Quản lý vùng ven bờ là một trong các môn học được lựa chọn trong dự án
“Nâng cao năng lực đào tạo về kỹ thuật bờ biển cho Trường Đại học Thủy lợi Hà
nội” do chính phủ Hà lan tài trợ
Môn học bao gồm những nội dung chủ yếu về bờ biển: Quản lý vùng bờ,
quản lý đường bờ, cồn cát, nghiên cứu cửa sông, bờ biển, các hệ sinh thái ven bờ,
các xung đột vùng bờ, quản lý tổng hợp vùng bờ.
Đối tượng của quản lý vùng bờ là quan tâm xem xét vùng bờ biển như là một
hệ thống tương tác các hoạt động kinh tế, quá trình vật lý, các phản ứng hóa học và
hoạt động sinh vật. Ví dụ hoạt động kinh tế như: đánh cá, hàng hải, hoạt động giải
trí, quốc phòng, lắng động chất thải, khai thác khoảng sản, đặt đường ống, đường
cáp dưới đáy biển, khai hoang, xây dựng phát trển hải cảng, thăm dò khai thác dầu
khí, bảo tồn thiên nhiên.
Phát triển kinh tế trong vùng bờ phụ thuộc vào năng suất có thể chấp nhận
được trong thời gian lâu dài và khả năng của tài nguyên vùng bờ.Quản lý với mục
tiêu sử dụng hiệu quả tài nguyên bờ biển cho những lợi ích phát triển kinh tế vùng.
Quản lý cần dựa trên nhận thức tổng hợp về một hệ thống bờ biển và mối tương tác
giữa hệ thống bờ biển với hệ thống ngoại vi liền kề: lưu vực sông, biển, đại dương.
154 trang |
Chia sẻ: thanhlam12 | Lượt xem: 661 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Quản lý vùng ven bờ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Đại học Thủy lợi - Delft University of Technology
----- -----
NGUYỄN BÁ QUỲ
Qu¶n lý vïng VEN bê
Cố vấn khoa học: Assoc. Prof. Ir. K.J. Verhagen
Hµ Néi -2002
LỜI NÓI ĐẦU
Quản lý vùng ven bờ là một trong các môn học được lựa chọn trong dự án
“Nâng cao năng lực đào tạo về kỹ thuật bờ biển cho Trường Đại học Thủy lợi Hà
nội” do chính phủ Hà lan tài trợ
Môn học bao gồm những nội dung chủ yếu về bờ biển: Quản lý vùng bờ,
quản lý đường bờ, cồn cát, nghiên cứu cửa sông, bờ biển, các hệ sinh thái ven bờ,
các xung đột vùng bờ, quản lý tổng hợp vùng bờ...
Đối tượng của quản lý vùng bờ là quan tâm xem xét vùng bờ biển như là một
hệ thống tương tác các hoạt động kinh tế, quá trình vật lý, các phản ứng hóa học và
hoạt động sinh vật. Ví dụ hoạt động kinh tế như: đánh cá, hàng hải, hoạt động giải
trí, quốc phòng, lắng động chất thải, khai thác khoảng sản, đặt đường ống, đường
cáp dưới đáy biển, khai hoang, xây dựng phát trển hải cảng, thăm dò khai thác dầu
khí, bảo tồn thiên nhiên...
Phát triển kinh tế trong vùng bờ phụ thuộc vào năng suất có thể chấp nhận
được trong thời gian lâu dài và khả năng của tài nguyên vùng bờ.Quản lý với mục
tiêu sử dụng hiệu quả tài nguyên bờ biển cho những lợi ích phát triển kinh tế vùng.
Quản lý cần dựa trên nhận thức tổng hợp về một hệ thống bờ biển và mối tương tác
giữa hệ thống bờ biển với hệ thống ngoại vi liền kề: lưu vực sông, biển, đại dương.
Lập kế hoạch là một việc làm liên tục của các cơ quan quản lý và được xem
xét là một nhiệm vụ cốt yếu trong sự phát triển cân bằng bền vững giữa một mặt là
phát triển vùng, mặt khác là bảo vệ tài nguyên vùng bờ lâu dài.
