Giáo trình Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam - Trần Đình Sử

Sau mấy nghìn năm tồn tại và phát triển, thi pháp học truyền thống bước vào thế kỷ XX đã chuyển sang giai đoạn hiện đại với nhiều trường phái mới, đã làm đổi thay hẳn cách tiếp cận văn học và mở ra những chân trời mới cho việc nghiên cứu, nhìn nhận văn học nghệ thuật nói chung và văn học trung đại nói riêng. Như nhiều người đã có nhận xét, thi pháp học truyền thống từ Arixtốt ở phương Tây hay Lưu Hiệp ở phương Đông trở đi đều có chung một số đặc điểm như sau: Thi pháp học là bộ môn khoa học xuất hiện như là một cẩm nang sắp xếp những lời dạy về phép tắc đối với nghề sáng tạo nghệ thuật. Miller T.A. trong sách Lịch sử phê bình văn học thời Hy Lạp cổ điển thế kỷ V – VI cho rằng: Về thể loại sách Thi pháp học của Arixtốt là một dạng sách giáo khoa, một thứ cẩm nang về các quy tắc thực tiễn của một nghề như nghề thủ công cụ thể. Thi pháp là kiến thức dạy nghề cho những ai làm nghề văn học. Thời cổ đại người ta nhìn văn học dưới góc độ nghề. Nghệ thuật thi ca nằm cùng dãy với thuật hùng biện (Rhêtorica), thuật tư duy (logica), và thi pháp học chính là thuật làm văn thơ vậy.

doc323 trang | Chia sẻ: candy98 | Lượt xem: 2887 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam - Trần Đình Sử, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MẤY VẤN ĐỀ THI PHÁP VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM MẤY VẤN ĐỀ THI PHÁP VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM Tác giả: TRẦN ĐÌNH SỬ PHẦN MỞ ĐẦU THI PHÁP HỌC HIỆN ĐẠI VÀ THI PHÁP VĂN HỌC TRUNG ĐẠI Văn học trung đại là một giai đoạn lớn trong lịch sử văn học nhân loại và dân tộc, đồng thời cũng là một trong ba phạm trù lớn của văn học, bên cạnh văn học cổ đại và văn học cận hiện đại. Chính vì vậy, vấn đề thi pháp văn học trung đại không chỉ có ý nghĩa để hiểu sâu thêm văn học trung đại, mà còn gián tiếp giúp làm sáng tỏ đặc điểm văn học cổ đại và hiện đại trong thế đối sánh. Văn học trung đại Việt Nam tính từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX lại là giai đoạn hình thành và phát triển rực rỡ của văn học Việt Nam, là giai đoạn hình thành các truyền thống lớn về tư tường và nghệ thuật. Do vậy, việc nghiên cứu thi pháp văn học giai đoạn này có ý nghĩa giúp cho việc chiếm lĩnh sâu thêm các truyền thống văn học dân tộc, thúc đẩy việc học tập và kế thừa các truyền thống tốt đẹp ấy. Văn học trung đại chiếm một phần không nhỏ trong chương trình văn học ở phổ thông và đại học, và việc dạy học văn học trung đại sao cho có hiệu quả đang là một mục tiêu phấn đấu của giáo viên các cấp. Nghiên cứu thi pháp văn học giai đoạn này sẽ cung cấp thêm tài liệu tham khảo để giải quyết vấn đề rộng lớn này. Văn học trung đại có thi pháp của nó. Thi pháp học truyền thống một phần là lý luận văn học của nền văn học ấy. Để hiểu văn học trung đại, chỉ riêng việc nghiên cứu thi pháp học lý thuyết truyền thống, trình bày các phạm trù, khái niệm, phương pháp của nó cũng đã là một việc rất cần thiết và chẳng dễ dàng chút nào. Vì sao lại còn nghiên cứu thi pháp học