Chương 1
Cầu, cung, và cân bằng thị trường
1.1. Cầu
1.1.1 Cầu cá nhân và cầu thị trường
Cầu là số lượng hàng hoá hay dịch vụ mà người mua có khả năng và sẵn sàng mua ở các
mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định với các yếu tố khác không đổi.
Lượng cầu là số lượng hàng hoá hay dịch vụ mà người mua có khả năng và sẵn sàng mua
ở một mức giá đã cho trong một thời gian nhất định. Như vậy, cầu là toàn bộ mối quan hệ giữa
lượng cầu về một hàng hoá và giá của nó.
Mối quan hệ giữa tổng lượng hàng hoá được cầu và giá của hàng hoá đó trong thị trường
gọi là cầu thị trường.
Mối quan hệ giữa lượng hàng hoá được cầu bởi một cá nhân và giá của hàng hoá đó gọi là cầu cá nhân.
Cầu thị trường về một hàng hoá đơn giản là tổng của tất cả cầu cá nhân về hàng hoá đó.
Ví dụ, trên thị trường chỉ có hai người tiêu dùng về xem phim là An và Bình. Cầu thị
trường là tổng cầu của An và Bình, số liệu cho trong bảng 1.1.
87 trang |
Chia sẻ: thanhlam12 | Lượt xem: 705 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Kinh tế học Vi mô nâng cao, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI
Khoa Kinh tế và Quản lý
Kinh tế học Vi mô nâng cao
(Biên soạn lần thứ nhất cho lớp cao học kinh tế TN & MT 16K)
Tiến sĩ Kinh tế Nguyễn Thế Hòa
Hà Nội -2010
2
Mục lục
Chương 1: Cầu, cung, cân bằng thị trường
Chương 2: Độ co giãn của cầu
Chương 3: Độ co giãn của cung
Chương 4: Đánh thuế và sự can thiệp của chính phủ
Chương 5: Thị trường cạnh tranh hoàn hảo
Chương 6: Thị trường độc quyền bán
Chương 7: Cạnh tranh độc quyền, Độc quyền nhóm và Định giá chiến lược
3
Chương 1
Cầu, cung, và cân bằng thị trường
1.1. Cầu
1.1.1 Cầu cá nhân và cầu thị trường
Cầu là số lượng hàng hoá hay dịch vụ mà người mua có khả năng và sẵn sàng mua ở các
mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định với các yếu tố khác không đổi.
Lượng cầu là số lượng hàng hoá hay dịch vụ mà người mua có khả năng và sẵn sàng mua
ở một mức giá đã cho trong một thời gian nhất định. Như vậy, cầu là toàn bộ mối quan hệ giữa
lượng cầu về một hàng hoá và giá của nó.
Mối quan hệ giữa tổng lượng hàng hoá được cầu và giá của hàng hoá đó trong thị trường
gọi là cầu thị trường.
Mối quan hệ giữa lượng hàng hoá được cầu bởi một cá nhân và giá của hàng hoá đó gọi là
cầu cá nhân.
Cầu thị trường về một hàng hoá đơn giản là tổng của tất cả cầu cá nhân về hàng hoá đó.
Ví dụ, trên thị trường chỉ có hai người tiêu dùng về xem phim là An và Bình. Cầu thị
trường là tổng cầu của An và Bình, số liệu cho trong bảng 1.1.
Bảng 1.1: Cầu cá nhân và cầu thị trường
Gía vé
(1000 VND /chiếc)
Lượng phim được cầu
An Bình Thị trường
(An+Bình)
70
60
50
40
30
20
1
2
3
4
5
6
0
0
0
1
2
3
1
2
3
5
7
9
Hình 1.1 minh hoạ mối quan hệ giữa các đường cầu cá nhân và cầu thị trường.
Tại mức giá vé 30 nghìn VND/1chiếc, An cầu 5 phim một tuần và Bình cầu 2 phim, nên
tổng lượng được cầu trên thị trường là 7 phim một tuần.
Các đường cầu về phim ở phần (a) và (b) được cộng theo chiều ngang để ra đường cầu thị
trường ở phần (c).
Đường cầu thị trường là tổng các đường cầu cá nhân theo chiều ngang được tính bằng
cách cộng các lượng được cầu của mỗi cá nhân tại mỗi mức giá.
