Giáo dục hiệu quả về ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai cho học sinh vùng núi Tây Bắc

Biến đổi khí hậu gây ra thiên tai ngày càng nghiêm trọng và khó lường. Học sinh (HS), đặc biệt HS vùng núi Tây Bắc, là đối tượng nhạy cảm chịu tác động trực tiếp của thiên tai trước mắt và lâu dài. Giáo dục về ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai cho HS vùng núi Tây Bắc là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, việc giáo dục này chưa được chú trọng ở các trường phổ thông hiện nay bởi nhiều lý do khác nhau. Sử dụng hình thức dạy học kết hợp (Blended - Learning) về ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai cho HS là giải pháp hiệu quả và hợp lý. Nội dung này được tích hợp trong môn Địa lý ở trường phổ thông đồng thời kết hợp với dạy học trực tuyến, dạy học từ xa là giải pháp tốt, đạt hiệu quả giáo dục nhưng không làm ảnh hưởng đến giờ học chính khóa.

pdf6 trang | Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 10/06/2022 | Lượt xem: 215 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo dục hiệu quả về ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai cho học sinh vùng núi Tây Bắc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hội thảo khoa học Quốc gia Quản lý tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững vùng Tây Bắc, Việt Nam GIÁO DỤC HIỆU QUẢ VỀ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, PHÒNG TRÁNH VÀ GIẢM NHẸ THIÊN TAI CHO HỌC SINH VÙNG NÚI TÂY BẮC Đỗ Vũ Sơn Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, Email: sondv@tnue.edu.vn Tóm tắt: Biến đổi khí hậu gây ra thiên tai ngày càng nghiêm trọng và khó lường. Học sinh (HS), đặc biệt HS vùng núi Tây Bắc, là đối tượng nhạy cảm chịu tác động trực tiếp của thiên tai trước mắt và lâu dài. Giáo dục về ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai cho HS vùng núi Tây Bắc là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, việc giáo dục này chưa được chú trọng ở các trường phổ thông hiện nay bởi nhiều lý do khác nhau. Sử dụng hình thức dạy học kết hợp (Blended - Learning) về ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai cho HS là giải pháp hiệu quả và hợp lý. Nội dung này được tích hợp trong môn Địa lý ở trường phổ thông đồng thời kết hợp với dạy học trực tuyến, dạy học từ xa là giải pháp tốt, đạt hiệu quả giáo dục nhưng không làm ảnh hưởng đến giờ học chính khóa. Từ khóa: Phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai, biến đổi khí hậu, dạy học kết hợp, HS vùng Tây Bắc. 1. GIỚI THIỆU Biến đổi khí hậu gây ra thiên tai ngày càng nghiêm trọng và khó lường. Việt Nam phải hứng chịu nhiều thiên tai với cường độ ngày càng lớn, phạm vi ngày càng rộng hơn, hậu quả nặng nề hơn gây thiệt hại to lớn về người và tài sản. Ở khu vực miền núi Tây Bắc, do biến đổi khí hậu kết hợp với địa hình bị chia cắt mạnh, độ cao lớn, kết cấu đất yếu, rừng bị tàn phá nặng nề, hoạt động xây dựng, đào đắp làm ngăn cản dòng chảy, nên thiên tai rất tàn khốc, chủ yếu tập trung vào loại hình là lũ quét, sạt lở đất, dông lốc, mưa đá, sấm sét,... Ứng phó biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai là vấn đề rất quan trọng và cấp bách đã được Trung ương Đảng chỉ đạo bằng Nghị quyết số 24 - NQTƯ ngày 03 tháng 6 năm 2013 về “Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường”; được Chính phủ cụ thể hóa bằng Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2014 về “Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TƯ của BCH Trung ương Đảng khóa XI về Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường”. Theo đó các Bộ, Ngành, Chính quyền các cấp, các đơn vị, trường học đều triển khai những chương trình hành động riêng để thực hiện. Học sinh vùng núi Tây Bắc là đối tượng nhạy cảm chịu tác động trực tiếp của thiên tai về trước mắt và cả lâu dài. Giáo dục về ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai cho HS vùng núi Tây Bắc là vô cùng cần thiết vì đồng thời đạt được 3 mục đích: (1) Giáo dục về biến đổi khí hậu và ý thức xây dựng và bảo vệ môi trường trước sự biến đổi khí