Chiến lược kinh doanh thường được ví như kim chỉ nam dẫn dắt mọi hoạt động của
doanh nghiệp trong từng thời kỳ nhất định. Việc xác định được một hệ thống chiến
lược và kế hoạch thống nhất, khoa học, hợp lý và linh hoạt là một trong những điều
kiện tiền đề giúp cho doanh nghiệp đạt được những mục tiêu tài chính ngắn hạn và
những mục tiêu tăng trưởng trong dài hạn. Ngoài việc xác định rõ hướng đi, đích đến,
chiến lược kinh doanh còn giúp doanh nghiệp nắm bắt và tận dụng các cơ hội kinh
doanh, tránh né hoặc giảm nhẹ tác động của các nguy cơ, đe dọa; góp phần nâng cao
hiệu quả sử dụng các nguồn lực và làm căn cứ để ra các quyết định trong quá trình tổ
chức kinh doanh sau này.
20 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 418 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo trình Quản trị chiến lược - Bài 4: Các loại chiến lược của doanh nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 4: Các loại chiến lược của doanh nghiệp
MAN308_Bai4_v1.0014102228 79
BÀI 4 CÁC LOẠI CHIẾN LƯỢC CỦA DOANH NGHIỆP
Hướng dẫn học
Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau:
Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia
thảo luận trên diễn đàn.
Đọc tài liệu:
1. Giáo trình Quản trị chiến lược, PGS. TS. Ngô Kim Thanh, NXB Đại học KTQD.
2. Fred David (2010), Strategic Management – Crafting & Executing strategy,
Thompson, Strickland, & Gamble.
Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc
qua email.
Trang Web môn học.
Nội dung
Bài 4, sẽ tập trung trình bày về các loại chiến lược trong doanh nghiệp bao gồm 3 cấp:
Chiến lược cấp doanh nghiệp (Corporate-level Strategy);
Chiến lược cấp (đơn vị) kinh doanh (SBU-level Strategy);
Chiến lược cấp chức năng (Functional-level Strategy).
Để làm rõ vai trò, nội dung và sự nhất quán giữa các loại chiến lược này trong việc giúp
doanh nghiệp đạt được các mục tiêu kinh doanh cả trong ngắn hạn và dài hạn.
Mục tiêu
Hiểu 3 cấp chiến lược trong doanh nghiệp;
Hiểu nội dung của các cấp chiến lược và điều kiện vận dụng;
Hiểu sự thống nhất giữa các cấp và các loại chiến lược trong doanh nghiệp.
Bài 4: Các loại chiến lược của doanh nghiệp
80 MAN308_Bai4_v1.0014102228
Tình huống dẫn nhập
Năm 1996, Đặng Lê Nguyên Vũ thành lập Trung Nguyên, với
số vốn đầu tiên là chiếc xe đạp cọc cạch cộng với niềm tin và
ý chí mãnh liệt của tuổi trẻ. Cho đến năm 2003, cà phê hòa tan
G7 chính thức có mặt trên thị trường và chiến thắng Nestle
trong cuộc thử mùi với kết quả 89% nghiêng về G7.
Ngày 9/6/2009, Công ty Trung Nguyên đã khởi công xây dựng
nhà máy chế biến cà phê với tổng vốn đầu tư 40 triệu USD tại
Cụm công nghiệp Tân An, tỉnh Đắc Lắc. Dự án có diện tích
7,5 ha, nhà máy được trang bị máy móc hiện đại theo công nghệ của Đức, Italia; theo mô hình
sản xuất khép kín; có công suất hơn 60.000 tấn/năm. Dự kiến sau thời gian xây dựng 18 tháng,
đây sẽ là nhà máy chế biến cà phê lớn nhất tại Đắc Lắc đến thời điểm này.
Năm 2010, sản phẩm cà phê Trung Nguyên được xuất khẩu đến hơn 60 quốc gia trên toàn cầu,
tiêu biểu như tại Mỹ, Canada, Nga, Anh, Đức, Nhật Bản, Trung Quốc, khối Asean. Tiếp sau đó,
năm 2011 – 2012, Trung Nguyên dẫn đầu thị phần cà phê Việt Nam (Rang xay và hòa tan),
Trung Nguyên được người Việt Nam bình chọn là thương hiệu được yêu thích nhất.