truyền thống theo quan điểm thi pháp học hiện đại? Ở đây xin được làm sáng tỏ mấy khái niệm sau: 1. Thi pháp là hệ thống các nguyên tắc nghệ thuật chi phối sự tạo thành của một hệ thống nghệ thuật với các đặc sắc của nó. Thi pháp không phải là nguyên tắc có trước, nằm bên ngoài, mà là nguyên tắc bên trong, vốn có của sáng tạo nghệ thuật hình thành cùng với nghệ thuật. Nó là mĩ học nội tại của sáng tác nghệ thuật gắn liền với sự sáng tạo và một trình độ văn hoá nghệ thuật nhất định, mang một quan niệm nhất định đối với cuộc đời, con người và bản thân nghệ thuật. Thi pháp biểu hiện trên các cấp độ: tác phẩm, thể loại, ngôn ngữ, tác giả và bao trùm là cả nền văn học. 2. Thi pháp học là khoa học nghiên cứu về thi pháp. Khoa học này bao gồm mấy bộ phận sau: a) Lý luận về thi pháp của một giai đoạn văn học lịch sử cụ thể. Ở đây sẽ bao gồm lý luận về thi pháp vốn có của giai đoạn văn học trung đại, được tác giả của chúng thừa nhận. b) Hệ thống các nguyên tắc nghệ thuật thể hiện trong bản thân sáng tác của giai đoạn văn học được xét. Hệ thống này do tồn tại tiềm tàng trong sáng tác nên cần được miêu tả ra, đồng thời nó cũng không trùng khít với thi pháp học lý thuyết của giai đoạn văn học ấy. c) Lý luận thi pháp của người nghiên cứu dùng để miêu tả một cách hệ thống thi pháp tiêm tàng trong thực tế văn học và lý giải mới đối với lý luận thi pháp đã có trong lịch sử. Ba bộ phận của thi pháp học này liên hệ với nhau trong một mối quan hệ hết sức khăng khít. Lý luận thi pháp lịch sử là siêu ngôn ngữ thành văn của thi pháp văn học một thời. Lý luận thi pháp học hiện đại là siêu ngôn ngữ của nghiên cứu văn học hiện đại dùng để miêu tả lý luận thi pháp lẫn thi pháp văn học của một giai đoạn. Chính vì như vậy, thi pháp học hiện đại có một ý nghĩa quan trọng, bao trùm. Thiếu một quan niệm thi pháp học hiện đại sáng tỏ không thể tiến hành phân tích, miêu tả hệ thống thi pháp văn học được. 3. Công trình này sở dĩ được gọi là Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam là bởi vì nó được gợi ý từ nhiều công trình nghiên cứu thi pháp văn học trung đại của các tác giả hiện đại nước ngoài, trước hết là các tác giả Nga. Thời nào cũng vậy, các công trình nghiên cứu có hiệu quả bao giờ cũng gợi ý cho người đi sau. Trước đây nhờ có Nghệ Văn Chí của Ban Cố mới có Nghệ Văn Chí của Lê Quý Đôn; có Lịch sử văn học Pháp của Lăngxông, mới có Việt Nam văn học sử yếu của Dương Quảng Hàm. Dĩ nhiên học tập là sáng tạo bởi vì phải vận dụng vào đối tượng mới. Ở Nga (Liên Xô cũ) nhà nghiên cứu M. I. Stebơlin–Camenxki viết Thi pháp học lịch sử trên cơ sở tài liệu văn học cổ nước Anh theo phương hướng của sách Thi pháp học lịch sử của A.N. Vêxêlôpxki (1978), còn X. X. Avêrinxép viết Thi pháp văn học Bidantin trung dại thượng kỳ theo quan niệm và phương pháp của D. X. Likhatrốp. Ông nói: ông mô phỏng Likhatrốp để khám phá thi pháp một nền văn học khác. Nhà Việt Nam học N.I.Niculin cũng vận dụng quan điểm của Likhatrốp để nghiên cứu văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX. Đến lượt mình, chúng tôi cũng mô phỏng bước đi, cách