Giáo trình Adobe Photoshop - Bài 2: Cơ bản Photoshop - Đặng Công Tuấn

Adobe Photoshop CS4 là một phần mềm xử lý ảnh (image-processing software) chuyên nghiệp. Photoshop cho phép người sử dụng tút sửa ảnh (retouching), ghép ảnh (composing), phục chế ảnh (restoration), tô màu tranh ảnh (painting) một cách dễ dàng và hiệu quả. Phần mềm này là một công cụ không thể thiếu của các nhiếp ảnh gia, các nhà thiết kế đồ hoạ, thiết kế web và biên tập video

pdf69 trang | Chia sẻ: thuongdt324 | Lượt xem: 590 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Adobe Photoshop - Bài 2: Cơ bản Photoshop - Đặng Công Tuấn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Adobe Photoshop Bài 2 CƠ BẢN PHOTOSHOP Giáo án ĐẶNG CÔNG TUẤN Adobe Photoshop CS4 là một phần mềm xử lý ảnh (image-processing software) chuyên nghiệp. Photoshop cho phép người sử dụng tút sửa ảnh (retouching), ghép ảnh (composing), phục chế ảnh (restoration), tô màu tranh ảnh (painting) một cách dễ dàng và hiệu quả. Phần mềm này là một công cụ không thể thiếu của các nhiếp ảnh gia, các nhà thiết kế đồ hoạ, thiết kế web và biên tập video Adobe Photoshop CS4 (Creative Suite 4) - Phần mềm vẽ trang trí và minh họa (illustration software) Adobe Illustrator CS4. - Phần mềm sắp chữ và trình bày (typesetting and layout software) Adobe InDesign CS4. - Phần mềm tạo hình ảnh động (animation software) Adobe Flash CS4. - Phần mềm thiết kế trang web (web design software) Adobe Dreamweaver CS4. Ngoài ra Adobe Photoshop CS4 còn phối hợp rất tốt với các phần mềm khác của hãng Adobe như: Để có thể cài đặt được Photoshop, máy vi tính của bạn cần có cấu hình như sau: Nếu bạn sử dụng máy PC với hệ điều hành Windows: * Bộ vi xử lý có tốc độ 1.8GHz trở lên. * Hệ điều hành: Microsoft® Windows® XP với Service Pack 2 (khuyến cáo sử dụng Service Pack 3) hoặc Windows Vista® với Service Pack 1. * Bộ nhớ: 1GB trở lên. * Đĩa cứng còn trống ít nhất là 1GB trở lên. * Màn hình có độ phân giải 1,024x768 với card màn hình 16-bit. * Một số chức năng của Photoshop đòi hỏi card màn hình phải hỗ trợ Shader Model 3.0 and OpenGL 2.0 Cài đặt chương trình Khởi động chương trình + Vào Start\Program\Adobe\Photoshop CS4 + Nhấp đôi vào biểu tượng Adobe Photoshop CS4 trên màn hình Desktop. Thoát khỏi chương trình GIAO DIỆN PHOTOSHOP CS4 - Thanh tiêu đề. - Thanh memu ngang nằm trên cùng giống như các phần mềm khác là danh mục các lệnh . - Thanh Option (thanh tuỳ chọn) nằm phía dưới thanh menu trình bày các tuỳ chọn & thuộc tính của các công cụ. - Trang làm việc. - Thanh Status (thanh trạng thái) nằm dưới cùng của cửa sổ làm việc, biểu diễn trạng thái của file ảnh & chức năng của công cụ hiện hành. 1. Các thanh ngang Là nơi chứa các công cụ của photoshop . Các công cụ được chia thành 3 nhóm : - Nhóm công cụ tạo vùng chọn và di chuyển . - Nhóm công cụ tô vẽ. - Nhóm công cụ tạo Path, chỉnh sửa Path & công cụ gõ text. Ngoài các công cụ kể trên, tool box còn chứa các phím chuyển đổi qua lại giữa các chế độ làm việc & 2 ô mầu Foreground, Background. 