Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh - Nguyễn Thị Phương Hảo (Phần 2)

Ðối các doanh nghiệp sản xuất, tiêu thụ hàng hoá là khâu cuối cùng của một vòng chu chuyển vốn; là quá trình chuyển đổi tài sản từ hình thái hiện vật sang hình thái tiền tệ và vòng chu chuyển vốn của doanh nghiệp mới được hoàn thành. Thông qua kết quả tiêu thụ, sản phẩm của doanh nghiệp mới được xã hội và thị trường thừa nhận, khi đó doanh nghiệp mới thu hồi vốn và toàn bộ chi phí có liên quan đã bỏ ra và thực hiện được giá trị thặng dư là lợi nhuận. Lợi nhuận là chỉ tiêu quan trọng nhất của toàn bộ kết quả hoạt động kinh doanh, nguồn hình thành các quỹ và là nguồn bổ sung vốn và quyết định mọi sự thành công hay thất bại của kinh doanh. Do đó, doanh nghiệp cần phải thường xuyên phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận, phân tích và chỉ rõ những khó khăn và thuận lợi để có những giải pháp khắc phục những tồn tại và góp phần hoàn thiện công tác quản lý sản xuất và tiêu thụ, khai thác tốt các nguồn tiềm năng trong doanh nghiệp. Với ý nghĩa đó, nội dung chương này đặt trọng tâm vào các vấn đề: - Phân tích tình hình tiêu thụ của doanh nghiệp - Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua chỉ tiêu lợi nhuận

pdf40 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 366 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh - Nguyễn Thị Phương Hảo (Phần 2), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
25 CHƢƠNG 3 : PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ VÀ LỢI NHUẬN 3.1. Ý nghĩa, nhiệm vụ phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận Ðối các doanh nghiệp sản xuất, tiêu thụ hàng hoá là khâu cuối cùng của một vòng chu chuyển vốn; là quá trình chuyển đổi tài sản từ hình thái hiện vật sang hình thái tiền tệ và vòng chu chuyển vốn của doanh nghiệp mới được hoàn thành. Thông qua kết quả tiêu thụ, sản phẩm của doanh nghiệp mới được xã hội và thị trường thừa nhận, khi đó doanh nghiệp mới thu hồi vốn và toàn bộ chi phí có liên quan đã bỏ ra và thực hiện được giá trị thặng dư là lợi nhuận. Lợi nhuận là chỉ tiêu quan trọng nhất của toàn bộ kết quả hoạt động kinh doanh, nguồn hình thành các quỹ và là nguồn bổ sung vốn và quyết định mọi sự thành công hay thất bại của kinh doanh. Do đó, doanh nghiệp cần phải thường xuyên phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận, phân tích và chỉ rõ những khó khăn và thuận lợi để có những giải pháp khắc phục những tồn tại và góp phần hoàn thiện công tác quản lý sản xuất và tiêu thụ, khai thác tốt các nguồn tiềm năng trong doanh nghiệp. Với ý nghĩa đó, nội dung chương này đặt trọng tâm vào các vấn đề: - Phân tích tình hình tiêu thụ của doanh nghiệp - Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua chỉ tiêu lợi nhuận 3.2. Phân tích chung tình hình tiêu thụ của doanh nghiệp Phân tích chung tình hình tiêu thụ là xem xét, đánh giá sự biến động về khối lượng sản phẩm tiêu thụ xét ở toàn bộ doanh nghiệp và từng loại sản phẩm; hoặc xem xét về mục tiêu tiêu thụ mà các nhà quản