Mục tiêu cần đạt được trong môn Quản lý vùng bờ là:
- Đưa ra một phương pháp tổng hợp có hệ thống để mô tả quá trình vật lý, sinh
vật và kinh tế xã hội trong vùng bờ và mối tương tác giữa chúng trong hệ
thống.
- Tăng cường kiến thức và sự hiểu biết về những quá trình này.
- Đưa ra cách làm để sử dụng và cung cấp các thông tin có chất lượng cho các
nhà ra quyết định về chính sách và các nhà quản lý vùng bờ.
Môn học này được chia ra làm 3 phần:
* Phần giới thiệu đưa ra một cách nhìn cơ bản, toàn cảnh về hệ thống vùng bờ. Bên
cạnh các phân tích chính sách cốt lõi được coi như là một công cụ trong việc giải
quyết vấn đề bờ biển. Những yếu tố chính trong bất kỳ các phân tích về quản lý tổng
hợp vùng bờ là:
+ Phân tích hệ thống tự nhiên bao gồm nước, bùn cát, chất hữu cơ hoặc hình
thái bờ biển.
+ Phân tích, đánh giá các hoạt động kinh tế và tác động của chúng với hệ
thống tự nhiên.
+ Đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện việc phát triển kinh tế xã hội bền
vững theo hướng tiếp cận quản lý tổng hợp.
* Phần thứ hai bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:
- Hệ thống phi sinh vật
- Hệ thống hữu sinh
- Phân hệ kinh tế xã hội
- Sự phát triển của hệ thống quản lý
- Sự thay đổi toàn cầu tác động đến các hệ sinh thái ven biển
- Chính sách quốc tế về quản lý vùng bờ
* Phần thứ ba trình bày một mô phỏng mẫu về phương thức quản lý vùng bờ thông
qua trò chơi mô phỏng. Thông qua việc xây dựng các kịch bản giúp người học hiểu
biết nội dung cần làm trong việc quản lý, nhận thức sâu sắc hơn các giá trị của vùng
bờ và đề xuất các giải pháp nhằm khai thác, sử dụng và phát triển tài nguyên vùng
ven biển.
Tác giả xin chân thành cảm ơn các cán bộ, nhân viên của CICAT, Khoa xây
dựng, Trường Đại học công nghệ Delft. Cảm ơn các nhà khoa học, đồng nghiệp
trong và ngoài trường Đại học Thủy lợi, đặc biệt là PGS. H.J.Verhagen, người đã tận
tình giúp đỡ tôi hoàn thành quyển giáo trình và PGS. TS. Vũ Minh Cát - người hiệu
đính, hoàn thiện trước khi in ấn. Đây là lần soạn thảo đầu tiên, không tránh khỏi
những thiếu sót, tác giả mong nhận được ý kiến đóng của các chuyên gia, các đồng
nghiệp và sinh viên để từng bước hoàn thiện, có thêm một tài liệu khoa học phục vụ
giảng dạy và tham khảo
Hà nội – 2002
PGS. TS. Nguyễn Bá Qùy
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU VỀ QUẢN LÝ VÙNG BỜ
1.1 Lịch sử và khái niệm quản lý vùng ven bờ
Con người luôn ưa thích vùng ven bờ vì những nguồn tài nguyên hấp dẫn của
nó. Với những vùng đất đồng bằng màu mỡ và có nguồn tài nguyên biển phong phú,
cộng với khả năng tiếp cận các thị trường quốc tế một cách dễ dàng, vùng ven bờ đã
và vẫn đang thu hút sự quan tâm của con người. Vùng ven bờ là trung tâm phát triển
kinh tế của một quốc gia, nơi tập trung rất nhiều hoạt động kinh tế, xã hội, đồng thời
cũng chịu nhiều ảnh hưởng bởi hoạt động này. Trong tương lai, tầm quan trọng của
vùng ven bờ sẽ ngày một cao hơn do số lượng người dân đến đó sinh sống ngày một
nhiều hơn.