2. Hộp công cụ (tool box) Đây là nhóm dùng để quản lý hình ảnh & các tính chất khác của file ảnh. Gồm các bảng sau: -Nhóm 1: +Bảng Navigato quản lý việc xem ảnh. +Bảng Info thông tin về mầu sắc & toạ độ của điểm mà con trỏ đặt tới. +Bảng Histogam biểu dồ đo điểm ảnh. -Nhóm 2: +Bảng Color quản lý về mầu sắc. +Bảng Swatches quản lý mầu cho sẵn. +Bảng Styles quản lý hiệu ứng cho sẵn. 3. Các nhóm bảng (palettes) -Nhóm 3: + History quản lý thao tác đã làm đối với file ảnh. +Acions quản lý các thao tác tự động. -Nhóm 4: +Layer quản lý về lớp. +Channel quản lýcác kênh mầu. +Path quản lý về path. * Ghi chú: Để hiện các bảng palettes, các menu lệnh, vào: menu Window. - Để chọn một công cụ, bạn nhấp chuột vào công cụ đó ở hộp công cụ, hoặc bạn có thể dùng phím tắt trên bàn phím. Ví dụ: bạn muốn sử dụng lệnh gõ tắt để chọn Zoom Tool, nhấn phím Z. Sau đó bạn nhấn chữ M để chuyển về Marquee Tool. Những công cụ được chọn sẽ luôn hiển thị cho đến khi bạn chọn một công cụ khác. Nếu bạn không biết lệnh gõ tắt của một công cụ nào đó, hãy di chuột lên trên công cụ đó cho đến khi một dòng chữ nhỏ xuất hiện chỉ cho bạn biết tên và lệnh gõ tắt của công cụ đó. Chọn công cụ trong Hộp công cụ: - Một vài nút công cụ trong hộp công cụ có một hình tam giác nhỏ ở dưới cùng bên phải, điều đó có nghĩa rằng có một vài công cụ nữa ẩn ở dưới công cụ đang được chọn. + Giữ chuột trái vào một nút trên công cụ mà có tam giác nhỏ như là Rectangular Marquee (Rect Marq) sẽ có một cửa sổ hiện ra chứa những công cụ ẩn sau nó. Kéo chuột đến công cụ muốn dùng và thả chuột để chọn nó. Chọn những công cụ ẩn bằng những phương pháp sau: + Giữ phím Alt và nhấp chuột vào hộp công cụ để lần lượt hoán đổi vị trí của những công cụ ẩn cho đến khi công cụ mà bạn muốn hiện ra. + Nhấn phím Shift + lệnh gõ tắt cho đến khi công cụ bạn cần xuất hiện Bạn có thể xem các chế độ hiển thị ảnh ở các mức phóng đại khác nhau từ 0.29% trong PTS và 12.5% trong IR đến 1600% ở mức cực đại. PTS thể hiện mức phóng đại này ở thanh tiêu đề của cửa sổ hiện thời. Khi bạn sử dụng bất cứ công cụ View hoặc lệnh gì bạn sẽ thay đổi chế độ hiển thị của file ảnh, chứ không phải chiều hoặc kích thước của ảnh. Hiển thị hình ảnh File/Open: Mở file ảnh Đường dẫn: Menu File / Open ( Ctrl + O) mở ra bảng thoại Open để chon File hoặc kích đúp vào chỗ trống của giao diện PTS. Quản lý trang làm việc Name: Tên file Preset: Khổ giây Image: Khích thước trang Width: chiều rộng Hight: Chiều cao Color mode: Chuẩn màu RGB: Chuẩn màu xem trên màn hình CMYK: Chuẩn màu khi in ra sản phẩm Resolution: Độ phân giải (Độ phân giải càng cao thi chất lượng ảnh càng tốt) Backgroud contents: Màu nền Backgroud color: Màu nền Backgroud