Giáo trình Kinh doanh quốc tế - Bài 3: Môi trường kinh doanh quốc tế

TMQT theo cách hiểu truyền thống là hoạt động buôn bán hoặc trao đổi hàng hóa vượt qua biên giới các quốc gia. Sự phát triển của các quan hệ kinh tế quốc tế ngày nay đã dẫn đến sự mở rộng trong khái niệm về TMQT. TMQT theo cách hiểu ngay nay thì hàng hóa được trao đổi bao hàm cả nghĩa là hàng hóa vô hình (dịch vụ). TMQT mở ra những cơ hội mới cho tất cả các quốc gia, doanh nghiệp và người tiêu dùng trên toàn thế giới.  Cơ hội mở rộng thị trường của các doanh nghiệp;  Đa dạng hóa và tăng quy mô tiêu dùng;  Tạo ra công ăn việc làm ở nhiều nước; Các lợi ích do TMQT mang lại cũng như sự phân chia các lợi ích ấy như thế nào; cơ sở nào để có được các lợi ích đó đều đã được các nhà nghiên cứu tìm cách giải thích trong các lý thuyết về thương mại quốc tế.

pdf20 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 505 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo trình Kinh doanh quốc tế - Bài 3: Môi trường kinh doanh quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 3: Môi trường kinh doanh quốc tế IBS100_Bai3_v1.0013111230 49 BÀI 3 MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ Hướng dẫn học Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau:  Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia thảo luận trên diễn đàn.  Đọc tài liệu: 1. Nguyễn Thị Hường (Chủ biên) (2001), Giáo trình Kinh doanh quốc tế, Tập 1, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. 2. Nguyễn Thị Hường (Chủ biên) (2003), Giáo trình Kinh doanh quốc tế, Tập 2, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, Hà Nội. 3. Ball D. A, Geringer J. M, Minor M. S, McNett J. M, (2010), International Business – The Challenge Of Global Competition, McGraw – Hill/Irwin. 4. Hill, Charles W. T. (2001), Kinh doanh toàn cầu ngày nay, Sách biên dịch, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. 5. Wild, J. J, Kenneth L. Wild, J. C. Y. Han (2000), International Business: An Integrated Approach, Prentice Hall, New Jersey 07458.  Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua email.  Trang Web môn học. Nội dung Bài 3 trong Học phần Kinh doanh quốc tế nghiên cứu những vấn đề liên quan đến các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh quốc tế như Thương mại và đầu tư quốc tế, tài chính quốc tế; Liên kết kinh tế khu vực tác động đến hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế, những công việc mà các doanh nghiệp cần thực hiện khi tham gia kinh doanh quốc tế như lựa chọn thị trường, chiến lược, phương thức thâm nhập thị trường nước ngoài và quản trị các chức năng kinh doanh cơ bản; Quản lý các rủi ro do môi trường kinh doanh quốc tế đem lại. Mục tiêu  Giúp sinh viên tìm hiểu những nhân tố quốc tế tác động đến hoạt động của các doanh nghiệp (môi trường kinh doanh quốc tế);  Giúp sinh viên nghiên cứu các vấn đề chính sách, thực tiễn vận động của các dòng hàng hóa (Thương mại quốc tế), tư bản (FDI, thị trường tài chính quốc tế) và các khuôn khổ hợp tác quốc tế (Liên kết kinh tế khu vực). Bài 3: Môi trường kinh doanh quốc tế 50 IBS100_Bai3_v1.0013111230 Tình huống dẫn nhập Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (viết tắt là AFTA – ASEAN Free Trade Area) là một hiệp định thương mại tự do (FTA) đa phương giữa các nước trong khối ASEAN. Theo đó, sẽ thực hiện tiến trình giảm dần thuế quan xuống 0 – 5%, loại bỏ dần các hàng rào phi thuế quan đối với đa phần các nhóm hàng và hài hòa hóa thủ tục hải quan giữa các nước. Hiệp định về AFTA được ký kết vào năm 1992 tại Singapore. Ban đầu chỉ có sáu nước là Brunei, Indonesia, Malaysia, Philipine, Singapore và Thái Lan (gọi chung là ASEAN – 6). Các nước Campuchia, Lào, Myanma, Việt Nam được yêu cầu tham gia AFTA khi được kết nạp vào khối này. Việt Nam tham gia chương trình AFTA từ ngày 1 tháng 1 năm 1996. Việt Nam đồng ý cắt giảm thuế quan xuống mức 0% vào năm 2015 và chậm nhất là 2018. 