Vùng ven bờ thực chất là một hệ thống tài nguyên đa dạng. Nó cung cấp các
tài nguyên sinh vật và phi sinh vật cho hoạt động của con người và có chức năng
điều hoà môi trường tự nhiên cũng như nhân tạo. Mặt khác, vùng ven bờ là một hệ
thống nhiều người sử dụng. Con người sử dụng các nguồn tài nguyên cho sự sống
như nước và thức ăn, cho các hoạt động kinh tế như sử dụng không gian, các tài
nguyên tái tạo và không tái tạo được và nghỉ ngơi, giải trí (các bãi cát và nước ven
bờ).
Quá trình công nghiệp hoá, phát triển thương mại và áp lực của sự gia tăng
dân số liên tục ở nhiều nơi đã làm tăng sự xói mòn, lũ lụt, mất dần các vùng đất
ngập nước, ô nhiễm, khai thác bừa bãi đất đai và các nguồn nước ở vùng ven bờ.
Nâng cao nhận thức về giới hạn của các nguồn tài nguyên, sự suy thoái môi
trường và hậu quả đối với con người đã thúc đẩy các nghiên cứu nhằm đưa ra giải
pháp lâu dài cho vấn đề quản lý các nguồn tài nguyên. Những nghiên cứu đó dựa
trên cơ sở khái niệm về khả năng chịu đựng của môi trường, là chỉ dẫn cho các hoạt
động kinh tế xã hội vì mục tiêu bảo tồn lâu dài các yếu tố và khu vực thiết yếu và
khu vực thiết yếu của hệ thống môi trường.
Năm 1972, lần đầu tiên trong báo cáo của Câu Lạc Bộ Thành Rôm đã đề cập
những vấn đề nói trên một cách hệ thống và chặt chẽ, kết quả đã cho ra đời một cuốn
sách nổi tiếng nhan đề “Những giới hạn phát triển “ (Meadows và những người khác
-1972). Phản ứng chính trị đối với thách thức này đã được Uỷ ban Quốc tế về Môi
trường và Phát triển trình bày năm 1987 trong báo cáo Bruntland về “Tương lai
chung của chúng ta”(WCED-1987). Báo cáo đưa ra khái niệm phát triển bền vững
như một giải pháp đảm bảo những điều kiện sống có thể chấp nhận được cho các thế
hệ hôm nay cũng như mai sau. Báo cáo Bruntland đã đưa ra các mục tiêu cho chiến
lược bảo tồn toàn cầu như sau:
- Duy trì các quá trình sinh thái thiết yếu và các hệ thống duy trì sự sống.
- Bảo tồn đa dạng gen.
- Sử dụng bền vững các loài và các hệ sinh thái.
Năm 1992, 20 năm sau báo cáo của câu lạc bộ Thành Rôm, một hội nghị đặc
biệt về môi trường và Phát triển(UNCED) của Liên hợp quốc đã được tổ chức ở Rio
de janero. Chương trình nghị sự 21 là một kế hoạch hành động được đưa ra cho các
quốc gia nhằm phát triển bền vững. Nội dung “Chương trình nghị sự 21” bao gồm
toàn bộ những chủ đề có liên quan đến môi trường và Phát triển. Sự tiếp cận theo
huớng tổng hợp như vậy được trình bày trong cuốn sách của Meadow - được gọi là
“Tiếp cận tầm giới hạn” (Meadow và các cộng sự -1992).
Hình 1.1: Phát triển của các thành phố trên bờ biển
Ngày nay người ta đã công nhận rằng sự phát triển vùng ven bờ cần dựa trên
cơ sở sự hiểu biết đúng đắn về các quá trình ở đó, sử dụng kĩ thuật và các kỹ năng
kinh tế xã hội nhằm đạt được một sự cân bằng có thể chấp nhận được giữa những lợi
ích trước mắt và lâu dài. Chính vì vậy, một sự phát triển được kiểm soát cần phải
tiến hành ngay tại vùng ven bờ. Các mâu thuẫn giữa các đối tượng sử dụng khác
nhau đang trở nên gay gắt hơn. Chúng ngày càng phát triển cả về quy mô cũng như
phạm vi khi dân số và việc sử dụng các nguồn tài nguyên trên trái đất tăng lên. Sự
cần thiết phải có một phương pháp chung để mô tả mối quan hệ qua lại phức tạp
giữa hệ thống tài nguyên và việc sử dụng nó. Bởi thế, cần phải lập kế hoạch và kiểm
soát quá trình này một cách bền vững và hệ thống. Quá trình này gọi là “Quản lý
vùng ven bờ” (CZM).