Để có cầu một hàng hoá nào đó, bạn phải:
• Có nhu cầu về hàng hóa đó.
• Có khả năng thanh toán cho nó.
• Có kế hoạch mua nó.
4
Đôi khi, số lượng hàng hoá cầu lớn hơn số lượng hàng hoá sẵn có, do đó số lượng hàng hoá mua
nhỏ hơn số lượng cầu. Lượng cầu được xác định bằng số lượng hàng hoá trong một khoảng thời
gian nhất định.
Hình 1.1: Các đường cầu cá nhân và cầu thị trường
Cầu cá nhân
Cầu của
An
0
1
2
3
4
5
6
7
8
0 5 10
Số lượng (phim mỗi tuần)
G
iá
(1
00
00
V
N
D
)
Cầu của Bình
Cầu thị trường
Cau thị
trường
7=5+2
0
1
2
3
4
5
6
7
8
0 5 10
Số lượng (phim mỗi tuần)
G
iá
(1
00
00
V
N
D
)
1.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu
• Giá của hàng hoá (P).
• Giá của các hàng hoá có liên quan: giá hàng hóa thay thế PR hay giá hàng hóa bổ sung PC.
• Thu nhập (Y).
• Giá kỳ vọng trong tương lai (Pf).
• Dân số (N).
• Sở thích (T).
Luật cầu
Khi các yếu tố khác không thay đổi, giá của một hàng hoá hay dịch vụ nào đó cao hơn sẽ làm
cho lượng cầu về hàng hoá hay dịch vụ đó thập hơn.
Sự thay đổi cầu
Khi các yếu tố khác ngoài giá hàng hóa thay đổi chúng làm cầu thay đổi.
1. Thu nhập: Thu nhập cũng là một yếu tố có ảnh hưởng đến cầu. Khi các yếu tố khác không thay
đổi, nói chung thu nhập của người tiêu dùng tăng lên thì họ sẽ mua nhiều hàng hoá và dịch vụ
hơn. Còn khi thu nhập của họ giảm xuống thì họ mua ít hàng hoá và dịch vụ hơn. Mặc dù, khi thu
nhập tăng thì cầu của người tiêu về đa số các mặt hàng đều tăng nhưng không phải cầu của tất cả
các mặt hàng đều tăng. Những hàng hoá mà cầu về nó tăng lên khi thu nhập tăng được gọi là
hàng hoá bình thường. Còn những hàng hoá mà cầu về nó giảm xuống khi thu nhập tăng lên được
gọi là hàng hoá thứ cấp. Ví dụ về các mặt hàng thứ cấp là quần áo cũ hay cá ươn, thịt cuối ngày.
Khi thu nhập tăng lên thì cầu về các mặt hàng này luôn luôn giảm xuống vì người tiêu dùng sẽ
chọn mua những con cá tươi sống, quần áo mới đắt tiền để thay thế cho các mặt hàng trên.
5
Giá của các hàng hoá có liên quan: Lượng cầu về bất kỳ một hàng hoá hay dịch vụ nào mà người
tiêu dùng có kế hoạch mua đều phụ thuộc vào giá của hàng hoá thay thế và hàng hoá bổ sung.
Hàng hoá thay thế là hàng hoá mà có thể sử dụng để thay thế cho hàng hoá khác. Ví dụ, chúng ta
có thể đi lại bằng xe buýt thay vì đi lại bằng taxi hoặc xe máy trong thành phố. Như băng nhạc
chẳng hạn, mặt hàng thay thế là điã CD. Nếu giá của đĩa CD tăng thì người tiêu dùng sẽ mua
nhiều băng hơn. Điều này còn tác động cả đến những người sử dụng đĩa CD khác. Do vậy, cầu về
băng tăng lên.
Tức là, giá một hang hóa tăng lên làm cầu hang hóa thay thế tăng; và ngược lại giá một
hàng hóa giảm thì cầu về hang hóa thay thế của nó giảm.