1. Các dòng Thương mại và Đầu tư trong ASEAN sẽ thay đổi như thế nào dưới tác động của AFTA? 2. Sự thay đổi của các dòng Thương mại và Đầu tư này sẽ tác động như thế nào tới hoạt động thương mại và đầu tư tại Việt Nam? Bài 3: Môi trường kinh doanh quốc tế IBS100_Bai3_v1.0013111230 51 3.1. Thương mại quốc tế 3.1.1. Tổng quan về thương mại quốc tế TMQT theo cách hiểu truyền thống là hoạt động buôn bán hoặc trao đổi hàng hóa vượt qua biên giới các quốc gia. Sự phát triển của các quan hệ kinh tế quốc tế ngày nay đã dẫn đến sự mở rộng trong khái niệm về TMQT. TMQT theo cách hiểu ngay nay thì hàng hóa được trao đổi bao hàm cả nghĩa là hàng hóa vô hình (dịch vụ). TMQT mở ra những cơ hội mới cho tất cả các quốc gia, doanh nghiệp và người tiêu dùng trên toàn thế giới.  Cơ hội mở rộng thị trường của các doanh nghiệp;  Đa dạng hóa và tăng quy mô tiêu dùng;  Tạo ra công ăn việc làm ở nhiều nước; Các lợi ích do TMQT mang lại cũng như sự phân chia các lợi ích ấy như thế nào; cơ sở nào để có được các lợi ích đó đều đã được các nhà nghiên cứu tìm cách giải thích trong các lý thuyết về thương mại quốc tế. 3.1.2. Lý thuyết thương mại quốc tế Hệ thống các học thuyết kinh tế có đề cập đến thương mại quốc tế, nội dung cơ bản của các học thuyết này cũng như một số hạn chế của nó trong việc giải thích về các dòng thương mại quốc tế được tóm lược trong bảng 3.1 dưới đây. Bảng 3.1: Tóm lược một số nội dung lý thuyết thương mại quốc tế điển hình Lý thuyết Nội dung Hạn chế 1. Chủ nghĩa trọng thương Cho rằng một nước cần duy trì cán cân thương mại thặng dư để gia tăng lượng của cải (vàng, bạc, kim loại quý khác). Và chính phủ cần can thiệp nhằm thúc đẩy xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu của quốc gia. TMQT là trò chơi có tổng lợi ích bằng 0. Làm TMQT bị thu hẹp thông qua những tư tưởng về bảo hộ thương mại 2. Lợi thế tuyệt đối Một nước tập trung sản xuất những mặt hàng mình có lợi thế (tuyệt đối) và trao đổi với những nước khác để có những mặt hàng mình không sản xuất ra được hoặc sản xuất kém hiệu quả hơn. Lợi thế tuyệt đối được xác định dựa trên mức hao phí lao động ít hơn mức trung bình của thế giới. Không trả lời được câu hỏi: Điều gì xảy ra nếu một nước không có lợi thế tuyệt đối về bất cứ một sản phẩm nào? 3. Lợi thế tương đối Một nước không có khả năng sản xuất một mặt hàng nào đó hiệu quả hơn các nước khác vẫn có thể tham gia thương mại quốc tế bằng việc tập trung sản xuất mặt hàng có hiệu quả hơn so với những mặt hàng khác trong nội địa. Đưa ra các giả định thường là không có thực (không có chi phí vận chuyển, không có thuế quan, rào cản thương mại, thị trường hoàn hảo). 