Giáo trình Kỹ năng lập luận và tranh luận (Phần 2)

4.1. Những vấn đề chung về tranh luận 4.1.1. Khái niệm về tranh luận Tranh luận (argument, debate), có khi còn được gọi là tranh biện (tranh luận – phản biện) là một hình thức giao tiếp ngôn ngữ đặc thù, thường xuất hiện trong những tình huống giao tiếp có tính đối kháng cao, trong đó các bên tranh luận dùng lý lẽ, lập luận để phân tích, luận giải nhằm xác định đúng/sai, phải/trái về một quan điểm, một tư tưởng, một vấn đề, một sự việc nào đó. Theo Đại từ điển tiếng Việt thì tranh luận là “bàn cãi có phân tích lý lẽ để tìm ra lẽ phải”1. Có tranh (giành/cạnh tranh, đấu tranh ) mà không có luận (bàn bạc, biện luận, bình luận, đàm luận, thảo luận ) thì chỉ là sự cãi cọ, đấu khẩu dựa trên cảm tính cá nhân, chủ quan, không phân tích đúng/sai, không sử dụng lý lẽ và lập luận để xác định chân lý/nghịch lý, phải/trái, hợp lý/bất hợp lý Ngược lại, nếu chỉ có luận mà không có tranh thì đó là thuyết trình, diễn giảng, thuyết giảng trong đó quan điểm của các bên là cùng hướng, không mâu thuẫn, không đối nghịch nghĩa là không đòi hỏi thẩm tra để xác định đúng/sai, hay/dở, tốt/xấu, phải/trái Một cuộc tranh luận bao giờ cũng đòi hỏi người tham gia phải chứng minh được quan điểm của mình là đúng đắn. Đó là cách ôn hòa nhất giúp mọi người cùng đi đến một nhận thức chung. Chính vì thế, tranh biện được coi là tinh hoa của năng lực sử dụng ngôn ngữ, là cách thức phát triển trí tuệ, là hòn đá mài sắc tư duy, là vũ khí đánh đổ mọi sai lầm. Tranh luận xuất hiện ở mọi mặt của đời sống và trong các sinh hoạt xã hội với mục đích cuối cùng là truy tìm chân lý. Do có sự khác nhau về lịch sử, văn hóa, tập quán, kinh tế, địa vị xã hội dẫn đến sự khác biệt về giới hạn nhận thức nên nhiều khi đúng/sai, phải/trái, tốt/xấu thường bị lẫn lộn, khó phân định. Tranh luận chính là cuộc đấu trí, đấu khẩu, là sự tương tác, cọ xát giữa các quan điểm, tư tưởng trái chiều, đối lập nhau, những cách nhìn khác nhau về một vấn đề, một sự việc để nhận thức lại. Tranh luận có đường biên không tách rời với logic. Hơn thế, logic còn là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá một cuộc tranh luận đúng nghĩa. Khi tranh luận, các chủ thể giao tiếp phải lập luận dựa trên các sự kiện, tức là dựa trên diễn biến thực tế để đưa ra những kết luận có tác động thuyết phục người nghe/đọc. Một kết luận chỉ thực sự chân thực khi xuất phát từ những tiền đề chân thực và phải tuân thủ các quy luật, quy tắc logic. Do vậy, logic là mạch sống của tranh luận, muốn tranh luận có sức hấp dẫn, thuyết phục thì tất yếu phải có sức mạnh của logic khuynh đảo. Một cuộc giao đấu ngôn từ không chứa đựng hạt nhân logic không thể được coi là một196 cuộc tranh luận. Ở phía ngược lại, tranh luận là cơ sở, là mảnh đất để sinh ra logic.

pdf115 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 15/06/2022 | Lượt xem: 721 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Kỹ năng lập luận và tranh luận (Phần 2), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