Quản lý vùng ven bờ nhằm mục đích giải quyết những vấn đề hiện tại và
trong tương lai ở vùng ven bờ, bằng cách tìm ra một sự cân bằng bền vững giữa lợi
ích kinh tế và sự an toàn của môi trường. Điều này có thể đạt được nhờ phân tích cụ
thể, chi tiết các quá trình tự nhiên và hoạt động phát triển kinh tế xã hội.
Cần phải đẩy mạnh việc phát triển khả năng quản lý tổng hợp vùng ven bờ
đối với các quốc gia vùng ven biển, bởi vì:
- Xu hướng tăng tỷ lệ đói nghèo ở các vùng ven biển hiện nay đang dẫn đến sự suy
thoái vùng ven bờ và chất lượng cuộc sống ở đó.
- Các áp lực do phát triển và dân sinh hiện nay đang làm gia tăng ô nhiễm biển có
nguồn từ đất liền và sự can thiệp của con người ở các lưu vực sông cũng như ảnh
hưởng của quá trình ven bờ. Những áp lực này bao gồm :
- Giảm nơi cư trú và các nguồn tài nguyên thiên nhiên, trong đó có các bãi
biển, rừng ngập mặn, đất ngập nước, cỏ biển và san hô, cũng như các tài
nguyên thủy, hải sản và các nguồn tài nguyên biển và ven bờ khác;
- Tăng sự tổn thương đối với vùng ven bờ do bị ô nhiễm, mất bãi biển, sinh
cảnh, tăng hiểm hoạ tự nhiên và các tác động lâu dài của sự thay đổi khí hậu
toàn cầu.
Những thay đổi nói trên chắc chắn sẽ hạn chế khả năng phát triển trong tương lai:
- Nhiều nguồn tài nguyên và hệ sinh thái ven bờ đã xuống cấp và đang bị đe dọa
cần phải được tái tạo và phục hồi;
- Các nỗ lực để phát triển năng lực quản tổng hợp vùng ven bờ và thực hiện các
chương trình quốc gia có kéo dài 10 năm hoặc hơn nữa;
- Thực hiện các chiến lược nhằm thích ứng và giảm thiểu những ảnh hưởng của
thay đổi khí hậu toàn cầu có thể kéo dài một vài thập kỷ và hơn nữa, cho dù có
áp dụng ngay các biện pháp làm giảm bớt lượng phát thải khí nhà kính.
D©n sè vïng kh¸c
D©n sè vïng ven biÓn
Hình 1.2: Dân số vùng ven biển
Bởi vậy, quản lý tổng hợp vùng ven bờ phải bắt đầu hoặc đẩy mạnh ngay từ
bây giờ. Nhìn chung, các mục tiêu cơ bản của quản lý vùng ven bờ bao gồm:
- Dự báo nhu cầu về sử dụng các nguồn tài nguyên trong tương lai.
- Lập kế hoạch khai thác các nguồn tài nguyên này.
- Kiểm soát việc sử dụng các nguồn tài nguyên này.
Quản lý vùng ven bờ là cả một quá trình. Nó bao gồm tất cả các hoạt động
kinh tế, chính trị, xã hội. Thành công của quản lý vùng ven bờ phụ thuộc rất nhiều
vào nhận thức của cộng đồng về các vấn đề liên quan đến sử dụng hợp lý các nguồn
tài nguyên và thiện chí chính trị để giải quyết chúng. Trong quá trình này, nhiều giai
đoạn khác nhau cần được tiến hành như sau:
Giai đoạn 1: xác định vấn đề - các dấu hiệu mang tính xã hội (chẳng hạn như khi
các nhóm bị ảnh hưởng lên tiếng) chỉ ra khả năng có một vấn đề. Trong một giai
đoạn nào đó, có thể có mâu thuẫn về quan điểm về các nhóm khác nhau trong xã
hội về phạm vi, nguyên nhân và ảnh hưởng của vấn đề đó. Sự nhất trí về tính cần
thiết có sự can thiệp của chính quyền (trong hoạch định chính sách) là mục tiêu cuối
cùng kết thúc giai đoạn này.