White: Màu nền trắng Transparent: Màu nền trong suốt File/new: Tạo trang mới Save: Lưu file lần thứ 2 trở đi Ta phải thường xuyên lưu file trong qua trình làm việc, để tránh trường hợp treo máy, mất điện, Save as: Lưu file đầu tiên (file mới) Lưu file đổi tên nếu file cũ Save in: Chọn ổ đĩa File name: Đặt tên file Save as: Đuôi file File/save: Lưu file ảnh Để mở rộng hoặc giảm tầm quan sát của một file hình, sử dụng View Menu. Bạn hãy làm theo những bước sau: + Chọn View > Zoom In để phóng lớn hình + Chọn View > Zoom Out để thu nhỏ hình. + Chọn View > Fit on Screen. File ảnh sẽ mở rộng và phủ đầy màn hình. Sử dụng View Menu Chú ý: Bạn cũng có thể nhấp đúp vào Hand Tool ở hộp công cụ để mở ảnh phủ đầy màn hình. Mỗi khi bạn chọn lệnh Zoom, tầm quan sát của hình sẽ bị định lại kích thước. Tỉ lệ phần trăm độ lớn của file hình được thể hiện trên thanh Tiêu đề (Title Bar) và ở góc dưới bên trái của cửa sổ hiện hành. Sử dụng công cụ Zoom Thêm vào lệnh View, bạn có thể sử dụng công cụ Zoom để phóng đại hoạc thu nhỏ tầm quan sát của file hình. - Chọn Zoom Tool và di chuyển con trỏ lên một file hình bất kỳ. Chú ý rằng dấu cộng xuất hiện ở trung tâm của Zoom Tool - Đặt Zoom Tool lên trên file hình và nhấn chuột một lần để phóng đại file hình lên một tỉ lệ phần trăm khác. - Với Zoom Tool đang được chọn và đặt ở vị trí trên tấm hình, giữ phím Alt. Một dấu trừ sẽ hiện ra ở trung tâm của Zoom Tool - Nhấp chuột một lần, độ phóng đại của file hình sẽ được giảm xuống một tỉ lện phần trăm thấp hơn. - Bạn cũng có thể vẽ một vùng lựa chọn bao quanh file hình bằng cách sử dụng Zoom Tool. Vùng lựa chọn mà bạn vẽ bằng Zoom Tool đó sẽ định dạng tỉe lệ phần trăm sẽ được phóng đại. Vùng lựa chọn càng nhỏ thì tỉ lệ phóng đại càng lớn. - Ở hộp công cụ nhấp đúp vào nút Zoom Tool để trả lại file hình về chế độ hiển thị 100% Zoom Tool rất hay được dùng trong quá trình xử lý ảnh để tăng hoặc giảm tầm quan sát của hình, bạn có thể chọn Zoom Tool bằng lệnh gõ tắt mà không cần phải bỏ chọn công cụ hiện hành. Ví dụ bạn đang dùng Rect Marq mà bạn muốn chọn Zoom Tool, thì bạn không cần phải bỏ chọn Rect Marq mà chỉ cần dùng phím tắt. - Chọn một công cụ bất kỳ như là Hand Tool - Sử dụng lệnh gõ tắt để tạm thời chọn Zoom-in bằng cách nhấn phím Spacebar-Ctrl (Spacebar = Phím cách). Khi bạn thấy nó hiện lên dấu cộng thì nhấp chuột trái để phóng đại tấm hình. Nhấn Space-Alt để chọn Zoom-out. Navigator Palette cho phép bạn di chuyển hình tại những độ phóng đại khác nhau mà không cần kéo hoặc định lại kích thước của file hình ở cửa sổ hiển thị. - Nếu bạn không thấy Navigator Palette, chọn Window > Show Navigator để hiển thị nó. - Trong Navigator, kéo thanh trượt về phía phải khoảng 300% để phóng đại tầm quan sát của file hình. Khi bạn kéo thanh trượt để tăng mức độ phóng đại, ô vuông màu đỏ bao quanh cửa sổ Navigator sẽ nhỏ dần lại. - Ở Navigator Palette, đặt con trỏ vào trong ô vuông màu đỏ đó. Con trỏ sẽ biến thành bàn tay. Sử dụng Navigator Palette - Kéo bàn tay để kéo ô vuông màu đỏ đến những vùng khác nhau của file hình. Ở trong cửa sổ hiển thị file hình (cửa sổ làm việc), chú ý đến vùng nhìn thấy được của file hình cũng thay đổi khi bạn kéo trong Navigator Palette. Bạn cũng có thể vẽ một vùng lựa chọn ở Navigator Palette để xác định vùng của tầm hình mà bạn muốn xem. - Với con trỏ vẫn đang được đặt ở Navigator Palette, giữ phím Ctrl và vẽ một vùng lựa chọn trên file hình. Vùng lựa chọn càng nhỏ, thì độ phóng đại ở cửa sổ hiển thị ảnh càng lớn. Palette giúp bạn điều khiển và chỉnh sửa hình ảnh. Bởi mặc định, những pallete được đặt vào một nhóm. Để ẩn hoặc hiện một Palette mà bạn đang làm việc, chọn tên Palette đó ở nút Window trên menu chính Window > [ Tên Palette]. Dấu tick màu đen xuất hiện trên Menu trước tên nào là Palette tương ứng được hiện ở môi trường làm việc. Nếu không có dấu tick có nghĩa là Palette bị đóng hoạc ẩn đằng sau những palette trong nhóm Palette của nó. Làm việc với các Palette Bạn có thể tổ chức lại vùng làm việc bằng rất nhiều cách. Hãy thử thao tác với vài kỹ thuật sau: Thay đổi chế độ thể hiện Palette - Để ẩn hết tất cả các Palette, hộp công cụ và thanh tuỳ biến công cụ, nhấn phím Tab. Sau đó nhấn phím Tab lần nữa để mở nó. - Để ẩn hoặc hiện duy nhất Palette thôi mà không ảnh hưởng đến hộp công cụ hoặc thanh tuỳ biến công cụ nhấn Shift-Tab - Để hiện một Palette lên trên nhóm của Palette đó nhấn vào thẻ có tên Palette đó. - Để di chuyển tất cả nhóm Palette, kéo thanh tiêu đề đến một vị trí mới. - Tách một Palette ra khỏi nhóm của nó, kéo Palette đó ra ngoài nhóm đó. - Để di chuyển một Palette sang một nhóm khác, kéo Palette trong nhóm palette đó và bạn sẽ thấy một hình chấm chấm xuất hiện bao, thả nó vào một nhóm Palette mới. - Để đặt một Palette trong Palette Well ở trên thanh tuỳ biến, kéo Palette đó và thả nó vào Palette Well. - Để trả lại vị trí mặc định cho các Palette chọn Window > Workspace > Reset Palette Location - Để PTS luôn khởi động với những Palette và hộp thoại mặc đinh chọn Edit > Preferences > General, và bỏ chọn hộp thoại Save Palette Locations. Những thay đổi sẽ được thiết lập sau khi bạn khởi động lại PTS. Quản lý Layer (lớp) Hộp layer Nhìn vào hộp layer ta thấy 1: Chế độ hòa trộn 2: Độ mờ nhạt của đối tượng 3: Các layer (lớp) 4: Xóa layer 5: Tạo layer mới 6: Tạo thư mục chứa các layer 7: Tạo lớp cho màu 8: Mặt nạ lớp 9: Các hiệu ứng của layer 10: Khóa các layer Các chức năng bên trong (phía hình tam giác bên góc phải trên) New layer: tạo layer mới New Ajustment layer: Tạo lớp màu Duplicate layer: Nhân bản layer Delete layer: Xóa layer Layer option: Đặt tên layer Merge down: dán lớp bên dưới Merge visible: dán các lớp có mắt hiển thị Merge linked: dán