194 Chương 4. KỸ NĂNG TRANH LUẬN 4.1. Những vấn đề chung về tranh luận 4.1.1. Khái niệm về tranh luận Tranh luận (argument, debate), có khi còn được gọi là tranh biện (tranh luận – phản biện) là một hình thức giao tiếp ngôn ngữ đặc thù, thường xuất hiện trong những tình huống giao tiếp có tính đối kháng cao, trong đó các bên tranh luận dùng lý lẽ, lập luận để phân tích, luận giải nhằm xác định đúng/sai, phải/trái về một quan điểm, một tư tưởng, một vấn đề, một sự việc nào đó. Theo Đại từ điển tiếng Việt thì tranh luận là “bàn cãi có phân tích lý lẽ để tìm ra lẽ phải”1. Có tranh (giành/cạnh tranh, đấu tranh) mà không có luận (bàn bạc, biện luận, bình luận, đàm luận, thảo luận) thì chỉ là sự cãi cọ, đấu khẩu dựa trên cảm tính cá nhân, chủ quan, không phân tích đúng/sai, không sử dụng lý lẽ và lập luận để xác định chân lý/nghịch lý, phải/trái, hợp lý/bất hợp lý Ngược lại, nếu chỉ có luận mà không có tranh thì đó là thuyết trình, diễn giảng, thuyết giảng trong đó quan điểm của các bên là cùng hướng, không mâu thuẫn, không đối nghịch nghĩa là không đòi hỏi thẩm tra để xác định đúng/sai, hay/dở, tốt/xấu, phải/trái 1 Nguyễn Như Ý (1999), Đại từ điển tiếng Việt, NXB Văn hóa thông tin, tr.1686. 195 Một cuộc tranh luận bao giờ cũng đòi hỏi người tham gia phải chứng minh được quan điểm của mình là đúng đắn. Đó là cách ôn hòa nhất giúp mọi người cùng đi đến một nhận thức chung. Chính vì thế, tranh biện được coi là tinh hoa của năng lực sử dụng ngôn ngữ, là cách thức phát triển trí tuệ, là hòn đá mài sắc tư duy, là vũ khí đánh đổ mọi sai lầm. Tranh luận xuất hiện ở mọi mặt của đời sống và trong các sinh hoạt xã hội với mục đích cuối cùng là truy tìm chân lý. Do có sự khác nhau về lịch sử, văn hóa, tập quán, kinh tế, địa vị xã hội dẫn đến sự khác biệt về giới hạn nhận thức nên nhiều khi đúng/sai, phải/trái, tốt/xấu thường bị lẫn lộn, khó phân định. Tranh luận chính là cuộc đấu trí, đấu khẩu, là sự tương tác, cọ xát giữa các quan điểm, tư tưởng trái chiều, đối lập nhau, những cách nhìn khác nhau về một vấn đề, một sự việc để nhận thức lại. Tranh luận có đường biên không tách rời với logic. Hơn thế, logic còn là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá một cuộc tranh luận đúng nghĩa. Khi tranh luận, các chủ thể giao tiếp phải lập luận dựa trên các sự kiện, tức là dựa trên diễn biến thực tế để đưa ra những kết luận có tác động thuyết phục người nghe/đọc. Một kết luận chỉ thực sự chân thực khi xuất phát từ những tiền đề chân thực và phải tuân thủ các quy luật, quy tắc logic. Do vậy, logic là mạch sống của tranh luận, muốn tranh luận có sức hấp dẫn, thuyết phục thì tất yếu phải có sức mạnh của logic khuynh đảo. Một cuộc giao đấu ngôn từ không chứa đựng hạt nhân logic không thể được coi là một 196 cuộc tranh luận. Ở phía ngược lại, tranh luận là cơ sở, là mảnh đất để sinh ra logic. Từ đó, có thể định nghĩa: tranh luận là hình thức giao tiếp ngôn ngữ mang tính đối kháng, nảy sinh khi có sự khác biệt hoặc đối lập gay gắt về quan điểm trước cùng một vấn đề, một sự viêc, một hiện tượng trong đó hai bên tranh luận đều nỗ lực dùng lý lẽ, bằng chứng và lập luận để bác bỏ quan điểm của đối phương, đồng thời khẳng định chân lý, lẽ phải thuộc về mình. Định nghĩa trên cho thấy: - Trong tranh luận có tranh cãi, nhưng bản thân tranh cãi không phải là tranh luận. Tranh cãi (cãi lộn) là cuộc đấu khẩu bằng lời lẽ không có quy