Giao tiếp nơi công sở: 5 yếu tố quyết định và 5 lưu ý về trang phục

1. “Uốn lưỡi 7 lần trước khi nói”Nếu không có tổ chức, bạn sẽ nói ngay những điều mình nghĩ một cách rời rạc, thiếu logic, thậm chí lỡ lời, nói cả điều không nên nói. Để tránh tình huống đó, hãy cố gắng sắp xếp suy nghĩ của mình theo trình tự trước khi nói. Nếu tham gia một cuộc đối thoại liên tục, bạn nên nói với tốc độ chậm (nhưng không quá chậm chạp, ngắt quãng dài) để có thời gian suy nghĩ và phản ứng một cách thích hợp. 2. Biết lắng nghe mọi người Hãy để ý những người xung quanh bạn và xác định ai là người giao tiếp tốt, ai là người không khéo léo trong ăn nói. Từ thực tế của họ, bạn có thể rút ra kinh nghiệm cho bản thân: học hỏi ưu điểm của người giao tiếp tốt và tránh sai lầm của người không khéo léo. Tuy nhiên, bạn không nên “copy” y nguyên cách nói chuyện của người khác. Hãy tự tạo cho mình một phong cách tự tin, riêng biệt để ai cũng có thể nhận thấy đó chính là bạn.

pdf6 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 20/06/2022 | Lượt xem: 407 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giao tiếp nơi công sở: 5 yếu tố quyết định và 5 lưu ý về trang phục, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giao Tiếp Nơi Công Sở: 5 Yếu Tố Quyết Định và 5 Lưu Ý Về Trang Phục Ngày nay mọi loại hình công việc đều đòi hỏi nhân viên phải có kỹ năng giao tiếp tốt. Đây là một kỹ năng rất quan trọng bên cạnh yếu tố chuyên môn bởi nó giúp bạn trở thành một nhân viên hoàn hảo và có nhiều cơ hội thăng tiến. 1. “Uốn lưỡi 7 lần trước khi nói” Nếu không có tổ chức, bạn sẽ nói ngay những điều mình nghĩ một cách rời rạc, thiếu logic, thậm chí lỡ lời, nói cả điều không nên nói. Để tránh tình huống đó, hãy cố gắng sắp xếp suy nghĩ của mình theo trình tự trước khi nói. Nếu tham gia một cuộc đối thoại liên tục, bạn nên nói với tốc độ chậm (nhưng không quá chậm chạp, ngắt quãng dài) để có thời gian suy nghĩ và phản ứng một cách thích hợp. 2. Biết lắng nghe mọi người Hãy để ý những người xung quanh bạn và xác định ai là người giao tiếp tốt, ai là người không khéo léo trong ăn nói. Từ thực tế của họ, bạn có thể rút ra kinh nghiệm cho bản thân: học hỏi ưu điểm của người giao tiếp tốt và tránh sai lầm của người không khéo léo. Tuy nhiên, bạn không nên “copy” y nguyên cách nói chuyện của người khác. Hãy tự tạo cho mình một phong cách tự tin, riêng biệt để ai cũng có thể nhận thấy đó chính là bạn. 3. Đọc nhiều Đây là điều rất cần thiết bởi nó là nguồn kiến thức của bạn và khi có kiến thức bạn sẽ có cơ sở để giao tiếp tự tin và hiệu quả hơn. Do đó, hãy tích cực đọc những bài báo hay, câu chuyện ý nghĩa cả trong và ngoài lĩnh vực của bạn. Nhờ đó, bạn cũng có thể đa dạng hóa chủ đề cho các cuộc nói chuyện với đồng nghiệp và sếp ngoài công việc. 4. Sự tự tin Phải tự tin bạn mới có thể phát biểu trước đám đông và mạnh dạn chia sẻ ý kiến của mình. Và để có sự tự tin, bạn phải không ngừng bồi dưỡng kiến thức cho bản thân. 5. Ngôn ngữ cơ thể hợp lý Bạn đã hội tụ những điều trên nhưng vẫn còn một yếu tố không thể thiếu để giao tiếp thành công: ngôn ngữ cơ thể. Ngôn ngữ cơ thể phải song song và phù hợp với lời nói của bạn. Vai thẳng và nghiêm chứng tỏ bạn đã sẵn sàng cho cuộc nói chuyện. Lưu ý rằng khi giao tiếp nơi công sở, bạn không thể nói chuyện với sếp và đồng nghiệp trong tư thế thoải mái như ở nhà Cho dù nơi làm việc của bạn thuộc trường phái cổ hủ tẻ nhạt hay hiện đại tự nhiên thì những nguyên tắc về trang phục sau đây vẫn luôn có giá trị. Chúng là yếu tố quyết định hiệu quả giao tiếp nơi công sở và gián tiếp ảnh hưởng đến mối quan hệ của bạn với đồng nghiệp cũng như con đường thăng tiến của bạn. 1. Khiêm tốn Khiêm tốn – tức là cho phép trang phục của bạn NÓI chứ không HÉT – luôn là một chuẩn mực đáng lưu ý. Nhưng ngay cả điều này cũng chỉ mang tính tương đối. Cái được coi là lòe loẹt ở một công ty luật chắc chắn khác xa so với cách ăn mặc ở một công ty về công nghệ hay tại một phòng thiết kế. Tuy nhiên, ý nghĩa sau cùng của việc này lại hoàn toàn giống nhau. Đó là việc bạn ăn mặc quá khác biệt với cấp trên và đồng nghiệp được xem như hành vị xấc xược – một điều tối kỵ trong giao tiếp nơi công sở. 2. Sạch sẽ Sạch sẽ là điểm chung giữa những công ty rất thoải mái về trang phục nơi công sở như các công ty công nghệ, âm nhạc, event hay các công ty trang trọng như luật, tư vấn, Quần jean cáu bẩn và áo sơ mi không ủi cho thấy bạn là người nhếch nhác, lười biếng và cẩu thả chứ không phải dấu hiệu của sáng tạo, nổi loạn hay sành điệu! 3. Đừng hở quá Trang phụ hở hang không thích hợp với bất kỳ nơi làm việc nào. Dù cố ý hay không, cổ áo khoét sâu, quần quá bó, váy quá ngắn, là những lựa chọn tồi cho con đường thăng tiến. Người thông minh biết rằng bí quyết tạo ấn tượng là trông có vẻ quyền thế và giỏi việc! 4. Bạn là đại diện cho công ty Bất kỳ khi nào giao tiếp với khách hàng hoặc đối tác, bạn là đại diện cho công ty và trang phục cũng vậy. Bất kể chuẩn mực hay phong cách tại văn phòng của bạn là thoải mái hay lịch sự, hãy chuẩn bị sẵn một bộ đồ “vía”. Giải pháp tốt hơn nữa là hàng ngày đều ăn vận sao cho bạn luôn sẵn sàng cho bất kỳ tình huống giao tiếp nào đến với mình. 5. Đừng trở thành nạn nhân của MỐT Trang phục chỉ là công cụ giúp bạn giao tiếp hiệu quả hơn nơi công sở. Vì vậy, những kiểu ăn mặc phá cách, biến tấu theo các xu hướng thời thượng khó có thể đồng hành với hình ảnh một nhân viên chuyên tâm vào công việc, làm việc nghiêm túc và hiệu quả. Nếu bạn quan tâm đến sự nghiệp của mình thì bạn nên quan tâm hơn đến việc ăn mặc như thế nào để trông phù hợp với môi trường làm việc chứ không phải để trở nên sành điệu hay hợp mốt.