Hàng hoá bổ sung là hàng hoá được sử dụng kết hợp với những hàng hoá khác. Ví dụ, hai loại
hàng hoá bổ sung cho nhau là xe hơi với xăng dầu hay máy tính và phần mềm hệ điều hành hoặc
máy cát sét với băng đĩa. Nếu giá của một trong các mặt hàng bổ sung tăng lên thì người tiêu
dùng thường mua ít mặt hàng đó hơn. Ví dụ, nếu giá của băng và đĩa tăng lên thì người tiêu dùng
mua ít máy cát sét hơn. Do vậy, cầu về máy cát sét giảm xuống
Tức là, giá một hang hóa tăng lên làm cầu hang hóa bổ sung của nó giảm; và ngược lại giá
một hàng hóa giảm thì cầu về hàng hóa bổ sung của nó tăng.
3. Giá kỳ vọng trong tương lai: Nếu giá của một hàng hoá nào đó được kỳ vọng là sẽ tăng lên
trong tương lai và hàng hoá này có thể tích trữ được thì chi phí cơ hội cho việc có được hàng hoá
này ở hiện tại để tiêu dùng trong tương lai sẽ thấp hơn so với việc có được hàng hoá này trong
tương lai để tiêu dùng khi giá đang tăng lên. Cho nên người tiêu dùng sẽ mua nhiều hàng hoá này
trước khi giá kỳ vọng và cầu về nó tăng. Tương tự như vậy, nếu giá của một hàng hoá nào đó
giảm xuống trong tương lai, thì chi phí cơ hội cho việc có nó bây giờ giảm xuống. Cho nên người
tiêu dùng sẽ mua ít hàng hoá này bây giờ để tăng mua nó trong tương lai khi đó cầu về nó sẽ giảm
xuống ở hiện tại.
4. Dân số: Cầu cũng phụ thuộc vào quy mô và cơ cấu của dân số: Khi các yếu tố ảnh hưởng khác
không thay đổi, dân số càng lớn thì cầu về hàng hoá và dịch vụ càng cao. Ngược lại, dân số càng
nhỏ thì cầu về hàng hoá và dịch vụ cũng càng nhỏ.
5. Sở thích: Cuối cùng, cầu còn phụ thuộc vào sở thích của người tiêu dùng. Sở thích là những
khuynh hướng và thị hiếu cá nhân của người tiêu dùng về hàng hoá và dịch vụ. Ví dụ, thanh niên
thường thích những nơi sôi động, ồn ào và náo nhiệt. Còn người già thường thích sự yên tĩnh,
thanh bình. Do đó, nếu có cùng một mức thu nhập, thì cầu về băng nhạc của thanh niên và người
già sẽ khác nhau. Thanh niên sẽ có cầu cao về các loại băng nhạc POP, ROCK, RAP, trong khi
người già lại có cầu cao về các loại băng nhạc trữ tình, tình ca, tình khúc.
1.1.3 Mô tả cầu
• Bằng biểu cầu: Biểu đồ cầu là một bảng gồm hai cột; cột thứ nhất ghi các mức giá thị
trường của một hang hóa. Cột thứ ghi lượng cầu thị trường hoặc của cá nhân về hàng hóa
đó. Với hàng hóa thông thường, biểu cầu mô tả rất rõ luật cầu.
• Bằng đồ thị: Đồ thị cầu một hàng hóa là một đường nối các điểm minh họa các số liệu
trong biểu cầu- gọi là đường cầu; trong đó trục hoành là lượng cầu, trục tung là các mức
giá hang hóa đang xem xét. Đường cầu cũng mô tả luật cầu.
• Bằng hàm cầu:
6
- Nếu biểu thị mối quan hệ giữa lượng cầu hàng hoá với các yếu tố nói trên bằng hàm số thì hàm
này có dạng tổng quát như sau:
QD = F(P, Pr, Y, Pf, N, T,)
- Chúng ta xem xét mối quan hệ giữa lượng cầu và giá cả của một hàng hoá, giữ cho những ảnh
hưởng khác không đổi ta thường dung hàm cầu thông thường: QD = F(P).