làm của các nhà nghiên cứu Xô viết (Liên Xô trước đây). Tất nhiên khi vận dụng vào văn học trung đại Việt Nam chúng tôi buộc phải điều chỉnh cho phù hợp với thực tế. Học tập nước ngoài bao giờ cũng là một việc làm cần thiết để nâng cao trình độ tiếp cận của mình. Trong bước đầu học tập chắc công trình này không tránh khỏi những khiếm khuyết, mặc dù chúng tôi cố gắng để tránh khỏi khiên cưỡng, gò ép. 4. Trong nghiên cứu văn học trung đại Việt Nam hiện nay đã có khá nhiều công trình văn học sử, cũng đã có một số công trình đi sâu vào một số thể loại, tác giả: Một số công trình bước đầu thăm dò một số quy luật phát triển của văn học Việt Nam. Tuy nhiên một công trình mang cái nhìn tổng thể đối với thi pháp văn học trung đại Việt Nam vẫn rất cần thiết. Chính vì vậy, chúng tôi không ngại kiến thức sơ khoáng, kinh nghiệm ít ỏi, mạo muội thử đi vào tìm hiểu. Chúng tôi đặt cho mình một mục tiêu khiêm tốn: Bước đầu giới thiệu một số công trình nghiên cứu thi pháp văn học trung đại của nước ngoài, tìm kiếm trong đó những khái niệm cần thiết, những cách tiếp cận hữu hiệu, gợi ra một phương hướng nghiên cứu thi pháp văn học Việt Nam trung đại. Trên cơ sở đó, bước đầu nêu ra một số vấn đề cơ bản, như loại hình văn học, các bình diện đặc trưng, thi pháp một số thể loại văn học với quan niệm con người, quan niệm thế giới và một số phương thức nghệ thuật. Để thực hiện mục tiêu này, chúng tôi một mặt tìm đọc các tài liệu văn học Việt Nam, tham khảo, học tập các tác giả đi trước, tham khảo các kiến giải nước ngoài, bước đầu nêu kiến giải của mình, tạo thành một cái nhìn hệ thống. Muốn tìm hiểu thấu đáo thi pháp văn học trung đại Việt Nam chắc chắn còn phải dày công nghiên cứu cụ thể hơn nữa, và đòi hỏi sự tham gia tìm tòi của nhiều học giả và thế hệ nhà nghiên cứu. Chừng nào còn chưa có những công trình nghiên cứu chuyên sâu từng mặt, thì một công trình như thế này khó tránh khỏi gây cảm giác chung chung. Nhưng mặt khác một cái nhìn bao quát cũng có ý nghĩa để đi sâu vào từng mặt cụ thể. Thi pháp văn học trung đại là một lĩnh vực hết sức khó khăn. Khó khăn về lý thuyết, về tư liệu, về sự thâm nhập, phân tích. Chúng tôi mong nhận được nhiều ý kiến chỉ giáo để có thể hoàn thiện thêm nhằm cung cấp tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên cao học và những ai quan tâm tới vấn đề. Chúng tôi trân trọng cảm ơn các GS Trần Thị Băng Thanh, Hoàng Hữu Yên đã cho những nhận xét quý báu để chúng tôi hoàn thiện bản thảo. Hà Nội, năm Đinh Sửu, 1997 TÁC GIẢ Phần I. MẤY VẤN ĐỀ THI PHÁP VĂN HỌC TRUNG ĐẠI Chương 1. THI PHÁP HỌC TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI TRONG CÁCH TIẾP CẬN VỚI THI PHÁP VĂN HỌC TRUNG ĐẠI I. THI PHÁP HỌC TỪ TRUYỀN THỐNG TỚI HIỆN ĐẠI 1. Thi pháp học truyền thống Sau mấy nghìn năm tồn tại và phát triển, thi pháp học truyền thống bước vào thế kỷ XX đã chuyển sang giai đoạn hiện đại với nhiều trường phái mới, đã làm đổi thay hẳn cách tiếp cận văn học và mở ra những chân trời mới cho việc nghiên cứu, nhìn nhận văn học nghệ thuật nói chung và văn học trung đại nói riêng. Như nhiều người