các lớp có măt xích Flatten image: Dán tất cả các layer Pallete option: Hiển thị dạng nội dung layer Giới thiệu một số công cụ cơ bản Nhóm công cụ Marquee tạo vùng chọn hình chữ nhật, hình e-lip, vùng chọn rộng một hang, vùng chọn rộng một cột. Công cụ Move dịch chuyển vùng chọn, lớp, và đường gióng. Công cụ Lasso tạo vùng chọn tự do, vùng chọn hình đa giác (nét thẳng), vùng chọn “từ tính” (tự động bám). Công cụ Magic Wand chọn những vùng được tô màu tương tự nhau. Công cụ Crop xén bớt hình ảnh. Công cụ Slice tạo mảnh. Công cụ Slice Select. Công cụ Healing Brush dung họa tiết hoặc ảnh mẫu chấm sửa lỗi trên hình ảnh. Công cụ Patch chấm sửa vùng ảnh được chọn bằng một mẫu hình ảnh hoặc hoạ tiết . Công cụ Brush tạo nét vẽ bằng cọ vẽ (hiệu ứng vẽ bằng cọ). Công cụ Pencil tạo nét vẽ có đường viền sắc nét. Công cụ Clone Stamp tô vẽ bằng bản sao của hình ảnh. Công cụ Pattern Stamp lấy một phần hình ảnh làm mầu tô. Công cụ History Brush tô vẽ bằng bản sao trạng thái hoặc ảnh chụp nhanh được chọn vào cửa sổ hình ảnh hịên hành. Công cụ Art History Brush tô vẽ bằng những nét phác cách điệu, mô phỏng nhiều kiểu tô vẽ khác nhau, thông qua trạng thái hay ảnh chụp nhanh được chọn . Công cụ Eraser xoá pixel và phục hồi các phần ảnh về lại trạng thái đã lưu trước đó . Công cụ Background Eraser kéo xoá vùng ảnh thành trong suốt . Công cụ Magic Eraser xoá các vùng màu thuần thành trong suốt chỉ bằng một lần nhấp . Nhóm công cụ Gradient tạo hiệu ứng hoà trộn dạng đường thẳng (Linear), toả tròn (Radial), xiên (Angle), phản chiếu (Reflected), hình thoi (Diamond) giữa hai hay nhiều màu . Công cụ Paint Bucket tô đầy những vùng có màu tương tự nhau bằng màu mặt. Công cụ Văn bản (Text). Công cụ Custom Shape tạo hình dạng tuỳ biến được chọn từ danh sách hình dạng tuỳ biến. Nhóm công cụ Annotations tạo chú thích nói và viết kèm theo hình ảnh. Công cụ Eyedroper lấy mẫu màu trong hình ảnh. Công cụ Measure đo khoảng cách, vị trí, và góc độ. Công cụ Hand di chuyển hình ảnh trong cửa sổ. Công cụ Zoom phóng lớn và thu nhỏ ảnh xem. Công cụ vẽ pen Hình ảnh Nguồn gốc hình ảnh Các phương pháp nhập ảnh vảo của sổ làm việc Các ảnh sử dụng trong Photoshop là các ảnh đã được số hoá, ta có thể lấy ảnh từ nhiều nguồn: Từ các máy ảnh, máy quay phim kỹ thuật số; Đưa ảnh vào thông qua máy Scanner; Từ CD, VCD, USB; Từ internet Slide 15 Độ phân giải ảnh (image resolution) Độ phân giải ảnh là số điểm ảnh (pixel) có trên 1 đơn vị chiều dài của hình ảnh đó. Độ phân giải ảnh được tính bằng đơn vị ppi (pixels per inch) hoặc dpi (dots per inch). Ví dụ: một hình ảnh có kích thước 1 inch x 1 inch và có độ phân giải 72 ppi sẽ chứa tổng cộng 72 x 72 = 5.184 pixels. Hình ảnh có kích thước tương tự nhưng với độ phân giải 300 ppi sẽ chứa tổng cộng 300 x 300 = 90.000 pixels. Để chỉnh sửa một tấm hình trong PTS đầu tiên bạn phải đảm bảo rằng nó