tắc, luật lệ, mang nặng cảm tính và chỉ trích cá nhân mà hậu quả thường vượt khỏi sự kiểm soát của lý trí. Trong khi đó, tranh luận lại là sự đấu khẩu bằng lý lẽ và lập luận, là sự tranh thắng bằng lý luận, là sự kết hợp giữa khoa học và nghệ thuật, đòi hỏi phải huy động tổng lực mọi năng lực tinh thần: trí tuệ, tâm lý, cảm xúc, ngôn ngữ, văn hóa và luôn đòi hỏi phải tuân thủ các quy tắc, quy luật của tư duy logic. Lý luận càng chặt chẽ, luận chứng càng chắc chắn, thái độ càng mềm dẻo nhưng chứa đựng sự cứng rắn và cương quyết thì sức thuyết phục càng cao. Nói khác đi, tranh luận không chỉ là hoạt động ngôn ngữ mà còn chịu sự kiểm soát, thẩm tra của lý trí và cảm xúc. 197 Hoạt động tranh luận hiệu quả phải được xây dựng, kiểm soát và vận hành trên nền tảng của năng lực tư duy phản biện và năng lực lập luận. Do đó, sự khác nhau giữa tranh luận với cãi lộn ngoài sự biểu hiện ở động cơ, thái độ thì chỉ dấu quan trọng hơn cả là “cấu trúc” của nội dung thể hiện. Tranh luận để bảo vệ, chứng minh cho tính đúng đắn của một tư tưởng, một quan điểm phải là sự diễn giải trình tự logic, khoa học theo một “cấu trúc” chặt chẽ gồm: - Các luận điểm. - Các lý lẽ làm cơ sở, làm chỗ dựa cho các luận điểm, và - Các minh chứng xác thực cho sự tồn tại của những lý lẽ đã nêu ra. Ngược lại, các cuộc đấu khẩu theo kiểu “tranh cãi”, “tranh chấp”, “cãi lộn” chỉ là sự khăng khăng ý kiến chủ quan với mục đích duy nhất là bảo vệ lợi ích cá nhân, “hạ bệ” người khác, lấy ý kiến của riêng mình làm thước đo luận điểm của người khác và nếu cực đoan, có thể đẩy tới sự áp đặt. Thực chất chỉ là sự tranh cãi “lấy được”, không mang tính học thuật. Vì thế, nó không giải quyết được chính vấn đề đang có nhu cầu làm tường minh hoặc cần phải xác tín về một sự chắc chắn hơn. - Tranh luận khác với thảo luận, trao đổi. Thảo luận và trao đổi là hai khái niệm khá tương đồng, gần như không có sự khác biệt và đều có chung một nội dung là nói chuyện, bàn bạc ý kiến, trao đổi, phân tích bằng lý lẽ 198 với nhau để làm sáng tỏ một vấn đề1. Như đã nói, tranh luận là cuộc đấu khẩu, đấu trí giữa hai (hay các) quan điểm, tư tưởng, ý kiến khác biệt, trái chiều, xung khắc nhau để dẫn đến xác định đúng/sai trong quan điểm hoặc cao hơn là sự phân định kẻ thắng - người thua. Trong khi đó, thảo luận (trao đổi) lại là hình thức giao tiếp mang tính “hợp tác”. Đó là cuộc nói chuyện qua lại nhằm xem xét sâu hơn, toàn diện và cụ thể hơn một vấn đề, một phương án, một giải pháp mà các bên cùng quan tâm và đồng thuận tham gia thực hiện nhằm đạt được hiệu quả cao nhất mà các bên cùng mong muốn. Đây là lý do dẫn đến sự khác nhau về kết quả của hai hình thức giao tiếp: kết quả của cuộc tranh luận luôn là sự phân định đúng/sai, tốt/xấu, phải/trái nghĩa là đạt tới mục đích khẳng định cái (điều) gì đúng, còn với thảo luận (trao đổi) thì kết quả nhận được là nội dung thảo luận sẽ được hoàn thiện hơn, có chất lượng cao hơn, nghĩa là hướng tới mục đích thống nhất, hoàn chỉnh các ý kiến. Tất nhiên, trong thảo luận cũng có thể xuất hiện tranh luận khi có bất đồng, nhưng sự bất đồng ở đây chỉ mang tính tiểu tiết, cục bộ, bất đồng trong xu thế hợp tác, hướng đến mục tiêu chung. Vì thế, tính chất tranh luận trong thảo luận thường không căng thẳng, không gây cấn, và không có tính đối kháng. Bảng 4.1 trình bày một số điểm khác biệt giữa tranh luận với thảo luận (trao đổi). 