lý đã định ra cho từng bộ phận để có biện pháp chấn chỉnh kịp thời. Chỉ tiêu phân tích thường là khối lượng bán ra của các mặt hàng, thể hiện qua thước đo giá trị hoặc thước đo hiện vật 3.2.1 Phân tích tình hình tiêu thụ về mặt hiện vật Công thức tính toán khối lượng tiêu thụ từng kỳ như sau: Số lượng sản phẩm tiêu thụ trong kỳ = Số lượng sản phẩm tồn kho đầu kỳ + Số lượng sản phẩm SX trong kỳ - Số lượng sản phẩm dự trữ cuối kỳ Khối lượng sản phẩm, hàng hóa tiêu thụ được tính bằng hiện vật có ưu điểm là thể hiện cụ thể khối lượng từng sản phẩm, giúp doanh nghiệp đánh giá một cách liên tục nhiều kỳ cho từng mặt hàng và có quyết định quản trị phù hợp. Nhưng hình 26 thức này có nhược điểm đối với những doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ nhiều loại sản phẩm thì không thể tổng hợp được để đánh giá chung toàn doanh nghiệp Phương pháp phân tích: là so sánh khối lượng sản phẩm tiêu thụ thực tế với kế hoạch hoặc kỳ trước đồng thời kết hợp phương pháp cân đối liên hệ để xác định ảnh hưởng của các nhân tố đến khối lượng sản phẩm tiêu thụ trong kỳ. 3.2.2 Phân tích tình hình tiêu thụ về mặt giá tr Khối lượng sản phẩm tiêu thụ hay khối lượng dịch vụ cung cấp hoàn thành biểu hiện dưới hình thức giá trị, còn gọi là doanh thu tiêu thụ. Để đánh giá kết quả công tác bán hàng, người ta so sánh doanh thu thực tế tính theo giá bán kỳ gốc (kế hoạch, năm trước) với doanh thu kỳ gốc tính theo giá bán kỳ gốc (kế hoạch, năm trước) * Phân tích chung tình hình hoàn thành kế hoạch tiêu thụ - Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch tiêu thụ (t): (%)100 1 1 1         n i ikik n i iki PQ PQ t - Mức tăng (giảm) so với kế hoạch: PQPQ ik n i ikik n i i S    11 1 Trong đó: Qi1, Qik lần lượt là số lượng sản phẩm i tiêu thụ thực tế, kế hoạch Pik là đơn giá bán kế hoạch của sản phẩm i Nếu t ≥ 100 và ∆S ≥ 0 thì đánh giá là doanh nghiệp đã hoàn thành hoặc vượt mức kế hoạch về khối lượng tiêu thụ sản phẩm và ngược lại * Phân tích tình hình tăng trưởng tiêu thụ - Phần trăm tăng trưởng tiêu thụ (t): (%)100 1 00 1 01         n i ii n i ii PQ PQ t - Mức tăng (giảm) doanh thu tiêu thụ: PQPQ i n i ii n i i S 0 1 00 1 1    Trong đó: Qi1,Qi0: lần lượt là số lượng sản phẩm i tiêu thụ kỳ này, kỳ trước Pi0: là đơn giá bán sản phẩm i kỳ trước Ví dụ 1: Có số liệu tình hình tiêu thụ 3 mặt hàng của một doanh nghiệp 27 Sản phẩm Số lượng sản phẩm tiêu thụ Đơn giá bán kế hoạch (1.000đ) Kế hoạch Thực tế A 1.200 1.350 10 B 2.700 2.500 15 C 4.300 4.500 30 Với số liệu trên, ta có thể phân tích tình hình hoàn thành kế hoạch tiêu thụ Kế hoạch Thực tế A 12.000 13.500 1.500 112,50% B 40.500 37.500 -3.000 92,59% C 129000 135000 6.000 104,65% Cộng 181.500 186.000 4.500 102,48% Sản phẩm Doanh thu tiêu thụ (1.000đ) Mức chênh lệch so với kế hoạch (1.000đ) Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch ( ) Phần trăm hoàn thành kế hoạch tiêu thụ t = ∑Qi1Pik x100 = 186.000 x 100 = 102,4% ∑QikPik 181.500 Mức vượt kế hoạch: 186.000 – 181.500 = + 4.500 (1.000 đồng) Như vậy, xét về tổng thể