Giáo trình Kinh doanh quốc tế - Bài 1: Kinh doanh quốc tế trong kỷ nguyên toàn cầu hóa

Kinh doanh quốc tế là tổng hợp toàn bộ các giao dịch kinh doanh vượt qua các biên giới của 2 hay nhiều quốc gia. Những người tiêu dùng, các công ty, các tổ chức tài chính và chính phủ đều có vai trò quan trọng đối với hoạt động kinh doanh quốc tế. Người tiêu dùng có nhu cầu về các sản phẩm và dịch vụ có chất lượng cao của các công ty quốc tế. Các tổ chức tài chính giúp đỡ các công ty tham gia vào hoạt động kinh doanh quốc tế thông qua đầu tư tài chính, trao đổi tiền tệ, và chuyển tiếp khắp toàn cầu. Các chính phủ điều tiết dòng hàng hoá, dịch vụ, nhân lực và vốn qua các đường biên giới quốc gia. Sau đây là một số giao dịch kinh doanh quốc tế có tính chất điển hình:  Hãng truyền thông AGB của Italia tiến hành nghiên cứu thị trường ở Hungari nhằm tìm hiểu các chương trình tivi mà dân chúng thường xem.  Để tài trợ cho các công ty thâm nhập vào thị trường Balan, Tập đoàn chứng khoán Daiwa của Nhật đã mở văn phòng ở Warsan (Ba lan).  Công ty Honda Motor Mỹ chuyển ô tô con từ Mỹ cho Honda Motor ở Nhật.  Ba doanh nghiệp trẻ nhập khẩu cà phê chính hiệu vào Trung Quốc để phục vụ người tiêu dùng ở thành phố Bắc Kinh và Thiên Tân.

pdf24 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 469 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Kinh doanh quốc tế - Bài 1: Kinh doanh quốc tế trong kỷ nguyên toàn cầu hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 1: Kinh doanh quốc tế trong kỷ nguyên toàn cầu hóa IBS101_Bai1_v1.0013110214 1 BÀI 1 KINH DOANH QUỐC TẾ TRONG KỶ NGUYÊN TOÀN CẦU HÓA Hướng dẫn học Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau:  Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia thảo luận trên diễn đàn.  Đọc tài liệu: 1. Nguyễn Thị Hường (Chủ biên) (2001), Giáo trình Kinh doanh quốc tế, Tập 1, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. 2. Nguyễn Thị Hường (Chủ biên) (2003), Giáo trình Kinh doanh quốc tế, Tập 2, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, Hà Nội. 3. Ball D. A, Geringer J. M, Minor M. S, McNett J. M, (2010), International Business – The Challenge Of Global Competition, McGraw – Hill/Irwin. 4. Hill, Charles W. T. (2001), Kinh doanh toàn cầu ngày nay, Sách biên dịch, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. 5. Wild, J. J, Kenneth L. Wild, J. C. Y. Han (2000), International Business: An Integrated Approach, Prentice Hall, New Jersey 07458.  Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua email.  Trang Web môn học. Nội dung Bài 1 trong Học phần Kinh doanh quốc tế nghiên cứu những vấn đề tổng quan kinh doanh quốc tế liên quan đến các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh quốc gia như luật pháp, chính trị, văn hóa, kinh tế và môi trường tự nhiên; Môi trường kinh doanh quốc tế như Thương mại và đầu tư quốc tế, tài chính quốc tế; Liên kết kinh tế khu vực tác động đến hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế; những công việc quản trị hoạt động kinh doanh quốc tế các doanh nghiệp cần thực hiện như lựa chọn thị trường, chiến lược, phương thức thâm nhập thị trường nước ngoài và quản trị các chức năng kinh doanh cơ bản về vốn, tài chính, nhân sự, sản xuất trong kinh doanh quốc tế. Mục tiêu  Mô tả KDQT và quá trình toàn cầu hoá.  