1 Nguyễn Như Ý (1999), Đại từ điển tiếng Việt, NXB Văn hóa thông tin, tr.1533, 1687. 199 Bảng 4.1. Một số điểm khác biệt giữa tranh luận với thảo luận (trao đổi). Thảo luận (Discussion) Tranh luận (Debate) Mang tính cộng tác hướng tới sự chia sẻ, hiểu biết. Mang tính đối lập, hướng tới việc chứng minh đối phương sai. Lắng nghe để hiểu biết, để tìm ra ý nghĩa, tìm ra cái nền chung. Lắng nghe với chủ tâm tìm kẽ hở, nhược điểm để công kích. Mở rộng và thay đổi quan điểm, có cái nhìn rộng rãi, bao dung với tinh thần trách nhiệm. Để bảo vệ những điều giả định như chân lý. Tạo ra một thái độ tâm thức cởi mở, một sự khai thị làm cho mắt sáng ra, cởi mở để sai lầm có thể hiển lộ và cởi mở để thay đổi. Tạo ra một tâm thức đóng, một thái độ phải đúng. Tìm kiếm sức mạnh trong các quan điểm. Tìm kiếm điểm yếu trong các quan điểm khác với mình. Tôn trọng ý kiến của mọi người, không kích bác, xúc phạm ý kiến trái chiều. Phản bác ý kiến đối lập, bảo vệ quan điểm của mình. Thừa nhận ý kiến khác biệt để có sự hiểu biết rộng hơn. Kết thúc luôn ở trạng thái mở. Chỉ có một câu trả lời đúng. Kết thúc chỉ có một kết luận. - Tranh luận cũng không phải là phê bình, chỉ trích bởi tranh luận là dùng lý lẽ, dùng lập luận để phân định lẽ phải, phân định chân lý trong khi phê bình, chỉ trích là sự phê phán, 200 phủ định một chiều, mang tính áp đặt khi đứng trên một quan điểm nào đó. Sự khác biệt ở đây chính là tranh luận luôn nhìn nhận, xem xét vấn để từ cả hai phía, nghĩa là bên trong khái niệm tranh luận luôn chứa đựng nội hàm là sự phản biện. 4.1.2. Các hình thức tranh luận trong đời sống Có nhiều cách khác nhau để phân loại một tranh luận. Theo tác giả Lê Thị Hồng Vân1, có thể phân loại tranh luận dựa trên các tiêu chí: Tính chất mâu thuẫn, Hình thức thực hiện tranh luận và Chức năng, mục đích tranh luận. 4.1.2.1. Căn cứ vào tính chất mâu thuẫn Bao gồm tranh luận không có tính đối kháng và tranh luận có tính đối kháng. a/. Tranh luận không có tính đối kháng Là loại tranh luận xuất phát từ sự mâu thuẫn, sự đối lập không mang tính bản chất, chỉ là mâu thuẫn mang tính tạm thời, cục bộ. Đó là: - Mâu thuẫn do đối lập về quan điểm sống, về chuẩn mực đạo đức và ứng xử giữa các cá nhân/thế hệ trong gia đình cũng như ngoài xã hội (tranh luận đời thường). - Mâu thuẫn do đối lập về quyền lợi kinh tế (giữa các nhóm lợi ích, các tầng lớp khác nhau trong xã hội). Ví dụ: tranh luận trên báo chí hay ở nghị trường về một quyết sách, một chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của đất nước hay của địa phương; hoặc sự đối lập về quan điểm học 1 Lê Thị Hồng Vân, Sđd, tr.290. 201 thuật/nghệ thuật (giữa các trường phái khoa học, các quan điểm nghệ thuật). Ví dụ: tranh luận giữa các trường phái phê bình văn học b/. Tranh luận đối kháng Là loại tranh luận do mâu thuẫn mang tính bản chất, toàn diện, sâu sắc, không thể dung hòa (về quyền lợi, tư tưởng), có tính chất đối đầu quyết liệt, phủ định, loại trừ nhau “một mất, một còn” giữa hai lực lượng đối địch nhau về các lợi ích. Thuộc nhóm này có: - Tranh luận tại tòa giữa hai bên nguyên đơn và bị đơn, giữa bên công tố (buộc tội) và luật sư bào chữa (gỡ tội). - Tranh luận chính trị, tư tưởng do mâu thuẫn đối kháng mang tính xã hội giữa các giai cấp, đảng phái chính trị nhằm loại trừ nhau để tranh giành quyền lực. Vì tính chất căng thẳng, quyết liệt, không khoan nhượng nên tranh luận này còn gọi là luận chiến. 