1.1.1.1. Khái niệm và đặc điểm
Khái niệm: Nguyên vật liệu là phạm trù mô tả các loại đối tượng, được con người
tác động trực tiếp hoặc gián tiếp nhằm biến đổi nó để tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ.
Phân loại
Chung nhất, có thể phân chia nguyên vật liệu ra
thành 3 loại:
o Nguyên liệu: Là phần được được đưa vào sản
xuất, chưa qua chế biến, chưa qua tác động của
con người. Đó là quặng hoặc nông lâm, hải sản.
o Vật liệu: Là những đối tượng lao động đã trải
qua chế biến và được tiếp tục sử dụng vào quá
trình chế biến sản phẩm khác.
o Nhiên liệu: Là những đối tượng lao động được sử dụng để tạo ra nguồn năng
lượng phục vụ cho quá trình sản xuất.
14 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 470 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo trình Quản trị kinh doanh 2 - Bài 1: Quản trị cung ứng nguyên vật liệu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 1: Quản trị cung ứng nguyên vật liệu
TXQTTH02_Bai1_v1.0015106229 1
BÀI 1 QUẢN TRỊ CUNG ỨNG NGUYÊN VẬT LIỆU
Hướng dẫn học
Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau:
Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia
thảo luận trên diễn đàn.
Đọc tài liệu:
Giáo trình Tài chính quốc tế (2011),
Tài chính quốc tế hiện đại trong nền kinh tế mở (2005). Tác giả: GS.TS. Nguyễn
Văn Tiến.
Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua email.
Tham khảo các thông tin từ trang Web môn học.
Nội dung
Bài 1 trong học phần Quản trị kinh doanh 2 nghiên cứu những vấn đề:
Khái lược quản trị cung ứng nguyên vật liệu.
Các chỉ tiêu trong cung ứng và dự trữ nguyên vật liệu.
Lựa chọn người cung ứng.
Xây dựng và quản trị hệ thống kho tàng.
Tổ chức hoạt động vận chuyển.
Mục tiêu
Sau khi học xong bài này, sinh viên cần nắm được các nội dung sau:
Khái lược quản trị cung ứng nguyên vật liệu.
Các chỉ tiêu trong cung ứng và dự trữ nguyên vật liệu.
Lựa chọn người cung ứng.
Xây dựng và quản trị hệ thống kho tàng.
Tổ chức hoạt động vận chuyển.
Bài 1: Quản trị cung ứng nguyên vật liệu
2 TXQTTH02_Bai1_v1.0015106229
Tình huống dẫn nhập
Nhà thầu đã trúng gói thầu cung cấp thiết bị, nhưng có một số thiết bị khi dự thầu nhà thầu chào
của một nhà sản xuất từ Mỹ. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, do thiết bị trên cung cấp tại thị
trường châu Á (Việt Nam) thì không được cung cấp trực tiếp từ Mỹ mà thay thế cùng hãng
nhưng được sản xuất ở Đài Loan. Nhà thầu đề nghị Chủ đầu tư chấp nhận.
Vậy trong tình huống này nếu bạn là Chủ đầu tư thì giải quyết thế nào? Chấp
nhận hàng hóa xuất xứ từ Đài Loan hay có biện pháp gì khác?
Bài 1: Quản trị cung ứng nguyên vật liệu
TXQTTH02_Bai1_v1.0015106229 3
1.1. Khái lược quản trị cung ứng nguyên vật liệu
1.1.1. Đặc điểm nguyên vật liệu
1.1.1.1. Khái niệm và đặc điểm
Khái niệm: Nguyên vật liệu là phạm trù mô tả các loại đối tượng, được con người
tác động trực tiếp hoặc gián tiếp nhằm biến đổi nó để tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ.
Phân loại
Chung nhất, có thể phân chia nguyên vật liệu ra
thành 3 loại:
o Nguyên liệu: Là phần được được đưa vào sản
xuất, chưa qua chế biến, chưa qua tác động của
con người. Đó là quặng hoặc nông lâm, hải sản.
o Vật liệu: Là những đối tượng lao động đã trải
qua chế biến và được tiếp tục sử dụng vào quá
trình chế biến sản phẩm khác.
o Nhiên liệu: Là những đối tượng lao động được sử dụng để tạo ra nguồn năng
lượng phục vụ cho quá trình sản xuất.