hậu cho HS; (2) Hướng dẫn các kỹ năng phòng tránh thiên tai cho HS; (3) Giúp tuyên truyền về bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai đến cộng đồng. Tuy nhiên, hình thức chuyển tải nội dung như thế nào là một vấn đề cần nghiên cứu. Sử dụng hình thức dạy học kết hợp (Blended - Learning) là giải pháp hiệu quả và hợp lý trong nghiên cứu này vì vừa đem lại hiệu quả trong giáo dục, vừa không làm ảnh hưởng đến giờ học chính khóa. Trong đó, một số nội dung được tích hợp trong dạy học trong môn Địa lý ở giờ học chính khóa, một số nội dung khác được chuyển tải thông qua hình thức dạy học trực tuyến, dạy học từ xa. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp thu thập tổng hợp và phân tích tài liệu là việc thu thập các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu, phân loại và sắp xếp tài liệu theo các tiêu chí phù hợp, tổng hợp từ tài liệu các vấn đề liên quan đến các nội dung nghiên cứu. Tài liệu được sử dụng là đề án đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông, các báo cáo khoa học và tài liệu hội thảo, các nghiên cứu về dạy học tích hợp, về ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào dạy học, về thực trạng dạy học ở khu vực vùng núi Tây Bắc, các số liệu thống kê của các Ban, ngành và cơ quan; sách, báo, tạp chí, các tác phẩm đã xuất bản có liên quan đến nội dung của nghiên cứu. Tài liệu sau khi thu thập được sẽ tiến hành phân tích, xử lí phục vụ yêu cầu của nghiên cứu. - Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế: Phương pháp điều tra thực tế được sử dụng trong quá trình thực hiện nghiên cứu nhằm thu được những thông tin chính xác về đối tượng nghiên cứu. Phương pháp này giúp tác giả điều tra về thực trạng việc dạy học tích hợp nội dung Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ 454 Đỗ Vũ Sơn thiên tai trong dạy học môn Địa lý, khả năng áp dụng dạy học kết hợp ở các trường vùng núi Tây Bắc; trong điều tra kết hợp các câu hỏi định tính và định lượng, câu hỏi mở và câu hỏi lựa chọn để mở rộng nguồn thông tin thu thập và tạo cơ sở dữ liệu cho phân tích định tích so sánh, chắt lọc thông tin. Các hoạt động chính khi tiến hành phương pháp này bao gồm: quan sát, mô tả, điều tra, ghi chép, chụp ảnh, phỏng vấn, tại các điểm nghiên cứu; gặp gỡ, trao đổi với HS, giáo viên (GV) và cán bộ quản lý của các sở giáo dục, các trường học ở một số địa phương vùng núi Tây Bắc. - Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp là việc đối chiếu, so sánh các vấn đề được thu thập từ tài liệu với các vấn đề thuộc phạm vi nghiên cứu, từ đó rút ra những kết luận khoa học cho nghiên cứu. - Phương pháp chuyên gia: Phương pháp chuyên gia là phương pháp thu thập, xử lí những đánh giá, dự báo bằng cách tập hợp và hỏi ý kiến các chuyên gia thuộc lĩnh vực giáo dục và lĩnh vực dạy học tích hợp, dạy học phân hóa thông qua tiếp xúc, trao đổi, để tìm ra các giải pháp tối ưu cho vấn đề còn đang vướng mắc. Sử dụng phương pháp này giúp đưa ra được các kết luận, các kiến nghị, các quyết định và định hướng được các chuyên đề giáo dục di sản phù hợp với đối tượng HS các trường phổ thông vùng núi Tây Bắc. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Thực nghiệm sư phạm là phương pháp đặc biệt quan trọng trong nghiên cứu các vấn đề về khoa học giáo dục. Kết quả thực nghiệm kiểm chứng và khẳng định tính khả thi của vấn đề nghiên cứu áp dụng vào thực tiễn và làm nảy sinh những vấn đề mới cần quan tâm và đó là những gợi ý cho hướng nghiên cứu tiếp theo. Thực nghiệm sư phạm được tác giả sử dụng trong quá trình nghiên cứu sau khi đã đề xuất được tích hợp nội dung Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai cho HS Trung học phổ thông vùng núi Tây Bắc. - Phương pháp toán thống kê: Sử dụng phương pháp thống kê toán học trong việc xử lí, đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm theo các chuẩn đặt ra cho việc dạy học kết hợp nội dung Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai cho HS vùng núi Tây Bắc. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Nghiên cứu về giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai bằng hình thức dạy học kết hợp (Blended - Learning) cho học sinh vùng núi Tây Bắc gồm các nội dung sau: 3.1. Một số khái niệm Theo Tài liệu hướng dẫn về dạy và học Giảm nhẹ rủi ro thiên tai của Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012): “Biến đổi khí hậu là sự thay đổi hoặc biến đổi của khí hậu theo chiều hướng tiêu cực. Biến đổi khí hậu là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình và/hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn. Biến đổi khí hậu có thể là do các quá trình tự nhiên bên trong hoặc các tác động bên ngoài, hoặc do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển hay trong khai thác sử dụng đất. Ứng phó với biến đổi khí hậu là các hoạt động của con người nhằm thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu” [1]. Theo Tài liệu tập huấn dạy học tích hợp ở trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014) “Dạy học tích hợp là định hướng dạy học giúp học sinh phát triển khả năng huy động tổng hợp kiến thức, kỹ năng, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết có hiệu quả các vấn đề trong học tập và trong cuộc sống, được thực hiện ngay trong quá trình lĩnh hội kiến thức và rèn luyện kỹ năng; phát triển được các năng lực cần thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề cho HS” [2]. Dạy học trực tuyến là hình thức dạy học có sử dụng kết nối mạng internet để thực hiện việc giảng dạy, tự học, đọc, giao tiếp thông qua các hoạt động trực tuyến như bài giảng của GV, hoạt động mô phỏng, diễn đàn học tập, chat, e-seminar, kiểm tra đánh giá,... Dạy học kết hợp là sự kết hợp nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giữa các cách dạy học khác nhau nhằm tối ưu hóa thế mạnh, đảm bảo hiệu quả giáo dục đạt được là cao nhất. Trong nghiên cứu là sự kết hợp giữa dạy học trực tuyến và dạy học trực tiếp [4]. 3.2. Xây dựng và triển khai dạy học kết hợp về Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai cho học sinh vùng núi Tây Bắc 3.2.1. Xây dựng nội dung khóa học * Nội dung giáo dục về biến đổi khí hậu; ý thức xây dựng và bảo vệ môi trường Nội dung giáo dục tập trung vào một số vấn đề: - Khái niệm về biến đổi khí hậu, thiên tai, thảm họa, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai. Giáo dục hiệu quả về ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh 455 và giảm nhẹ thiên tai cho học sinh vùng núi Tây Bắc - Các biểu hiện chủ yếu của biến đổi khí hậu. - Các nguyên nhân chủ yếu gây nên biến đổi khí hậu. - Mối liên quan giữa biến đổi khí hậu và thiên tai. - Các loại hình thiên tai. - Một số biện pháp nhằm xây dựng và bảo vệ môi trường sống, làm chậm quá trình biến đổi khí hậu, giảm nhẹ thiên tai [3]. * Nội dung thực hành nhận biết và ứng phó với thiên tai vùng núi (lũ quét, sạt lở đất, dông lốc, mưa đá, sấm sét,) - Nhận biết sớm một số biểu hiện của lũ quét, sạt lở đất. - Thực hành kỹ năng ứng phó khi xảy ra thiên tai; kỹ năng xử lý hậu quả của thiên tai. - Thực hành kỹ năng vận động, tuyên truyền về ý thức bảo vệ môi trường, làm chậm quá trình biến đổi khí hậu, phòng tránh thiên tai. 3.2.2. Xây dựng khóa học trực tuyến Hình 1. Giao diện của khóa học Giáo dục phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai Các công cụ xây dựng khóa học trực tuyến: E-Learning XHTML editor (eXe) là phần mềm với các công cụ trực quan, dễ sử dụng, tích hợp thuận lợi với nền tảng web, sử dụng trong nghiên cứu để thiết kế các bài giảng, tài liệu dạy học về ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai. Moodle là hệ thống thông tin, quản lý các hoạt động dạy học (LMS) mã nguồn mở. Hoạt động chính của khóa học: - Quản trị trang web bao gồm các công việc: thêm “Chủ đề”, thay đổi giao diện của website, thêm các Module hoạt động, thêm các gói ngôn ngữ mới. - Quản lý người học: Tạo tài khoản đăng nhập qua email; Thay đổi, di chuyển, kết nạp hoặc loại bỏ người học; Quản lý điểm, quá trình tham gia học và một số hoạt động khác. - Quản lý khóa học: Thiết lập các hoạt động cho khóa học; chọn các định dạng khóa học (theo