Giáo trình Môi trường an ninh – an toàn trong nhà hàng - Trần Thị Thúy Hằng

I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT MÔN HỌC: - Vị trí: + Quản trị môi trường, an toàn trong nhà hàng là môn học thuộc nhóm các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn trong chương trình đào tạo trình độ Cao đẳng nghành “Quản trị nhà hàng”. + Môn học này nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức bổ trợ cho nghiệp vụ phục vụ nhà hàng của sinh viên. Môn học này cần được tổ chức giảng dạy trước các môn học nghiệp vụ nhà hàng. II. MỤC TIÊU MÔN HỌC: - Xác định được tầm quan trọng của môi trường an ninh – an toàn trong kinh doanh nhà hàng. - Nêu được các nguyên tắc về bảo vệ môi trường và công tác vệ sinh an toàn - an ninh trong kinh doanh nhà hàng. - Phát hiện kịp thời các mối nguy hiểm về môi trường, an ninh và an toàn trong kinh doanh nhà hàng để phòng tránh. - Ủng hộ các sáng kiến bảo vệ môi trường. - Chấp hành các quy định về an ninh, an toàn trong kinh doanh nhà hàng.

pdf48 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 643 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Môi trường an ninh – an toàn trong nhà hàng - Trần Thị Thúy Hằng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO TRÌNH MÔI TRƯỜNG AN NINH – AN TOÀN TRONG NHÀ HÀNG NGÀNH QUẢN TRỊ NHÀ HÀNG (Dùng cho trình độ Cao đẳng) TP. HCM – THÁNG 03 NĂM 2018 BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ NGHỆ II KHOA DL-NH-KS TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN: Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đich khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. Giáo trình Quản trị môi trường,an toàn trong nhà hàng Trường Cao Đẳng Kỹ Nghệ II Trang 1 LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình môn học QUẢN TRỊ MÔI TRƯỜNG, AN TOÀN TRONG NHÀ HÀNG là môn học chuyên ngành cho ngành Quản trị nhà hàng. Trong giáo trình gồm có 4 chương: Bài 1: Bảo vệ môi trường trong kinh doanh nhà hàng Bài 2: An toàn trong phục vụ Bài 3: An toàn vệ sinh thực phẩm Trong quá trình giảng dạy và học tập giáo trình môn QUẢN TRỊ MÔI TRƯỜNG, AN TOÀN TRONG NHÀ HÀNG có gì chưa rõ hoặc cần thêm hoặc bớt nội dung, mong quý Thầy Cô và các Em sinh viên góp ý để giáo trình ngày càng hoàn thiện hơn. Tp.Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2018 Tham gia biên soạn: 1. Chủ biên: Ths. Trần Thị Thúy Hằng 2. Thành viên: Cn. Bùi Xuân Thắng Giáo trình Quản trị môi trường,an toàn trong nhà hàng Trường Cao Đẳng Kỹ Nghệ II Trang 2 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG LỜI GIỚI THIỆU1 CHƯƠNG I: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG .......................................................... 7 1.Tổng quan về bảo vệ môi trường trong kinh doanh du lịch - khách sạn ...... 7 1.1.Vai trò của công tác bảo vệ môi trường trong kinh doanh du lịch - khách sạn ..................................................................................................... 7 1.2. Những tác động về môi trường của khách sạn và cơ sở kinh doanh du lịch ....................................................................................................... 11 2. Một số nguyên tắc và các biện pháp quản lý tài nguyên bảo vệ môi trường trong khách sạn và các cơ sở kinh doanh du lịch ......................... 13 2.1. Nguyên tắc cơ bản về quản lý tài nguyên bảo vệ môi trường trong các khách sạn và cơ sở kinh doanh du lịch ............................................... 13 2.2. Quản lý năng lượng. .......................................................................... 