Giáo án Hóa học - Tiết 22 - Bài 12: Liên kết ion - Tinh thể ion

1. Kiến thức *Biết: Vì sao các nguyên tử liên kết với nhau, sự hình thành ion, cation, anion, ion đơn nguyên tử, ion đa nguyên tử, định nghĩa liên kết ion, biết các tinh thể ion, tính chất chung của tinh thể ion. *Hiểu: Nguyên tử nhường e trở thành ion dương hay còn gọi là cation Nguyên tử nhận e trở thành ion âm hay còn gọi là anion Liên kết ion được hình thành do lực hút tĩnh điện của các ion mang điện tích trái dấu Xác định được trong các phân tử, phân tử nào có ion đa nguyên tử *Vận dụng: Hợp chất ion tồn tại trong đời sống: muối ăn. Từ liên kết ion của các hợp chất ion để rút ra được tính chất của các hợp chất ion Làm các bài tập về sự hình thành liên kết ion của các phân tử, sự tạo thành các ion. 2. Kỹ năng: Viết cấu hình e của ion đơn nguyên tử, viết sơ đồ hình thành tạo các ion từ các nguyên tử Xác định ion đơn nguyên tử, ion đa nguyên tử trong các hợp chất cụ thể Viết được sơ đồ chuyển hoá tạo ion, liên kết ion và sơ đồ liên kết ion bằng phương trình phản ứng của 1 số chất đơn giản B. CHUẨN BỊ: Giáo viên 1. Thí nghiệm ảo Na + Cl2 2. Hình ảnh các mô hình tinh thể NaCl, mô hình các phân tử C2H6, Cl2, CH4, HCl, NH3, CO2. 3. 5 bút xạ, 8 tờ giấy rô ky, 16 bảng (A,B,C,D), phần thưởng nhỏ cho phần chơi ô chữ. 4. Máy chiếu, màn hình, bàn phím , loa, chuột. 5. Phân bố 4 nhóm, để hoạt động nhóm ( số lượng lớp 32 ( 4 nhóm), phân bố nhóm thành hình chữ U) 6. Thước chỉ bảng, nam châm, giáo án, sách GK, các vấn đề liên quan. Học sinh: 1.Chuẩn bị trước bài học, phân bố bàn ghế trước khi vào học.

doc9 trang | Chia sẻ: lamvu291 | Lượt xem: 3464 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học - Tiết 22 - Bài 12: Liên kết ion - Tinh thể ion, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 22 CHƯƠNG III : LIÊN KẾT HOÁ HỌC Ngày soạn: 1/11/2006 BÀI 12: LIÊN KẾT ION - TINH THỂ ION Ngày dạy: 3/11/2006 A.KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG 1. Kiến thức *Biết: Vì sao các nguyên tử liên kết với nhau, sự hình thành ion, cation, anion, ion đơn nguyên tử, ion đa nguyên tử, định nghĩa liên kết ion, biết các tinh thể ion, tính chất chung của tinh thể ion. *Hiểu: Nguyên tử nhường e trở thành ion dương hay còn gọi là cation Nguyên tử nhận e trở thành ion âm hay còn gọi là anion Liên kết ion được hình thành do lực hút tĩnh điện của các ion mang điện tích trái dấu Xác định được trong các phân tử, phân tử nào có ion đa nguyên tử *Vận dụng: Hợp chất ion tồn tại trong đời sống: muối ăn.... Từ liên kết ion của các hợp chất ion để rút ra được tính chất của các hợp chất ion Làm các bài tập về sự hình thành liên kết ion của các phân tử, sự tạo thành các ion. 2. Kỹ năng: Viết cấu hình e của ion đơn nguyên tử, viết sơ đồ hình thành tạo các ion từ các nguyên tử Xác định ion đơn nguyên tử, ion đa nguyên tử trong các hợp chất cụ thể Viết được sơ đồ chuyển hoá tạo ion, liên kết ion và sơ đồ liên kết ion bằng phương trình phản ứng của 1 số chất đơn giản B. CHUẨN BỊ: Giáo viên 1. Thí nghiệm ảo Na + Cl2 2. Hình ảnh các mô hình tinh thể NaCl, mô hình các phân tử C2H6, Cl2, CH4, HCl, NH3, CO2. 