Sau đó tiếp tục cho dung dịch
NH4Cl vào ống (1), dung dịch NaOH 1M vào ống (2), dung dịch NH4OH đậm
đặc vào ống (3). Hydroxyt nhôm tan trong ống nghiệm nào? Tại sao?
Thí nghiệm 2: Phản ứng của nhôm với acid và kiềm
Cho nhôm tác dụng với H2SO4, HNO3, HCl, NaOH đặc và loãng trong các
ống nghiệm ở nhiệt độ thường và đun nóng. Viết phương trình phản ứng đã xảy
ra. Trường hợp nào không có phản ứng?
Thí nghiệm 3: Nhận biết acid boric và borat
A. Cho 0,5g H3BO3 vào ống nghiệm rồi thêm vào đó 2ml rượu etylic.
Đun nhẹ, acid boric có tan trong rượu không? Rót tất cả dung dịch
trong ống nghiệm vào chén sứ rồi đốt. Màu của ngọn lửa?
B. Lấy một ít tinh thể borac cho vào chén sứ, nhỏ lên đó vài giọt H2SO4
đậm đặc cho đến khi tinh thể acid boric hoàn toàn bị thấm ướt. Sau đó
cho thêm một nhúm nhỏ NaF, trộn đều, đem đun cho đến khi có khói
trắng bay ra. Đốt trên khói trắng đó. Quan sát màu ngọn lửa. viết các
phương trình phản ứng.
Câu hỏi:
1. Bổ túc và cân bằng các phương trình phản ứng sau đây theo phương pháp
thăng bằng điện tử và phương pháp ion – điện tử
Al + HNO3 Æ …………….+ NO2≠ + ………….
Al + HNO3 Æ……………..+ N2≠ + …………
2. Trong tự nhiên thường gặp nhôm dưới dạng hợp chất hay đơn chất? Giải
thích?
3. Trong công nghiệp điều chế H3BO3 từ borac thiên nhiên bằng cách cho
H2SO4 tác dụng với dung dịch borac nóng và làm lạnh dung dịch H3BO3 sẽ kết
tinh. Hãy viết phương trình phản ứng.
Trang 4
Bài 3: CACBON VÀ SILIC
I. CHUẨN BỊ LÝ THUYẾT:
Cần nắm vững vị trí và tính chất của cacbon và silic trong bảng phân loại
tuần hoàn, tính chất của than, phương pháp điều chế than hoạt tính, muối của
acid xilixic.
II. THỰC HÀNH:
Thí nghiệm 1: Điều chế than hoạt tính
Nghiền nhỏ than thường trong cối sứ, cân hai phần bằng nhau, mỗi phần 3g.
Phần thứ nhất cho vào becher 250ml chứa sẵn 100ml nước. Đun sôi cho đến khi
than chìm xuống đáy becher (30 – 45 phút), lọc hút chân không, rồi cho vào
chén sứ, đậy nắp kín, nung ở 500oC trong 30 phút (dùng kẹp sắt để đưa chén sứ
vào lò nung). Sau đó, gắp chén nung ra, để nguội. Đem cân lại than, so sánh
màu sắc và trọng lượng của than này so với than gỗ ban đầu. Giải thích mục
đích từng giai đoạn trong quá trình điều chế than hoạt tính.
Thí nghiệm 2: Tính chất hấp phụ của than hoạt tính
Lấy 2 ống nghiệm lớn, mỗi ống chứa lần lượt 2g than hoạt tính và 2g than
thường đã chuẩn bị ở trên. Lắp hệ thống điều chế khí NO2 (như hình vẽ - khí
NO2 độc, làm thí nghiệm trong tủ hút). Cho vào ống nghiệm lớn khoãng 3 –
4ml HNO3 đặc. Sau đó cho vào vài miếng dăm Cu đậy nút cao su có ống thủy
tinh dẫn khí NO2 tạo thành.
3 – 4 ml Than
HNO3đặc
Hình 1
Cho vào 2 ống nghiệm chứa than ở trên. Đậy nắp ống nghiệm, lắc mạnh và
xác định thời gian làm mất màu NO2 của 2 ống nghiệm trên bằng đồng hồ bấm
giây. Hơ nhẹ 2 ống nghiệm trên đèn cồn, quan sát và giải thích hiện tượng.
Thí nghiệm 3: Tính chất hóa học của than
Trộn và nghiền kỹ hỗn hợp 0,5g bột CuO và 1g bột than trong cối sứ rồi cho
vào 1 chén sứ, đậy nắp. Dùng kẹp sắt đưa vào lò nung ở 600oC khoảng 30 phút.