Đặc điểm
o Mọi loại nguyên vật liệu đều chỉ tham gia một lần vào quá trình sản xuất sản
phẩm. Sự tham gia này có thể dẫn đến quá trình biến dạng nguyên vật liệu theo
ý muốn của con người.
o Khi tham gia vào quá trình sản xuất, giá trị toàn bộ của mọi loại nguyên vật
liệu không bị mất đi mà kết tinh vào giá trị sản phẩm được tạo ra từ nguyên vật
liệu đưa vào sản xuất.
o Các nguyên vật liệu khác nhau tham gia vào quá trình sản xuất ở những thời
điểm khác nhau và với số lượng khác nhau.
1.1.1.2. Lựa chọn, đảm bảo và tận dụng nguyên vật liệu
Lựa chọn nguyên vật liệu: Là quá trình xác định, lựa chọn các nguyên vật liệu
phù hợp với quá trình sản xuất.
o Điều kiện cần: để sản xuất sản phẩm/dịch vụ, phù hợp công nghệ cần nguyên
vật liệu đúng chủng loại, số và chất lượng.
o Điều kiện đủ:
Dù nguyên vật liệu do con người chế biến hoặc khai thác từ tự nhiên cũng
đều có rất nhiều phẩm cấp, quy cách, cỡ loại khác nhau.
Mặt khác, công nghệ kỹ thuật sản xuất cho phép con người có thể sử dụng
nguyên vật liệu thay thế nhau.
Phải lựa chọn nguyên vật liệu phù hợp.
Đảm bảo nguyên vật liệu: Là quá trình sẵn sàng cung ứng các mức nguyên vật
liệu theo yêu cầu của quá trình sản xuất vào các thời điểm khác nhau.
Bài 1: Quản trị cung ứng nguyên vật liệu
4 TXQTTH02_Bai1_v1.0015106229
o Để tiến hành sản xuất doanh nghiệp thường sử dụng rất nhiều chủng loại
nguyên vật liệu khác nhau với số lượng, chất lượng, mẫu mã khác nhau và ở
các thời điểm khác nhau. Vì thế, phải tiến hành dự trữ nguyên vật liệu cho quá
trình sản xuất.
o Một vấn đề các nhà quản trị luôn quan tâm là làm thế nào để dự trữ mọi loại
nguyên vật liệu cần thiết cho sản xuất ở mức tối ưu?
Tận dụng nguyên vật liệu: Là phương thức nhằm sử dụng triệt để và hiệu quả
nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất.
o Trong nhiều trường hợp, giá trị nguyên vật liệu chiếm tổng giá trị cao trong
tổng chi phí sản xuất.
o Nguyên vật liệu có nhiều loại, nhiều thứ với quy cách, kích cỡ rất khác nhau
mà người sản xuất có thể tận dụng để sản xuất ra nhiều loại sản phẩm khác nhau.
Vì thế, việc nghiên cứu tận dụng nguyên vật liệu trong quá trình chế biến là vấn đề
rất quan trọng.
1.1.2. Vị trí của hoạt động cung ứng nguyên vật liệu
Khái niệm: Hoạt động cung ứng nguyên vật liệu là
hoạt động đảm bảo đầy đủ nguyên vật liệu cho quá
trình sản xuất, ứng với từng thời kỳ, với số lượng,
chất lượng theo yêu cầu.
Nội dung: Mọi hoạt động cung ứng nguyên vật đều
bao gồm 3 nội dung chủ yếu là mua sắm, vận
chuyển và bảo quản nguyên vật liệu.
o Mua sắm: doanh nghiệp phải mua cái gì? Như thế nào? Ở đâu? Căn cứ để mua?
o Vận chuyển: Mua hàng hóa từ nơi này đến nơi khác. Trong hoạt động vận chuyển,
doanh nghiệp phải trả lời các câu hỏi: Vận chuyển bằng phương tiện nào? Phương
thức vận chuyển ra sao? Lộ trình vận chuyển? Thời gian vận chuyển?
o Bảo quản: Làm thế nào để đảm bảo nguyên vật liệu về phẩm cấp, chất lượng?