Tháng 9/2010, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam – Vinamilk thông báo về việc chuyển nhượng dự
án Nhà máy Cà phê Sài Gòn. Theo thông tin công bố, Vinamilk đã ký hợp đồng chuyển nhượng
dự án Nhà máy Cà phê Sài Gòn cho Công ty Cổ phần Trung Nguyên tại Khu công nghiệp Mỹ
Phước, Bình Dương. Nhà máy này chuyên sản xuất các sản phẩm cà phê hòa tan các loại, cà phê
rang xay và cà phê đóng lon uống liền, có công suất chế biến 1.500 tấn cà phê hòa tan và 2.600
tấn cà phê rang xay mỗi năm, với tổng vốn đầu tư 17 triệu USD. Thông tin từ phía Trung
Nguyên cho biết, vụ mua lại Nhà máy Cà phê Sài Gòn nằm trong chiến lược hoàn thiện hệ thống
nhà máy công nghệ và bí quyết của công ty này, với mức đầu tư 2.200 tỷ VND trong thời hạn 5
năm. Ông Lê Tuyên, Giám đốc Tiếp thị và Truyền thông của Trung Nguyên, nói: “Đối với Trung
Nguyên, đây là một bước chuẩn bị của cuộc hành trình dài để xóa bỏ những ám ảnh về nghịch lý
bất công của ngành cà phê Việt Nam, thể hiện khát vọng của cả một tập thể con người Trung
Nguyên, quyết tâm nâng cao vị thế thương hiệu cà phê Việt Nam trên trường quốc tế”. Hiện
Trung Nguyên đang có 4 nhà máy chế biến cà phê lớn nhất, gồm 2 nhà máy chế biến cà phê rang
xay và 2 nhà máy chế biến cà phê hòa tan. Việc tiếp nhận Nhà máy Cà phê Sài Gòn sẽ nâng tổng
công suất sản xuất cà phê hòa tan của Trung Nguyên lên gấp 3 lần so với trước đây.
Sau 16 năm, đã có 12,2 tỷ ly cà phê Trung Nguyên được tiêu thụ, 11/17 triệu hộ gia đình Việt
Nam sử dụng cà phê Trung Nguyên, 60 quán cà phê Trung Nguyên (TNF) đã được khai trương.
Đặc biệt, tốc độ tăng trưởng được duy trì trên 50% trong nhiều năm liên tiếp. Trong năm 2012 –
2013 và giai đoạn tiếp theo, Trung Nguyên tập trung toàn lực hiện thực mục tiêu chiến lược của
tổ chức “Thống lĩnh nội địa – Chinh phục thế giới”.
Nhận diện chiến lược và mục tiêu mà Trung Nguyên đang theo đuổi?
Bài 4: Các loại chiến lược của doanh nghiệp
MAN308_Bai4_v1.0014102228 81
Chiến lược kinh doanh thường được ví như kim chỉ nam dẫn dắt mọi hoạt động của
doanh nghiệp trong từng thời kỳ nhất định. Việc xác định được một hệ thống chiến
lược và kế hoạch thống nhất, khoa học, hợp lý và linh hoạt là một trong những điều
kiện tiền đề giúp cho doanh nghiệp đạt được những mục tiêu tài chính ngắn hạn và
những mục tiêu tăng trưởng trong dài hạn. Ngoài việc xác định rõ hướng đi, đích đến,
chiến lược kinh doanh còn giúp doanh nghiệp nắm bắt và tận dụng các cơ hội kinh
doanh, tránh né hoặc giảm nhẹ tác động của các nguy cơ, đe dọa; góp phần nâng cao
hiệu quả sử dụng các nguồn lực và làm căn cứ để ra các quyết định trong quá trình tổ
chức kinh doanh sau này.