- Để môt ta luật cầu người ta sử dụng hàm ngược của hàm cầu thông thường, gọi là hàm cầu
ngược: P = f(QD)
Hình 1.2 Đường cầu và biểu cầu
0,00
0,30
0,60
0,90
1,20
1,50
1,80
0 2 4 6 8 10
Lîng (triÖu chiÕc mçi tuÇn)
G
i¸
(®
ån
g/
ch
iÕ
c)
Giá
(BảngAnh/c
hiếc)
Lượng
(triệu chiếc mỗi
tun)
a 0,3 9
b 0,6 6
c 0,9 4
d 1,2 3
e 1,5 2
Đường đường cầu còn thể hiện mức độ sẵn sàng và khả năng thanh toán. Nó cho biết mức
giá cao nhất mà người ta sẵn sàng và có thể thanh toán cho đơn vị hàng hoá cuối cùng có thể
mua. Nếu lượng mua lớn thì giá thường thấp. Nếu lượng mua nhỏ thì giá thường cao. Trong Hình
1.2, nếu có 9 triệu chiếc băng được mua mỗi tuần thì giá cao nhất mà người ta sẵn sàng trả cho
chiếc băng thứ 9 triệu là 30 xu. Nhưng nếu số lượng được mua là 2 triệu chiếc mỗi tuần thì giá
người ta sẵn sàng trả cho chiếc băng thứ 2 triệu là 1,5 Bảng Anh.
1.1.4 Sự thay đổi cầu làm dịch chuyển đường cầu
Mô hình đã cho chúng ta thấy cầu thay đổi như thế nào theo giá của hàng hoá. Nhưng
chúng ta cũng đã biết cầu còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác như giá của các hàng hoá có liên
quan, thu nhập của người tiêu dùng, sở thích. Do vậy, chúng ta cũng sẽ tiếp tục mở rộng xem xét
sự ảnh hưởng của các yếu tố này đến cầu.
7
Sự di chuyển dọc theo đường cầu khác với sự dịch chuyển của đường cầu
Khi các yếu tố ảnh hưởng đến cầu thay đổi thì sẽ gây ra sự di chuyển dọc theo đường cầu
hoặc là sự dịch chuyển của đường cầu.
Sự di chuyển dọc theo đường cầu là khi giá của hàng hoá và dịch vụ thay đổi nhưng các yếu tố
khác vẫn giữ nguyên.
Sự dịch chuyển của đường cầu là khi có một yếu tố ảnh hưởng đến cầu thay đổi, trừ giá của hàng
hoá dich vụ đó. Ví dụ, khi giá của những chiếc Walkman giảm xuống thì sẽ có sự tăng lên trong
cầu về mặt hàng băng nhạc cho loại cát sét này, có sự dịch chuyển của đường cầu về mặt hàng
băng nhạc cho Walkman sang bên phải. Bất chấp giá băng nhạc cao hay thấp, nếu giá Walkman
giảm xuống thì người tiêu dùng sẽ mua nhiều băng nhạc hơn tại mỗi mức giá. Hình 1.3 minh hoạ
cho sự dịch chuyển này. Theo hình này, khi giá Walkman giảm xuống thì đường cầu về băng
nhạc cho loại cát sét này dịch chuyển sang phải.
Hình 1.3 Sự thay đổi của cầu khác với sự thay đổi về lượng cầu
Mỗi một điểm trên đường cầu đều cho thấy lượng cầu ở một mức giá đã biết. Sự di
chuyển dọc theo một đường cầu thể hiện sự thay đổi về số lượng cầu. Trong khi đó, một sự dịch
chuyển của đường cầu thể hiện sự thay đổi cầu của người tiêu dùng. Hình 1.3 cho thấy những sự
khác biệt này. Ví dụ, khi thu nhập tăng lên, đường cầu của người tiêu dùng sẽ dịch chuyển sang
phải (từ đường cầu D0 đến D2 trong Hình vẽ). Điều này thể hiện cho sự tăng lên của cầu. Khi thu
nhập giảm xuống, đường cầu sẽ dịch chuyển sang trái (từ đường cầu D0 đến D1 trong Hình vẽ).
Điều này thể hiện cho sự giảm xuống của cầu. Đối với hàng hoá thứ yếu thì khi thu nhập giảm
xuống, tác động có thể ngược lại so với hàng hoá thông thường.
1.2 Cung
1.2.1 Khái niệm cung
Cung là số lượng hàng hoá hay dịch vụ mà người bán có khả năng và sẵn sàng bán ở các
mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định với các yếu tố khác không đổi.