tuần, theo chủ đề, thảo luận tập trung,...). - Khảo sát là công cụ để phân tích lớp học trực tuyến bao gồm các thông báo khảo sát, nhận thông tin phản hồi. 456 Đỗ Vũ Sơn - Tài liệu: Là nội dung về giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai được thể hiện ở dạng chữ (text) hoặc ở dạng hình ảnh: video mô phỏng, hướng dẫn thực hành,... - Diễn đàn: Nơi người học có thể trao đổi với cộng đồng học tập hoặc với GV một cách dễ dàng nhằm giải quyết các thắc mắc. - Kiểm tra đánh giá, bài tập trực tuyến: Người học có thể tự đánh giá trình độ nhận thức của bản thân thông qua bài kiểm tra trực tuyến, các bài tập nhóm. Giảng viên thông qua đó để đánh giá kết quả người học và đồng thời phân loại, điều chỉnh mức độ dạy học cho phù hợp với từng loại đối tượng người học. - Công cụ “Chat”, “webcam”: Người học có thể giao dịch trực tiếp thông qua kênh chữ và hình ảnh với giảng viên và cộng đồng học tập (hình 1) [4]. 3.2.3. Tổ chức dạy học kết hợp Có nhiều mô hình kết hợp trong dạy học, tuy nhiên dựa vào yêu cầu giáo dục và tình hình thực tế địa phương, trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng mô hình kết hợp giữa dạy học trên lớp truyền thống với dạy học trực tuyến. Các nội dung dạy học trên lớp là những nội dung cần phải có sự hướng dẫn trực tiếp từ GV và được tích hợp trong môn Địa lý, các nội dung còn lại sẽ dạy học trực tuyến. Do đó, nhiệm vụ đầu tiên là GV cần xác định nội dung nào dạy học trực tiếp, nội dung nào dạy học trực tuyến. Trong nội dung dạy học trực tiếp, việc tích hợp trong môn Địa lý như thế nào. Bảng 1 là gợi ý về tích hợp nội dung giáo dục về ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai trong chương trình Địa lý - THCS [5]. Bảng 1. Khả năng tích hợp giáo dục phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai trong chương trình Địa lý - THCS Lớp Bài Tên bài Nội dung tích hợp Mức độ tích hợp 6 20 Hơi nước trong không khí; Mưa Sương mù, sương muối Một phần 23 Sông và hồ Lũ lụt Một phần 26 Đất. Các nhân tố hình thành đất Sạt lở đất Liên hệ 7 7 Môi trường nhiệt đới gió mùa Lũ lụt, hạn hán Liên hệ 23 Môi trường vùng núi Lũ quét sạt lở đất Liên hệ 8 23 Vị trí, giới hạn, hình dạng lãnh thổ Việt Nam Bão, lũ lụt, hạn hán, sạt lở đất Liên hệ 29 Đặc điểm các khu vực địa hình Lũ lụt, sạt lở đất Liên hệ 33 Đặc điểm sông ngòi Việt Nam Lũ lụt Toàn phần 36 Đặc điểm đất Việt Nam Sạt lở đất Liên hệ 41 Vùng Tây Bắc Bắc Bộ Lũ quét, sạt lở đất Một phần 9 17,18 Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ Lũ quét, sạt lở đất Liên hệ Để thực hiện hiệu quả việc dạy học kết hợp, có thể tổ chức dạy học theo một số phương pháp sau: * Dạy học hợp tác (Co-operative Learning) Dạy học hợp tác là việc chia lớp học ra các nhóm, mỗi nhóm sẽ giải quyết một nội dung học tập cụ thể trong bài học dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Sau đó, các nhóm sẽ cùng thảo luận và tổng hợp được “bức tranh” tổng thể mà bài học hướng tới. Ví dụ: Để tìm hiểu về các loại hình thiên tai ở vùng núi Tây Bắc, GV chia HS thành nhiều nhóm với nhiệm vụ của mỗi nhóm tìm hiểu một nội dung về một loại hình thiên tai có thể xảy ra ở khu vực này. Các hoạt động chia nhóm, giao nhiệm vụ được thực hiện bằng hình thức trực tuyến. Sau đó, tập trung HS lại để phối hợp các nội dung, nhiệm vụ đã giao. Giáo dục hiệu quả về ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh 457 và giảm nhẹ thiên tai cho học sinh vùng núi Tây Bắc * Dạy học phân hóa Dạy học phân hóa là việc phân chia HS thành các nhóm có năng lực, khả năng khác nhau để giao nhiệm vụ cho phù hợp. Nhiệm vụ ở đây là các bài tập, các chủ đề thảo luận, các hoạt động trải nghiệm,... theo nội dung bài học. Giáo viên tổ chức cho các nhóm tác động qua lại trao đổi, hình thành kỹ năng tự chủ, tự đánh giá trình độ bản thân cho HS. Ví dụ, để chuẩn bị tổ chức hoạt động thực tế về phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai, có thể phân chia các nhóm HS theo các hướng sau đây: Nhóm 1: Có khả năng thuyết trình về vấn đề ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai. Nhóm 2: Có