Hệ thống chiến lược trong doanh nghiệp đơn ngành và đa ngành về cơ bản là giống
nhau về các thức xây dựng, nội dung và triển khai. Tuy nhiên, trong doanh nghiệp đơn
ngành hệ thống chiến lược thường đơn giản nhằm hỗ trợ doanh nghiệp triển khai trong
một lĩnh vực kinh doanh đơn nhất. Ngược lại, trong doanh nghiệp đa ngành, hệ thống
chiến lược thường phức tạp và được tổ chức thành nhiều cấp hơn.
Trong doanh nghiệp đa ngành, hệ thống chiến lược được chia thành ba cấp: chiến lược
cấp doanh nghiệp (Corporate-level strategy), chiến lược cấp đơn vị kinh doanh
(Business-level strategy) và chiến lược cấp chức năng (Functional-level strategy).
Trong khi đó doanh nghiệp đơn ngành chỉ có hai cấp xây dựng chiến lược là cấp
doanh nghiệp và cấp chức năng. Sự khác biệt có thể được hình dung cụ thể hơn trong
Sơ đồ 4.1 và 4.2 dưới đây:
Sơ đồ 4.1. Chiến lược cấp doanh nghiệp và chiến lược cấp chức năng
trong một doanh nghiệp đơn ngành
Sơ đồ 4.2. Chiến lược cấp doanh nghiệp, cấp đơn vị kinh doanh
và chiến lược cấp chức năng trong một doanh nghiệp đa ngành
Chiến lược cấp doanh nghiệp
Chiến lược
sản xuất
Chiến lược
Marketing
Chiến lược
tài chính
Chiến lược
nhân sự
Chiến lược cấp doanh nghiệp
Chiến lược
sản xuất
Chiến lược
Marketing
Chiến lược
tài chính
Chiến lược
SBU 1
Chiến lược
SBU 2
Chiến lược
SBU 3
Chiến lược
nhân sự
Bài 4: Các loại chiến lược của doanh nghiệp
82 MAN308_Bai4_v1.0014102228
Trong đó, việc ra quyết định chiến lược ở các cấp xây dựng chiến lược khác nhau có
một số điểm đặc trưng riêng biệt như sau:
Bảng 4.1: Ra quyết định chiến lược trong doanh nghiệp
Cấp xây dựng chiến lược
TT Tiêu chí
Doanh nghiệp Đơn vị
kinh doanh
Chức năng
1 Thời gian xây dựng Dài hạn Trung hạn Ngắn hạn
2 Loại quyết định Định hướng Hỗn hợp Tác nghiệp
3 Mức độ rủi ro Cao Thấp Trung bình
4 Mức độ tác động Trọng đại Lớn Không lớn
5 Khả năng thu lợi nhuận Cao Trung bình Thấp
6 Tính linh hoạt Cao Trung bình Thấp
7 Tính cụ thể Thấp Trung bình Cụ thể cao
8 Tính đổi mới Đổi mới Hỗn hợp Tính lặp lại
9 Cấp ra quyết định Cấp cao Cấp trung Cấp thấp
Chiến lược ở các cấp khác nhau vẫn có tác động lẫn nhau. Chiến lược ở cấp cao hơn
mang tính định hướng và là căn cứ để xây dựng chiến lược ở cấp thấp hơn, trong khi
chiến lược ở cấp thấp được xây dựng để nhằm góp phần đạt được mục tiêu đề ra trong
chiến lược ở cấp cao hơn.
4.1. Chiến lược cấp doanh nghiệp
4.1.1. Chiến lược tăng trưởng
4.1.1.1. Chiến lược tăng trưởng tập trung
Chiến lược tăng trưởng tập trung là chiến lược tăng trưởng bằng cách phát huy các
nguồn lực nội bộ của doanh nghiệp để tăng doanh số và lợi nhuận. Chiến lược tăng
trưởng tập trung bao gồm 3 chiến lược:
Chiến lược thâm nhập thị trường;
Chiến lược phát triển thị trường;
Chiến lược phát triển sản phẩm.