4. Tỷ lệ các yếu tố (H – O) Một quốc gia sẽ xuất khẩu những mặt hàng mà việc sản xuất đòi hỏi sử dụng nhiều nguồn lực (yếu tố) dồi dào, và nhập khẩu những mặt hàng đòi hỏi sử dụng nhiều nguồn lực khan hiếm của quốc gia. Coi các yếu tố sản xuất của một nước là đồng nhất. Bài 3: Môi trường kinh doanh quốc tế 52 IBS100_Bai3_v1.0013111230 Lý thuyết Nội dung Hạn chế 5. Chu kỳ sống quốc tế của sản phẩm Một công ty sẽ bắt đầu xuất khẩu sản phẩm của mình, sau đó tiến hành đầu tư trực tiếp nước ngoài khi sản phẩm trải qua các giai đoạn thuộc chu kỳ sống của nó. Xuất hiện mô hình liên kết giữa các công ty để tận dụng nguồn lực dẫn đến các bước của chu kỳ sống quốc tế của sản phẩm bị thay đổi. Xu hướng đầu tư cho phát minh, cải tiến lớn, nhiều nơi cùng đưa ra sản phẩm mới và chu kỳ sống quốc tế của sản phẩm ngắn lại. 6. Lý thuyết mới về thương mại Chuyên môn hóa và hiệu quả tăng dần theo quy mô sẽ mang đến lợi ích. Xu thế tạo rào cản của những doanh nghiệp tiên phong. Chính phủ đóng vai trò hỗ trợ cho các công ty. Có trường hợp chính phủ can thiệp quá sâu, bảo hộ quá chặt chẽ làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp. 7. Lợi thế cạnh tranh quốc gia Khả năng cạnh tranh của ngành sản xuất phụ thuộc vào khả năng sáng tạo và đổi mới của ngành đó. 4 nhóm yếu tố hình thành khả năng cạnh tranh quốc gia: Chiến lược, cơ cấu và cạnh tranh giữa các công ty. Các ngành công nghiệp hỗ trợ và liên quan. Điều kiện về các yếu tố sản xuất. Nhu cầu trong nước. Chưa được kiểm chứng. Chưa chỉ ra chính xác những động lực chính tạo ra khả năng cạnh tranh quốc gia. 3.1.3. Can thiệp của chính phủ vào thương mại quốc tế 3.1.3.1. Động cơ can thiệp của chính phủ  Các lý do văn hóa Các quốc gia thường hạn chế buôn bán hàng hóa và dịch vụ nhằm đạt được các mục tiêu về văn hóa, nhất là mục tiêu bảo vệ bản sắc và truyền thống dân tộc.  Các lý do chính trị o Bảo vệ việc làm: các chính phủ đều can thiệp vào TMQT khi tình trạng công ăn việc làm trong nước bị đe dọa. o Bảo vệ an ninh quốc gia:  Những ngành công nghiệp được coi là thiết yếu đối với an ninh quốc gia thường nhận được sự bảo hộ của chính phủ.  Cấm xuất khẩu một số mặt hàng liên quan đến lĩnh vực quốc phòng.  Trả đũa các hoạt động thương mại không công bằng.  Tạo lập ảnh hưởng.  Các lý do về kinh tế o Bảo vệ các ngành công nghiệp non trẻ – công nghiệp mới có tiềm năng để giúp chúng lớn mạnh và trưởng thành. Tuy nhiên nó có những mặt hạn chế cần khắc phục. o Theo đuổi chính sách thương mại chiến lược. Các doanh nghiệp sẽ có lợi nhuận cao nếu có được lợi thế của người đến trước, củng cố vị trí của mình trên thị trường thế giới. Và một phần lợi nhuận được chuyển về nước. Bài 3: Môi trường kinh doanh quốc tế IBS100_Bai3_v1.0013111230 53 3.1.3.2. Các biện pháp thúc đẩy thương mại  Trợ cấp: là sự hỗ trợ tài chính cho các nhà sản xuất trong nước (tiền, vay lãi suất thấp, miễn giảm thuế, trợ giá).  Mục đích: giúp các doanh nghiệp trong nước tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.  Hạn chế: sản xuất không hiệu quả, tính ỷ lại, sử dụng lãng phí nguồn lực. Người tiêu dùng bị thiệt vì họ phải đóng thuế để trả cho người sản xuất.  Tài trợ xuất khẩu: cung cấp các khoản vay ưu đãi, thực hiện bảo lãnh đối với các khoản vay.  Liên kết kinh tế: Thuận lợi hóa thương mại và đầu tư.  Các tổ chức chuyên trách của chính phủ o Mục đích: thúc đẩy hoạt động xuất khẩu và tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập khẩu. o Cụ thể: tổ chức các chuyến khảo sát thị trường nước ngoài. Một số quốc gia có điều kiện có thể mở các văn phòng thương mại ở nước ngoài để giới thiệu các doanh nghiệp trong nước với các bạn hàng, quảng cáo, cung cấp thông tin về thị trường, về chính sách thương mại cho các doanh nghiệp trong nước. Hoặc tổ chức các cuộc gặp gỡ giữa các doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu trong nước, giúp doanh nghiệp nước ngoài tìm kiếm địa điểm thích hợp đặt văn phòng. 