Trang 5
Lấy ra để nguội. Đổ sản phẩm trên một tờ giấy lọc. Quan sát. Viết phương trình
phản ứng.
Cho vào 2 ống nghiệm, mỗi ống một ít than đã nghiền. Thêm vào ống (1) từ
2 -3 giọt H2SO4 đậm đặc; ống (2) 2 -3 giọt HNO3 đậm đặc. Đun nhẹ ống
nghiệm. Quan sát. Viết phương trình phản ứng.
Thí nghiệm 4: Nhiệt phân muối Cacbonat
Cho khoảng 1g các muối Na2CO3, (NH4)2CO3 lần lượt vào 2 ống nghiệm
chịu nhiệt. Đốt nóng ống nghiệm. Đậy ống nghiệm bằng nút cao su có gắn ống
thủy tinh. Dẫn khí thoát ra (nếu có) vào ống nghiệm chứa nước vôi trong ( cho
vôi bột vào nước khuấy đều, để lắng). Quan sát, viết phương trình phản ứng.
Nước vôi trong
Muối
Hình 2
Thí nghiệm 5: Muối của acid xilixic, điều chế Silicat natri
Cho vào chén sứ khoảng 2g NaOH rắn. Đun cho NaOH nóng chảy rồi thêm
0,2g SiO2. Tiếp tục đun và khuấy liên tục cho SiO2 tan hết. Sau đó cho nước
vào hòa tan rồi lọc lấy dung dịch. Dung dịch thu được là gì? Cho vào đó từng
giọt HCl đậm đặc cho đến khi tạo kết tủa. Viết các phương trình phản ứng. Kết
tủa là chất gì?
Câu hỏi:
1. Thế nào là hiện tượng hấp phụ, nêu khác biệt của nó so với hiện tượng hấp
thụ. Trên bề mặt của than hoạt tính xảy ra hiện tượng nào? Ứng dụng hiện
tượng hấp phụ của than trong sản xuất và đời sống?
2. Tính chất đặc trưng của than là tính oxy hóa hay khử? Ví dụ khi nào than thể
hiện tính oxy hóa?
Trang 6
Bài 4: NI TƠ VÀ CÁC HỢP CHẤT VA
I. CHUẨN BỊ LÝ THUYẾT
Cần nắm vững phương pháp điều chế khí N2, tính chất của acid nitric, tính
chất các muối nitric, điều chế và tính chất khí NH3
III. THỰC HÀNH
Thí nghiệm 1: Điều chế N2
Lắp dụng cụ như hình vẽ
2g NaNO2 + 5
ml dd NH4Cl
H20
Hình 3
Cho vào ống nghiệm 2g NaNO2 và rót vào ống 5ml dung dịch NH4Cl bão
hòa. Thu khí bay ra bằng một ống nghiệm 125ml chứa đầy nước úp ngược trên
một chậu đựng nước. Đốt một miếng giấy lọc nhỏ đang cháy đưa vào ống
nghiệm chứa khí vừa thu được. Quan sát, giải thích và viết phương trình phản
ứng xảy ra.
Thí nghiệm 2: Tính chất của acid Nitric
- Cho vào 2 ống nghiệm nhỏ, mỗi ống 3 giọt HNO3 đậm đặc. Thêm vào ống
thứ nhất một mẫu Zn và ống thứ 2 một mẫu Cu. Quan sát và viết phương trình
phản ứng.
- Cho vào ống nghiệm một ít lưu huỳnh. Sau đó thêm một vài giọt HNO3 đậm
đặc. Đun nhẹ. Quan sát và viết phương trình phản ứng.
Trang 7
- Cho vào ống nghiệm 1ml FeCl2 hoặc FeSO4 bão hòa, 5- 6 giọt H2SO4 đậm
đặc. Đặt nghiêng ống nghiệm dưới vòi nước và làm nguội từ từ bằng nước.
Thêm từ từ 1ml HNO3 loãng dọc theo thành ống nghiệm( không lắc). Quan sát,
giải thích và viết phương trình phản ứng.
Thí nghiệm 3: Tính chất của muối nitric
Cho vào 4 ống nghiệm mỗi ống khoảng 1ml dung dịch KNO2 hay NaNO2.
Thêm vào các ống nghiệm:
- Ống thứ nhất: Dung dịch KMnO4 loãng có pha 1 giọt H2SO4 đậm đặc.
