Là môn học thuộc phần kiến thức chuyên
môn chính của chuyên ngành quản lý văn
hóa, môn học này nhằm trang bị cho sinh
viên những kiến thức có tính chuyên sâu
trên cả ba phương diện: lý thuyết, phương
pháp chỉ đạo và phương pháp thực hành
về lĩnh vực xây dựng đời sống văn hóa ở
cơ sở hiện nay.
40 trang |
Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 962 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình lớp quản lý văn hoá công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO TRÌNH LỚP QUẢN LÝ VĂN HOÁ
CÔNG TÁC XÂY DỰNG
ĐỜI SỐNG VĂN HÓA
Ở CƠ SỞ
Soạn và giảng: TS Phan Quốc Anh
1.- Mục đích yêu cầu môn học:
Là môn học thuộc phần kiến thức chuyên
môn chính của chuyên ngành quản lý văn
hóa, môn học này nhằm trang bị cho sinh
viên những kiến thức có tính chuyên sâu
trên cả ba phương diện: lý thuyết, phương
pháp chỉ đạo và phương pháp thực hành
về lĩnh vực xây dựng đời sống văn hóa ở
cơ sở hiện nay.
Phần I
Cơ sở lý luận công tác xây dựng đời
sống văn hoá ở cơ sở
1. Xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở –
một nhiệm vụ văn hóa có ý nghĩa
chiến lược:
- Xây dựng ĐS VHCS là một trong những
chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước
ta, được đặt ra từ Đại hội lần thứ V của
Đảng
Ý nghĩa chiến lược:
Xây dựng văn hoá mới, lối sống mới và con
người mới, phù hợp với đòi hỏi của đất nước
trong thời kỳ quá độ lên CNXH.
Văn kiện Đại hội khẳng định: Củng cố, tăng
cường mạng lưới văn hoá cơ sở là một trong
những phương hướng nhiệm vụ xây dựng nền
văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Ý nghĩa chiến lược:
Xây dựng ĐSVHCS chính là để thực hiện nhiệm
vụ: “đưa văn hoá thâm nhập vào cuộc sống làm
cho văn hoá ngày càng trở thành yếu tố khăng
khít của đời sống xã hội và mọi hoạt động của
nhân dân, thành một lực lượng sản xuất quan
trọng”, và nhờ đó hoạt động văn hoá mới là:
“một nhiệm vụ cực kỳ to lớn của cách mạng tư
tưởng và văn hoá” (NQTW5, Khoá VIII)
Cơ sở lý luận
ĐH IX: “Tiếp tục đưa các hoạt động văn
hoá thông tin về cơ sở, vùng sâu, vùng xa,
vùng đồng bào các dân tộc; phát động
phong trào toàn dân tham gia thực hiện
nếp sống văn minh, gia đình, bản, làng văn
hoá bằng các nguồn lực nhà nước và mở
rộng xã hội hoá, làm cho văn hoá thấm sâu
vào từng khu dân cư, từng gia đình, từng
người”.
Cơ sở lý luận
Xây dựng ĐSVHCS được coi như bước đi ban
đầu của sự nghiệp xây dựng nền văn hoá tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc một cách hiện thực,
trực tiếp.
- Xây dựng kết cấu hạ tầng, các thiết chế văn hoá
để tiến hành các hoạt động văn hoá, giáo dục,
thông tin, cổ động hướng tới nhân dân lao động,
tổ chức giao lưu văn hoá (TTVH, CLB, Thư
viện, BĐ văn hoá xã, khu vui chơi giải trí, nhà
sinh hoạt cộng đồng, sân thể thao v.v)
Cơ sở lý luận
- Hình thành nhân cách phát triển hài hoà và toàn
diện, xây dựng con người Việt Nam theo tinh
thần NQ TW 5, khoá VIII
- XD ĐSVH CS là phát huy quyền làm chủ của
nhân dân trong sáng tạo và hưởng thụ các giá trị
văn hoá, nghệ thuật.