Chiến lược thâm nhập thị trường là chiến lược nhằm gia tăng thị phần cho các sản
phẩm hoặc dịch vụ hiện tại của doanh nghiệp thông qua các nỗ lực marketing. Chiến
lược thâm nhập thị trường bao gồm việc gia tăng số lượng nhân viên bán hàng, tăng
chi phí quảng cáo, tăng cường các hoạt động xúc tiến bán hàng hoặc gia tăng các nỗ
lực quan hệ công chúng. Chiến lược thâm nhập thị trường có thể trở nên rất hiệu quả
trong một số trường hợp như khi thị trường hiện tại chưa bão hòa một loại sản phẩm
hoặc dịch vụ nhất định hoặc tỷ lệ sử dụng sản phẩm của các khách hàng hiện tại có thể
gia tăng một cách đáng kể. Hoặc trong trường hợp thị phần của các đối thủ cạnh tranh
chính đang giảm đi trong khi lượng tiêu thụ toàn ngành đang tăng lên. Ngoài ra khi
doanh số bán hàng và chi phí marketing trong quá khứ có sự tương quan chặt chẽ và
việc gia tăng quy mô có thể mang lại cho doanh nghiệp các lợi thế cạnh tranh cơ bản.
Bài 4: Các loại chiến lược của doanh nghiệp
MAN308_Bai4_v1.0014102228 83
Chiến lược phát triển thị trường là chiến lược nhằm
đưa các sản phẩm hoặc dịch vụ hiện tại tiêu thụ trên
các khu vực địa lý mới. Chiến lược này hướng đến
việc cung ứng các sản phẩm, dịch vụ hiện tại của
doanh nghiệp tới các khách hàng mới, do đó việc khai
thác các nhóm khác hàng mới trong khu vực địa lý
hiện tại mà doanh nghiệp đang hoạt động cũng có thể
được coi là chiến lược phát triển thị trường. Với chiến
lược này doanh nghiệp cần thiết lập kênh phân phối
mới cho sản phẩm hàng hóa và dịch vụ hiện tại, do đó
doanh nghiệp cũng cần cân nhắc về chi phí và hiệu đầu tư, đặc biệt trong bối cảnh
kinh tế suy thoái. Chiến lược phát triển thị trường đặc biệt phù hợp với các doanh
nghiệp có một/một số các điều kiện dưới như sau: khi doanh nghiệp có thể thiết lập
được một kênh phân phối mới hiệu quả: ổn định, sẵn sàng và với chi phí hợp lý; khi
một doanh nghiệp đang kinh doanh rất hiệu quả trong ngành kinh doanh mà nó tham
gia và có năng lực dư thừa; khi tồn tại một đoạn thị trường nào đó chưa được khai thác
hoặc chưa bão hòa; khi doanh nghiệp có nguồn lực cần thiết (vốn, nhân lực) để triển
khai và quản lý hoạt động kinh doanh tại đoạn thị trường mới hoặc khi doanh nghiệp
đang hoạt động dưới năng lực sản xuất hiện tại. Ngoài ra, chiến lược này cũng có thể
rất phù hợp nếu ngành kinh doanh mà doanh nghiệp đang tham gia có xu hướng mở
rộng về phạm vi trên toàn cầu.