3. 5 bút xạ, 8 tờ giấy rô ky, 16 bảng (A,B,C,D), phần thưởng nhỏ cho phần chơi ô chữ. 4. Máy chiếu, màn hình, bàn phím , loa, chuột.. 5. Phân bố 4 nhóm, để hoạt động nhóm ( số lượng lớp 32 ( 4 nhóm), phân bố nhóm thành hình chữ U) 6. Thước chỉ bảng, nam châm, giáo án, sách GK, các vấn đề liên quan. Học sinh: 1.Chuẩn bị trước bài học, phân bố bàn ghế trước khi vào học. C.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: 1. Nêu vấn đề, gợi mở bằng hình ảnh, phát huy tính tích cực hoá của học sinh, phát huy làm bài tập nhóm, 2, Gợi mở các kiến thức cơ bản, trọng tâm và nâng cao. D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: Hoạt động của GV Hoạt động của Hs Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Bào bài GV: Cho học sinh xem các mô hình phân tử C2H6, Cl2, CH4, HCl, NH3, CO2 CH 1 : Hãy cho biết tại sao có thể hình thành nên các phân tử đó ? CH2 : Các nguyên tử có khuynh hướng như thế nào khi hình thành lkhh? Nếu quá lâu thì GV qua phần bài tập để học sinh trả lời và để rõ hơn câu trả lời của câu hỏi. GV: Đưa ra bài tập TN tìm cụm từ thích hợp điền vào chổ trống GV: Đưa ra đáp án để khẳng định câu trả lời của học sinh các nhóm. GV: Vào bài: Như vây ta biết là liên kết hoá học là liên kết giữa các nguyên tử để tạo thành các phân tử hoặc các tinh thể. Và hôm nay chúng ta sẽ khảo sát 1 loại liên kết hoá học đó là liên kết ion Hoạt động 2: Sự tạo thành ion, cation, anion Gv: Đầu tiên chúng ta đi vào sự tạo thành ion, cation, anion a. Anion GV: Cho 2 VD về sự nhận và nhường e của nguyên tử Na và Cl Gv: Đưa ra hình ảnh và cho hỏi: Nguyên tử Na (Z=11). Nguyên có trung hoà về điện.? Khi tham gia phản ứng hoá học thì cấu hình e nguyên tử Na sẽ có hiện tượng gì ? Tính phần điện tích còn lại của nguyên tử Na Gv: Câu hỏi tương tự như nguyên tử Cl ? Gv: KL: Như vậy Na sau khi nhường 1e trơt thành phần tử mạng điện dương và Cl sau khi nhận 1e trở thành phần tử mang điện âm. Thì người ta gọi các phần tử mang điện đó gọi là ion Vậy hãy ĐN ion là gì? Gv: Hãy cho biết ion có bao nhiêu loại ion mà em từng biết? b.Ion dương ( Cation) Gv: Ta sẽ khảo sát ion dương? GV : Cho xem minh hoạ bằng hình ảnh ? Gv phân tích . Học sinh quan sát và trả lời câu hỏi sau: -Hãy cho biết có hiện tượng gì xảy ra đối với nguyên tử Li ? -Nguyên tử kim loại có bao nhiêu e lớp ngoài cùng? Và khuynh hướng cần đạt đến ? Trở thành ion gì ? Phát biểu ion dương là gì: Gv: Cho học sinh xây dựng phương trình tổng quát ? Gv: Thông báo cho học sinh về tên gọi của các cation Vd: Na+ : cation Natri c.Ion âm( anion) Bây giờ chúng ta xét sự hình thành ion âm hay còn gọi là anion GV : Cho xem minh