doanh nghiệp đã hoàn thành kế hoạch tiêu thụ với mức vượt kế hoạch là 4.500.000đ, tương ứng với tỷ lệ vượt là 2,47 . Tuy nhiên, khi xem xét các mặt hàng thì chỉ có mặt hàng A và C là vượt kế hoạch, mặt hàng B không đạt kế hoạch (92,59 ). Cần tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng không đạt kế hoạch của mặt hàng B để có biện pháp kịp thời 3.3 Phân tích lợi nhuận của doanh nghiệp 3.3.1 Phân tích khái quát lợi nhuận của doanh nghiệp Lợi nhuận của doanh nghiệp là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh hiệu quả kinh doanh, trình độ tổ chức sử dụng các yếu tố sản xuất của nhà quản trị. Đồng thời, lợi nhuận là điều kiện để doanh nghiệp tái sản xuất, thực hiện các nghĩa vụ thanh toán cho các đối tượng. Đây cũng là chỉ tiêu cơ bản đánh giá tốc độ tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp. Như vậy, doanh nghiệp phải thường xuyên phân tích tình hình lợi nhuận để phát hiện các nguyên nhân ảnh hưởng đến lợi nhuận, từ đó đưa ra các biện pháp nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp 28 Phân tích khái quát lợi nhuận là nhằm đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu lợi nhuận và tình hình biến động từng bộ phận lợi nhuận của doanh nghiệp; qua đó chỉ ra hướng đi sâu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận Tài liệu sử dụng cho phân tích khái quát lợi nhuận là báo cáo kết quả kinh doanh và các tài liệu liên quan đến lợi nhuận. * Các bộ phận cấu thành của lợi nhuận: Do đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp phong phú và đa dạng, nên lợi nhuận được hình thành từ nhiều bộ phận. Nếu xét theo nguồn hình thành, lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm ba bộ phận: - Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh: Đây là bộ phận cơ bản nhất ở doanh nghiệp, có nguồn gốc từ quá trình sử dụng vốn cho hoạt động kinh doanh theo chức năng đã đăng kí Lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính: Bộ phận lợi nhuận này hình thành từ quá trình đầu tư vốn của doanh nghiệp ra bên ngoài, như cho vay, góp vốn liên doanh, đầu tư chứng khoán và các hoạt động đầu tư tài chính khác Lợi nhuận khác: là bộ phận lợi nhuận hình thành từ những hoạt động xảy ra ngoài dự kiến, không thuộc hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động tài chính * Phương pháp phân tích: so sánh tuyệt đối và tương đối giữa kỳ phân tích và kỳ gốc, có xem xét đến các yếu tố về thu nhập và chi phí cấu thành lợi nhuận Ví dụ 2: Bảng số liệu dưới đây minh họa phân tích khái quát lợi nhuận của doanh nghiệp A ( ĐVT : 1.000đ) 29 Chỉ tiêu Kế hoạch Thực tế Chênh lệch M c ± % Doanh thu thuần 3800 4000 +200 +5,26 Giá vốn hàng bán 2500 2240 -260 -10,40% Lợi nhuận gộp 1300 1760 +460 +35,38 Chi phí bán hàng 300 380 +80 +26,67 Chi phí quản lý doanh nghiệp 400 420 +20 +5,00% Doanh thu hoạt động tài chính 1000 850 -150 -15,00% Chi phí tài chính 600 450 -150 -25,00% Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 1000 1360 +360 +36,00% Thu nhập khác 0 210 +210 Chi phí khác 0 0 Lợi nhuận