Chiến lược phát triển sản phẩm là chiến lược nhằm gia tăng lượng hàng hóa tiêu thụ
bằng cách thay đổi hoặc cải tiến sản phẩm hoặc dịch vụ hiện tại. Không chỉ đòi hỏi
một ngân sách lớn hơn cho hoạt động nghiên cứu và phát triển, các doanh nghiệp
thường xuyên theo đuổi chiến lược phát triển sản phẩm còn phải có năng lực thực sự
trong hoạt động nghiên cứu phát triển và hoạt động marketing nhằm đưa sản phẩm,
dịch vụ mới tới tay người tiêu dùng. Chiến lược phát triển sản phẩm đặc biệt hữu hiệu
trong một số trường hợp như khi một sản phẩm rất thành công của doanh nghiệp đã
bắt đầu đi vào giai đoạn bão hòa trong chu kỳ sống sản phẩm; chiến lược này nhằm
thu hút những khách hàng đã thỏa mãn với những sản phẩm hoặc dịch vụ hiện tại của
doanh nghiệp tiếp tục thử và tiêu dùng các sản phẩm hoặc dịch vụ mới. Hoặc khi
doanh nghiệp hoạt động và cạnh tranh trong ngành có tốc độ đổi mới và phát triển
công nghệ cao; trong khi đối thủ cạnh tranh chính có thể đưa ra sản phẩm có chất
lượng tốt hơn nhưng ở mức giá cạnh tranh. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể áp dụng
chiến lược này nếu kinh doanh trong ngành có tốc độ tăng trưởng cao và khi doanh
nghiệp có thế mạnh thật sự trong hoạt động nghiên cứu và phát triển.
4.1.1.2. Chiến lược đa dạng hóa
Chiến lược đa dạng hóa là nhằm tạo ra sự đa dạng trong các lĩnh vực và ngành nghề
kinh doanh mà doanh nghiệp tham gia. Đa dạng hóa mang lại cho doanh nghiệp nhiều
lợi ích không chỉ phân tán rủi ro mà còn những lợi ích tài chính và phi tài chính khác.
Thứ nhất, đa dạng hóa không chỉ đóng vai trò phân tán rủi ro cho các ngành kinh
doanh khác nhau, vì nếu chỉ nhằm phân tán rủi ro các chủ sở hữu có thể tiến hành một
cách đơn giản là mua cổ phiếu của nhiều doanh nghiệp trong các ngành khác nhau
hoặc rót tiền vào các quỹ đầu tư. Thứ hai, việc đa dạng hóa sẽ có ý nghĩa nếu nó
gia tăng lợi ích cho các chủ sở hữu nhiều hơn lợi ích mà họ thu được nếu đầu tư độc
Bài 4: Các loại chiến lược của doanh nghiệp
84 MAN308_Bai4_v1.0014102228
lập. Do đó một ngành/lĩnh vực được lựa chọn để đa dạng hóa phải đủ sức hấp dẫn để
mang lại tỷ suất lợi nhuận cao và hỗ trợ cho các lĩnh vực kinh doanh nhiều hơn là khi
chúng kinh doanh độc lập.
Theo quan điểm của Hitt – Ireland – Hoskission (Strategic management – Competitiveness
and Globalization, Hitt – Ireland – Hoskission, 7th edition, South-Western, 2007), đa
dạng hóa có thể chia ra làm hai dạng cơ bản là đa dạng hóa liên quan (ràng buộc hoặc
theo chuỗi) hoặc đa dạng hóa không liên quan.
Doanh nghiệp sử dụng chiến lược đa dạng hóa liên
quan mong muốn tạo ra và tận dụng được lợi thế kinh
tế nhờ quy mô giữa các lĩnh vực kinh doanh. Lợi thế
này có được do sự tiết kiệm chi phí sản xuất được tạo
ra do sự chia sẻ nguồn lực hoặc chuyển giao năng lực
cạnh tranh cốt lõi cấp doanh nghiệp đã được hình
thành và phát triển trong một lĩnh vực kinh doanh nào
đó cho các lĩnh vực kinh doanh khác. Việc tạo và
chuyển giao giá trị này có thể được thực hiện thông
qua hai cách thức: chia sẻ các hoạt động để tạo ra sự
liên hệ trong quá trình tổ chức sản xuất và chuyển giao
năng lực cạnh tranh cốt lõi của doanh nghiệp. Trong đó, để tạo ra lợi thế kinh tế nhờ
quy mô người ta bắt buộc phải chia sẻ các tài sản hữu hình như nhà xưởng, máy móc
thiết bị và các tài sản hữu hình khác giữa các lĩnh vực kinh doanh; các tài sản vô hình
như bí quyết công nghệ có thể được chia sẻ nhưng thường ít hơn. Tuy nhiên, nếu
chỉ chuyển giao bí quyết công nghệ mà không bao gồm các tài sản hữu hình khác thì
đó là chuyển năng lực cạnh tranh cốt lõi ở cấp doanh nghiệp chứ không phải sự chia
sẻ hoạt động.