Giai đoạn 2: Lập chính sách - mặc dù đã có sự thống nhất về vấn đề cần giải quyết,
vẫn còn những quan điểm khác nhau về cách giải quyết vấn đề đặt ra. Phát triển
công nghệ được lưu ý để giải quyết vấn đề này. Giai đoạn 2 kết thúc khi chính
quyền đưa ra một chính sách đầy đủ cùng với các biện pháp tương ứng. Phân tích
chính sách là một phần trong giai đoạn này. Nhiệm vụ của tổ chức quản lý vùng ven
bờ được đề cập đến trong giai đoạn này.
Giai đoạn 3: Thực thi chính sách – cuối cùng, kế hoạch được phê duyệt sẽ đưa vào
thực hiện. Sự đầu tư được triển khai; các dự án được thiết kế, thực hiện và sự phản
ứng liên quan đến một số vấn đề của chính trị, xã hội cũng lắng xuống.
Giai đoạn 4: Quản lý và kiểm soát – kiểm soát là vấn đề trọng tâm của giai đoạn
này. Những công việc thường xuyên như giám sát có thể dẫn đến yêu cầu đổi mới
công nghệ và tăng đầu tư. Điều chỉnh pháp lý trở nên quan trọng. Cần thận trọng
bởi vì những phát triển mới cũng như kiến thức và sự hiểu biết về tình hình liên
quan có thể đòi hỏi các biện pháp bổ sung. Đây là quá trình có tính tuần hoàn rất
đặc trưng.
Rõ ràng, việc quản lý vùng vùng ven bờ rất khó khăn và phức tạp, nó đòi hỏi
phải có kiến thức rất rộng. Sự gia tăng các hoạt động ở vùng ven bờ làm nảy sinh
các vấn đề ngày càng nhiều hơn. Những vấn đề này có thể rất đa dạng về phạm vi
không gian và thời gian như:
- Xói lở bờ biển do xây dựng cảng, kè trên sông và khai thác cát.
- Suy thoái hệ sinh thái do phát triển đô thị, nuôi trồng thuỷ sản và ô nhiễm nước.
- Giảm sút hoạt động du lịch do các bãi biển bị ô nhiễm bởi rong, rêu phát triển
khi có nhiều chất dinh dưỡng từ đất liền đưa ra biển.
- Ô nhiễm do sự cố tràn dầu.
Ở nhiều nước, những vấn đề như đã đề cập ở trên được giải quyết mà không
thể dự tính trước. Trong khi đó, các vấn đề không thể tách biệt nhau và là một phần
của sự phát triển tổng thể kinh tế - xã hội. Cách giải quyết một vấn đề cụ thể được
lồng ghép trong bài toán tổng thể.
Các thách thức đối với công tác quản lý vùng ven bờ rất đa dạng, chẳng hạn
như sự thay đổi các điều kiện ngoại cảnh (mực nước biển dâng lên, xói lở trên diện
rộng, sụt lún đất), sự thay đổi mô hình kinh tế xã hội (gia tăng sự chuyển dịch các
hoạt động kinh tế xã hội về các vùng ven bờ) và các hoạt động từ nguồn nước thải,
khai thác cát đá v.v.
Để nghiên cứu mức độ dễ bị tổn thương của vùng ven bờ do những thay đổi
nói trên, không chỉ có các tác động riêng lẻ mà cả sự tương tác giữa chúng cũng cần
phải xem xét. Nói chung, tính dễ bị tổn thương của vùng ven bờ có thể được xem xét
trong bối cảnh của sự phát triển bền vững, một khái niệm dùng để chỉ khả năng của
một quốc gia trong việc giải quyết một cách lâu bền tất cả những áp lực, vấn đề và
thiệt hại về môi trường ở vùng ven bờ của mình.