Giải thích tại sao các công ty theo đuổi KDQT.  Xác định được các loại hình công ty tham gia vào KDQT.  Giải thích viễn cảnh toàn cầu về KDQT và xác định được ba yếu tố chính của KDQT. Bài 1: Kinh doanh quốc tế trong kỷ nguyên toàn cầu hóa 2 IBS101_Bai1_v1.0013110214 Tình huống dẫn nhập Gillette kinh doanh quốc tế Gillette là người bang Wilscosin nước Mỹ. Lúc nhỏ nhà nghèo, khi đi học lúc học lúc bỏ. Năm 14 tuổi, Gillette đi học cách làm ăn, bước chân của Gillette có tại gần khắp nước Mỹ để tìm tòi các phương thức kinh doanh khác nhau. Cuối cùng, Gillette đã lựa chọn được cho mình một loại hàng hoá nhỏ mà “khách hàng luôn luôn dùng và cũng luôn luôn vứt đi”. Đó là lưỡi dao cạo rất ưu tiên cho khâu tuyển một nhân tài cho các vị trí quản lý, chuyên gia tài chính cho tới các nhân viên bình thường bằng một chế độ lương bổng hợp lý. Mỹ ngân hàng cho vay 3,0%/nămmức tăng trưởng lợi nhuận ngành khoảng 20%/năm, Chi Lê huy động với mức lãi suất là 8%/năm và cho vay với lãi suất 10%/năm/ P= 50%, Đất tăng 300%. Gillette vay hạn mức 500 triệu $ trong 5 năm đầu tư sang Chi Lê. Công ty khẳng định lợi nhuận của công ty đã tăng lên 300% và đầu tư cả bất động sản và dao cạo. 1. Theo bạn quyết định kinh doanh quốc tế của Gillete bằng phương thức đầu tư quốc tế của Gillette là đúng hay sai? 2. Phân tích về tài chính của Gillette sau 1 năm hoạt động nếu vốn đầu tư dài hạn (3 triệu USD) được vận hành theo cách “đầu tư nhân tiền” với mức lợi nhuận ngành 50%, ngân hàng cho vay 90% giá trị tài sản thế chấp và bất động sản tăng trưởng 300% thì vốn hoạt động công ty có thể là bao nhiêu ở Chi Lê? Bài 1: Kinh doanh quốc tế trong kỷ nguyên toàn cầu hóa IBS101_Bai1_v1.0013110214 3 1.1. Tổng quan về kinh doanh quốc tế 1.1.1. Kinh doanh quốc tế là gì? Kinh doanh quốc tế là tổng hợp toàn bộ các giao dịch kinh doanh vượt qua các biên giới của 2 hay nhiều quốc gia. Những người tiêu dùng, các công ty, các tổ chức tài chính và chính phủ đều có vai trò quan trọng đối với hoạt động kinh doanh quốc tế. Người tiêu dùng có nhu cầu về các sản phẩm và dịch vụ có chất lượng cao của các công ty quốc tế. Các tổ chức tài chính giúp đỡ các công ty tham gia vào hoạt động kinh doanh quốc tế thông qua đầu tư tài chính, trao đổi tiền tệ, và chuyển tiếp khắp toàn cầu. Các chính phủ điều tiết dòng hàng hoá, dịch vụ, nhân lực và vốn qua các đường biên giới quốc gia. Sau đây là một số giao dịch kinh doanh quốc tế có tính chất điển hình:  Hãng truyền thông AGB của Italia tiến hành nghiên cứu thị trường ở Hungari nhằm tìm hiểu các chương trình tivi mà dân chúng thường xem.  Để tài trợ cho các công ty thâm nhập vào thị trường Balan, Tập đoàn chứng khoán Daiwa của Nhật đã mở văn phòng ở Warsan (Ba lan).  