4.1.2.2. Căn cứ vào hình thức tranh luận Có thể chia tranh luận thành: tranh luận trực tiếp và tranh luận gián tiếp. a/. Tranh luận trực tiếp: là dạng thức tranh luận trong đó hai bên tranh luận bằng cách đấu khẩu, đối đáp trực tiếp. Hình thức này thường diễn ra với các dạng tranh luận đời thường, tranh luận trong hội thảo, trong lớp học, trên nghị trường, trong phiên tòa b/. Tranh luận gián tiếp: là dạng thức tranh luận bằng văn bản viết, được đăng tải trên báo chí (gọi là bút chiến, nên cuộc tranh luận thường diễn ra căng thẳng, kéo dài). 202 4.1.2.3. Căn cứ vào chức năng, mục đích Dựa vào chức năng, mục đích có thể phân loại tranh luận thành: tranh luận đời thường, tranh luận theo chủ để và tranh luận mô phỏng. a/. Tranh luận đời thường: dạng tranh luận này thường diễn ra trong phạm vi gia đình, cơ quan, công ty, hội đoàn hoặc trong các quan hệ xã hội như anh em, bạn bè, đồng nghiệp, đối tác Chủ đề tranh luận khá đa dạng, xuất hiện ngẫu nhiên, tùy hứng, tùy hoàn cảnh, không có chuẩn bị trước mà thường bắt nguồn từ những bất đồng quan điểm nảy sinh trong cuộc sống và các mối quan hệ thường ngày. b/. Tranh luận theo chủ đề: đây là dạng tranh luận có chủ đề đã định trước và các bên tham gia tranh luận thường có sự chuẩn bị chu đáo, bài bản. Chủ đề tranh luận thường là các vấn đề xã hội có tính thời sự, có ý nghĩa rộng rãi, được dư luận quan tâm. Dạng tranh luận này thường diễn ra trong học thuật, tranh luận nghị trường, tranh luận trong các hội nghị, hội thảo, tranh luận trên báo chí, trong các phiên tòa c/. Tranh luận mô phỏng: là dạng tranh luận với chủ đề và bối cảnh giả định. Mục đích là thông qua cuộc thi tranh luận để đánh giá trình độ kiến thức, sự hiểu biết, năng lực tư duy, khả năng lập luận, tài ứng biến và hùng biện. Dạng tranh luận này thường được tổ chức trong nhà trường nhằm rèn luyện và nâng cao các kỹ năng thuyết trình và tranh luận cho học sinh, sinh viên. 203 Đối với những người hoạt động trong lĩnh vực Luật, dạng thức tranh luận quan trọng thường được gặp là tranh luận đối kháng và trực tiếp. Ngoài ra, do tính đặc thù của hoạt động trong lĩnh vực Luật, người ta còn phân chia tranh luận thành tranh luận trong tố tụng và tranh luận ngoài tố tụng. - Tranh luận trong tố tụng là tranh luận trong suốt các giai đoạn của hoạt động tố tụng theo quy định của pháp luật, mà trọng tâm là tranh luận tại phiên tòa, lấy phiên tòa làm trung tâm, lấy kết quả tranh luận tại phiên tòa là kết quả chủ yếu trong việc giải quyết toàn bộ vụ án. - Tranh luận ngoài tố tụng là tranh luận không theo quy định của pháp luật, do các bên tiến hành để làm rõ các vấn đền có liên quan đến vụ án. Tranh luận ngoài tố tụng có thể thực hiện trước vụ án (tiền tố tụng) hoặc sau vụ án (sau khi có phán quyết của tòa án). Trong một số trường hợp, người ta có thể phân loại tranh luận thành tranh luận