- Ống thứ hai: Dung dịch FeCl2 và vài giọt H2SO4 đậm đặc (không lắc).
- Ống thứ 3: Dung dịch KI có pha 1 giọt H2SO4 loãng
- Ống thứ 4: Vài giọt H2SO4 đậm đặc.
Quan sát và viết các phương trình phản ứng
Thí nghiệm 4: Amoniac
(a) Điều chế NH3 (lắp dụng cụ như hình vẽ)
Erlen
3g NH4Cl +
5ml dd NaOH
H20 + thuốc thử
Hình 4
Cho vào ống nghiệm 3g NH4Cl và 5ml dung dịch NaOH 40%. Lắc kỹ ống
nghiệm, đun nóng bằng đèn cồn và thu khí thoát ra bằng một erlen. Khi nghe mùi
NH3 bay ra thành bình mờ như sương mù thì ngưng đun.
Đậy ống nghiệm bằng nút cao su có gắn ống thủy tinh và nhúng bình erlen
vào chậu nước có thêm vài giọt phenolphtalein 1%. Quan sát hiện tượng xảy ra.
Giữ dung dịch này cho thí nghiệm kế tiếp.
Trang 8
(b) Cân bằng trong dung dịch amoniac
Lấy dung dịch thu được ở thí nghiệm (a) cho vào 4 ống nghiệm mỗi ống
1ml:
Ống 1: Thêm một ít NH4Cl và lắc tan
Ống 2: Vài giọt H2SO4 loãng
Ống 3: Đun nhẹ
Ống 4: Giữ làm mẫu đối chứng
Quan sát hiện tượng. Giải thích.
Thí nghiêm 5: Nhiệt phân muối Amoni
(a) Cho vào ống nghiệm một ít tinh thể NH4Cl. Đun nóng. Quan sát sự xuất
hiện tinh thể NH4Cl trên thành ống. Giải thích đây là hiện tượng thăng
hoa vật lý hay hiện tượng hóa học.
(b) Làm lại thí nghiệm trên nhưng thay NH4Cl bằng (NH4)2SO4. So sánh với
trường hợp trên.
Câu hỏi:
1. Tính chất vật lý và hóa học của NH3
2. Cho một ít chất chỉ thị phenolphtalein vào dung dịch NH3 loãng ta thu được
dung dịch A. hỏi dung dịch A có màu gì? Màu của dung dịch A sẽ biến đổi
như thế nào trong các thí nghiệm sau:
- Đun nóng dung dịch A hồi lâu
- Thêm một số mol HCl bằng NH3 có trong dung dịch A
- Thêm một ít Na2CO3
- Thêm AlCl3 tới dư.
Trang 9
Bài 5: HYDRO – OXY – LƯU HUỲNH
I. CHUẨN BỊ LÝ THUYẾT
Điều chế H2 và O2
Tính chất hóa học của H2, O2, S
II. THỰC HÀNH
Thí nghiệm 1: Điều chế H2
Lắp dụng cụ như hình vẽ
H2
HCl + Zn H20
Hình 5
Cho vào ống nghiệm 3 hạt kẽm hạt, sau đó thêm vào 5ml HCl đậm đặc. Thu
khí sinh ra bằng ống nghiệm nhỏ chứa đầy nước úp ngược lại trên chậu nhỏ đựng
nước. Sau đó dùng ngón tay cái bịt miệng ống lại cho khí khỏi bay ra rồi đưa ống
nghiệm vào gần ngọn lửa giấy lọc( hoặc lửa diêm) đang cháy, thả ngón tay ra đốt
khí thoát ra ở đầu ống nghiệm. Quan sát. Giải thích và viết phương trình phản ứng.
Trang 10
Lặp lại vài ba lần đến khi chỉ còn tiếng nổ nhẹ thì bây giờ H2 được xem như tinh
khiết.
Châm lửa đốt khí H2 thoát ra ở đầu ống dẫn. Quan sát màu ngọn lửa. Lấy
thành phễu thủy tinh khô chà lên ngọn lửa đó. Nhận xét xem trên thành phễu có
hiện tượng gì không? Giải thích.
Thí nghiệm 2: Hoạt tính của hydro phân tử và nguyên tử
Cho 8ml dung dịch H2SO4 10% và 2ml dung dịch KMnO4 0,1N vào một ống
nghiệm. Lắc kỹ rồi chia làm 3 ống.