12 2.3. Quản lý nước. ................................................................................... 23 2.4. Quản lý rác thải ................................................................................. 26 CHƯƠNG II: AN TOÀN LAO ĐỘNG ............ Error! Bookmark not defined. 3.1. Các loại tai nạn thường xảy ra ............... Error! Bookmark not defined. 3.2. Nguyên nhân xảy ra tai nạn ............................................................. 29 3.3. Biện pháp đề phòng tai nạn ............................................................. 29 3.4. Biện pháp xử lý sơ cứu ban đầu ...................................................... 30 CHƯƠNG III: VỆ SINH THỰC PHẨM VÀ AN TOÀN LAO ĐỘNG ....... 29 1. Vệ sinh thực phẩm .................................................................................. 33 1.1. Tầm quan trọng của việc bảo đảm vệ sinh thực phẩm.................... 33 1.2. Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm .............................................. 34 1.3. Biện pháp ngăn ngừa ngộ độc phẩm ............................................... 36 1.4. Vệ sinh trong chế biến thực phẩm .................................................... 38 1.5. Vệ sinh trong bảo quản thực phẩm .................................................. 40 2. Thu dọn và xử lý rác thải ........................................................................ 42 2.1. Tầm quan trọng của công tác thu dọn và xử lý rác thải.................. 44 Giáo trình Quản trị môi trường,an toàn trong nhà hàng Trường Cao Đẳng Kỹ Nghệ II Trang 3 2.2. Phân loại rác thải............................................................................... 45 2.3. Biện pháp thu dọn và xử lý rác thải ................................................. 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................46 Giáo trình Quản trị môi trường,an toàn trong nhà hàng Trường Cao Đẳng Kỹ Nghệ II Trang 4 QUẢN TRỊ MÔI TRƯỜNG, AN TOÀN TRONG NHÀ HÀNG I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT MÔN HỌC: - Vị trí: + Quản trị môi trường, an toàn trong nhà hàng là môn học thuộc nhóm các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn trong chương trình đào tạo trình độ Cao đẳng nghành “Quản trị nhà hàng”. + Môn học này nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức bổ trợ cho nghiệp vụ phục vụ nhà hàng của sinh viên. Môn học này cần được tổ chức giảng dạy trước các môn học nghiệp vụ nhà hàng. II. MỤC TIÊU MÔN HỌC: - Xác định được tầm quan trọng của môi trường an ninh – an toàn trong kinh doanh nhà hàng. - Nêu được các nguyên tắc về bảo vệ môi trường và công tác vệ sinh an toàn - an ninh trong kinh doanh nhà hàng. - Phát hiện kịp thời các mối nguy hiểm về môi trường, an ninh và an toàn trong kinh doanh nhà hàng để phòng tránh. - Ủng hộ các sáng kiến bảo vệ môi trường. - Chấp hành các quy định về an ninh, an toàn trong kinh doanh nhà hàng. III. NỘI DUNG MÔN HỌC: Số TT Tên chương, mục Thời gian(giờ) Tổng số Lý thuyết Thực hành, Bài tập Kiểm tra 1 Bài 1: Bảo vệ môi trường trong kinh doanh nhà hàng 2.1. Khái niệm và vai trò của bảo vệ môi trường trong kinh doanh nhà hàng 2.2. Các nguyên tắc bảo vệ môi trường trong kinh doanh nhà hàng 2.3. Các biện pháp bảo vệ môi trường trong kinh doanh nhà hàng 10 6 3 1 2 Bài 2: An toàn trong phục vụ 2.1. Nguyên nhân gây mất an toàn trong nhà hàng 2.2. Biện pháp đảm bảo an toàn trong trong nhà hàng 2.3. Các biện pháp xử lý và sơ 10 5 5 0 Giáo trình Quản trị môi trường,an toàn trong nhà hàng Trường Cao Đẳng Kỹ Nghệ II Trang 5 cứu ban đầu 3 Bài 3: An toàn vệ sinh thực phẩm 2.1.Tầm quan trọng của việc bảo đảm vệ sinh thực phẩm 2.2.Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm 2.3.Biện pháp ngăn ngừa ngộ độc phẩm 2.4.Biện pháp xử lý ngộ độc phẩm 2.5. Biện pháp xử lý dị ứng thực phẩm 10 4 5 1 Cộng 30 15 13 2 * Ghi chú: Thời gian kiểm tra lý thuyết được tính vào giờ lý thuyết, kiểm tra thực hành được tính vào giờ thực hành. Giáo trình Quản trị môi trường,an toàn trong nhà hàng Trường Cao Đẳng Kỹ Nghệ II Trang 6 YÊU CẦU HOÀN THÀNH VÀ ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC 1. Kiến thức: Kiểm tra khách quan về nội dung kiến thức: - Môi trường và môi trường du lịch - Môi trường với phát triển du lịch bền vững - Những vấn đề về môi trường tác động đến phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam - Bảo vệ môi trường - Tổng quan về bảo vệ môi trường trong kinh doanh du lịch - khách sạn - Một số nguyên tắc và các biện pháp quản lý tài nguyên bảo vệ môi trường trong khách sạn và các cơ sở kinh doanh du lịc - Vệ sinh thực phẩm và an toàn lao động - An ninh trong kinh doanh nhà hàng 2. Kỹ năng: - Kỹ năng sử dụng tài nguyên du lịch một cách bền vững - Kỹ năng phát hiện các vấn đề tác động đến môi trường du lịch - Kỹ năng phát hiện và ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm - Kỹ năng thu dọn và xử lý rác thải. - Kỹ năng sơ cứu và đề phòng tai nạn. 3. Thái độ: - Thực hiện tốt nội quy, quy chế của nhà trường. - Thái độ học tập cầu tiến, khả năng tự học hỏi. - Quan hệ tốt, đúng mực bạn bè với thầy cô. - Tác phong công nghiệp của một người làm quản lý chất lượng - Tham gia ít nhất 80% thời lượng môn Giáo trình Quản trị môi trường,an toàn trong nhà hàng Trường Cao Đẳng Kỹ Nghệ II Trang 7 CHƯƠNG I: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG KINH DOANH NHÀ HÀNG Mục tiêu: - Phân tích được vai trò của công tác bảo vệ môi trường trong kinh doanh du lịch - khách sạn. - Xác định được nguyên tắc và các biện pháp quản lý tài nguyên bảo vệ môi trường trong khách sạn và các cơ sở kinh doanh du lịch. - Tích cực bảo vệ môi trường ngay từ các hoạt động hàng ngày trong kinh doanh nhà hàng. Nội dung chính: 1. Vai trò bảo vệ môi trường trong kinh doanh du lịch - khách sạn 1.1.Vai trò của công tác bảo vệ môi trường trong kinh doanh du lịch - khách sạn 1.1.1. Bảo vệ môi trường trong khách sạn và các cơ sở kinh doanh du lịch đóng góp đáng kể vào việc bảo vệ môi trường du lịch nói chung Môi trường trong khách sạn và các cơ sở kinh doanh du lịch là một phần của môi trường du lịch nói chung. Quá trình hoạt động bảo vệ môi trường trong ngành Du lịch nhằm tạo không gian và sản phẩm sạch. Các chương trình hoạt động bảo vệ môi trường cùng với ý thức trách nhiệm với môi trường của người lao động trong các cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch sẽ là tiền đề thuận lợi cho việc tuyên truyền, hướng dẫn, giáo dục khách du lịch một mặt có nhu cầu đối với sản phẩm sạch, mặt khác có ý thức bảo vệ môi trường trong thời gian đi du lịch và sử dụng dịch vụ du lịch. Thông qua các hoạt động bảo vệ môi trường, các biển báo, chỉ dẫn cụ thể, các cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch khuyến khích du khách tham gia bảo vệ môi trường. Hình_08: KDL nghỉ dưỡng Phú quốc Quá trình bảo vệ môi trường trong các cơ sở kinh doanh du lịch góp phần nâng cao tuyên truyền nhận thức của người dân trong vấn đề bảo vệ môi trường. Thông qua việc tham gia vào các hoạt động dịch vụ lư