Giá trị sinh thái và kinh tế phải được xem xét cân đối để đưa ra các chiến
lược cho sự phát triển bền vững như vậy. Đây là một vấn đề phức tạp bởi vì suy
thoái môi trường là một quá trình diễn ra chậm nhưng khó có thể đảo ngược được.
Các hành động ngăn ngừa phải được tiến hành trước khi những dấu hiệu của sự suy
thoái trở nên rõ ràng.
Quy hoạch các nguồn tài nguyên vùng ven bờ chứa đựng các khía cạnh về kỹ
thuật, xã hội, kinh tế và môi trường. Nó đòi hỏi sự đóng góp của rất nhiều ngành,
lĩnh vực. Một số ví dụ về lĩnh vực chuyên môn trong nhóm nghiên cứu lập kế hoạch
được đưa ra dưới đây:
Kỹ thuật: Kỹ thuật biển, địa hình ven bờ, hình thái bờ biển, thuỷ động lực học, khí
tượng biển, địa chất;
Kinh tế- xã hội : Kinh tế vĩ mô, kinh tế kỹ thuật, nhân khẩu học, quy hoạch vùng, xã
hội học và các chuyên môn khác của đối tượng sử dụng như nghề cá, khai khoáng,
giao thông và du lịch.
Môi trường: sinh học, sinh thái học, hoá học.
Bên cạnh sự đóng góp của các ngành chuyên môn, phải cần đến năng lực của
các nhà phân tích hệ thống và chính sách, những người có thể tổng hợp các đóng
góp của các chuyên gia theo hệ thống phân tích chặt chẽ và có thể đưa ra các chiến
lược trình các nhà ra quyết định.
1.2 Quan điểm hệ thống về vùng ven bờ
1.2.1 Khái quát về hệ thống đa dạng vùng ven bờ
Vùng ven bờ là một vùng điển hình, nơi các vấn đề tương tác với nhau có thể
được xem xét bằng phương pháp phân tích hệ thống. Như minh hoạ một cách trìu
tượng ở hình 1.3, vùng ven bờ trước hết được kiểm soát bởi hai nguồn hoạt động:
Các điều kiện tự nhiên (tồn tại ngoài sự kiểm soát của con người) và cơ sở hạ tầng tổ
chức hay các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, hình thái có tổ chức và được phê
chuẩn, mà trong đó có sự hoạt động tích cực của con người. Tiếp theo cũng trên hình
1.3, ba hệ thống cơ bản trong vùng ven bờ được phân biệt:
Hình 1.3: Nguyên tắc hệ thống của các yếu tố chính trong vùng ven bờ
- Hệ tự nhiên: bao gồm tất cả những gì không do con người tạo ra (khí quyển,
thạch quyển, thuỷ quyển) kể cả sự tương tác giữa chúng thông qua các quá trình
sinh học, phi sinh học và hoá học. Đây là hệ các nguồn tài nguyên tồn tại khá bền
vững, nếu không có sự tác động của con người.
- Các chức năng sử dụng thể hiện toàn bộ các lợi ích của con người trong việc “sử
dụng” theo một nghĩa rộng nhất các nguồn tài nguyên đó.
- Cơ sở hạ tầng: bao gồm cơ sở hạ tầng về tổ chức và kỹ thuật. Những cơ sở hạ
tầng này cần phải có sẵn và như vậy có thể vật chất hoá những chức năng sử
dụng dự định. Trong nhiều trường hợp, các cơ sở hạ tầng có ảnh hưởng vô ý
cũng như hữu ý đến hệ tự nhiên, và đôi khi ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp
đến các chức năng sử dụng khác, gây ra áp lực và mâu thuẫn.
Ba hệ thống: hệ tự nhiên, các chức năng sử dụng và cơ sở hạ tầng tương tác
với nhau về: Nguyên tắc rất nhạy cảm đối với các phân tích khoa học và định lượng.