Ống 1: Dùng làm ống để kiểm chứng
Ống 2: Cho luồng khí H2 sục qua
Ống 3: Cho vào một miếng Zn ( phải thực hiện đồng thời với ống 2)
Quan sát sự biến đổi màu sắc ở hai ống nghiệm và giải thích bằng phương
trình phản ứng. So sánh tính hoạt động của hydro nguyên tử và phân tử ( tất cả kẽm
hạt sau khi làm xong rửa sạch thu lại).
Thí nghiệm 3: Điều chế khí oxy
Lắp dụng cụ như hình vẽ
O2
KClO3+ MnO2
H20
Hình 6
Trộn thật đều 4g KClO3 và 1g MnO2 bằng cối và chày sứ, sau đó cho vào
một ống nghiệm thật khô. Đun nóng ống nghiệm và thu khí thoát ra trong một ống
nghiệm lớn chứa đầy nước úp ngược trong một chậu nước. Thu vào ba ống nghiệm
dùng nút cao su đậy kín để dùng ở thí nghiệm sau. Viết phương trình phản ứng.
Cho biết MnO2 đóng vai trò gì trong phản ứng?
Thí nghiệm 4: Tính chất của oxy
Dùng thìa kim loại lấy một ít bột lưu huỳnh rồi đốt cháy ( thao tác trong tủ
hút). Quan sát màu ngọn lửa lưu huỳnh rồi đưa lưu huỳnh đang cháy đó vào một
Trang 11
ống nghiệm chứa oxy ở thí nghiệm 3. Quan sát màu ngọn lửa. Giải thích và viết
phương trình phản ứng.
Làm lại thí nghiệm trên nhưng thay lưu huỳnh bằng một đốm than với ống
nghiệm đựng chứa khí oxy thứ 2.
Nung đỏ sợi dây sắt rồi đưa vào ống nghiệm đựng khí chứa oxy thứ 3. Quan
sát và viết phương trình phản ứng.
Thí nghiêm 5: Tính chất của H2O2
Tính oxy hóa của H2O2: Lấy vào ống nghiệm 3 – 5 giọt KI 0,5N rồi nhỏ
thêm 2-3 giọt H2O23%. Thêm vài giọt H2SO4 2N. Quan sát sự biến đổi màu. Dùng
giấy hồ tinh bột để nhận biết I2. Viết phương trình phản ứng.
Phân hủy H2O2: Lấy vào ống nghiệm 10 giọt H2O2, bỏ vào một lượng MnO2
bằng đầu tăm. Quan sát hiện tượng. Giải thích chất thoát ra là chất gì? Lập phương
trình phản ứng.
Thí nghiệm 6: Phản ứng của lưu huỳnh với đồng ( làm trong tủ hút).
Lấy vào chén sứ khoảng 1g lưu huỳnh, đun nóng bằng bếp điện ( hoặc đèn
cồn)cho lưu huỳnh sôi. Đồng thời dùng kẹp, kẹp một sợi dây đồng hơ lửa cho nóng
đỏ. Khi hơi lưu huỳnh bốc lên đầy chén sứ. Ta đưa sợi dây đồng hơ đỏ vào miệng
chén sứ đầy khói. Quan sát, viết phương trình phản ứng. Trong phản ứng này lưu
huỳnh giữ vai trò gì?
Thí nghiệm 7: Tính khử của thiosunfat
Lấy vào 2 ống nghiệm, mỗi ống 5 giọt dung dịch Na2S2O3 0,5N.
Ống 1: thêm từng giọt hỗn hợp dung dịch KMnO4 0,5N và H2SO4 2N (tỉ lệ KMnO4
0,5N / H2SO4 2N = ½)
Quan sát sự mất màu của KMnO4. Viết phương trình phản ứng.
Ống 2: thêm từng giọt I2. Quan sát sự biến đổi màu của iod. Viết phương
trình phản ứng.
Nếu thay iod bằng Cl2 hoặc Br2 thì phản ứng xảy ra như thế nào?
Câu hỏi:
1. Hãy so sánh hoạt tính của hydro nguyên tử và phân tử? Giải thích
nguyên nhân. Viết phương trình phản ứng giữa hydro nguyên tử và
KMnO4 trong môi trường H2SO4.
2. Những ứng dụng quan trọng của oxy.
3. Làm thế nào để giữ cho H2O2 bền.
4. Lập phương trình điện tử để thể hiện tính oxy hóa và tính khử của lưu
huỳnh. Cho ví dụ minh họa.