trú, các điểm du lịch, người dân địa phương có việc làm, có thu nhập, họ sẽ không phải khai thác tài nguyên để phục vụ cho nhu cầu sống của họ, từ đó góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên. Bảo vệ môi trường trong cơ sở lưu trú du lịch cần thực hiện những nhiệm vụ sau: - Xây dựng cơ sở lưu trú phải thực hiện theo quy hoạch và kế hoạch phát triển của ngành Du lịch và của địa phương, không xây dựng tràn lan; phải đảm bảo tiêu chuẩn xếp hạng và quy chuẩn xây dựng, tránh lãng phí. Giáo trình Quản trị môi trường,an toàn trong nhà hàng Trường Cao Đẳng Kỹ Nghệ II Trang 8 - Công trình xây dựng cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch cần quan tâm tới thiết kế, xây dựng phù hợp với môi trường xung quanh về độ cao, màu sắc trang thiết bị nội thất, phải đảm bảo yêu cầu thân thiện với môi trường, giảm thiểu chất thải độc hại, tăng cường sử dụng vật liệu địa phương và nhân công địa phương; khuyến khích chiếu sáng, thông gió tự nhiên. - Quản lý tốt công tác xây dựng: sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguyên vật liệu, năng lượng, tài nguyên, lao động, quản lý chất thái, tiếng ồn, an ninh, trật tự để không gây ảnh hưởng xấu tới môi trường. - Cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch cần phải có kế hoạch đầu tư mua sắm trang thiết bị, nguyên vật liệu, thực phẩm an toàn, thân thiện với môi trường, tố chức, triển khai áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường. - Quản lý, sử dụng hợp lý tài nguyên (đất, nước...), năng lượng (điện, gas...). nguyên vật liệu thực phẩm; khuyến khích sử dụng năng lượng tự nhiên (năng lượng mặt trời) cho hoạt động sản xuất và kinh doanh của khách sạn; - Quản lý và xử lý rác thải, nước thải, khí thải hợp vệ sinh. - Quản lý tiếng ồn. - Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước, đối tác, khuyến khích du khách và cư dân xung quanh cơ sở lưu trú du lịch thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường. - Phổ biến thông tin, tập huấn, đào tạo và tổ chức hội thảo nâng cao nhận thức, ý thức, kiến thức và kinh nghiệm báo vệ môi trường trong cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch. - Hợp tác quốc tế, học tập kinh nghiệm trong công tác bảo vệ môi trường. - Gây quỹ môi trường để đầu tư thực hiện những hoạt động bảo vệ môi trường. 1.1.2. Bảo vệ môi trường là một trong những điều kiện kinh doanh đối với cơ sở lưu trú du lịch. Trong những năm qua, lượng khách du lịch tới Việt Nam gia tăng nhanh chóng, do đó hệ thống các cơ sở lưu trú du lịch đã có bước phát triển vượt bậc. Tổng cả nước Khách sạn 5 sao Khách sạn 4 sao Khách sạn 3 sao Số lượng Số lượng Số lượng Số lượng Số lượng Số lượng Số lượng Số lượng 12.000 235.000 46 11.756 110 13.493 235 16.353 (Nguồn: Tổng cục du lịch) Thống kê cơ sở lưu trú du lịch năm 2010 (tính đến hết năm) - Với sự phát triển như vậy hoạt động xây dựng và kinh doanh lưu trú và dịch vụ du lịch đã gây tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới môi trường, góp phần làm phát sinh những vấn đề ô nhiễm và ảnh hưởng xấu tới chất lượng môi trường ở nhiều địa phương. Vì vậy bảo vệ môi trường là một trong những điều kiện kinh doanh đối với cơ sở lưu trú du lịch. Giáo trình Quản trị môi trường,an toàn trong nhà hàng Trường Cao Đẳng Kỹ Nghệ II Trang 9 - Về mặt pháp lý, khi đăng ký kinh doanh, các cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch là nơi có lượng khách từ các địa phương khác đến, có thể là khách nước ngoài đến lưu trú, điều này gây xáo trộn đời sống nhân dân địa