Vị trí của hoạt động cung ứng nguyên vật liệu
o Hoạt động cung ứng là hoạt động không thể thiếu trong bất kì doanh nghiệp nào.
o Là điều kiện, tiền đề để đảm bảo hoạt động sản xuất – kinh doanh có hiệu quả:
Cung ứng tốt thì hoạt động kinh doanh diễn ra nhịp nhàng, ăn khớp và ngược lại.
o Thông qua hoạt động cung ứng sẽ tạo ra áp lực buộc doanh nghiệp giảm chi
phí sản xuất, nâng cao năng suất lao động, đổi mới mày móc, thiết bị, công
nghệ để đáp ứng yêu cầu của hoạt động sản xuất.
o Khi kinh doanh càng phát triển, hoạt động cung ứng diễn ra trên môt diện rộng
sẽ xuất hiện một phạm trù mới là hậu cần kinh doanh (Logistics).
o Hậu cần kinh doanh được hiểu là tổng thể các hoạt động đảm bảo các yếu tố
đầu vào cần thiết cho quá trình sản xuất - kinh doanh kịp thời và có hiệu quả.
o Hậu cần kinh doanh được coi là một trong sáu chức năng chủ yếu của doanh
nghiệp: Tiêu thụ - Sản xuất - Hậu cần kinh doanh - Tài chính - Tính toán - quản
trị doanh nghiệp.
Bài 1: Quản trị cung ứng nguyên vật liệu
TXQTTH02_Bai1_v1.0015106229 5
1.1.3. Quản trị cung ứng nguyên vật liệu
Vai trò: Mục tiêu của hoạt động cung ứng nguyên
vật liệu là luôn đảm bảo cung ứng đầy đủ, đúng
chủng loại, số lượng và chất lượng nguyên vật liệu
cần thiết cho quá trình sản xuất với chi phí kinh
doanh tối thiểu. Và để thực hiện được điều đó, phải
thực hiện tốt công tác quản trị mua sắm, vận
chuyển, và dự trữ; tức là thực hiện tốt hoạt động
quản trị cung ứng nguyên vật liệu.
Khái niệm: Quản trị cung ứng nguyên vật liệu là tổng hợp các hoạt động quản trị, xác
định cầu và các chỉ tiêu dự trữ nguyên vật liệu; tổ chức mua sắm, vận chuyển và dự
trữ hợp lý nhất nhằm bảo nhằm đảm bảo luôn cung ứng đúng, đủ các loại nguyên vật
liệu theo tiêu chẩn chất lượng và thời gian phù hợp với hiệu quả cao nhất.
1.2. Nội dung quản trị cung ứng nguyên vật liệu
Quản trị cung ứng nguyên vật liệu bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
Các chỉ tiêu trong cung ứng và dự trữ nguyên vật liệu.
Lựa chọn người cung ứng.
Xây dựng và quản trị hệ thống kho tàng.
Tổ chức hoạt động vận chuyển.
1.2.1. Các chỉ tiêu trong cung ứng và dự trữ nguyên vật liệu
1.2.1.1. Xác định số lượng nguyên vật liệu cần cung ứng
Đối với mỗi loại nguyên vật liệu cầu mua sắm trong thời kì kế hoạch thường bao gồm
3 bộ phận: cầu nguyên vật liệu cho sản xuất, cầu do hư hỏng, mất mát trong quá trình
lưu kho và cầu dự trữ đề phòng sự biến động thị trường.
Bộ phận thứ nhất thường chiếm tỉ trọng chủ yếu và được xác định theo công thức:
QDi = QĐMij QSPj
Với QDi - cầu loại nguyên vật liệu thứ i để sản xuất theo kế hoạch.
QĐMij - định mức tiêu dùng loại nguyên vật liệu i để sản xuất sản phẩm thứ j.
QSPi - sản lượng kế hoạch sản phẩm j sẽ được sản xuất trong kì kế hoạch.
Bộ phận thứ hai là lượng nguyên vật liệu cần cung ứng thêm để bù đắp cho số nguyên
vật liệu hư hỏng, mất mát trong quá trình lưu kho. Bộ phận này chiếm tỉ trọng nhỏ và
thường được xác định theo phương pháp thống kê kinh nghiệm kết hợp với các dự báo
cho kỳ kế hoạch.
Bộ phận dự trữ đề phòng sự biến động thị trường hoàn toàn phụ thuộc vào tính chất
của loại nguyên vật liệu sẽ dự trữ, các kết quả dự báo thay đổi cung ứng cũng như giá
cả của thị trường nguyên vật liệu; lãi suất tiền gửi; khả năng tài chính của doanh
nghiệp; năng lực kho tàng và chi phí liên quan đến mở rộng kho tàng;
Bài 1: Quản trị cung ứng nguyên vật liệu
6 TXQTTH02_Bai1_v1.0015106229
1.2.1.2. Xác định chất lượng và dự kiến người cung ứng
Phải xác định chính xác mẫu mã và chất lượng từng
loại nguyên vật liệu phù hợp với yêu cầu sản xuất (có
tính đến pha cắt tiết kiệm).