3.1.3.3. Các công cụ hạn chế thương mại  Thuế quan: là khoản tiền mà chính phủ đánh vào mặt hàng được đưa vào hay ra khỏi một nước. Bao gồm thuế quan nhập khẩu, thuế quan xuất khẩu và thuế quan quá cảnh (hầu như đã được xóa bỏ). Các quốc gia đánh thuế nhập khẩu để bảo vệ các nhà sản xuất trong nước và tạo nguồn thu cho ngân sách. Tuy nhiên, người tiêu dùng lại bị hại do phải trả giá cao hơn đối với hàng nhập khẩu. Thuế quan là một biện pháp mang tính kinh tế sử dụng trong điều tiết các hoạt động thương mại. Bên cạnh công cụ thuế quan, các chính phủ có thể áp dụng hàng loạt các biện pháp mang tính hành chính để can thiệp vào các dòng thương mại. Các biện pháp này thường được xếp trong nhóm các biện pháp “phi thuế quan”. Một số biện pháp phi thuế quan điển hình là:  Hạn ngạch: là biện pháp quy định số lượng hàng hóa được đưa vào hay đưa ra khỏi một nước trong một quãng thời gian nhất định, gồm hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu và hạn chế xuất khẩu tự nguyện. Hạn ngạch nhập khẩu được áp dụng vì chính phủ có thể bảo vệ các nhà sản xuất trong nước bằng cách hạn chế số lượng hàng hóa nhập khẩu hoặc nhằm mục đích tạo sự cạnh tranh giữa các nhà xuất khẩu nước ngoài. Hạn ngạch xuất khẩu được áp dụng do: chính phủ muốn duy trì mức cung thích hợp đối với thị trường trong nước về những mặt hàng tài nguyên quan trọng. Bài 3: Môi trường kinh doanh quốc tế 54 IBS100_Bai3_v1.0013111230 Hơn nữa, việc này sẽ làm giảm lượng cung trên thị trường thế giới, từ đó làm mức giá bán gia tăng nên nước xuất khẩu được lợi. Về hạn chế xuất khẩu tự nguyện thì đây là hạn ngạch xuất khẩu tự nguyện áp đặt đối với hoạt động xuất khẩu của mình theo yêu cầu của nước nhập khẩu. Thuế quan và hạn ngạch có thể kết hợp với nhau tạo thành công cụ hạn ngạch thuế quan: nước xuất khẩu có thể đề ra mức hạn ngạch nhất định và áp dụng mức thuế quan thấp đối với lượng hàng hóa nhập khẩu thấp hơn hạn ngạch và áp dụng mức thuế cao đối với lượng hàng hóa nhập khẩu cao hơn hạn ngạch.  Cấm vận thương mại: là biện pháp cấm hoàn toàn quan hệ đối với một quốc gia nào đó và nó thường nhắm tới mục đích chính trị.  Yêu cầu tỷ lệ nội địa hóa: quy định một mặt hàng nào đó được bán trên thị trường trong nước nếu như một phần nhất định của mặt hàng đó được cung cấp bởi nhà sản xuất nội địa. Mục đích của nó là buộc nhà sản xuất nước ngoài sử dụng nguồn lực nước sở tại và nhằm bảo vệ các nhà sản xuất trong nước.  Các biện pháp khác: những quy định về thủ tục hành chính, tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ sinh dịch tễ, bảo vệ môi trường, kiểm soát ngoại hối, chống bán phá giá đều nhằm hạn chế việc nhập khẩu, tiêu dùng hàng hóa nước ngoài, bảo vệ các nhà sản xuất trong nước và đảm bảo các tiêu chuẩn của hàng hóa ở nước xuất khẩu. 3.2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài 3.2.1. Tổng quan về nguồn vốn FDI Đầu tư nước ngoài là một hoạt động đem vốn từ quốc gia này sang đầu tư ở quốc gia khác. Nguồn vốn đầu tư này thường được phân chia thành Đầu tư trực tiếp và Đầu tư gián tiếp nước ngoài dựa theo mức độ can thiệp của chủ sở hữu vốn đối với hoạt động quản lý nguồn vốn. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là hành động đầu tư quốc tế mà quyền sở hữu và quyền quản lý vốn đầu tư đi liền với nhau (Nguyễn Thị Hường, 2003). Một cách cụ thể hơn, theo cách diễn giải của Dự án hỗ trợ thương mại Đa biên, FDI là sự đầu tư thông qua sản xuất, cung cấp dịch vụ, buôn bán tại nước nhận đầu tư. Hình thức đầu tư này thường dẫn đến sự thành lập một pháp nhân riêng như công ty liên doanh, công ty 100% vốn nước ngoài, chi nhánh công ty nước ngoài. FDI góp phần làm tăng GDP, thúc đẩy quá trình chuyển giao công nghệ và phương thức quản lý, giải quyết việc làm... 3.2.1.1. Hình thức FDI  Đầu tư mới: nhằm xây dựng nhà máy mới hoặc mở rộng nhà máy/dây chuyền hiện có.  Mua lại và sáp nhập: mua lại và sáp nhập là hình thức FDI trong đó hai hay nhiều doanh nghiệp có vốn FDI đang hoạt động sáp nhập vào nhau hoặc một doanh nghiệp này (có thể đang hoạt động ở nước nhận đầu tư hay ở nước ngoài) mua lại một doanh nghiệp có vốn FDI ở nước nhận đầu tư. Bài 3: Môi trường kinh doanh quốc tế IBS100_Bai3_v1.0013111230 55 3.2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới dòng vốn FDI Dòng vốn FDI dù được nhìn dưới góc nhìn của nhà đầu tư hay dưới góc nhìn của quốc gia nhận đầu tư đều bị chi phối bởi một số yếu tố cơ bản liên quan đến môi trường đầu tư, nguồn lực và sự lựa chọn chiến lược của các bên. Vì vậy, có thể thấy một số nhân tố cơ bản sau đây có thể ảnh hưởng đến các dòng FDI.  Sự ổn định về chính trị.  Các chính sách kinh tế.  Hệ thống pháp luật đầu tư.  Mức độ phát triển kinh tế.  Các nhân tố khác: Vị trí địa lí, tài nguyên khoáng sản 3.2.1.3. Lý do dẫn đến việc FDI phát triển nhanh Trong những thập kỷ gần đây, thế giới chứng kiến sự bùng nổ mạnh mẽ của các dòng di chuyển hàng hóa và nguồn lực sản xuất trên quy mô toàn cầu. Các tiến bộ về công nghệ, những thay đổi về tư duy chiến lược và môi trường kinh tế chính trị thế giới đã góp phần làm gia tăng các hoạt động và quy mô nguồn vốn đầu tư. Các chuyên gia nhận định một số lý do cơ bản cho sự gia tăng của FDI bao gồm:  Các nhà kinh doanh coi đầu tư trực tiếp nước ngoài như một cách để phá vỡ hàng rào thương mại;  Sự thay đổi đột ngột và mạnh mẽ trong chính trị và kinh tế thế giới theo hướng thuận lợi hơn cho dòng FDI;  Thể chế quốc tế và sự tự do hoá đầu tư trực tiếp nước ngoài: o WTO quan tâm đến các luật lệ của chính phủ trong quản lý FDI; o WTO đẩy mạnh tự do, nới lỏng luật lệ trong điều hành FDI, đặc biệt là trong dịch vụ. 3.2.1.4. Vai trò của FDI Vai trò của dòng FDI được xác định khác nhau cho từng bên liên quan và có cả vai trò tích cực cũng như vai trò tiêu cực. Đối với nước thực hiện đầu tư  Ảnh hưởng tích cực: o Tăng GNP; o Khai thác, sử dụng triệt để lợi thế của nước tiếp nhận đầu tư cho hiệu quả của người đầu tư; o Tránh được những rào cản bảo hộ mậu dịch ngày càng tinh vi; o Chuyển giao công nghệ cũ, phát triển công nghệ mới; o Mở rộng thương mại, thúc đẩy R&D; o Củng cố và bành trướng thế lực chính trị, tránh xung đột song phương; o Giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư; o Giúp xây dựng được thị trường cung cấp nguyên vật liệu ổn định; Bài 3: Môi trường kinh doanh quốc tế 56 IBS100_Bai3_v1.0013111230 o Giúp bành trướng sức mạnh kinh tế, nâng cao uy tín trên thị trường quốc tế; o Giúp phân tán rủi ro, do tình hình kinh tế – chính trị bất ổn; o Giúp thay đổi cơ cấu kinh tế trong nước theo hướng có hiệu quả.  