phương, nên các cơ sở lưu trú phải cam kết tuân thủ và được cơ quan chức năng kiểm tra các điều kiện về đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm để đảm bảo tính mạng cho du khách và phòng chống các tệ nạn xã hội. Hình_09: DK đang dọn rác bãi biển - Các cơ sở kinh doanh lưu trú và dịch vụ du lịch là những nơi thường tiếp xúc trực tiếp với tài nguyên du lịch, đây cũng là nơi thải ra một lượng chất thải lớn thông qua quá trình sinh hoạt của du khách, sự hoạt động của các phương tiện vận chuyển gây tình trạng khói bụi, tiếng ồn, dầu loang. Vì vậy các cơ sở kinh doanh du lịch cần phải có các biện pháp xử lý triệt để các vấn đề trên để tránh ô nhiễm môi trường, hủy hoại cảnh quan thiên nhiên. 1.1.3. Bảo vệ môi trường đáp ứng yêu cầu của khách du lịch. - Với vai trò là điều kiện phát triển du lịch, môi trường có tác động tích cực tới tâm lý du khách. Môi trường tốt sẽ tạo cho khách có những ấn tượng tốt về đất nước và con người nơi đến thăm. Ngày nay, xu hướng phổ biến của nhu cầu du lịch (đặc biệt đối với khách quốc tế) là chỉ lựa chọn các cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch thực hiện tốt hoạt động bảo vệ môi trường(môi trường tự nhiên, môi trường xã hội). Vì vậy ngày càng nhiều cơ sở dịch vụ du lịch quan tâm thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, nhằm tạo môi trường trong sạch, an toàn, tạo niềm tin cho du khách trong sử dụng dịch vụ của cơ sở kinh doanh du lịch. - Nhu cầu của khách du lịch ngày càng cao và ngày càng quan tâm tới điều kiện về an toàn và sức khỏe, xu hướng du khách chỉ chọn những điểm đến, những cơ sở dịch vụ du lịch quan tâm đến bảo vệ môi trường. Chỉ những nơi môi trường xanh - sạch - đẹp với những sản phẩm an toàn mới có thể có sức cạnh tranh thu hút khách và từ đó các doanh nghiệp du lịch, cộng đồng dân cư địa phương mới có thể thu lợi từ du lịch. Hiện nay, do quá trình công nghiệp hóa, dân số ngày càng tăng, vấn đề đô thị hóa và nạn xây dựng tràn lan không theo quy hoạch, kế hoạch dẫn tới việc khai thác và sử dụng quá mức làm cạn kiệt tài nguyên, gia tăng các chất thải và khí thải, nước thải, tiếng ồn làm ô nhiễm và xuống cấp môi trường ảnh hưởng tới sức khoẻ của cả cộng đồng dân cư. - Bảo vệ môi trường góp phần bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, các di tích lịch sử văn hóa, góp phần làm thỏa mãn nhu cầu tham quan, thưởng thức phong cảnh của du khách. Giáo trình Quản trị môi trường,an toàn trong nhà hàng Trường Cao Đẳng Kỹ Nghệ II Trang 10 - Bảo vệ môi trường góp phần tạo mối liên kết giữa cơ sở kinh doanh du lịch, người dân địa phương và khách du lịch. Đây là tiền đề cho sự phát triển tính cộng đồng, tăng tình đoàn kết, phát triển các mối quan hệ xã hội. Giúp du khách mở mang kiến thức, hòa nhịp cùng với cuộc sống của người dân địa phương. Hình_10: Nhà vệ sinh công cộng - Bảo vệ môi trường giúp du khách yên tâm, thoải mái khi tham gia các hoạt động du lịch. (Vd: Việc xây dựng nhà vệ sinh công cộng vừa giải quyết các vấn đề môi trường, vừa giải quyết các nhu cầu cơ bản của khách du lịch). 