Các doanh nghiệp muốn tạo ra giá trị thông qua việc chia sẻ các hoạt động cơ bản
thường lựa chọn chiến lược đa dạng hóa liên quan ràng buộc. Sự liên hệ trong quá
trình tổ chức sản xuất được tạo ra nhờ sự chia sẻ các hoạt động cơ bản như hệ thống
phân phối, giao hàng và các hoạt động hỗ trợ khác. Doanh nghiệp mong muốn tạo ra
giá trị thông qua việc chuyển giao năng lực cạnh tranh cốt lõi để tạo ra sự liên hệ ở
cấp doanh nghiệp thường theo đuổi chiến lược đa dạng hóa liên quan theo chuỗi.
Chiến lược đa dạng hóa không liên quan thường hướng việc đầu tư tài chính vào
những ngành có triển vọng lợi nhuận tốt trong danh mục đầu tư thay vì theo đuổi việc
đầu tư mở rộng hoạt động trong cùng chuỗi giá trị, hoặc phù hợp với chuỗi giá trị hiện
tại của doanh nghiệp. Những doanh nghiệp đa dạng hóa không liên quan thường tìm
kiếm những doanh nghiệp có nhu cầu mua bán, sáp nhập và có triển vọng lợi nhuận
cao trong các ngành công nghiệp khác nhau. Những doanh nghiệp được chọn làm mục
tiêu thường là những doanh nghiệp đang được định giá thấp dưới giá trị tài sản thực,
những doanh nghiệp đang lâm vào tình cảnh túng quẫn hoặc những doanh nghiệp có
triển vọng lợi nhuận cao nhưng thiếu vốn đầu tư.
Với chiến lược này, một trở ngại lớn mà hiển nhiên các doanh nghiệp đa dạng hóa
phải vượt qua đó là họ phải có một đội ngũ quản lý cấp cao có khả năng hoạch định,
tổ chức, khuyến khích, ủy quyền và kiểm soát hữu hiệu. Điều này là hoàn toàn cần
thiết vì việc quản lý hoạt động kinh doanh đa ngành phức tạp hơn rất nhiều lần hoạt
động kinh doanh trong một ngành đơn nhất. Các hình thức cụ thể của hoạt động mua
Bài 4: Các loại chiến lược của doanh nghiệp
MAN308_Bai4_v1.0014102228 85
bán doanh nghiệp nhằm thực hiện chiến lược đa dạng hóa sẽ được trình bày cụ thể
trong phần chiến lược tăng trưởng bằng cách liên kết bao gồm mua bán – sáp nhập,
giành quyền kiểm soát, liên doanh và liên minh chiến lược.
Nhìn chung, chiến lược đa dạng hóa (liên quan hay không liên quan) cũng cần phải
dựa trên những nền tảng cơ bản chung là những nguồn lực dư thừa và có khả năng tận
dụng vào kinh doanh; khả năng quản lý ở các lĩnh vực kinh doanh mà doanh nghiệp
đa dạng hóa.
4.1.1.3. Chiến lược hội nhập
Chiến lược hội nhập được chia thành hội nhập dọc
và hội nhập ngang căn cứ vào chiều hướng của hoạt
động hội nhập trong chuỗi giá trị của ngành kinh
doanh. Các chiến lược hội nhập này cũng nằm trong
xu thế chung của hoạt động mua bán và sáp nhập
doanh nghiệp (M&A). Nhìn chung về cơ bản, chiến
lược hội nhập được hiểu là những nỗ lực nhằm sở
hữu (một phần hoặc hoàn toàn) hoặc gia tăng khả năng kiểm soát đối với nhà cung
cấp, nhà phân phối hoặc đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp.