song phương hoặc đa phương; tranh luận theo một trình tự, thủ tục nhất định (hình sự khác dân sự); tranh luận trong tố tụng hình sự, dân sự, hành chính, lao động. Việc phân loại các hình thức tranh luận như trên cho thấy một cuộc tranh luận có thể được diễn ra ở mọi cấp độ, mọi nơi, mọi lúc và thường gồm có hai phía: phía ủng hộ và phía chống đối. Tuy nhiên, tranh luận cũng có thể được diễn ra trong chính bản thân mỗi người, được biểu hiện qua sự tự vấn, tự đấu tranh với chính các tri thức trong bản thân để tìm ra những tri thức mới (sự sáng tạo) hoặc hoàn thiện hơn các 204 tri thức của chính mình. Thường xuyên tự tranh luận cũng là một trong những cách hiệu quả để tự tu dưỡng, góp phần hoàn thiện và nâng cao giá trị bản thân. 4.2. Vai trò của tranh luận trong đời sống và xã hội Tranh luận tự do trên các diễn đàn công khai là một hoạt động lâu đời, là một hình thức trao đổi ý kiến và cũng là nề nếp sinh hoạt không thể thiếu trong các xã hội dân chủ và văn minh. Trong xã hội dân chủ hiện đại, quyền tranh luận có vai trò đặc biệt quan trọng, đồng thời lưu lượng của những tranh luận cởi mở, nghiêm túc được xem là chỉ dấu, là thước đo của một xã hội lành mạnh. Các mối quan hệ trong xã hội luôn luôn làm nảy sinh những tình huống phức tạp chứa đựng những mâu thuẫn đòi hỏi phải giải quyết, bất kể đó là lĩnh vực nào của đời sống: từ đạo đức, lối sống, văn hóa đến chính trị, giáo dục, khoa học, kinh tế, luật pháp Tranh luận là cách giải quyết các mâu thuẫn dựa trên sức mạnh của trí tuệ – ngôn từ, là cách giải tỏa mâu thuẫn một cách ôn hòa, giúp cân bằng các mối quan hệ, giúp mọi người san bằng cách biệt và được chung sống hòa bình bên nhau. Tranh luận là hoạt động cần thiết để các quan điểm đối nghịch, mâu thuẫn nhau có cơ hội cọ xát nhằm phân định đúng/sai, phải/trái. Khi có sự khác nhau về quan điểm, tranh luận xảy ra là điều khó tránh, hơn thế là điều rất cần thiết. Sự khác biệt về điều kiện, hoàn cảnh lịch sử, kinh tế, văn hóa, giáo dục tất yếu dẫn đến những khác biệt, thậm chí mâu thuẫn về quan điểm, cách nhìn nhận, xem xét đánh giá một vấn đề, một sự việc. Tranh luận là giải pháp cần thiết và 205 không thể thay thế để các bên có cơ hội nhìn nhận đầy đủ và thấu đáo quan điểm của mình và của người khác. Từ đó, nhận diện và tiếp cận chân lý, loại bỏ cái sai, cái bất hợp lý, đó là con đường khoa học để giải quyết mâu thuẫn, để lựa chọn quyết định đúng đắn, là động lực cho sự phát triển, là nhu cầu tự nhiên và tất yếu của một xã hội dân chủ và lành mạnh. Xã hội không có tranh luận là một xã hội chỉ còn sự thinh lặng hoặc chỉ có những tiếng nói đồng nhất, những lời ca tụng nhiều màu sắc. Về hình thức, một xã hội không có tiếng nói tranh luận là một xã hội có vẻ bề ngoài yên ổn, nhưng là sự yên ổn của bề ao tù nước đọng. Một quốc gia không thể phát triển hay kiến tạo được điều gì nếu chỉ có đơn nhất một tư tưởng mà không có tranh luận. Vì lẽ đó, trao đổi và tranh luận học thuật là việc làm bình thường, cần thiết và tất yếu đối với sự phát triển. Khi được sống, làm việc và sinh hoạt trong một môi trường coi trọng triết lý tìm sự đồng thuận qua tranh luận và phản biện, bản thân mỗi người sẽ có sơ hội để rèn luyện sự linh hoạt, nhạy bén và