Công ty Honda Motor Mỹ chuyển ô tô con từ Mỹ cho Honda Motor ở Nhật.  Ba doanh nghiệp trẻ nhập khẩu cà phê chính hiệu vào Trung Quốc để phục vụ người tiêu dùng ở thành phố Bắc Kinh và Thiên Tân. Các số liệu về tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ, bao gồm cả xuất nhập khẩu được lưu chuyển qua biên giới của mỗi quốc gia. Thật đáng ngạc nhiên là tổng giá trị hàng năm đạt hơn 13,6 ngàn tỷ USD – nhiều hơn 2 ngàn tỷ USD so với tổng doanh thu hàng năm của 500 công ty hàng đầu thế giới gộp lại. Giá trị thương mại này lơn hơn 76 lần doanh thu của công ty lớn nhất thế giới, công ty General Motor. Đơn vị: Triệu USD 1. Nertherlands 432,849 8. Mỹ 1.777,826 2. Bỉ 396,006 9. Đức 1167,470 3. Trung Quốc 333,088 10. Nhật 955.663 4. Hàn Quốc 330,647 11. Pháp 718,38 5. Singapore 304,647 12. Anh 690,263 6. Tây Ban Nha 292,975 13. Canada 433,620 Hình 1.2: Khối lượng TMQT của 14 quốc gia hàng đầu Tại sao phải nghiên cứu kinh doanh quốc tế? Mỗi người trong số chúng ta đang sử dụng những kết quả của hàng chục các giao dịch quốc tế diễn ra hàng ngày. Đồng hồ báo thức kèm radio của bạn có thể được sản xuất ở Trung Quốc. Những bản tin mà bạn đang nghe được phát từ đài BBC của Anh. Bạn mặc áo phông GAP sản xuất tai Ai Cập, quần bò Levis sản xuất ở Băng-la-đét và đi giày Nike được gia công ở Việt Nam với các phụ kiện được sản xuất ở một vài nước khác. Bạn bước vào chiếc xe Toyota của mình được sản xuất ở Kentucky, Mỹ và nghe nhạc pop từ đĩa CD phát hành tại Hà Lan do một ban nhạc Thụy Điển trình bày. Tại một quán cafe địa phương, bạn có thể thưởng thức cafe được chế biến từ hạt cafe trồng ở Colombia hay Kenia. Tất cả những hiện tượng đó có được là do có hoạt động Bài 1: Kinh doanh quốc tế trong kỷ nguyên toàn cầu hóa 4 IBS101_Bai1_v1.0013110214 kinh doanh quốc tế dưới rất nhiều hình thức. Hình thức dễ nhận thấy nhất là các hoạt động trao đổi mua bán hàng hóa gồm có:  Hàng hóa nhập khẩu: Toàn bộ hàng hóa và dịch vụ được một nước mua từ các tổ chức ở các nước khác.  Hàng hóa xuất khẩu: Toàn bộ hàng hóa và dịch vụ mà một nước bán cho nước khác. Thậm chí không cần phải bước chân ra khỏi quốc gia mình nhưng bạn vẫn chịu sự tác động của kinh doanh quốc tế. Bất kể sống ở đâu đi nữa thì bạn cũng sẽ luôn bị bao quanh bởi các hàng hóa nhập khẩu – tất cả hàng hóa và dịch vụ được một nước mua từ các tổ chức ở các nước khác. Các đối tác của bạn trên toàn thế giới cũng sẽ tiêu dùng các hàng hóa xuất khẩu của nước bạn – tất cả hàng hóa và dịch vụ được một nước bán sang các nước khác. Tại sao các công ty lại tham gia kinh doanh quốc tế? Các công ty tham gia vào kinh doanh quốc tế vì họ xuất phát từ những nguyên nhân giống như khi họ quyết định mở rộng hoạt động trên thị trường nội địa: Đó là tăng doanh số bán hàng và tiếp cận các nguồn lực.  