- Khắc phục sự chênh lệch hưởng thụ văn hoá
giữa các vùng miền, giữa nông thôn thành thị,
vùng sâu, vùng xa
Cơ sở lý luận
XD ĐSVHCS là một cuộc đấu tranh trên mặt
trận tư tưởng văn hoá
- Khẳng định các giá trị dân chủ, nhân đạo và
tiến bộ của văn hoá, giáo dục nếp sống đao
đứcvà phong cách ứng xử
- Phát triển văn hoá dân tộc đi đôi với mở rộng
giao lưu văn hoá quốc tế
Cơ sở lý luận
- Chống lại những hiện tượng phản văn hoá, phi
văn hoá, thô bạo, lai căng, đồi truỵ, phản động
v.v..
- XD ĐSVHCS còn nhằm mục đích bài trừ hủ
tục, mê tín, dị đoan và các tệ nạn xã hội khác,
chống lại âm mưu phản động ‘diễn biến hoà
bình” của các thế lực phản động trong và ngoài
nước.
2. Nội dung của việc xây dựng
ĐSVHCS
1. Thế nào là đơn vị cơ sở:
- Là hình thái tổ chức cơ bản của xã hội. Là
những cộng đồng người hàng ngày tiếp xúc
trong đời sống sinh hoạt, lao động hàng ngày:
1. Thế nào là đơn vị cơ sở:
Theo hình thái cư trú, khu dân cư:
- Thôn, buôn, làng, ấp, xã, khu phố, phường
Theo tổ chức công chức, viên chức, công
nhân lao động:
- Cơ quan, đơn vị, công sở, nhà máy, công
trường, lâm trường, nông trường, bệnh viện, các
loại hình doanh nghiệp, công ty v.v
1. Thế nào là đơn vị cơ sở:
Theo đơn vị lực lượng vũ trang: quân đội, bộ
đội biên phòng, công an nhân dân:
Theo hệ thống ngành giáo dục: trường học
2. Thế nào là đời sống văn hoá
Đời sống văn hoá là một bộ phận của đời sống
xã hội
Đời sống xã hội là một tổ hợp của đời sống con
người, nhằm đáp ứng các nhu cầu vật chất và
tinh thần của con người
Nhu cầu của con người
Trong mỗi cá nhân con người, có đời sống vật chất
chưa đủ (mới chỉ đáp ứng được phần “con” (ăn, mặc, ở
đi lại và những nhu cầu sinh học) mà phải có đời sống
tinh thần.
Không có nền tảng vật chất, con người không thể tồn
tại như một sinh thể, nhưng không có nền tảng tinh
thần thì con người cũng không thể tồn tại như một
nhân cách văn hoá.
Có thể ví như: vật chất quyết định sự tồn tại của phần
“con”, tinh thần quyết định sự tồn tại của phần
“người”.
Nhu cầu đời sống con người
Con người
Vật chất
Tinh thần
Chất lượng
sống
Nhu cầu của con người
Nhu cầu vật chất làm cho con người tồn tại như
một sinh thể (phần “con”)
Nhu cầu tinh thần giúp con người tồn tại như
một nhân cách văn hoá (phần“người”)
Hai nhu cầu này phải được đáp ứng đầy đủ, hài
hoà
Chất lượng sống ngày càng cao: ăn no >ăn ngon,
mặc lành> mặc đẹp
Con người và văn hoá
Con người vừa là chủ thể của sự sáng tạo
văn hóa vừa là sản phẩm của văn hóa.
Con người
Môi trường
văn hoá
Sáng tạo
Hưởng thụ
Con người
3. Đời sống văn hoá
3.1. Sản phẩm văn hoá của cộng đồng
Văn hoá phi vật thể
Văn hoá vật thể
Thiết chế văn hoá
Cảnh quan văn hoá
3. Đời sống văn hoá
3.2. Các dạng hoạt động văn hoá
Hoạt động sáng tác và biểu diễn văn nghệ
Hoạt động khai trí – giáo dục: Dạy và học, diễn
giảng, diễn thuyết, toạ đàm, hội thảo, thư viện,
thông tin, khoa học v.v
Hoạt động bảo lưu sản phẩm văn hoá: bảo tồn
bảo tàng, trùng tu di tích, lưu trữ, sưu tập, trưng
bày, triển lãm
3. Đời sống văn hoá
Hoạt động tiêu dùng, hưởng thụ văn hoá: đọc,
xem, nghe, tham gia các hoạt động văn hoá,
tham quan, du lịch
Hoạt động đáp ứng nhu cầu tâm linh: tôn giáo,
tín ngưỡng, lễ hội, tham gia vào các phong tục
tập quán
Hoạt động xây dựng nếp sống văn hoá, gia đình
văn hoá, văn minh thời đại
Hoạt động thể dục thể thao, vui chơi giải trí
3. Đời sống văn hoá
3.3. Con người văn hoá
Trình độ văn hoá của mỗi con người thể hiện ở:
Trình độ học vấn, nếp sống, lối sống, quan hệ
ứng xử với cá nhân và xã hội, uy tín cá nhân
trong cộng đồng
Tài năng, danh, sức khoẻ, tuổi thọ.