Lượng cung là số lượng hàng hoá hay dịch vụ mà người bán có khả năng và sẵn sàng bán
ở một mức giá đã cho trong một thời gian nhất định. Như vậy, cầu là toàn bộ mối quan hệ giữa
lượng cung về một hàng hoá và giá của nó.
Một hãng muốn sản xuất và bán các hàng hoá và dịch vụ thì hãng đó phải có đủ các điều
kiện sau đây:
• Có các nguồn lực và công nghệ để tiến hành sản xuất ra sản phẩm hàng hoá và dịch vụ.
L-îng
G
i¸
CÇu t¨ng CÇu gi¶m
L-îng cÇu
t¨ng
L-îng cÇu
gi¶m
D1 D0 D2
Lượng cầu tăng
Lượng cầu giảm
Cầu giảm Cầu tăng
Lượng
8
• Có khả năng thu lợi nhuận từ việc sản xuất đó.
• Có kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của hãng.
Cung phản ánh những quyết định về việc sản xuất các hàng hoá và dịch vụ mà khả thi về mặt
công nghệ. Lượng cung hàng hoá và dịch vụ là số lượng hàng hoá và dịch vụ mà người sản xuất
có kế hoạch bán ứng với một mức giá trong một khoảng thời gian nhất định. Nhưng lượng cung
cũng không nhất thiết phải giống với lượng hàng hoá thực tế bán được. Nếu người tiêu dùng
không muôn mua số lượng mà người sản xuất có kế hoạch bán, thì kế hoạch bán hàng sẽ đổ vỡ.
Tương tự như lượng cầu, lượng cung cũng có thể biểu thị bằng số lượng trên một đơn vị thời
gian.
1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến cung
• Giá của hàng hoá (P).
• Giá của các yếu tố đầu vào cho sản xuất PINPUTs).
• Giá của các hàng hoá có liên quan (Pr).
• Giá kỳ vọng trong tương lai (Pf).
• Số lượng các nhà cung cấp mặt hàng đó (NF).
• Công nghệ sản xuất (Tech) ...
Luật cung
Luật cung được phát biểu như sau:
Khi các yếu tố khác không thay đổi, giá càng tăng thì lượng cung càng lớn.
Tại sao giá cao hơn lại làm tăng lượng cung? Nguyên nhân là do chi phí biên hay chi phí
cơ hội của hàng hoá đó tăng lên. Hàng hoá sẽ không bao giờ được sản xuất ra, nếu giá bán nó
không đủ bù đắp chi phí biên để sản xuất ra nó. Cho nên các nhà sản xuất chỉ sẵn sàng chấp nhận
chi phí biên cao hơn để tăng thêm cung khi giá của hàng hoá tăng lên và các yếu tố khác giữ
nguyên.
9
Hình 1.4 Đường cung và biểu cung
Sự thay đổi cung
Ta đã thấy cung thay đổi như thế nào khi chỉ có giá thay đổi. Nhưng bây giờ, chúng ta đã
biết cung còn thay đổi khi có sự biến động của một số yếu tố khác như:
1. Giá của các yếu tố đầu vào
2. Giá của các hàng hoá liên quan
3. Giá kỳ vọng trong tương lai
4. Số lượng các nhà cung cấp
5. Công nghệ
1.2.3 Mô tả cung
• Bằng biểu cung: Biểu cung là một bảng gồm hai cột; cột thứ nhất ghi các mức giá thị
trường của một hàng hóa. Cột thứ hai ghi lượng cung thị trường hoặc của cá nhân về hang
hóa đó. Biểu cung mô tả rất rõ luật cung.
• Bằng đồ thị: Đồ thị cung một hàng hóa là một đường nối các điểm minh họa các số liệu
trong biểu cung- gọi là đường cung; trong đó trục hoành là lượng cung, trục tung là các
mức giá hang hóa đang xem xét. Đường cung cũng mô tả luật cung.
• Bằng hàm cung:
- Nếu biểu thị mối quan hệ giữa lượng cung hàng hoá với các yếu tố ảnh hưởng đến cung ta dùng
hàm cung tổng quát có dạng sau:
QS = F(P, PINPUTs, Pr, Pf, NF, Tech, )
- Chúng ta xem xét mối quan hệ giữa lượng cung và giá cả của một hàng hoá, giữ cho những ảnh
hưởng khác không đổi ta thường dùng hàm cung thông thường: QS = F(P).