Ảnh hưởng tiêu cực o Chủ đầu tư có thể gặp rủi ro lớn nếu không hiểu biết về môi trường đầu tư; o Làm giảm việc làm ở nước chủ đầu tư; o Có thể xảy ra hiện tượng chảy máu chất xám trong quá trình chuyển giao công nghệ; o Nếu không có định hướng và chính sách thích hợp thì các nhà kinh doanh không muốn kinh doanh trong nước mà chỉ muốn kinh doanh ở nước ngoài, gây ra sự tụt hậu của nước chủ vốn đầu tư. Đối với nước nhận đầu tư  Ảnh hưởng tích cực o Thu hút vốn đầu tư cho mục tiêu phát triển; o Nhận chuyển giao công nghệ và kỹ năng quản lý; o Phát triển được các ngành và các vùng; o Nâng cao khả năng cạnh tranh nội địa và kinh doanh tư nhân; o Tham gia vào mạng lưới sản xuất toàn cầu; o Thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế; o Tác động tích cực tới cán cân thanh toán; o Tạo ra công ăn, việc làm cho người lao động; o Là nguồn thu ngân sách lớn.  Ảnh hưởng tiêu cực o Sự phụ thuộc nước ngoài về công nghệ; o Sự can thiệp của nước ngoài vào các chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế; o Ảnh hưởng và làm thay đổi các giá trị văn hóa; o Có thể gia tăng khoảng cách giàu nghèo; o Có thể thâm hụt cán cân thanh toán. 3.2.2. Lý thuyết về FDI Lý thuyết FDI sẽ nhằm giải thích về cách thức mà các hãng tiến hành các dự án đầu tư, đồng thời giải thích về các căn cứ của các quyết định đầu tư đó là do đâu. Có hai lý thuyết cơ bản đề cập về các dòng FDI. Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo chiều ngang FDI theo chiều ngang là đầu tư trực tiếp vào một ngành kinh doanh ở nước ngoài giống như ngành kinh doanh của công ty ở trong nước. Lý do của FDI theo chiều ngang  Chi phí vận chuyển: thích hợp với sản phẩm có giá trị thấp so với trọng lượng (xi măng, nước ngọt, thức ăn gia súc...). Bài 3: Môi trường kinh doanh quốc tế IBS100_Bai3_v1.0013111230 57  Thị trường không hoàn hảo: o Rào cản trong thương mại quốc tế; o Rào cản chuyển giao bí quyết sản xuất.  Theo sát những đối thủ cạnh tranh: Những gì một công ty làm có tác động trực tiếp lên các công ty cạnh tranh lớn và buộc có một sự phản hồi lại đúng như vậy  Chu kỳ sống của sản phẩm: o Raymond Vernon đề cập đến đầu tư vào một quốc gia khi thị trường sở tại đủ lớn; o Chu kỳ sống của công nghệ: FDI có thể kéo dài chu kỳ khai thác.  Lợi thế đặc biệt từ vị trí địa lý: FDI sẽ tìm kiếm hiệu quả từ sự gắn kết các lợi thế của nhà đầu tư với lợi thế đặc biệt từ vị trí địa lý, ví dụ: o Đầu tư khai thác, chế biết dầu mỏ tại khu vực có mỏ dầu: Vốn, công nghệ, kỹ năng kết hợp với lợi thế địa lý. o Electrolux đầu tư tại TQ: Lao động rẻ, được đào tạo tốt kết hợp với lợi thế địa lý. o Silicon Valley: nước Mỹ và Silicon Valley luôn có sẵn nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng cho các hãng phát triển công nghệ mới. Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo chiều dọc FDI theo chiều dọc là hoạt động đầu tư vào các cấu phần khác nhau trong chuỗi sản xuất của ngành này. Các nhà đầu tư có thể có hai sự lựa chọn đầu tư:  Đầu tư lên thượng nguồn: nguồn vốn FDI được rót ngược cho một ngành công nghiệp nước ngoài khi họ cung cấp đầu vào cho quá trình sản xuất trong nước của một công ty (BP, Shell).  Đầu tư xuống hạ nguồn: hình thức đầu tư vào một ngành công nghiệp nước ngoài đã bán sản phẩm do hãng SX ra ở trong nước (Volkswagen đầu tư vào Mỹ hệ thống phân phối). Lý do của FDI theo chiều dọc  Quan điểm chiến lược: o Bằng việc liên kết theo chiều dọc đầu vào để kiểm soát toàn bộ nguồn nguyên liệu thô thì một hãng có thể gia tăng các rào cản đầu vào và loại bỏ các đối thủ cạnh tranh ra khỏi ngành. o Những nỗ lực nhằm loại bỏ các rào cản do các công ty đang hoạt động trong nước đó tạo ra.  Những yếu tố khô