khác 0 210 +210 Tổng lợi nhuận kế toán trƣớc thuế 1000 1570 +570 +57,0% Thuế thu nhập doanh nghiệp 250 392,5 +142,5 +57,0% Lợi nhuận sau thuế 750 1177,5 +427,5 +57,0% Đối tượng phân tích: 1.177,5 – 750 = +427,5 (ngàn đồng) Bảng phân tích trên cho thấy lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp tăng so với kế hoạch 427,5 ngàn đồng, tương ứng với tỷ lệ 57 , là kết quả của tổng lợi nhuận trước thuế tăng 570 ngàn đồng và phần đóng góp cho ngân sách về thuế thu nhập doanh nghiệp tăng 142,5 ngàn đồng. Lợi nhuận trước thuế tăng chủ yếu là từ lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh với mức tăng 360 ngàn đồng (tương ứng với tỉ lệ tăng 36 ) và từ lợi nhuận bất thường là 210 ngàn đồng, trong khi đó lợi nhuận tài chính không ảnh hưởng đến tình hình này 30 Đối với lợi nhuận thuần SXKD: gia tăng 360 ngàn đồng là do doanh thu tăng 200 ngàn đồng và giá vốn hàng bán giảm 260 ngàn đồng làm tổng lợi nhuận gộp tăng 460 ngàn đồng. Tình hình này được đánh giá là tích cực. Tuy nhiên, chi phí bán hàng và chi phí quản lý gia tăng với mức 80 và 20 làm lợi nhuận thuần SXKD giảm 100. Với tốc độ tăng của hai loại chi phí này đều lớn hơn tốc độ tăng doanh thu nên cần đi sâu phân tích chi tiết chi phí để có đánh giá đầy đủ hơn tình hình chi phí bán hàng và chi phí quản lí trong kỳ Đối với lợi nhuận hoạt động tài chính, tuy không thay đổi so với kế hoạch nhưng xét từng bộ phận cầu thành thì thu nhập tài chính và chi phí tài chính giảm với cùng mức 150 ngàn đồng so với kế hoạch làm lợi nhuận tài chính trong kỳ chỉ đạt 400 ngàn đồng. Cần đi sâu phân tích cơ cấu thu nhập và chi phí tài chính để có đánh giá đẩy đủ hơn Lợi nhuận bất thường phát sinh ngoài dự kiến có thể do thu nhập từ thanh lý TSCĐ, do nhận các khoản bồi thường thiệt hại, do hoàn nhập các khoản dự phòng Tóm lại, tài liệu phân tích từ báo cáo kết quả kết quả kinh doanh tuy không chi tiết cho từng loại sản phẩm, từng lĩnh vực kinh doanh, từng đơn vị thành viên những đã chỉ ra bức tranh tổng thể về nguồn gốc lợi nhuận của doanh nghiệp. Lợi nhuận từ hoạt động SXKD là bộ phận cơ bản nhất và nó là yếu tố đảm bảo cho sự ổn định về khả năng tích lũy của doanh nghiệp. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính không chỉ đánh giá hiệu quả quá trình đâu tư vốn nhàn rỗi ra bên ngoài mà còn đánh giá mức độ sử dụng nợ vay của doanh nghiệp. Lợi nhuận bất thường tuy làm tăng tổng lợi nhuận trước thuế nhưng nó không đảm bảo một sự ổn định và không phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 3.3.2 Phân tích tình hình lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh Trong tổng lợi nhuận của doanh nghiệp, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh thường chiếm tỷ trọng lớn nhất. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh được tính như sau: Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh = Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ + Doanh thu hoạt động tài chính - Chi phí tài chính - Chi phí bán hàng - Chi phí quản lý doanh nghiệp Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh = Doanh thu thuần về bán hàng, cung cấp dịch vụ - Giá vốn hàng bán + Doanh thu hoạt động tài chính - Chi phí tài chính - Chi phí bán hàng - Chi phí quản lý doanh nghiệp 31 Với: Doanh thu thuần = Doanh thu - Giảm giá hàng bán – Giá trị hàng bán trả lại - Thuế TTĐB, thuế xuất khẩu- thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp (nếu có) Trong thực tế, doanh nghiệp thường kinh doanh nhiều loại sản phẩm hàng hóa nên mỗi yếu tố trên là tổng hợp của nhiều loại sản phẩm hàng hóa. Do vậy, trong trường hợp dữ liệu phân tích được xác định riê‟.ng cho từng loại sản phẩm; và giả sử doanh thu hoạt động tài chính và chi phí hoạt động tài chính không đáng kể thì chỉ tiêu lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh được xây dựng: )( 1 CCZTRPQ qibiiii n i i i xLN    Với : Qi : là số lượng sản phẩm i tiêu thụ trong kì Pi : là đơn giá bán sản phẩm i Ri : là các khoản giảm giá đơn vị sản phẩm i Ti : là thuế xuất khẩu, thuế TTĐB đơn vị sản phẩm i (nếu có) Zi : là giá thành (giá vốn) đơn vị sản phẩm i Cbi: là chi phí bán hàng đơn vị sản phẩm i Cqi : là chi phí QLDN đơn vị sản phẩm i Trường hợp một số yếu tố trong công thức trên liên quan đến nhiều sản phẩm và về mặt hạch toán không thể tách riêng cho từng loại sản phẩm thì số liệu của yếu tố đó được phản ánh ở dạng tổng số. Ví dụ như trường hợp chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và giá trị các khoản giảm giá không hạch toán cho từng loại sản phẩm, thì chỉ tiêu lợi nhuận được xác định theo công thức: TCTCRZTPQ qbiii n i i xLN   )(1 Với : TCb : là tổng chi phí bán hàng TCq : là tổng chi phí QLDN R : là khoản giảm giá hàng bán * Phƣơng pháp phân tích Do có nhiều trường hợp về tổ chức dữ liệu kế toán nên khi phân tích cần dựa vào đặc điểm tổ chức dữ liệu để xác định các nhân tố ảnh hưởng. Phần phân tích dưới đây phân tích lợi nhuận gồm có 8 nhân tố ảnh hưởng là : số lượng sản phẩm 32 tiêu thụ, kết cấu sản phẩm tiêu thụ, giá bán, thuế, giá vốn, các khoản giảm trừ, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp Đối tượng phân tích: 1 0LN LN LN   Ảnh hƣởng của nhân tố số lƣợng sản phẩm tiêu thụ Để xem xét ảnh hưởng của nhân tố số lượng sản phẩm tiêu thụ trong khi nhân tố kết cấu sản phẩm tiêu thụ không thay đổi, thì phải giả định mỗi sản phẩm đều có tốc độ tăng sản phẩm tiêu thụ giữa kỳ phân tích và kỳ gốc là như nhau. Như vậy, khi số lượng sản phẩm tiêu thụ thay đổi từ kỳ gốc sang kỳ phân tích, giả sử các nhân tố khác không thay đổi thì lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm: TCTCRZTPQ qbiii n i i tQLN 000000 1 0 )()(   Với t là tốc độ tăng sản phẩm tiêu thụ bình quân chung toàn doanh nghiệp (%)100 1 00 1 01         n i ii n i ii PQ PQ t Như vậy mức độ ảnh hưởng của nhân tố số lượng sản phẩm tiêu thụ 0( )LN LN Q LN         n i qbiiiiqqbiiii TCTCRZTPQTCTCRZTPQ t 1 00000000000000 )()( )()1( 000 1 0 ZTPQ iii n i i t    Ảnh hƣởng của nhân tố kết cấu Khi kết cấu sản phẩm thay đổi từ kì gốc sang kì phân tích, giả sử các nhân tố khác không thay đổi thì lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm TCTCRZTPQ qbiii n i i xKLN 000000 1 1 )()(   Như vậy, mức độ ảnh hưởng của nhân tố kết cấu sản phẩm tiêu thụ )()()()()( 00 1 00000 1 1 ZTPQZTPQ ii n i iiiii n i i txQLNKLNKLN    Ảnh hƣởng của nhân tố giá bán 33 Khi nhân tố giá bán sản phẩm thay đổi từ kì gốc sang kì phân tích, giả sử các nhân tố khác không thay đổi thì lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm TCTCRZTPQ qbiii n i i xPLN 000001 1 1 )()(   Như vậy, mức độ ảnh hưởng của nhân tố giá bán )()()()( 01 1 1 PPQ ii n i i xKLNPLNPLN    Tương tự, ảnh hưởng của các nhân tố còn lại được xác định như sau: Ảnh hƣởng của nhân tố thuế xuất khẩu, thuế TTĐB( nếu có) )()()()( 01 1 1 TTQ ii n i i xPLNTLNTLN    Ảnh hƣởng của nhân tố giá vốn: )()( 01 1 1 ZZQ ii n i i xZLN    Ảnh hƣởng của nhân tố các khoản giảm trừ: 1 0( ) ( )LN R R R    Ảnh hƣởng của nhân tố chi phí bán hàng: 1 0( ) ( )LN TCb TCb TCb    Ảnh hƣởng của nhân tố chi phí quản lý doanh nghiệp: )()( 01 TCTCTC qqqLN  Cuối cùng, tổng hợp ảnh hƣởng của các nhân tố Ví dụ 3: Phân tích lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm của một doanh nghiệp với các số liệu chi tiết sau: Chi tiết tiêu thụ sản phẩm kế hoạch (ĐVT: 1.000đ) Sản phẩm Số lượng sản phẩm Đơn giá bán Giá thành đơn vị Lãi gộp đơn vị Tổng lãi gộp A 100 20 15 5 500 B 200 9 5 4 800 Chi tiết tiêu thụ sản phẩm thực tế (ĐVT: 1.000đ) 34 Sản phẩm Số lượng sản phẩm Đơn giá bán Giá thành đơn vị Lãi gộp đơn vị Tổng lãi gộp A 120 20 12 8 960 B 160 10 5 5 800 Chi phí bán hàng kế hoạch là 300.000đ, thực tế phát sinh là 380.000đ. Chi phí quản lý doanh nghiệp kế hoạch là 400.000đ, thực tế là 420.000đ Dựa vào các tài liệu trên, chỉ tiêu lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm được xác định theo công thức: TCTCZPQ qbii n i i LN   )( 1 Lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm kế hoạch:LNk = 1.300 – 300 – 400 = 600 (1.000đ) Lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm thực tế: LN1 = 1.760 – 380 – 420 = 960 (1.000đ) Đối tượng phân tích: (1.000đ) Như vây, lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm thực tế tăng so với kế hoạch: 360 ngàn đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 60 là do ảnh hưởng của các nhân tố sau: Ảnh hưởng của nhân tố số lượng sản phẩm tiêu thụ đến lợi nhuận tiêu thụ 13300.1)101,1()()1()()( 1    n i ikikik ZPQtLNkQLNQLN (1.000đ) Với 1 3.840 100% 100% 101% 3.800 i ik ik ik Q P t x x Q P      Ảnh hưởng của nhân tố kết cấu sản phẩm tiêu thụ đến lợi nhuận tiêu thụ )()()( 1 0 1 1 ZPQZPQ ik n i ikiikik n i i tKLN    = 120 x (20 -15) + 160 x (9 -5) – 1.300 x 101% = 1.240 – 1.313 = -73(1.000đ) Ảnh hưởng của nhân tố giá bán )()( 1 1 1 PPQ iki n i i xPLN    = 120 x (20 – 20) + 160 x (10 -9) = + 160(1.000đ) Ảnh hưởng của nhân tố giá vốn hàng bán 35 )()( 1 1 1 ZZQ iki n i i xZLN    =-[ 120 x (12- 15) + 160 x (5 -5) = +360(1.000đ) Ảnh hưởng của nhân tố chi phí bán hàng: 1( ) ( ) (300 380) 80LN TCb TCb TCbk         (1.000đ) Ảnh hưởng của nhân