Tăng doanh số bán hàng: Mục tiêu tăng doanh số bán tỏ ra hấp dẫn khi một công ty phải đối mặt với 2 vấn đề: Cơ hội tăng doanh số bán hàng và năng lực sản xuất dư thừa. o Cơ hội tăng doanh số bán quốc tế: Các công ty thường tham gia kinh doanh quốc tế nhằm tăng doanh số bán hàng do các yếu tố như thị trường trong nước bão hòa hoặc nền kinh tế đang suy thoái buộc các công ty phải khai thác cơ hội bán hàng quốc tế. Một lý do khác thúc đẩy các công ty tăng doanh số bán hàng quốc tế là do mức thu nhập bấp bênh. Các công ty có thể ổn định nguồn thu nhập của mình bằng cách bổ sung doanh số bán hàng quốc tế vào doanh số bán hàng trong nước. Nhờ đó mà có thể tránh được những dao động thất thường (quá tải hoặc không hết công suất) của quá trình sản xuất. Đặc biệt, các công ty sẽ nhảy vào thị trường quốc tế khi họ tin rằng khách hàng ở các nền kinh tế khác có thái độ tiếp nhận sản phẩm của mình và có thể mua chúng. Chiến lược kinh doanh của Mc Donald là một ví dụ điển hình. Ở Mỹ, trung bình 29.000 người dân Mỹ mới có một cửa hàng Mc Donald, nhưng ở Trung Quốc thì con số tương ứng là 40 triệu người/một cửa hàng. Do vậy, không có gì ngạc nhiên khi hãng Mc Donald đang mở rộng hoạt động ở thị trường Trung Quốc và khắp châu Á, nơi có tiềm năng tăng trưởng dài hạn rất lớn. Một ví dụ khác cho thấy hãng Duncan Mac Grillivray muốn tăng doanh số bán quốc tế của mình. Mặc dù có diện tích gần như tương đương với nước Mỹ, nhưng Australia chỉ có 17,7 triệu dân so với 260 triệu ở Mỹ. Vì vậy, Hội đồng thương mại Australia đã giúp các công ty vừa và nhỏ phát huy tiềm năng của mình bằng cách hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu của họ. Một số doanh nghiệp xuất khẩu nhỏ đã thu được những thành công đáng kể. Hãng Duncan Mac Bài 1: Kinh doanh quốc tế trong kỷ nguyên toàn cầu hóa IBS101_Bai1_v1.0013110214 5 Grillivray ở Adelaids đã tung ra sản phẩm nước chanh có ga hiệu Two Doggs bằng cách sử dụng lượng chanh dư thừa của một trang trại bên cạnh, cho thêm đường và làm thêm men hỗn hợp cùng với men bia. Sau khi nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường Australia, Two Dogs đã vươn sang Hong Kong, New Zealand, Singapore, Nam Phi, Anh và Mỹ. Người tiêu dùng châu Á đón nhận đồ uống này một cách nhiệt tình vì chanh là nguồn cung cấp vitamin C để chống lại khí hậu ở đây. Two Dogs hiện được sản xuất ở 4 châu lục và được tiêu thụ ở 44 nước. Doanh số hàng năm vượt quá 39 triệu USD, chủ yếu là doanh thu từ nước ngoài. o Tận dụng công suất sản xuất dư thừa Đôi khi các công ty sản xuất nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn mức thị trường có thể tiêu thụ. Điều đó xảy ra khi các nguồn lực bị dư thừa. Nhưng nếu các công ty khai thác được nhu cầu tiêu thụ quốc tế mới thì chi phí sản xuất có được phân bổ cho số lượng nhiều hơn các sản phẩm làm ra, vì thế mà giảm bớt chi phí cho mỗi sản phẩm và tăng được lợi nhuận. Nếu lợi ích này được chuyển sang người tiêu dùng dưới hình thức hạ giá bán thì các công ty vẫn có thể chiếm được thị phẩn của các đối thủ cạnh tranh. Một vị trí thống trị trên thị trường có nghĩa là sức mạnh thị trường lớn hơn, do đó mang lại cho công ty vị thế mạnh hơn trong quá trình thương thảo cả với người bán lẫn người mua.  