- Để môt ta luật cầu người ta sử dụng hàm ngược của hàm cung thông thường có dạng: P = f(QS).
Hình 1.4 Đường cung và biểu cun
0,00
0,30
0,60
0,90
1,20
1,50
1,80
0 2 4 6 8 10
Lîng (triÖu chiÕc mçi tuÇn)
Gi¸ (®ång/chiÕc)
Gi¸ (®ång/chiÕc)
L îng (triÖu chiÕc mçi
tuÇn)
a
0,30 0,00 b
0,60 3,00
c
0,90 4,00
d
1,20 5,00
e
1,50 6,00
10
Hình 1.6. Sự thay đổi của cung khác
với sự thay đổi của lượng cung
G
iá
Lượng
Cung
giảm
Cung
tăng
Hình 1.5 Sự tăng cung
Biểu cung và đường cung
Bảng trong Hình 1.4 cho chúng ta thấy một biểu đồ cung về mặt hàng băng nhạc. Một
biểu đồ cung cho thấy những số lượng hàng hoá cung tại mỗi mức giá khác nhau, khi tất các các
yếu tố khác có ảnh hưởng đến lượng mà nhà sản xuất có kế hoạch bán không thay đổi. Ví dụ, nếu
giá của một chiếc băng là 3 nghìn VNĐ, thì không có chiếc băng nào được cung cấp. Nhưng nếu
giá của một chiếc băng là 12 nghìn VNĐ, thì sẽ có 5 triệu chiếc băng được cung cấp mỗi tuần.
Hình 1.4 cho thấy đường cung về băng. Một đường cung cho thấy mối quan hệ giữa số
lượng cung và giá của một đơn vị hàng hoá, khi mọi thứ khác không thay đổi. Các điểm trên
đường cung trong Hình 1.4 biểu thị biểu đồ cung trong Bảng 1.4. Ví dụ điểm d thể hiện lượng
cung là 5 triệu băng mỗi tuần ở mức giá 12 nghìn VNĐ một chiếc.
Mức giá cung tối thiểu Cũng giống như đường cầu, đường cung cũng có hai vấn đề rõ ràng. Một
là, nó cho thấy số lượng mà nhà sản xuất có kế hoạch bán tại mỗi mức giá. Hai là, nó cho biết
mức giá tối thiểu mà ở mức giá này thì đơn vị sản phẩm cuối cùng sẽ được cung cấp. Đối với
người sản xuất, họ sẵn sàng cung cấp đến chiếc băng thứ 3 triệu mỗi tuần nếu giá của băng là 6
nghìn VNĐ một chiếc. Hoặc người sản xuất sẵn sàng cung cấp đến chiếc đĩa thứ 5 triệu trong một
tuần nếu giá của nó thấp nhất là 12 nghìn VNĐ một chiếc.
Lượng
Giá
Cung tăng
11
1.2.4 Sự thay đổi cung làm dịch chuyển đường cung
Sự thay đổi của các yếu tố ảnh hưởng đến kế hoạch bán hàng của các nhà sản xuất sẽ gây ra hoặc
là dự di chuyển dọc theo một đường cung hoặc là sự di chuyển của đường cung.
Di chuyển dọc theo một đường cung
Nếu giá của một hàng hoá thay đổi trong khi các yếu tố khác không đổi, thì dẫn đến sự di chuyển
dọc theo một đường cung.
Sự dịch chuyển của đường cung
Nếu có sự thay đổi của ít nhất một trong các yếu tố ảnh hưởng đến kế hoạch bán hàng của nhà
sản xuất ngoài giá, thì sẽ xuất hiện sự dịch chuyển của đường cung.
Mỗi sự di chuyển dọc theo một đường cung phản ánh sự thay đổi về lượng cung. Còn một sự dịch
chuyển của đường cung phản ánh sự thay đổi về cung.