hoạ bằng hình ảnh ? Học sinh quan sát và trả lời câu hỏi sau: Hãy cho biết có hiện tượng gì xảy ra đối với nguyên tử Flo ? Nguyê tử phi kim có bao nhiêu e lớp ngoài cùng? Và khuynh hướng cần đạt đến ? Trở thành ion gì Phát biểu ion âm là gì: Gv: Thông báo cho học sinh về tên gọi của các anion Vd: Anion clorua Hoạt động 3: HOẠT ĐỘNG NHÓM: BT1 và BT2 :Từ các nguyên tử tương ứng, viết phương trình tạo thành các ion sau Mg2+ , Al3+ , O2- , N3- Nhận xét số e lớp ngoài cùng của các ion ? Gv: Cho hs các nhóm tự nhận xét bài làm của nhóm khác, đúng, sai, thiếu, bổ sung. Sau đó Gv có nhận xét bài làm và hoạt động của các nhóm. Gv: đưa ra đáp án . Hoạt động 4: Ion đơn nguyên tử và ion đa nguyên tử GV: Cho học xem ví dụ . Đặt câu hỏi: Tìm ra điểm khác nhau về số lượng của các nguyên tử trong 2 ví dụ trên Cho biết ion nào là ion đơn nguyên tử, ion nào là ion đa nguyên tử. Định nghĩa? Hoạt động 5: SỰ TẠO THÀNH LIÊN KẾT ION GV: Xét ví dụ Na tác dụng với khí Cl2 Đưa ra thí nghiệm ảo. - Học sinh quan sát TN? -Cho biết sản phẩm tạo thành? -Bản chất của sự tạo thành phân tử NaCl ? GV: Bây giờ các em xem cơ chế hình thành phân tử NaCl. GV phân tích mô hình tạo NaCl cho học sinh hiểu - 2 nguyên tử Na và Cl - e chạy từ đâu sang đâu - Ion nào được hình thành - Các ion được hình thành thì sẽ có hiện tượng như thế nào. - Và phân tử NaCl được hình thành. Đó chính là sự hình thành liên kết trong phân tử NaCl hay còn gọi là liên kết ion ĐN liên kết ion là gì? Gv: Thông báo sơ đồ hình thành ion và hình thành liên kết Hoạt động 6: HOẠT ĐỘNG NHÓM BT3: Câu hỏi trên màn hình * Hãy viết pt tạo ion từ các nguyên tử và sơ đồ hình thành lk trong phân tử KCl * Biểu diễn sơ đồ lk bằng ptpứ từ K và Cl2 BT4: Câu hỏi trên màn hình * Hãy viết pt tạo ion từ nguyên tử và sơ đồ hình thành lk trong phân tử MgCl2 * Biểu diễn sơ đồ lk bằng ptpứ từ Mg và Cl2 Gv: Cho các nhóm tự nhận xét các sản phẩm của các nhóm ( được gắn trên bảng). Sau đó Gv kết luận các sản phẩm và cho Hs xem đáp án. Hoạt động 7: TINH THỂ ION GV: Cho hs xem các mô hình tinh thể NaCl Gv: Hợp chất ion hay tinh thể ion có những tính chất đặc trưng Hoạt động 8: Cũng cố toàn bài BT5, BT6 Gv: Đưa ra các BT trắc nghiệm Yêu cầu các nhóm hội ý và đưa câu trả lời. BT ô chữ. Gv Nhận xét và kết luận hoạt động của từng nhóm Hs: - Xem các mô hình - Trả lời câu hỏi Hs: xem câu hỏi và làm bài tập (có thể hội ý nhóm). Trả lời câu hỏi Hs: Quan sát và trả lời các câu hỏi của Gv -Nguyên tử Na trung hoà về điện -mất 1 e -Phần điện tích còn lại = 1+ - Nguyên tử Cl trung hoà về điện - Nguyên tử Cl nhận 1e. - phần điện tích còn lại = 1- ĐN: Nguyên tử trung hoà về điện khi nguyên tử nhường hay nhận e nó trở thành phần tử mang điện gọi là ion Có 2 loại ion: ion dương và ion âm Học sinh phát biểu? ĐN: Trong phản ứng hh, để đạt đến cấu hình bền, nguyên tử kim loại (có 1,2,3 e lớp ngoài cùng) có khuynh hướng hường 