Tiếp cận nguồn lực nước ngoài Các công ty tham gia kinh doanh quốc tế còn nhằm tiếp cận các nguồn lực mà trong nước không có sẵn hoặc đắt đỏ hơn. Thúc đẩy các công ty gia nhập thị trường quốc tế là nhu cầu về tài nguyên thiên nhiên – những sản phẩm do thiên nhiên tạo ra và hữu ích về mặt kinh tế hoặc công nghệ. Chẳng hạn, Nhật Bản là một quốc đảo có mật độ dân số cao, nhưng lại có rất ít tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là rừng. Vì vậy, hoạt động của công ty sản xuất giấy lớn nhất của Nhật Bản là Nippon Seishi không chỉ đơn thuần phụ thuộc vào việc nhập khẩu bột gỗ. Công ty này nắm quyền sở hữu các khu rừng rộng lớn và các cơ sở chế biến gỗ ở Australia, Canada và Mỹ. Bằng cách kiểm soát các giai đoạn đầu của quá trình sản xuất giấy, công ty đảm bảo cho mình một nguồn cung ứng đầu vào (bột gỗ) ổn định và ít gặp phải những bất trắc như trong trường hợp phải mua bột gỗ trên thị trường tự do. Tương tự, để tiếp cận được các nguồn năng lượng rẻ hơn dùng trong các ngành sản xuất công nghiệp khác, một loạt các công ty của Nhật Bản đang đặt cơ sở sản xuất tại Trung Quốc, Mexico, Đài Loan và Việt Nam – những nơi có mức chi phí năng lượng thấp hơn. Các thị trường lao động cũng là các nhân tố thúc đẩy các công ty tham gia vào kinh doanh quốc tế. Có một phương pháp được các công ty sử dụng để duy trì mức giá có tính cạnh tranh quốc tế là tổ chức sản xuất ở những nước có chi phí lao động thấp. Nhưng nếu chi phí lao động thấp là lý do duy nhất để một quốc gia cuốn hút các công ty quốc tế thì khi đó các nhà kinh doanh có lẽ sẽ chỉ đổ xô vào những nơi như Afghanistan hay Somalia. Để có sức hấp dẫn, một quốc gia phải có Nhà máy Nippon Seiki Việt Nam Bài 1: Kinh doanh quốc tế trong kỷ nguyên toàn cầu hóa 6 IBS101_Bai1_v1.0013110214 mức chi phí thấp, có đội ngũ công nhân lành nghề và một môi trường với mức độ ổn đinh về kinh tế, chính trị, và xã hội có thể chấp nhận được. Khi các điều kiện nói trên được thỏa mãn thì một quốc gia sẽ thu hút được dòng đầu tư dài hạn cần thiết cho công cuộc phát triển kinh tế của mình. 1.1.2. Các chủ thể tham gia vào kinh doanh quốc tế Các công ty thuộc tất cả các loại hình, các loại quy mô và ở tất cả các ngành đều tham gia vào hoạt động kinh doanh quốc tế. Tất cả các công ty sản xuất, công ty dịch vụ và công ty bán lẻ đều tìm kiếm khách hàng ngoài biên giới quốc gia mình. Một công ty quốc tế là công ty tham gia trực tiếp vào bất kỳ hình thức nào của hoạt động kinh doanh quốc tế như xuất khẩu, nhập khẩu, hay sản xuất quốc tế. Vì vậy, sự khác nhau giữa các công ty là ở phạm vi và mức độ tham gia vào kinh doanh quốc tế. Chẳng hạn, một công ty nhập khẩu chỉ có hoạt động mua hàng từ các nhà cung cấp nước ngoài vẫn được coi là một công ty quốc tế vì công ty này đã tham gia chuỗi giá trị quốc tế. Tương tự, một công ty lớn có các nhà mày phân bổ trên khắp thế giới cũng là một công ty quốc tế, nhưng cũng được gọi là công ty đa quốc gia (MNC) – một công ty tiến hành đầu tư trực tiếp (dưới hình thức các chi nhánh sản xuất hoặc marketing) ra nước ngoài ở một vài hay nhiều quốc gia. Như vậy, mặc