Xét trên phương diện lý thuyết, các doanh nghiệp nhỏ và
rất nhỏ cũng như các doanh nghiệp dịch vụ có cầu về
nguyên vật liệu rất ít sẽ xác định người cung ứng dựa vào
kinh nghiệm đã tích luỹ được trong quá trình tổ chức
mua sắm và dự trữ hoặc không cần chú ý đến điều này.
Các doanh nghiệp vừa và lớn có cầu về nguyên vật liệu cần cung ứng trong từng thời
kỳ lớn sẽ phải dựa trên cơ sở phân tích và dự báo các thông tin về quãng đường,
phương tiện và chi phí vận chuyển tương ứng (có xét đến khả năng vận chuyển hai
chiều); tính tin cậy của việc cung ứng từng loại (nhóm loại) nguyên vật liệu; giá cả
từng loại nguyên vật liệu ở từng lần cung ứng; hệ thống kho tàng trung gian; để xác
định người cung ứng.
1.2.1.3. Xác định lượng đặt hàng và dự trữ tối ưu
Cầu về nguyên vật liệu của một thời kỳ kế hoạch không được cung ứng một lần mà
phải chia ra làm nhiều lần cung ứng với số lượng xác định. Về nguyên tắc, số lần và
lượng cung ứng ở mỗi lần cụ thể do tốc độ sản xuất sản phẩm, các thông số về kho
tàng và lưu kho, diễn biến và dự báo về tình hình cung ứng, giá cả nguyên vật liệu trên
thị trường,... qui định.
Vì vậy, vấn đề được đặt ra là phải xác định được lượng đặt hàng và dự trữ đem lại
tổng chi phí kinh doanh mua sắm, vận chuyển và dự trữ nhỏ nhất (lượng đặt hàng và
dự trữ tối ưu). Mô hình này dựa trên cơ sở giả định lượng đặt hàng và lượng dự trữ
trùng nhau, đã xác định được tổng cầu về nguyên vật liệu trong kỳ kế hoạch, dự báo
được giá cả thị trường; tính toán được chi phí kinh doanh mua sắm và lưu kho; năng
lực kho tàng, khả năng về tài chính, đảm bảo phù hợp với lượng dự trữ tối ưu; việc
xuất kho nguyên vật liệu không thay đổi theo thời gian.
Vì chi phí kinh doanh mua sắm và lưu kho trong kỳ kế hoạch là tổng của chi phí kinh
doanh mua sắm, đặt hàng và kho (cả chi phí kinh doanh sử dụng vốn tương ứng với
giá trị lưu kho) nên nếu gọi:
QD là số cầu về nguyên vật liệu của thời kỳ kế hoạch (một năm).
PDK là giá mua 1 đơn vị nguyên vật liệu (dự kiến).
VCKDms là chi phí kinh doanh mua sắm trực tiếp.
FCKDđh là chi phí kinh doanh cố định đặt hàng, gắn với từng lần đặt hàng.
VCKDi là chi phí kinh doanh lưu kho và tiền trả lãi tương ứng với số vốn liên quan
đến nguyên vật liệu lưu kho trong kỳ kế hoạch.
I là tỉ lệ lãi suất phải trả và chi phí kinh doanh lưu kho so với chi phí kinh doanh lưu
kho và tiền trả lãi trong kỳ kế hoạch.
TCKD là tổng chi phí kinh doanh mua sắm và lưu kho trong kỳ kế hoạch.
Qđh là lượng hàng đặt cho mỗi lần đặt hàng.
Bài 1: Quản trị cung ứng nguyên vật liệu
TXQTTH02_Bai1_v1.0015106229 7
Qopt là lượng hàng đặt tối ưu cho mỗi lần đặt hàng.