1.1.4. Bảo vệ môi trường tạo hình ảnh tốt để thu hút khách du lịch - Bảo vệ môi trường thúc đẩy việc bảo vệ và tái tạo các cảnh quan thiên nhiên, làm cho cảnh quan nhiên nhiên trở lên đẹp và môi trường trong sạch. - Du khách luôn hướng tới một môi trường trong sạch. Việc bảo vệ môi trường của các khu du lịch thể hiện trách nhiệm đối với môi trường và sự phát triển xã hội. Nắm bắt được điều này, các công ty lữ hành đã tổ chức các tour du lịch bảo vệ môi trường và thu hút được sự hưởng ứng nhiệt tình của du khách. Sau mỗi hành trình như thế, du khách không chỉ khám phá cảnh đẹp ở những vùng đất mới mà còn tìm thấy ý nghĩa và giá trị đích thực của cuộc sống. Những tour du lịch vì môi trường thường được các đơn vị lữ hành triển khai như: trồng cây xanh, nhặt rác thải, phát túi nilon tự hủy... Công ty Du lịch Vietravel đã tổ chức các chiến dịch "Vì một môi trường du lịch sạch" trên khắp các tỉnh, thành, những điểm du lịch nổi tiếng, tập trung đông du khách như: TP Hồ Chí Minh, Huế, Lào Cai, Nha Trang, Long Xuyên Chi nhánh miền Bắc và Chi nhánh Hà Nội phối hợp với Thành đoàn Hà Nội phát động tại tượng đài Lý Tự Trọng, phường Thụy Khuê, quận Tây Hồ với sự tham gia của 850 tình nguyện viên là du khách và nhân viên công ty với những hành động thiết thực như: đạp xe, quét, thu gom rác kết hợp phát túi nilon tự hủy quanh các tuyến phố chính, các khu du lịch, khu chợ, bến xe chương trình sẽ góp phần làm tăng sức hấp dẫn của điểm đến đối với du khách trong và ngoài nước, đồng thời tuyên truyền, vận động người dân, du khách nâng cao ý thức giữ gìn cảnh quan môi sinh, không gian du lịch. Saigontourist cũng đã triển khai thành công tour "Mỗi du khách một cây xanh cho Đà Lạt" với ý nghĩa: Khi tự tay trồng một cây xanh tại điểm du lịch, mỗi du khách sẽ góp phần tích cực giữ gìn, tôn tạo cảnh quan môi trường Không chỉ có các đơn vị lữ hành, ngay cả trung tâm vui chơi, giải trí, cơ sở lưu trú cũng đã và đang tổ chức nhiều hoạt động hấp dẫn lôi cuốn du khách tham gia bảo vệ môi trường. Đơn cử như tại Trung tâm Lặn biển Việt Nam TP Nha Trang, Khánh Hòa vào mỗi dịp hè thường tổ chức một ngày cho khách và nhân viên dọn rác dưới nước và lặn bắt sao biển gai ăn san hô ở các điểm lặn Giáo trình Quản trị môi trường,an toàn trong nhà hàng Trường Cao Đẳng Kỹ Nghệ II Trang 11 Hình_11: KDL tham gia dọn rác bãi biển Cùng góp sức với ngành du lịch, đại diện nhiều công ty lữ hành cho rằng, không chỉ tổ chức những tour chuyên đề vì môi trường du lịch sạch, mà hoạt động này cần triển khai sâu rộng trên toàn bộ hệ thống các tour, tuyến tham quan trong và ngoài nước. Chính du khách sẽ góp phần tích cực với vai trò chủ động và đồng hành cùng các đơn vị lữ hành với tư cách là người tuyên truyền, vận động và trực tiếp tham gia bằng những việc làm thiết thực. Qua đó, mỗi chuyến du lịch sẽ là hành trình khám phá, hành trình sẻ chia cảm xúc và ý nghĩa. Đó cũng là cách để quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam ngày càng xanh hơn, đẹp hơn, sạch hơn trong mắt bạn bè thế giới. “ Hãy thử một lần tham gia những tour du lịch như thế này để thấy cuộc sống thêm ý nghĩa.” 1.1.5. Bảo vệ môi trường có tác động tích cực đến hành vi tiêu dùng của khách du lịch . - Nhận thức được tậm quan trọng của môi trường sống nên ngày nay, du khách hay hướng đến nhưng nơi có môi trường tốt, thân thiện và du khách sẵn sàng trả thêm tiền đối với các cơ sở kinh doanh du lịch thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường. Theo nghiên cứu của SNV tại Nepal lại cho thấy: Hơn 2/3 khách du lịch Mỹ, Úc và 90% khách du lịch Anh rất quan tâm tới việc bảo vệ môi trường và coi việc ủng hộ cộng đồng địa phương là một phần trách nhiệm của khách sạn. Bên cạnh đó, khoảng 70% khách du lịch Mỹ, Anh và Úc sẵn sàng trả thêm 150 USD cho 2 tuần ở một khách sạn có quan điểm thân thiện với môi trường. - Tại mỗi điểm du dịch, khách du lịch có xu hướng chi tiêu vào những sản phẩm thân thiện với môi trường, những sản phẩm sử dụng chất liệu từ thiên
Tài liệu liên quan