đang ở độ phân giải phù hợp. độ phân giải 72 ppi độ phân giải 300 ppi Hình ảnh có độ phân giải càng cao thì càng sắc nét và màu sắc càng chính xác. Khi đó, dung lượng file cũng sẽ tăng theo, đòi hỏi nhiều bộ nhớ và đĩa cứng hơn. 1. Hình ảnh sử dụng cho thiết kế web chỉ cần có độ phân giải 72 ppi. 2. Trường hợp hình ảnh dùng cho thiết kế đồ họa in ấn thì bạn cần nhớ hai quy tắc sau: - Nếu là ảnh nét (line art) hoặc đơn sắc (monochrome) thì ảnh nên có độ phân giải là 1,200 ppi. - Nếu là ảnh chụp màu (color photograph) hoặc ảnh chụp đen trắng (black and white photograph) thì ảnh nên có độ phân giải 300 ppi. 3. Để rửa ảnh kỹ thuật số thì hình ảnh cần có độ phân giải 300 ppi. 4. Nếu in ảnh hi-flex với kích thước lớn (để quảng cáo ngoài trời chẳng hạn) thì hình ảnh cần có độ phân giải khoảng 72 ppi đến 100 ppi. Quan hệ giữa kích thước ảnh và độ phân giải ảnh Hiện nay, việc sử dụng máy ảnh số (digital camera) đã trở nên rất thông dụng, Tuy nhiên, hình ảnh nhận được từ máy ảnh số thường có độ phân giải 72 ppi. Bạn nên dùng chức năng Image > Image Size của Photoshop để chỉnh lại kích thước ảnh và độ phân giải ảnh cho phù hợp với mục đích riêng của bạn. A. Kích thước và độ phân giải của ảnh gốc. B. Không chọn Resample (nghĩa là số lượng điểm ảnh không thay đổi); tăng độ phân giải lên n lần thì kích thước ảnh sẽ giảm xuống n lần và ngược lại. C. Có chọn Resample (nghĩa là số lượng điểm ảnh có thay đổi); Photoshop phải tự suy ra thêm một số điểm mới hoặc phải tự loại bỏ một số điểm cũ. Hai quá trình ày gọi là nội suy (interpolation). Khi đó hì h ảnh có thể sẽ bị mất nét (out-of-focus). Để làm cho hình ảnh sắc nét trở lại, ta dùng Filter > Sharpen > Unsharp Mask... Có 3 phương pháp nội suy: bicubic, bilinear và nearest neighbor. Phương pháp bicubic thường cho kết quả tốt nhất. * Độ phân giải màn hình: Độ phân giải mặc nhiên của màn hình (monitor resolution) máy Macintosh là 72 dpi, của màn hình PC là 96 dpi. Khi bạn chọn View > Actual Pixels (Ctrl + 1), Photoshop sẽ hiển thị hình ảnh ở chế độ 100%. Đây là chế độ trung thực nhất của hình ảnh. Khi đó mỗi pixel của hình ảnh sẽ được hiển thị bằng một pixel của màn hình. Khác với những phần mềm đồ họa khác, chế độ hiển thị 100% không thể hiện kích thước thật của hình ảnh. Để hình dung kích thước của ảnh khi in ra máy in, bạn cần chọn View > Print Size.  Những Px trên một đơn vị chiều dài ở màn hình máy tính là "độ phân giải màn hình", thường được tính bằng những dấu chấm trên một inch (dpi). Pixel hình ảnh được chuyển trực tiếp thành Px của màn hình. Trong PTS, nếu độ phân giải của hình cao hơn độ phân giải của màn hình, file hình sẽ xuất hiện lớn hơn trên màn hình hơn là kích thước khi được in ra. Ví dụ, khi bạn xem hình 1 x 1 Inch, 144 ppi trên màn hình 72- dpi, file hình sẽ phủ 2 x 2 inch của màn hình. Những file hình trong IR có độ phân giải cố định là 72 ppi và hiển thị trên độ phân giải của màn hình.  