Thì sẽ thiết lập được hàm chi phí kinh doanh mua sắm và lưu kho sau:
VCKDms + FCKDđh + VCKDi = TCKD
Muốn có lượng dự trữ tối ưu hàm này phải tiến tới cực tiểu: TCKD min. Có:
QD PDK + FCKDđh QD/Qđh + Qđh PDK i/2 = TCKD
dTCKD/dQ = - FCKDđh QD/Q2đh + P i/2
Với mục tiêu TCKD min sẽ phải thoả mãn điều kiện: dTCKD/dQ = 0 nên phải có
FCKDđh QD/Q2đh = P i/2
Qopt2 = 2 QD FCKDđh/ Pi
Qopt = D KD DKh2Q FC P i´ / ´đ
Mô hình xác định lượng hàng đặt tối ưu ở trên chưa xét đến lượng nguyên vật liệu dự
trữ cần thiết trong kho, giảm giá do mua hàng với khối lượng lớn. Vì vậy có thể có các
trường hợp mở rộng mô hình sau:
Thứ nhất, tính đến khả năng kết hợp cung ứng và lưu kho nhiều loại nguyên vật liệu
khác nhau có thể nhóm các đơn đặt hàng cho nhiều loại nguyên vật liệu do cùng một
người cung cấp vào một đợt mua hàng. Khi đó mô hình đặt hàng tối ưu sẽ có dạng:
Qopt = 2QDi FCKDđh/Pi i
với QDi - cầu loại nguyên vật liệu thứ i và
Pi - giá cả (dự kiến) loại nguyên vật liệu thứ i.
Thứ hai, nếu tính đến trường hợp được giảm giá do mua hàng với khối lượng lớn,
vượt qua mức được người bán hàng giảm giá có thể xảy ra các trường hợp cụ thể sau:
Chi phí mua sắm và lưu kho giảm do giá cả nguyên vật liệu giảm.
Chi phí cố định đặt hàng bình quân giảm vì giảm số lần đặt hàng và tăng lượng đặt
cho mỗi lần đặt hàng.
Thay đổi chi phí lưu kho nguyên vật liệu.
Thứ ba, nếu xét đến các giới hạn về vốn hoặc năng lực kho tàng thì phải đưa các ràng
buộc này vào mô hình để giải quyết
Trong tính toán mô hình xác định lượng đặt hàng tối ưu có các ưu điểm cơ bản là:
Có tính khái quát cao, có thể sử dụng để xác định lượng đặt hàng cho nhiều loại
nguyên vật liệu khác nhau.
Sử dụng ít tham số và đơn giản.
Lượng đặt hàng tối ưu ít nhạy cảm với sai số của các tham số sử dụng trong mô hình.
1.2.1.4. Xác định lượng dự trữ tối thiểu cần thiết
Lượng dự trữ thường xuyên
Lượng dự trữ thường xuyên là lượng dự trữ nhằm đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra
liên tục trong các điều kiện cung ứng bình thường.
Trên phương diện lý thuyết, lượng dự trữ thường xuyên phải được xác lập trên cơ sở
thời gian và/hoặc mức sử dụng nguyên vật liệu tính từ khi bắt đầu thông báo cho
Bài 1: Quản trị cung ứng nguyên vật liệu
8 TXQTTH02_Bai1_v1.0015106229
người cung ứng cấp đợt hàng mới cho đến khi hàng đã về đến doanh nghiệp, kiểm tra
và làm xong các thủ tục nhập kho, sẵn sàng đưa vào sử dụng. Lượng dự trữ thường
xuyên mỗi loại được xác định theo công thức sau:
QDTTX = tcư QĐMTD/ngày
Trong đó: QDTTX - lượng dự trữ thường xuyên.
QĐMTD/ngày - mức sử dụng trong một ngày đêm tính theo định mức và sản
lượng sản xuất kế hoạch.
tcư - số ngày cung ứng trong điều kiện bình thường.
Thời gian cung ứng bình thường được xác định ở mức bình quân theo thống kê kinh
nghiệm kết hợp với dự báo các thay đổi trong kì kế hoạch.
Mức dự trữ này đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp diễn ra liên tục, không bị
gián đoạn trong các điều kiện cung ứng bình thường.
Lượng dự trữ bảo hiểm
Lượng dự trữ bảo hiểm là lượng cần dự trữ nhằm đảm bảo quá trình sản xuất tiến hành
liên tục trong điều kiện cung ứng không bình thường.
Về lý thuyết, lượng dự trữ bảo hiểm phải được xác lập trên cơ sở thời gian cấp hàng
sai lệch bình quân so với dự kiến và mức sử dụng bình quân một ngày đêm. Lượng dự
trữ bảo hiểm mỗi loại có thể được xác định theo công thức đơn giản sau:
QDTBH = tsl QĐMTD/ngày
Trong đó: QDTBH - lượng nguyên vật liệu dự trữ bảo hiểm.