đã có nhận xét, thi pháp học truyền thống từ Arixtốt ở phương Tây hay Lưu Hiệp ở phương Đông trở đi đều có chung một số đặc điểm như sau: Thi pháp học là bộ môn khoa học xuất hiện như là một cẩm nang sắp xếp những lời dạy về phép tắc đối với nghề sáng tạo nghệ thuật. Miller T.A. trong sách Lịch sử phê bình văn học thời Hy Lạp cổ điển thế kỷ V – VI cho rằng: Về thể loại sách Thi pháp học của Arixtốt là một dạng sách giáo khoa, một thứ cẩm nang về các quy tắc thực tiễn của một nghề như nghề thủ công cụ thể. Thi pháp là kiến thức dạy nghề cho những ai làm nghề văn học. Thời cổ đại người ta nhìn văn học dưới góc độ nghề. Nghệ thuật thi ca nằm cùng dãy với thuật hùng biện (Rhêtorica), thuật tư duy (logica), và thi pháp học chính là thuật làm văn thơ vậy. Sau Arixtốt, các công trình thi pháp học của Horaxơ, Longinus, Caxtenvestrô, Boalô, Létxinh vẫn đi theo quỹ đạo đó. Trong sách Nghệ thuật thi ca của Antonio Minturnô (Italia) viết năm 1564, thơ vẫn còn đặt cùng dãy với các nghệ thuật khác như quân sự, y học, kiến trúc, và đến cuối thế kỉ XVIII ở châu Âu, thơ vẫn nằm trong dãy các “nghệ thuật tự do” như toán pháp, thiên văn, âm nhạc, hùng biện. Ở Trung Quốc Văn tâm điêu long của Lưu Hiệp, theo nhận định của nhà sử học Phạm Văn Lan trong Trung Quốc thông sử, phần hai là sách trình bày “phép tắc làm văn”. Nhà nghiên cứu Vương Vận Hi cho rằng có thể dịch tên “Văn tâm điêu long” thành “Nghĩa lý tinh tuý về cách làm văn chương”. Sau Lưu Hiệp các nhà thi thoại và các nhà bình điểm tiểu thuyết cũng nhận xét, đánh giá tác phẩm theo “cách làm” của họ. Cách hiểu ấy đã cho thấy rõ đặc điểm chung của thi pháp học truyền thống là hướng tới truyền thụ phép tắc làm văn. Tinh thần này đã được lưu truyền và ngự trị hàng nghìn năm. Thế kỉ XVI, Beneđettô Varki, thành viên Viện Hàn lâm Italia tuyên bố: “Mục đích của nhà thơ là làm cho tâm hồn của con người được hoàn thiện và hạnh phúc, và công việc của anh ta là bắt chước, tức là đóng vai (Fingera). và miêu tả (Rapprsentare) sự vật, nhằm làm cho con người tốt hơn, lương thiện hơn, và do đó mà hạnh phúc hơn Thi pháp học – là khoa học (Facoltà) dạy những cách thức cần thiết để bắt chước các hành động, các dục vọng và các phong tục bằng các phương tiện nhịp điệu, ngôn từ và hài hoà, gộp lại hay tách riêng”. Tinh thần trên đã dần dần đưa thi pháp học truyền thống vào quỹ đạo quy phạm hoá mà tiêu biểu nhất là công trình Bàn về nghệ thuật thơ ca của Boalô, pháp điển của chủ nghĩa cổ điển Pháp. Ở Trung Quốc nguyên tắc làm văn xây dựng trên nguyên lý thống nhất giữa văn và đạo, đức, khí, phong, tức nguyên lý vận hành của vũ trụ và giáo hoá đối với con người. Lục Cửu Uyên (đời Tống) nói “Nghệ tức là đạo, đạo tức là nghệ”. Lưu Hi Tải (đời Thanh) nói “Nghệ là hình của đạo”. Nghệ đây là tài năng, kỹ thuật mà hình ảnh tiêu biểu là câu chuyện Bào Đinh làm thịt trâu của Trang Tử. Nghệ thuật của Trung Quốc biểu hiện ra thành “pháp”. Người ta nói “kỹ pháp”, “thương pháp”, “đao pháp”, “thư pháp”, “hoạ pháp”. “bút pháp”, “thi pháp”, “chương pháp”, “cú pháp”, “văn pháp”, “tự pháp”. Pháp sinh ra từ lý, lý