1.3 Cân bằng thị trường
Khi giá của hàng hoá tăng lên thì lượng
cầu về hàng hoá đó giảm xuống và lượng cung
của nó tăng lên. Giá điều phối các lựa chọn của cả
người mua và người bán, hướng đến trạng thái
cân bằng trên thị trường.
Mỗi cân bằng là một trạng thái trong đó các sức
ép ngược chiều cân bằng lẫn nhau, dẫn đến không
có xu hướng thay đổi. Cân bằng thị trường xuất
hiện khi giá cả thị trường cân bằng cả kế hoạch
mua của người mua và kế hoạch bán của người
bán. Giá cân bằng là giá mà tại đó lượng cầu bằng
lượng cung. Còn lượng cân bằng là lượng mua và
bán tại mức giá cân bằng. Thị trường luôn hướng
đến trạng thái cân bằng của nó vì:
+ Giá điều phối các kế hoạch mua và bán.
+ Giá điều chỉnh lại khi các kế hoạch mua
-bán không tương xứng.
Giá như là một công cụ điều tiết
Giá của một hàng hoá điều chỉnh cả lượng
cầu và lượng cung. Nếu giá quá cao thì lượng
cung lớn hơn lượng cầu. Nếu giá quá thấp thì
lượng cầu lớn hơn lượng cung. Như vậy sẽ có một
mức giá và chỉ một mức giá mà tại đó lượng cầu
vừa đúng bằng lượng cung.
Hình 1.7 minh hoạ thị trường băng nhạc. Bảng dưới Hình 1.7 thể hiện biểu đồ cầu và cung của
mặt hàng này. Nếu giá là 3 nghìn VNĐ/chiếu thì lượng cầu là 9 triệu bản đĩa mỗi tuần, nhưng lại
Hình 1.7. Cân bằng thị trường
0,00
0,30
0,60
0,90
1,20
1,50
1,80
0 2 4 6 8 10
Lîng (triÖu chiÕc mçi tuÇn)
G
i¸
(
®
å
n
g
/c
h
iÕ
c
)
Giá
(nghìn
VNĐ/chiếc)
Lượng
cầu (triệu
chiếc mỗi
tuần)
Lượng
cung (triệu
chiếc mỗi
tuần)
3 9 0
6 6 3
9 4 4
12 3 5
15 2 6
12
không có nhà sản xuất nào muốn bán ở mức giá thấp như thế này nên lượng cung bằng không.
Tại mức giá 3 nghìn VNĐ trên một đĩa này, lượng cầu lớn hơn lượng cung. Nếu giá của một
chiếc đĩa nhạc là 6 nghìn VNĐ/chiếc thì lượng cầu là 6 triệu bản trên tuần, trong khi lượng cung
là 3 triệu bản trên tuần, do đó lượng thiếu hụt cung hay dư cầu là 3 triệu bản. Điều này sẽ gây sức
ép tăng giá trên thị trường. Và nếu giá là 12 nghìn VNĐ/chiếc thì lượng thì lượng cầu là 3 triệu
bản, còn lượng cung là 5 triệu đĩa trên tuần. Khi này, tình hình đã đảo ngược, lượng cầu nhỏ hơn
lượng cung, do đó dẫn đến cung vượt cầu một lượng là 2 triệu bản trên tuần, dẫn đến tình trạng
thiếu hụt cầu và dư cung. Khi này, có sức ép làm giảm giá trên thị trường để tăng cầu. Chỉ có một
mức giá là mức giá mà tại đó không có tình trạng dư cầu hay dư cung và mức giá ấy là 9 nghìn
VNĐ trên một chiếc đĩa – là mức giá cân bằng của lượng cung và lượng cầu trên thị trường. Tại
mức giá này, lượng cầu và lượng cung đều bằng 4 triệu bản đĩa mỗi tuần.
Sự điều chỉnh của giá cả
Chúng ta đã biết rằng sự thiếu hụt cung tăng lên khi giá ở dưới mức giá cân bằng và sự dư
cung tăng lên khi giá ở trên mức giá cân bằng. Nhưng tại sao sự thay đổi của giá lại khử được sự
dư cung và thiếu hụt cầu hay sự thiếu hụt cung và dư cầu. Giá sẽ thay đổi khi có sự dư cung hay
thiếu hụt cung.
Thiếu hụt cung đẩy giá tăng lên