dầu tất cả các công ty có liên quan đến một khía cạnh nào đó của thương mại hoặc đầu tư quốc tế đều được coi là công ty quốc tế, nhưng chỉ có các công ty có đầu tư trực tiếp ra nước ngoài mới được gọi là các công ty đa quốc gia. Các công ty đa quốc gia này đôi lúc còn được gọi là các công ty toàn cầu nếu chúng hoạt động ở hầu hết các nước trên thế giới. Tuy nhiên, các chiến lược được các công ty sử dụng trong các hoạt động kinh doanh quốc tế lại là một vấn đề thú vị và sẽ xem xét kỹ ở các phần sau. Cụ thể hơn các loại hình công ty quốc tế khác nhau bao gồm:  Các doanh nhân và doanh nghiệp nhỏ Các công ty nhỏ đang ngày càng càng tham gia tích cực vào hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế. Một nghiên cứu gần đây đã cho thấy các công ty nhỏ tham gia vào hoạt động xuất khẩu nhiều hơn và tăng trưởng một cách nhanh hơn. Dưới tác động của đổi mới công nghệ đã gỡ bỏ nhiều trở ngại thực tế đối với hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp nhỏ. Trong khi các kênh phân phối truyền thống thường chỉ cho phép các công ty lớn thâm nhập vào các thị trường nước ngoài, thì phân phối qua mạng điện tử là giải pháp ít tốn kém và có hiệu quả đối với nhiều doanh nghiệp nhỏ. Một vài công ty nhỏ gần như “cư trú” thường xuyên trong không gian mạng, và tiếp cận tới các khách hàng trên thế giới qua hệ thống World Wide Web (WWW). Ví dụ, công ty Weekend a Firenze của Alessandro Naldi, có trang Web mời chào các khách hàng trên khắp thế giới những sản phẩm được coi là đích thực cuả vùng Florence, chứ không phải là những mặt hàng mà khách du lịch có thể tìm thấy tại các cửa hàng bán đồ lưu niệm với giá cắt cổ ở thành phố Florence. Bản thân Naldi là người xứ Florence và ông đã thiết lập trang web của mình để bán những mặt hàng Italia Bài 1: Kinh doanh quốc tế trong kỷ nguyên toàn cầu hóa IBS101_Bai1_v1.0013110214 7 chính hiệu với chất lượng cao được sản xuất tại các nhà máy nhỏ ở Tuscany. Hiện tại, trung bình hàng tháng Weekend a Firenze thu hút được 20.000 du khách, trong đó 40% đến từ Nhật Bản, 30% đến từ Mỹ và các số còn lại đến từ Hy Lạp, Australia, Canada, Mexico, Ả rập, Xêut và Italia. Tuy nhiên, không phải tất cả các công ty nhỏ đều quan tâm đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và bán hàng quốc tế. Chẳng hạn trong một năm gần đây chỉ có 10% các công ty Mỹ có số công nhân dưới 100 người đã tiến hành xuất khẩu, trong khi tất cả các công ty còn lại chiếm 18%. Mặc dù, trên thực tế còn có những trở ngại nhất định đối với các doanh nghiệp nhỏ như thiếu vốn đầu tư, kinh nghiệm quốc tế...  