sinh ra từ đạo. Đạo là một phạm trù phổ quát, trừu tượng, cho nên từ “đạo” mà suy ra “pháp” cũng khác nhau vô vàn. Nghiêm Vũ (đời Tống) trong sách Thương Lang thi thoại nói thơ có năm pháp: “thể chế, cách lực, khí tượng, hứng thú, âm tiết”. Khương Quỳ trong Bạch Thạch đạo nhân thi thuyết nói thơ có bốn pháp. “khí tượng, thể diễn, huyết mạch, vận độ. Khí tượng phải hồn hậu, hồn hậu quá thì tục; thể diện phải lớn lao, lớn lao quá thì ngông; huyết mạch phải lưu thông, lưu thông quá thì lộ; vận độ phải phiêu dật, phiêu dật quá thì hời hợt”. Lưu Hiệp trong Văn tâm điêu long trước đó cũng đề ra “Lục nghĩa”: Tình sâu mà không giả dối, phong cách thuần hậu mà không hỗn tạp, sự việc chân thật, không hoang đường, nghĩa lý thẳng thắn không quanh co, bố cục gọn gàng không rối rắm, lời văn đẹp mà không loè loẹt” Cũng nói về thơ, Tạ Trăn trong Tứ Minh thi thoại thì cho rằng “Thơ có bốn cách: một là hứng, hai là thú, ba là ý, bốn là lý”: Diệp Nhiếp đời Thanh trong Nguyên Thi nói: Ta cho thơ có ba tiếng là nói hết: một là lý, hai là sự, ba là tình. Được ba điều này mà bất biến thì có được các “pháp” của tự nhiên. Do đó cái gọi là “pháp”, chỉ là lý xác đáng, sự chính xác, tình đúng mực”. Cũng theo cách suy nghĩ đó, Lê Quý Đôn nói: “Ta thường cho làm thơ có ba điều chính: một là tình, hai là cảnh, ba là sự”. Các nhà bình điểm tiểu thuyết thời Minh– Thanh lại càng đúc rút được nhiều thủ pháp tiểu thuyết. Theo Kim Thánh Thán tiểu thuyết Thuỷ hử có 15 pháp, như đảo sáp pháp (xen ngược), giáp tự pháp (kể xen vào giữa câu nói), thảo xà khôi tuyến pháp (vẽ đường rắn bò), đại lạc mặc pháp (tô đậm mực), cẩm châm nê thích pháp (kim gấm châm bùn), bối diện phô phấn pháp (tô phấn sau lưng), lộng dẫn pháp (đùa dẫn một đoạn nhàn văn viết trước chính văn), lạt vĩ pháp (thêm dư ba), chính phạm pháp (cố ý tả việc giống nhau, tức vi phạm cấm kỵ), lược chính phạm (tả việc gần giồng nhau), cực bất tỉnh pháp (cố rườm rà), cực tỉnh pháp (tước bỏ nhiều), dục hợp túng pháp (muốn hợp nên buông), hoành vân đoạn sơn pháp (mây che ngang núi), loan giao tục huyền pháp (dùng giao loan nối dây). Theo Mao Tôn Cương, Tam Quốc diễn nghĩa có 12 pháp: phép “cùng cây khác cành, cùng cành khác lá, cùng lá khác hoa”, phép “vật đổi sao dời, mưa che gió lật”, phép “gieo giống cách năm, sớm cho mai phục”, phép “dùng mây che núi, dùng cầu bít khe”, phép “sương sa trước tuyết, sấm nổi trước mưa”, phép “sau sóng còn gợn, sau mưa còn ẩm”, phép ““băng lạnh gió nóng, gió mát quét bụi”, phép “tiếng trống xen trong tiếng kèn sáo, tiếng chuông chen trong tiếng đàn”, phép “thêu tơ vá gấm, dời kim thêu đều, phép “đỉnh núi đối nhau, bình phong gấm che nhau, phép “núi gần tô đậm, núi xa vẽ mờ”, phép “dùng khách tôn chủ”. Các “pháp” này cho thấy người Trung Quốc xưa thường dùng con mắt hội hoạ hoặc con mắt không gian để hình dung nghệ thuật ngôn từ. Những ví dụ trên cho thấy các phép tắc, lời dạy của thi pháp văn học truyền thống một mặt là rất phong phú, thâm thuý, có ý nghĩa rất lớn để lý giải văn học đương thời. Nhưng mặt khác là nó mang nặng tính kinh nghiệm, tính giáo huấn