1,2,3e để trở thành ion dương hay còn gọi là cation Hs:Viết phương trình tổng quát Học sinh phát biểu? ĐN: Trong phản ứng hh, để đạt đến cấu hình bền, nguyên tử phi kim có 5,6,7 e lớp ngoài cùng có khuynh hướng nhận 3,2,1e để trở thành ion âm hay còn gọi là anion Hs: phương trình tổng quát Các nhóm làm việc sau đó đưa sản phẩm lên? Học sinh quan sát . Mg Mg2+ + 2e Al Al3+ + 3e O +2e O2- N +3e N3- 4 ion đều có 8 e lớp ngoài cùng. Giống cấu hình của Ne Chỉ có 1 nguyên tử Có 2 nguyên tử trở lên Hs: Trả lời Hs: phát biểu định nghĩa Hs: quan sát thí nghiệm. Sản phẩm tạo thành NaCl Học sinh suy nghĩ trả lời. Học sinh xem cơ chế hình thành NaCl Hs sẽ quan sát và trả lời các câu hỏi trong lúc xem minh hoạ Hs: phát biểu định nghĩa: Các nhóm tổ chức hội ý và làm Tương tự như phân tử NaCl Mg Mg2+ + 2e Cl2 + 2 * 1e 2Cl- Mg2+ + 2Cl- Mg + Cl2 - 2e Mg + Cl2 Mg + Cl2 - Học sinh quan sát mô hình để hiêu thêm cấu trúc mạng tinh thể ion Hs : Tham khảo sách giáo khoa Hs: Hội ý và đưa ra câu trả lời đúng nhất SỰ TẠO THÀNH ION, CATION, ANION 1.Sự tạo thành ion, cation, anion a.Anion ĐN: Nguyên tử trung hoà về điện khi nguyên tử nhường hay nhận e nó trở thành phần tử mang điện gọi là ion b.Ion dương ( Cation) Vd: Li Li+ + 1e ĐN: Trong phản ứng hh, để đạt đến cấu hình bền, nguyên tử kim loại có 1,2,3 e lớp ngoài cùng có khuynh hướng hường 1,2,3e để trở thành ion dương hay còn gọi là cation Tổng quát: M Mn+ + ne ( n=1,2,3) Tên gọi: Cation + tên kim loại c.Ion âm( anion) Vd: F +1e F- ĐN: Trong phản ứng hh, để đạt đến cấu hình bền, nguyên tử phi kim có 5,6,7 e lớp ngoài cùng có khuynh hướng nhận 3,2,1e để trở thành ion âm hay còn gọi là anion Tổng quát: X + ne Xn- ( n=1,2,3) Tên gọi: Anion + tên gốc axit ( trừ O2-) 2. Ion đơn nguyên tử và ion đa nguyên tử a. Ion đơn nguyên tử: Vd: ion Na+, Cl- ĐN: là các ion tạo nên từ 1 nguyên tử. b. Ion đa nguyên tử: Vd: Ion NH4+ , OH- ĐN là những nhóm nguyên tử mang điện tích dương hay âm II. SỰ TẠO THÀNH LIÊN KẾT ION Vd: Xét phản ứng Na + khí Cl2 Đn : Liên kết ion là liên kết được hình thành do lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu Sơ đồ hình thành ion và hình thành liên kết Na Na+ + 1e Cl +1e Cl- Na+ + Cl- NaCl Biểu diễn sơ đồ bằng phương trình phản ứng 2*1e 2 Na + Cl2 2 Na+Cl - TINH THỂ ION Tinh thể NaCl Tính chất chung của hợp chất ion + Bền vững + Rắn, khó nóng chảy, khó bay hơi + Tan nhiều trong nước, khi tan trong nước có tính dẫn điện IV. BÀI TẬP VẬN DỤNG F: Hướng dẫn học ở nhà * Làm bài tập 2,3,4,5,6 SGK * Chuẩn bị tìm hiểu sự hình thành phân tử H2, Cl2, N2, HCl, CO2 SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO THỪA THIÊN HUẾ TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN HƯƠNG THUỶ GIÁO ÁN TIẾT 22: LIÊN KẾT HOÁ HỌC BÀI 12: LIÊN KẾT ION – TINH THỂ ION GIÁO VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN BẰNG GIẢNG DẠY MÔN: HOÁ HỌC HUẾ, 11-2006