tố chi phí quản lý doanh nghiệp: 1( ) ( ) (420 400) 20kLN TCb TCq TCq         (1.000đ) Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố (ĐVT: 1.000đ) Các nhân tố làm tăng lợi nhuận Các nhân tố làm giảm lợi nhuận Số lượng sản phẩm tiêu thụ +13 Kết cấu sản phẩm tiêu thụ -73 Giá bán sản phẩm +160 Chi phí bán hàng -80 Giá thành sản phẩm +360 Chí phí quản lý doanh nghiệp -20 + 360 Qua báo cáo trên có thể thấy, doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch lợi nhuận với mức vượt kế hoạch là 360 ngàn đồng, tương ứng với tỉ lệ vượt 60 Có ba nhân tố làm tăng lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm là số lượng sản phẩm tiêu thụ; giá bán sản phẩm và giá thành sản phẩm Do doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch tiêu thụ sản phẩm với tỷ lệ vượt 101 làm lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm tăng 13 ngàn đồng. Tuy nhiên, do tỷ lệ vượt không đáng kể nên ảnh hưởng của nhân tố này cón quá nhỏ trong số lợi nhuận gia tăng của doanh nghiệp Do giá bán sản phẩm thay đổi làm lợi nhuận tăng so với kế hoạch là 160 ngàn đồng. Xét cho từng loại sản phẩm thì giá bán sản phẩm B tăng là yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự gia tăng này. Để đánh giá tình hình này, cần xem lại công tác định giá của doanh nghiệp vì thực tế cho thấy việc tăng giá chỉ xảy ra đối với mặt hàng B nhưng việc tăng này đã làm cho số lượng sản phẩm B tiêu thụ thấp hơn so với dự kiến Giá thành sản phẩm giảm đã ảnh hưởng gia tăng lợi nhuận là 360 ngàn đồng. Xét cho từng loại sản phẩm thì chỉ có giá thành sản phẩm A giảm làm lợi nhuận 36 tăng 360 ngàn đồng, thể hiện thành tích của doanh nghiệp trong công tác tổ chức quản lí sản xuất Trong các nhân tố làm giảm lợi nhuận cần chú ý đến sự thay đổi cơ cấu sản phẩm và công tác quản lý chi phí ngoài sản xuất. Kết cấu sản phẩm tiêu thụ thay đổi làm lợi nhuận giảm 73 ngàn đồng. Lí do là trong kỳ, doanh nghiệp đã tăng tỷ trọng sản phẩm A, trong khi sản phẩm này có tỷ suất lợi nhuận gộp thấp hơn sản phẩm B ở kỳ kế hoạch. Thông thường, sự thay đổi về cơ cấu sản phẩm do sự tác động khách quan từ nhu cầu thị trường. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu thị trường và trong trường hợp định hướng tiêu thụ theo chiến lược hoạt động của doanh nghiệp thì cần quan tâm đến việc điều chỉnh cơ cấu tiêu thụ, góp phần làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng so với kế hoạch làm lợi nhuận giảm 100 ngàn đồng. Thực tế kì qua cho thấy tốc độ tăng các khoản chi phí (26 đối với chi phí bán hàng và 5 đối với chi phí quản lý doanh nghiệp) lớn hơn nhiều so với tốc độ tăng khối lượng tiêu thụ (1 ). Do vậy, doanh nghiệp cần xem lại chi tiết các khoản mục chi phí để đánh giá tính hợp lý của các khoản chi phí Báo cáo phân tích trên còn làm rõ trách nhiệm của các trung tâm (bộ phận) đối với lợi nhuận chung của doanh nghiệp. Chẳng hạn, bộ phận bán hàng và marketing sẽ quan tâm và giải thích đầy đủ hơn các lý do làm thay đổi cơ cấu sản phẩm và tiêu thụ từng mặt hàng so
Tài liệu liên quan