logic trong tư duy, rèn luyện khả năng sử dụng ngôn ngữ sắc sảo, khả năng hùng biện thuyết phục, khả năng bảo vệ những hạt nhân hợp lý trong quan điểm của mình đồng thời bác bỏ những sai trái trong quan điểm của người khác. Tranh luận không chỉ là con đường để mọi công dân có cơ hội đề xuất các giải pháp khả thi, hiệu quả hơn những gì tồn tại trước đó, mà còn là cách thức để phát triển trí tuệ, là hòn đá mài sắc tư duy, là vũ khí đánh đổ mọi ngộ nhận, sai lầm, là kỹ năng và là phẩm chất không thể thiếu của một công dân trong một xã hội văn minh, hiện đại. 206 Đối với trí thức, những người có sứ mệnh cao cả góp phần thức tỉnh xã hội và hướng mọi người đến cái đúng, cái hay, cái đẹp thì tranh luận không chỉ là cách để họ hiểu và đồng thuận với nhau hơn, hiểu rõ hơn trách nhiệm, vai trò của công dân đối với đất nước mà quan trọng hơn là xã hội được thêm những tri thức từ họ, dân trí được nâng cao thông qua hoạt động tranh luận chứ không chỉ từ giáo dục. Đối với người lãnh đạo, tranh luận là con đường, là phương tiện để có những quyết sách đúng đắn, hợp quy luật, hợp lòng dân. Phương pháp cầm quyền và đạo đức của người cầm quyền đòi hỏi những người lãnh đạo không chỉ biết tìm cách loại bỏ tận gốc thói quen nhẫn nhục, chỉ biết chấp nhận, tuân thủ mà còn phải biết khơi dậy và tạo dựng văn hóa tranh luận trong xã hội, xây dựng môi trường thuận lợi cho sự phát triển nhu cầu tranh luận, coi tranh luận là điều kiện không thể thiếu để loại bỏ trì trệ, lạm dụng quyền lực dẫn đến chủ quan, nóng vội, sai lầm, thậm chí là nguy hại đối với sự phát triển và tiền đồ của đất nước. Đúng như quan điểm của cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama về tầm quan trọng và vai trò của sự tranh biện, đại ý: Sự tranh biện tạo ra những người lãnh đạo. Một người lãnh đạo thực thụ sẽ phải là người có tầm nhìn, sự thấu cảm, sự hiệu quả, cùng khả năng giải quyết vấn đề một cách kiên quyết. Và tất cả điều đó đều được trau dồi qua việc tranh biện. Trong một thế giới mà thông tin sai luôn tràn ngập và sự bất công luôn rình rập ở khắp mọi nơi, tranh biện là điều kiện để tạo ra những người lãnh đạo có bản lĩnh để định hướng xã hội theo những giá trị tốt đẹp. 207 Nếu trong các lĩnh vực của đời sống nói chung, tranh luận/phản biện là nhu cầu quan trọng và cần thiết, thì đối với những người làm việc trong lĩnh vực Luật và các hoạt động liên quan đến pháp luật, tranh luận/phản biện là điều kiện không thể thiếu và luôn chiếm vị trí đặc biệt quan trọng. Những người làm việc, hoạt động trong lĩnh vực liên quan đến luật pháp có thể được coi là những “bàn tay” thắt nút cho xã hội: họ có vai trò sắp xếp, điều chỉnh và quản lý xã hội thông qua luật pháp; bảo vệ và thực thi công lý. Muốn ban hành được một đạo luật đúng, phù hợp với thực tiễn, giảm thiểu phiền hà và chi phí tài chính của xã hội; muốn thực thi hiệu quả pháp luật thì không thể chỉ dựa trên ý chí chủ quan của nhà lập pháp mà còn phải dựa trên kết quả tranh luận/phản biện giữa các nhà lập pháp với nhau, giữa các nhà lập pháp với các nhà khoa học và các đối tượng liên quan khác để tìm hướng đi đúng cho một đạo luật. Bên cạnh đó, tính đặc thù của nghề Luật đòi hỏi phải sử dụng sức mạnh của trí tuệ và ng