Chú ý: Bạn biết 100% view có nghĩa là gì không? nó có nghĩa rằng khi bạn làm việc trên màn hình tại giá trị là 100% thì 1Px của hình = 1 Px của màn hình. Nếu độ phân giải của hình không giống với độ phân giải của máy tính, thì kích thước trên màn hình có thể to hơn hoặc nhỏ hơn kích thước của file hình khi được in ra.  Những chấm mực trên một inch được tạo bởi bộ định hình hoặc máy in Laser sẽ là độ phân giải đầu ra (output resolution). Dĩ nhiên, một máy in và hình có độ phân giải cao kết hợp với nhau sẽ cho ra kết quả tốt nhất. Độ phân giải thích hợp cho một tấm hình in ra được xác định bởi cả hai độ phân giải của máy in và tần số của màn hình (Screen Frequency) hoặc lpi (lines per inch) hoặc màn hình bán sắc được sử dụng để sao chép hình ảnh. Bạn hãy nhớ rằng hình có độ phân giải càng cao, thì dung lượng của nó càng lớn và sẽ mất nhiều thơi gian hơn để load trên mạng. Các chế độ hình ảnh (image modes) Là hình ảnh mà mỗi điểm ảnh được lưu trữ bằng 1 bit. Như vậy mỗi điểm ảnh của hình ảnh bitmap chỉ có thể là điểm đen hoặc điểm trắng. Do đó, hình ảnh dạng bitmap chỉ có 2 sắc độ xám (2 gray levels). Hình ảnh bitmap thường được gọi là ảnh nét. Một hình ảnh khổ A4 (8.26 inch x 11.69 inch) với độ phân giải ảnh 300 ppi, nếu được lưu trữ dưới chế độ bitmap sẽ có dung lượng file là: 8.26 x 300 x 11.69 x 300 x 1bit = 8.690.346 bit = 1.086.293 bytes = 1.03 MB 1. Bitmap Những ảnh đen trắng (black and white photograph) mà chúng ta thường thấy trên báo chí có chế độ hình ảnh là grayscale. Một hình ảnh khổ A4 với độ phân giải ảnh 300 ppi, nếu được lưu trữ dưới chế độ grayscale sẽ có dung lượng file là: 1.03 MB x 8 = 8.24 MB Hình ảnh grayscale 3. RGB Color Là hình ảnh mà mỗi điểm ảnh được lưu trữ bằng 24 bits: 8 bits cho màu đỏ (Red), 8 bits cho màu lục (Green), 8 bits cho màu lam (Blue). Như vậy mỗi điểm ảnh của hình ảnh RGB có thể nhận một giá trị từ 0 đến 16.777.216. Do đó, hình ảnh dạng RGB có thể có đến 16,7 triệu màu (tức 224). Những ảnh chụp màu (color photograph) từ máy ảnh kỹ thuật số có chế độ hình ảnh là RGB. Một hình ảnh khổ A4 với độ phân giải ảnh 300 ppi, nếu được lưu trữ dưới chế độ RGB sẽ có dung lượng file là: 1.03 MB x 24 = 24.72 MB Nếu chọn Windows > Channels để hiển thị Channels panel, bạn sẽ thấy hình ảnh RGB có 3 kênh màu R, G, B: Hình ảnh RGB thường được sử dụng khi thiết kế trang web, rửa ảnh kỹ thuật số, trình chiếu, xử lý video Để sử dụng trong in ấn công nghiệp, hình ảnh màu cần được chuyển sang chế độ CMYK (Cyan, Magenta, Yellow, Black) bằng cách chọn Image > Mode > CMYK color. Mỗi điểm ảnh của hình ảnh dạng CMYK được lưu trữ bằng 32 bits: 8 bits cho màu lam lục (Cyan), 8 bits cho màu đỏ cánh sen (Magenta), 8 bits cho màu vàng (Yellow) và 8 bits cho màu đen (Black). Một hình ảnh khổ A4 với độ phân giải ảnh 300 ppi,