Các công ty đa quốc gia Các công ty đa quốc gia rất khác nhau về quy mô, có thể nhỏ như công ty chứng khoán Pinkerton với doanh số hàng năm khoảng 900 triệu USD, có thể lớn như Mitsubishi với doanh số hơn 128 tỷ USD. Các công ty đa quốc gia nổi tiếng khác là Boeing (Mỹ), Sony (Nhật), Volvo (Thụy Điển), Coca-Cola (Mỹ), và Samsung Electronics (Hàn Quốc) Các đơn vị kinh doanh của những công ty quốc tế lớn có thể hoạt động một cách độc lập hoặc như là những bộ phận của một mạng toàn cầu liên kết chặt chẽ. Hoạt động độc lập được lựa chọn khi công ty có sự am hiểu về văn hóa địa phương và có khả năng nhanh chóng đối với những biến động trên thị trường địa phương. Mặt khác, các công ty hoạt động với tư cách là một hệ thống toàn cầu thường cảm thấy dễ dàng hơn trong việc phản ứng lại những biến động bằng cách di chuyển sản xuất, tiến hành marketing và các hoạt động khác giữa các đơn vị kinh doanh ở các nước. Việc xác định cơ cấu tổ chức nào được coi là phù hợp sẽ tùy thuộc vào hình thức kinh doanh. Vai trò quan trọng về mặt kinh tế của các công ty đa quốc gia Như chúng ta đã thấy, nếu các công ty vừa và nhỏ có vai trò đặc biệt quan trong đối với nền kinh tế một nước thì tại sao các bản tin về kinh tế và kinh doanh lại chủ yếu tập trung đưa tin về các công ty quốc tế lớn? Ở đây có 2 nguyên nhân chính: (1) Ưu thế về kinh tế và chính trị khiến cho vai trò của các công ty này càng nổi bật hơn. Các công ty lớn tạo ra nhiều việc làm, bỏ vốn đầu tư lớn và mang lại nguồn thu nhập quan trọng cho nước sở tại từ thuế. Tương tự, những thông báo về việc đóng cửa các nhà máy của nhưng công ty quốc tế lớn được phát đi như là những bản tin chính bởi vì điều đó dẫn đến hàng trăm, thậm chí hàng ngàn người bị mất việc làm. (2) Các giao dịch của các công ty này thường liên quan tới lượng tiền tệ rất lớn. Thông thường mức thu nhập và các giao dich của các công ty lớn, chẳng hạn các công ty được sát nhập và thôn tính, có thể đạt đạt tới con số hàng trăm triệu, có khi tới hàng trăm tỉ USD. Năm 1998, công ty Daimler – Benz của Đức đã tuyên bố sát nhập với Chrysler Corporation thành một công ty mới với số vốn 40 tỷ USD, vào tháng 12 cùng năm đó, 2 công ty dầu khí toàn cầu Bài 1: Kinh doanh quốc tế trong kỷ nguyên toàn cầu hóa 8 IBS101_Bai1_v1.0013110214 là Exxon và Mobil cùng đã đạt thỏa thuận tạo lập một công ty sát nhập đối với số vốn lên tới 86 tỷ USD. Các công ty đa quốc gia và GDP của các quốc gia: Tổng sản phẩm quốc nội (GDP): Toàn bộ giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra trong giai đoạn một năm trên cơ sở sử dụng các nguồn lực sẵn trong phạm vi một quốc gia. Chúng ta có thể nhận thấy ảnh hưởng kinh tế to lớn của các công ty đa quốc gia khi so sánh doanh số của các công ty trong số 500 công ty lớn nhất thế giới với giá trị hàng hóa và dịch vụ sản xuất ra ở những nước khác nhau. Bảng 1.2 xếp 9 công ty đa quốc gia có doanh số hàng năm cao nhất vào danh sách các quốc gia xếp thứ tự từ vị trí 24 đến 34 xét theo giá trị sản lượng quốc gia. Chỉ tiêu đo sản lượng quốc gia là sản phẩm quốc nội (GDP) – toàn bộ giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra trong gia đoạn một năm trên cơ sở sử dụng các nguồn lực sẵn có trong phạm vi một quốc gia. Điều này có nghĩa là nếu General Motors là một nước thì nó sẽ là một nước giàu và đứng trước cả Đan Mạch và Na Uy. Thậm chí, công ty lớn thứ 500 trên thế giới với tên gọi là Mặt trời của nước Mỹ (Sun của the United States) có doanh th
Tài liệu liên quan