III. Các dạng hoạt động văn hoá ở
cơ sở
1. Hoạt động thông tin, tuyên truyền và cổ
động
Phổ biến chủ trương chính sách, văn bản pháp
lụât, các quyết định của cơ quan lãnh đạo các
cấp, chủ yếu là lãnh đạo cơ sở
Nêu gương người tốt việc tốt trong các phong trào
của cơ sở phát động
Hoạt động thông tin, tuyên truyền và
cổ động
Phê phán những thói hư tật xấu, những người không
chấp hành tốt các chủ trương chính sách, pháp luật và
không tích cực tham gia các phong trào, các cuộc vận
động ở cơ sở.
Phương thức và công cụ tuyên truyền, cổ động ngày
càng phát triển (báo chí, phát thanh, truyền thanh,
truyền hình, mạng internet, cổ động trực quan v.v
Cán bộ văn hoá thông tin cơ sở phải chắt lọc thông tin.
2. Hoạt động câu lạc bộ
Là một tổ chức xã hội tập hợp theo nguyên tắc
tự nguyện của những người cùng chung sở
thích.
Thường do các Trung tâm văn hoá, Nhà văn
hoá hoặc các ngành, giới như quân đội, công an,
công đoàn, thanh niên, phụ lão, phụ nữ, các loại
hình doanh nghiệp v.v
Các loại hình câu lạc bộ
CLB Chính trị, xã hội: CLB thời sự quốc tế
CLB Kinh tế: Doanh nhân trẻ, CLB giám đốc
doanh nghiệp (theo địa bàn hoặc theo ngành
nghề)
CLB Khoa học kỹ thuật: CLB những nhà khoa
học trẻ, CLB sáng tạo robot, CLB tin học v.v
CLB phong trào xã hội: CLB KHHGĐ, CLB
phụ nữ không sinh con thứ ba v.v..
Các loại hình câu lạc bộ
CLB Văn hoá nghệ thuật: CLB những người yêu
thơ, âm nhạc, hội hoạ, sân khấu, điện ảnh,
nhiếp ảnh v.v
CLB Thể dục thể thao: CLB tennic, bóng bàn,
cầu lông, cờ vua, cờ tướng v.v
CLB theo lứa tuổi: CLB người cao tuổi v.v
Các loại hình câu lạc bộ
Nội dung và hình thức hoạt động:
- Hoạt động theo nhu cầu của các thành viên
- Mở các lớp sinh hoạt, học tập, tập luyện, tham
gia hội thi, hội diễn, giao lưu, toạ đàm, thảo luận
- Hoạt động xã hội, từ thiện, giúp đỡ lẫn nhau
trong nội bộ thành viên
Các loại hình câu lạc bộ
Tổ chức quản lý:
- Nguyên tắc: tự quản về tổ chức
- Bầu ra Ban chủ nhiệm, hình thành nội quy, quy
chế hoạt động của CLB (quy định về kết nạp
hoặc xoá tên thành viên).