5. Vì sao tiosunfat có tính khử. Số oxy hóa của S trong tiosunfat là bao
nhiêu? Viết phương trình phản ứng của thiosunfat với các chất Cl2,
Br2, I2 và hỗn hợp dung dịch KMnO4 + H2SO4.
Trang 12
Bài 6: KIM LOẠI NHÓM IB
(Cu – Ag – Au)
I. CHUẨN BỊ LÝ THUYẾT:
Tính chất hóa học của Cu – Ag và các hợp chất của chúng
II. THỰC HÀNH
Thí nghiệm 1: Điều chế CuSO4.5H2O
Cân một lượng khoảng 2g CuO bột cho vào một becher nhỏ (hoặc chén sứ).
Thêm vào đó một thể tích dung dịch H2SO4 2M được tính có dư khoảng 20% để
phản ứng hết lượng CuO ( sinh viên tự tính lượng dư này trước khi làm thí
nghiệm). Đặt becher lên bếp điện đun nhẹ, vừa đun vừa khuấy đều cho cho đến
khi tan hết CuO ( nếu còn một ít đồng đỏ không tan mang đi lọc, lấy dung dịch
qua lọc). Cô cạn dung dịch qua lọc cho đến khi bắt đầu xuất hiện một vài tinh
thể.( Lưu ý: Khi cô dung dịch không được khuấy).
Đem dung dịch đã cô xuống để yên cho kết tinh ở nhiệt độ phòng. Lọc hút
tinh thể bằng phễu lọc chân không. Cân và tính hiệu suất theo lượng CuO đã
dùng. Nộp sản phẩm cho phòng thí nghiệm.
Thí nghiệm 2: Tính chất của Cu(OH)2
Lấy 3 ống nghiệm cho vào đó 0,5ml dung dịch CuSO4 0,5M tiếp tục thêm
vài giọt dung dịch NaOH 2M đến khi tạo kết tủa.
Ống 1: Đun sôi
Ống 2: Thêm 2ml HCl đặc. Cẩn thận, vừa đun vừa lắc đều.
Ống 3: Thêm 4ml dung dịch NaOH 40%, đun nhẹ.
Quan sát các hiện tượng xảy ra ở 3 ống nghiệm trên. Viết phương trình phản
ứng.
Thí nghiệm 3:
Cho vào ống nghiệm khoảng 0,1g bột đồng hoặc dây đồng nhỏ, cho vào 1ml
dung dịch CuCl2 2M, sau đó thêm vào 1ml HCl 2M. đun sôi hỗn hợp 3 phút,
làm nguội, thêm H2O từ từ vào đầy ống nghiệm. Lắc ngược ống nghiệm cho
đều. Nhận xét. Viết phương trình phản ứng. Cho biết tác dụng của HCl, có thể
dùng NaCl để thay thế được không? Giải thích?
Thí nghiệm 4:
Lấy vào ống nghiệm 5 giọt dung dịch CuCl2 2M và 5 giọt dung dịch
formaldehyt (HCHO) 40%. Đun sôi. Thêm 1ml dung dịch NaOH đậm đặc.
Quan sát sự tạo thành kết tủa vàng của Cu2(OH)2. Tiếp tục đun sôi nhẹ cho đến
khi thấy kết tủa màu đỏ ( giải thích?). Lập các phương trình phản ứng. Vai trò
của focmaldehyt là gì? Ion Cu 2+ thể hiện tính chất gì? Vai trò của NaOH?.
Trang 13
Thí nghiệm 5:
Cho vào hai ống nghiệm, ống 1: khoảng 5 giọt dung dịch CuSO4 0,5M, ống
2: khoảng 5 giọt AgNO3 0,1M. Thêm vào cả hai ống từng giọt dung dịch KI
1M. Quan sát sự tạo thành kết tủa và sự hiện màu của dung dịch. Đun dưới
700C. Nhận xét hiện tượng khí bay ra là khí gì? Lập phương trình phản ứng.
Thí nghiệm 6:
Lấy 2 ống nghiệm: ống 1 đựng 5 giọt dung dịch CuSO4 0,5M; ống 2 đựng 5
giọt dung dịch AgNO3 0,1M, thêm vào mỗi ống từng giọt NaOH 2M. Ghi màu
kết tủa. kết tủa là chất gì? Lấy kết tủa ở hai ống nghiệm, mỗi ống chia đôi kết
tủa ra.
- Cho tác dụng kết tủa với acid HNO3
- Cho tác dụng kết tủa với NH4OH 2M. Nhận xét hiện tượng. V