khả năng sử dụng bản đồ, GIS trong nghiên cứu các thiên tai trong khu vực. Nhóm 3: Có khả năng hướng dẫn các kĩ năng phát hiện sớm, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai. Nhóm 4: Có khả năng tuyên truyền, vận động người dân. Tương đương với 4 nhóm thiết kế những nội dung theo ưu thế của từng nhóm. Đồng thời huy động HS của các nhóm tham gia hoạt động chéo để giúp đỡ các nhóm khác hoàn thành tốt nội dung học. Các nội dung người học có thể tự tiếp thu được thực hiện bằng dạy học trực tuyến, các hoạt động phối hợp nhóm được thực hiện trực tiếp. * Dạy học chương trình hóa Chương trình hóa thực chất là chia nhỏ nội dung bài học làm nhiều đơn vị có liên quan đến nhau, việc thực hiện đơn vị tiếp theo phụ thuộc vào kết quả, chất lượng lĩnh hội kiến thức của đơn vị trước. Việc dạy học chương trình hóa được lập trình hoàn toàn tự động thông qua các hình thức như nêu vấn đề, diễn giải, minh họa, kiểm tra, củng cố ôn tập, được sắp xếp theo một trình tự nhất định. Học sinh theo hướng dẫn trên khóa học trực tuyến chủ động, độc lập thực hiện việc học tập. Quá trình tự học chính là quá trình học sinh đang lĩnh hội kiến thức, nếu đã hiểu (trả lời đúng) thì đi tiếp, nếu chưa hiểu (trả lời sai) thì quay lại đơn vị học tập trước hoặc từ đầu. Dạy học chương trình hóa không tốn thời gian học trên lớp mà vẫn đạt hiệu quả học tập, tăng sự thích thú cho học sinh, 4. KẾT LUẬN Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai cho HS vùng núi Tây Bắc là hết sức cần thiết giúp tạo ra một thế hệ con người hiểu biết, ứng xử có trách nhiệm với thiên nhiên nơi là mái nhà Tổ quốc, đầu nguồn của các dòng chảy. Đồng thời cũng đào tạo con người có các kĩ năng cần thiết trong ứng phó khi thiên tai xảy đến. Bài báo đã đề cập đến một hình thức tổ chức dạy học hiệu quả trong phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai, đó là sự kết hợp giữa dạy học trên lớp và dạy học từ xa trên website. Hình thức tổ chức này vừa không ảnh hưởng đến giờ học chính khóa, vừa phát huy được vai trò to lớn của công nghệ thông tin và truyền thông trong giáo dục. Lời cảm ơn: Nghiên cứu này được tài trợ bởi Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong đề tài Mã số: B2020-TNA-10. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012) Tài liệu hướng dẫn về dạy và học Giảm nhẹ rủi ro thiên tai, Hà Nội. [2]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014) Tài liệu tập huấn dạy học tích hợp ở trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, Hà Nội [3]. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2008), Chương trình mục tiêu quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu, Hà Nội. [4]. Đỗ Vũ Sơn (2016), Giáo trình dạy học trực tuyến môn Địa lý. Nhà xuất bản Đại học Thái Nguyên, Thái Nguyên. [5]. Lê Thông (Tổng Chủ biên) (2016), Sách giáo khoa Địa lý 8, 9, 10. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 458 Đỗ Vũ Sơn EFFICIENT EDUCATION ON RESPONSE TO CLIMATE CHANGE, PREVENTION AND REDUCTION OF NATURAL DISASTER FOR STUDENTS IN THE NORTH WEST Do Vu Son Thai Nguyen Univertity Of Education Abstract: Climate change causes increasingly serious and unpredictable natural disasters. Students, especially students in mountainous areas, are vulnerable subjects directly affected by the disasters immediately and in long period of time. Though educating Northwwest mountainous students on response to climate change, disaster preparedness and mitigation is extremely necessary, it has not been paid enough attention in the current schools for various reasons. Using Blended-Learning in educating on response to climate change, disaster preparedness and mitigation is an effective and reasonable solution. Integrating this content while teaching geography at high school and combining teaching face to face with distance learning on the Internet will bring high educational efficiency without affecting main course hours. Keywords: Prevention and mitigation of natural disasters, climate change, Blended-Learning, Northwest mountainous students.
Tài liệu liên quan