- Tự quản về nội dung hoạt động
- Hoạt động theo đúng pháp luật nhà nước
- Tự quản về mặt tài chính
3. Hoạt động thư viện, đọc sách báo
Hệ thống thư viện nhà nước từ Trung ương, tỉnh, ngành,
huyện đến cơ sở phải có mối quan hệ chặt chẽ, thường
xuyên có sự trao đổi, bổ sung sách, báo, tạp chí
Phải có quy hoạch, kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng cho
hệ thống phòng đọc sách, tủ sách ở cơ sở
Hoàn thiện hệ thống bưu điện văn hoá xã
Tổ chức cho quần chúng ở cơ sở thường xuyên được
đọc sách, báo và tiếp cận với kho tàng tri thức
4. Hoạt động giáo dục truyền thống
Xây dựng hệ thống nhà bảo tàng, di tích lịch sử, danh
lam thắng cảnh, địa danh lịch sử anh hùng, truyền
thống
Xây dựng phòng truyền thống ở cơ sở. Tổ chức xây
dựng nội dung phòng truyền thống phong phú và có
nhiều hình thức giáo dục truyền thống cuả địa phương
hoặc cơ quan, đơn vị
Tổ chức các hoạt động về nguồn, nói chuyện truyền
thống và các hình thức phong phú, hấp dẫn khác
5. Hoạt động văn nghệ quần chúng
Là hoạt động văn nghệ không chuyên, với sự
tham gia của đông đảo quần chúng
Nguyên tắc: Động viên đông đảo quần chúng
tham gia, tổ chức hấp dẫn, vui tươi và lành mạnh
(không nên đòi hỏi cao về nghệ thuật)
Động viên, khen thưởng kịp thời, động viên
những tiết mục tự biên, tự diễn về những chất
liệu của đời sống cơ sở, thường xuyên đưa tin,
phát thanh, truyền hình các chương trình văn
nghệ quần chúng
6. Hoạt động thể dục thể thao, vui
chơi giải trí
Mục đích: tăng cường thể lực, rèn luyện phẩm
chất tinh thần, bền bỉ, deỏ dai, lòng dũng cảm,
nhanh nhẹn, hoạt bát, tính đồng đội. Giảm
street
Cần xây dựng nhiều sân chơi các loại hình thể
dục thể thao
(thủ trưởng nào – phong trào ấy)
Thường xuyên tổ chức giao lưu, thi đấu
7. Hoạt động xã hội từ thiện
Là một hoạt động mang tính cộng đồng xã hội rất có ý
nghĩa, là truyền thống tương thân, tương ái “lá lành đùm là
rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều” của các dân tộc Việt
Nam.
Cán bộ cơ sở có trách nhiệm vận động các tổ chức xã hội
từ thiện, các tôn giáo, các doanh nghiệp giúp đỡ các gia
đinh thương binh liệt sĩ, người có công, những vùng bị
thiên tai, những người tàn tật, bệnh tật, mồ côi v.vbằng
các hình thức biểu diễn văn nghệ, thi đấu thể thao từ thiện
v.v
III. NHỮNG NHIỆM VỤ CHÍNH
XD ĐSVHCS
1. Xây dựng điều kiện để xây dựng ĐSVH
Xây dựng bộ máy, công tác cán bộ văn hoá ở cơ
sở (thôn, xã, cơ quan đơn vị v.v)
Xây dựng cơ sở hạ tầng, thiết chế văn hoá
Thực hiện tốt các tiêu chí trong phong trào
“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”
2. Tổ chức quản lý hoạt động văn hoá
thông tin - thể thao ở cơ sở
Tổ chức quản lý các hoạt động thông tin tuyên truyền
cổ động, quảng cáo ở cơ sở
Tổ chức hướng dẫn, tổ chức các lễ hội truyền thống,
thực hiện các quy chế về lễ cưới, lễ tang, bảo vệ và tôn
tạo các di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh ở
địa phương
Phát động phong trào rèn luyện sức khoẻ. tổ chức hoạt
động và quản lý tốt các hoạt động diễn ra tại các sân
chơi ở cơ sở
2. Tổ chức quản lý hoạt động văn hoá
thông tin - thể thao ở cơ sở
Ngăn chặn sự truyền bá các loại văn hoá phẩm
độc hại, bài trừ mê tín, hủ tục, phòng chống các
tệ nạn xã hội ở địa phương
Đấu tranh chống lại những luận điệu tuyên
truyền xuyên tạc, những âm mưu phá hoại của
các thế lực thù địch đen tối.
3. Chỉ đạo xây dựng làng văn hoá,
gia đình văn hoá
Làng, bản, thôn ấp là đơn vị cơ sở, có tính đặc thù
cuả xã hội Việt Nam. Phong trào xây dựng làng văn
hoá có các nội dung
Có đời sống kinh tế - xã hội ổn định, từng bước phát
triển
Có tổ chức các hoạt động văn hoá và nếp sống văn hoá
vui tươi lành mạnh
Có cảnh quan văn hoá và các công trình văn hoá cần
thiết, môi trường sạch đẹp
Thực hiện pháp luật và các chủ trương chính sách của
đảng và Nhà nước.