Tất cả các hoạt động của con người, theo như định nghĩa, diễn ra trong mối tương
tác với hệ tự nhiên, một phần chỉ đơn thuần do sự có mặt của con người, phần khác
qua các ảnh hưởng trực tiếp của việc khai thác, cơ sở vật chất hạ tầng và sự ô nhiễm
của các chất thải.
Tam giác cong nhỏ ở giữa với vị trí chiến lược là giao của ba hệ thống trên,
thể hiện vai trò quan trọng của công tác quản lý vùng ven bờ. Đây là nơi có tất cả
các thông tin liên quan và các chiến lược cho phát triển bền vững được xây dựng
trên cơ sở các kiến thức tổng hợp, hệ thống thông tin và phân tích chính sách.
1.2.2 Phân hệ tự nhiên
Trong sơ đồ hệ thống vùng ven bờ, hệ tự nhiên là hệ không có sự tác động
của con người. Các yếu tố cơ bản trong hệ tự nhiên là:
- Không khí (khí quyển ).
- Nước (thuỷ quyển) kể cả các chất hoà tan có thể được mô tả qua các tính chất
hoá học, vật lý và sinh học của chúng.
- Trầm tích (thạch quyển) đặc trưng bởi các tính chất vật lý, khoáng vật học và hoá
học của nó, cũng như các tham số thuỷ động lực học và kỹ thuật địa chất liên
quan như tốc độ lắng chìm và ứng suất tiếp tới hạn.
- Sự sống trên đất liền và dưới biển được đặc trưng bởi số lượng các loài khác
nhau với số cá thể khác nhau.
Nhìn chung, các tính chất của các yếu tố cơ bản trên có thể sử dụng làm tài
liệu đầu vào cho các mô tả mang tính định lượng về các quá trình tự nhiên đang diễn
ra ở vùng ven bờ. Chúng là cơ sở quan trọng phục vụ cho việc giám sát các điều
kiện sinh thái ở vùng ven bờ.
Hệ thống vùng ven bờ thực chất là phần giao nhau giữa khí quyển, thuỷ
quyển và thạch quyển. Việc mô tả chi tiết hơn về hệ thống có thể sử dụng mô hình
số trị. Việc mô tả này bao gồm đánh giá các yếu tố quan trọng của hệ thống, các mối
tương tác vật lý giữa chúng và sau đó xây dựng hệ phương trình cơ bản biểu diễn
các quá trình tương tác giữa những yếu tố này.
Một điều quan trọng khác nữa là xác định ranh giới hệ thống của vùng nghiên
cứu. Chưa có một định nghĩa chung nào về vùng ven bờ được công nhận. Năm
1982, hội nghị Liên Hợp Quốc về Luật biển đã đưa định nghĩa đối với các vùng
khác nhau theo chủ quyền và tính pháp lý. Trong bối cảnh đó, các hoạt động khoa
học tại vùng ven bờ bị giới hạn trong hải phận quốc gia. Để áp dụng được vào thực
tế, cần có sự hoàn thiện hơn về khía cạnh luật pháp, trên cơ sở xem xét tổng thể các
điều kiện sinh thái và vật lý. Phạm vi nghiên cứu phải xác định cho một đối tượng
cụ thể, bởi vì các nghiên cứu có thể được tiến hành với quy mô khác nhau cả về thời
gian lẫn không gian. Biên giới của hệ thống nghiên cứu và việc mô tả các quá trình
liên quan đến nó sẽ được lựa chọn tương ứng. Không gian theo chiều dọc bờ biển
của hệ thống được xác định khi các các hoạt động trong đó được xem xét trong
khoảng thời gian xác định. Điều này có thể dẫn tới phạm vi của hệ thống lên đến
hàng 100 km và cần được xem xét trong một khoảng dài. Các kỹ sư chuyên về vùng
ven bờ hoặc các nhà địa mạo học vùng ven bờ thường tham gia nghiên cứu các hệ
thống với quy mô nhỏ hơn có kích thước vài chục ki lô mét.
Nếu nghiên cứu tác động của hệ thống đến chất lượng n