và tính quy phạm. Tính kinh nghiệm làm cho hệ thống thi pháp được nhìn nhận cô lập trong từng biểu hiện, lắm khi mâu thuẫn nhau. Chẳng hạn, có người đề xướng “Thi diệu tại hàm hồ” (Tạ Trăn), có người nói ngược lại: “Thơ không lấy thơ hồ làm điều kỳ diệu (Lý Trọng Hoa, đời Thanh). Có người nói “thơ lấy ý làm chủ, có người nói “thơ lấy khí làm chủ”. Có người lại nói “thơ vô ngã là quý”, có người lại nói “thơ quý ở chỗ có ngã”. Viên Mai nói mạnh hơn: “Thơ không thể vô ngã”. Phân tích đặc điểm thi pháp học trung đại Khơrápchencô nhận xét: “Cách tiếp cận cô lập đó làm khó khăn cho việc khám phá tính toàn vẹn của hệ thống thi pháp về mặt hình thành và phát triển của nó”. Tính giáo huấn khó tránh khỏi sự áp đặt, còn tính quy phạm mâu thuẫn với sự sáng tạo sinh động, quan niệm nghệ thuật bất biến không phù hợp vôi quá trình phát triển lịch sử của nghệ thuật. Những đặc điểm ấy làm cho thi pháp học truyền thống, mặc dù với tất cả giá trị phong phú và uyên bác, vẫn không đáp ứng đầy đủ nhu cầu nhận thức về hệ thống nghệ thuật trung đại của người hiện đại. 2. Thi pháp học hiện đại Thế kỷ XVIII ở châu Âu với cách mạng xã hội, phong trào Khai sáng, chủ nghĩa lãng mạn nảy sinh, mỹ học ra đời, quan niệm văn học đã có sự thay đổi lớn. I.Kăng là người đầu tiên khẳng định nghệ thuật không phải nghề thủ công, không phải khoa học, mà là hoạt động tự do. Có nhà mỹ học Pháp đã sử dụng thuật ngữ “nghệ thuật đẹp” (fine arts) để chỉ năm loại hình, âm nhạc, thi ca, hội hoạ, điêu khắc, vũ đạo nhằm phân biệt với “nghệ thuật cơ giới”, phục vụ mục đích thực dụng. Tuy vậy cả thế kỷ XIX là thế kỷ quan tâm tới nội dung xã hội, tư tưởng của nghệ thuật. Phải đến đầu thế kỷ XX hình thức nghệ thuật mới trở thành sự kiện được chú ý. Bắt đầu từ thi pháp học lịch sử của nhà nghiên cứu văn học Nga A.N.Vêxêlôpxki, hình thức nghệ thuật được xem như một đối tượng nghiên cứu có lịch sử riêng. Nhưng phải từ đầu thế kỷ XX, với ảnh hưởng của quan niệm hệ thống trong ngôn ngữ học của F. đơ Xốtsuya thi pháp học hiện đại đã có một đổi thay căn bản. Từ trường phái hình thức Nga đến trường phái phê bình mới Anh – Mỹ đầu thế kỷ, chuyển sang trường phái cấu trúc, ký hiệu học, hiện tượng học và trường phái thi pháp học lịch sử theo quan niệm macxít, thi pháp học hiện đại đã được xác lập như một hệ thống cách tiếp cận mới đối với văn học. a) Văn học được xem như một sáng tạo bằng chất liệu, có đời sống lịch sử độc lập với tác giả. b) Văn học là một hệ thống ký hiệu, có bản chất biểu trưng, được tổ chức một cách đặc biệt để biểu hiện một nội dung nghệ thuật đặc thù. c) Văn học với tư cách là một hiện tượng độc đáo trong lịch sử văn hoá được xác lập bởi một hệ hình tư duy, bắt đầu từ quan niệm về văn học, quan niệm về thế giới và con người, quan niệm về thể loại và ngôn ngữ. Quan điểm thứ nhất đề cập tới tính bản thể của văn học, cũng tức là tính độc lập, tự chủ của nó so với các quan hệ đời sống và với các hình thái ý thức xã hội khác. Đúng là văn học có quan hệ nhiều mặt với đời sống xã hội. Tuy nhiên lý luận văn học từ thời cổ đại, trung đại cho đến hết thế kỷ XIX chủ yếu chỉ tập trung xem xét văn học trong mối quan hệ phụ thuộc với hiện thực, với ý thức, với văn hoá, nhận thức, tôn giáo, chính trị v.v Cách xem xét một chiều đó quả là làm xao nhãng việc nghiên cứu văn học như một hiện tượng nghệ thuật có tính độc lập, tự chủ, và do đó tính đặc thù của nghệ thuật vẫn chưa được thực sự quan tâm. Những lời phát biểu quyết liệt phủ nhận các mối quan hệ văn học và đời sống của các nhà hình thức chủ nghĩa, cấu trúc chủ nghĩa, theo chúng tôi, nên hiểu là sự phản ứng lại với cách tiếp cận một chiều để đòi hỏi tiếp cận văn học nghệ thuật như một nghệ thuật. Chẳng hạn V. Scơlốpxki viết: “Lý luận văn học của tôi là nghiên cứu các quy luật nội bộ của văn học”. “Thủ pháp nghệ thuật là thủ pháp làm lạ hóa sự vật”, “Đối tượng của khoa học về văn học, tức thi pháp học, theo R. Jakobson, là “chất văn học” chứ không phải là văn học. V. Girmunxki cũng xác định: “Đối tượng của thi pháp học là văn học với tư cách là một nghệ thuật”. Tuy các quan niệm này có khác nhau, nhưng tựu trung đều xem văn học như một nghệ thuật trong sự tồn tại của nó, với những quy luật riêng. Đó là một yêu cầu chính đáng và là một cơ sở để đổi mới cách tiếp cận. Các định nghĩa về thi pháp học tiếp sau đủ vẻ đều là sự khẳng định tiếp tục của quan niệm đó. Chẳng hạn như viện sĩ V.V. Vinôgrađốp chủ trương nghiên cứu tác phẩm cụ thể: “Thi pháp học là một khoa học nghiên cứu các hình thức, các dạng thức, các phương tiện, phương thức tổ chức tác phẩm sáng tác ngôn từ, các kiểu cấu trúc, các thể loại tác phẩm”. Học giả T. Tôđôrốp thì ngược lại, viết: “Thi pháp học cấu trúc quan tâm không phải là các tác phẩm văn học thực tế, mà là một thuộc tính trừu tượng, các thuộc tính làm thành dấu hiệu của sự thực văn học, – thuộc tính về tính văn học”. Những định nghĩa ấy sẽ là hình thức chủ nghĩa thuần tuý khi nào nó phủ nhận các mối quan hệ với đời sống và thực tại, còn trong chừng mực là một sự trừu tượng hoá để khám phá đặc trưng văn học trong các quy luật lên trong của nó lại là một tư tưởng quan trọng, cần thiết. Quan điểm thứ hai đề cập tới một cách tiếp cận mới hoàn toàn chưa có trong truyền thống. Trong thi pháp học truyền thống các hiện tượng văn học chủ yếu được giải thích, mô tả theo nguyên tắc nhân quả, từ cội nguồn, sự ra đời mà phân định về bản chất sự vật. Chẳng hạn từ nguồn gốc của văn học mà xác định bản chất của văn học. Cách tiếp cận đó có giá trị nhất định, nhưng không phải là duy nhất và tất yếu. Lý thuyết hệ thống chứng minh bản chất sự vật do kết quả tác động qua lại của các yếu tố của nó, chứ không phải do số cộng giản đơn của các yếu tố đó. Phẩm chất sự vật là một thuộc tính siêu tổng cộng. “Hệ thống là một sự thống nhất cụ thể của các yếu tố trong đó mỗi cấu trúc hình thái có một kiểu hoạt động chức năng và kiểu phát triển đặc trưng cụ thể hơn, một hệ thống được xây dựng trên sự kết hợp của ba nhân tố – yếu tố, quan hệ qua lại, tính chỉnh thể. Có người bổ sung thêm vào hệ thống những thuộc tính của chỉnh thể hệ thống. Cấu trúc là một kiểu liên hệ qua lại khách quan độc lập với số lượng và chất lượng