Hội nhập dọc về phía trước là chiến lược nhằm sở hữu hoặc gia tăng khả năng
kiểm soát đối với nhà phân phối hoặc người bán lẻ. Chiến lược này đặc biệt phù
hợp trong trường hợp nhà phân phối hiện tại có chi phí cao, không đáng tin cậy
hoặc không đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp trong việc phân phối hàng
hóa/dịch vụ.
Hội nhập dọc về phía sau là chiến lược nhằm sở hữu hoặc gia tăng khả năng
kiểm soát đối với nhà cung cấp. Chiến lược này đặc biệt thích hợp trong trường
hợp nhà cung cấp hiện tại của doanh nghiệp ở mức giá cao, không đáng tin cậy
hoặc không đáp ứng được các yêu cầu nhất định.
Tuy nhiên, trong một số ngành, thay vì hội nhập dọc theo cách truyền thống nhằm
sở hữu các nhà cung ứng, các doanh nghiệp lại chủ trương đàm phán với các nhà
cung ứng bên ngoài một cách rộng rãi để thu được lợi ích lớn nhất. Khi đó, các
doanh nghiệp mua sắm các yếu tố đầu vào từ khắp nơi, so sánh các nhà cung ứng
với nhau để có thể đạt được thỏa thuận tốt nhất. Cạnh tranh toàn cầu thúc đẩy các
doanh nghiệp giảm số lượng các nhà cung ứng và yêu cầu cao hơn về chất lượng
và dịch vụ với các nhà cung ứng mà họ lựa chọn. Mặc dù về truyền thống, có
nhiều nhà cung cấp có thể đảm bảo cho doanh nghiệp mức giá cạnh tranh và tránh
được sự gián đoạn sản xuất, các doanh nghiệp Hoa Kỳ ngày nay cũng đã học tập
phương pháp của các doanh nghiệp Nhật Bản. Các doanh nghiệp Nhật Bản là
những người tiên phong theo chủ trương lựa chọn càng ít nhà cung cấp càng tốt
nhưng thiết lập mối quan hệ rất gần gũi và dài hạn.
Hội nhập ngang là chiến lược nhằm sở hữu hoặc gia tăng khả năng kiểm soát đối
với các đối thủ cạnh tranh. Một trong những xu hướng đáng chú ý trong quản trị
chiến lược ngày nay là tăng cường sử dụng chiến lược hội nhập theo chiều ngang
như một chiến lược tăng trưởng. Mua bán, sáp nhập, giành quyền kiểm soát giữa
các đối thủ cạnh tranh cho phép tăng lợi thế kinh tế nhờ quy mô và cho phép
doanh nghiệp chuyển giao các nguồn lực và năng lực cạnh tranh.
Bài 4: Các loại chiến lược của doanh nghiệp
86 MAN308_Bai4_v1.0014102228
4.1.1.4. Liên minh chiến lược
Liên doanh là hình thức liên minh chiến lược trong đó các bên tham gia liên doanh
(từ hai bên trở lên) cùng đóng góp nguồn lực và năng lực của mình để hình thành một
chủ thể kinh tế độc lập về mặt pháp lý. Liên doanh là hình thức rất hiệu quả để thiết
lập mối quan hệ hợp tác mang tính dài hạn và chuyển giao các kiến thức và kỹ năng
phi văn bản. Các kiến thức và kỹ năng này không thể văn bản hóa được và chỉ có thể
chuyển giao cùng với kinh nghiệm, thông qua quá trình làm việc và hợp tác chung
giữa các thành viên cung làm việc trong liên doanh. Thực tế đã chỉ ra rằng liên doanh
có thể được xem là hình thức hợp tác phù hợp nhất trong trường hợp các bên tham gia
liên doanh cần kết hợp các nguồn lực và khả năng của nhau để tạo ra lợi thế cạnh
tranh mới, khác biệt hoàn toàn so với lợi thế cạnh tranh mà từng đối tác tham gia liên
doanh sở hữu; và trong trường hợp mục đích của các bên tham gia nhằm xâm nhập
vào một thị trường có nhiều biến động và thiếu ổn định.
Liên minh chiến