QĐMTD/ngày - định mức tiêu dùng trong một ngày đêm.
tsl - số ngày cung ứng sai lệch bình quân 1 lần cung ứng.
Thời gian cung ứng sai lệch so với dự kiến được xác định bằng phương pháp thống kê
kinh nghiệm và dự báo các nhân tố ảnh hưởng trong kì kế hoạch. Với thời kì quá khứ,
theo thống kê có thể xác định được tổng số ngày sai lệch trong kì và số lần cung ứng
trong thời kì. Từ các số liệu này có:
tsl = Tsl/Lcư
Với: tsl - số ngày cung ứng sai lệch bình quân của một lần cung ứng.
Tsl - tổng số ngày cung ứng sai lệch trong thời kì quá khứ.
Lcư - tổng số lần cung ứng trong thời kì xem xét.
Cũng có thể xác định mức dự trữ bảo hiểm trên cơ sở số liệu thống kê đã có với lý
thuyết phân bố xác suất của lượng dự trữ bảo hiểm là một đại lượng ngẫu nhiên.
Với mức dự trữ này doanh nghiệp có thể hoạt động liên tục, không bị gián đoạn do
thiếu nguyên vật liệu trong các điều kiện cung ứng không bình thường.
Lượng dự trữ tối thiểu cần thiết
Để hoạt động sản xuất tiến hành bình thường trong mọi điều kiện doanh nghiệp phải
tính toán, lượng nguyên vật liệu dự trữ tối thiểu cần thiết. Thông thường lượng dự trữ
tối thiểu cần thiết là tổng của lượng dự trữ thường xuyên và lượng dự trữ bảo hiểm:
QDTmin = QDTTX + QDTBH
Trong đó: QDTmin - lượng dự trữ tối thiểu cần thiết.
Bài 1: Quản trị cung ứng nguyên vật liệu
TXQTTH02_Bai1_v1.0015106229 9
Như thế, lượng nguyên vật liệu dự trữ tối thiểu cần thiết đảm bảo sản xuất tiến hành
liên tục cả trong điều kiện cung ứng bình thường và không bình thường, gặp phải các
trắc trở nhất định về thời gian, số lượng và/hoặc chất lượng.
1.2.1.5. Xác định lượng thông báo hay khoảng cách đặt hàng
Về nguyên tắc, trong kho luôn phải lưu kho mức dự trữ tối thiểu cần thiết để đảm bảo
quá trình sản xuất diễn ra liên tục trong mọi điều kiện cung ứng bình thường và không
bình thường. Mặt khác, doanh nghiệp cũng xác định được lượng đặt hàng và lưu kho tối
ưu phù hợp với các điều kiện cung ứng và lưu kho của mình. Vấn đề được đặt ra, vậy
khi nào thì doanh nghiệp phải thông báo cho người cấp hàng để người cung ứng hàng
chuẩn bị cấp hàng cho mình? Và liệu mức cấp hàng mỗi lần có thay đổi hay không?
Trong thực tế việc giải đáp các vấn đề trên không đơn giản bởi lẽ thực tế không phải
lúc nào mức tiêu hao nguyên vật liệu cũng trùng với định mức tiêu dùng chúng và còn
có các yếu tố như hư hỏng, mất khi lưu kho,... Có thể có hai hệ thống đặt hàng mà các
doanh nghiệp hay áp dụng là hệ thống đặt hàng theo thời điểm và hệ thống đặt hàng
nhịp nhàng.
1.2.2. Lựa chọn người cung ứng
Thứ nhất, các loại người cấp hàng
Xét về mặt hình thức có hai loại người cấp hàng chủ yếu là ngươì cấp hàng đã có sẵn
trên thị trường và người cấp hàng mới xuất hiện.
Những người cấp hàng cũ đã quen thuộc, hai bên đều đã quan hệ với nhau ổn định và
đã khá am hiểu về nhau. Vì vậy, với những người này doanh nghiệp có lợi thế là lựa
chọn chắc chắn, nhìn chung là không sợ rủi ro song cũng có nhược điểm lớn là hai bên
cấp hàng với nhau hay theo lối mòn truyền thống đã có, ít có sự thay đổi về phương
thức, chất lượng nguyên vật liệu hoặc sự thay đổi có thể chưa đủ độ cần thiết,
Những người cấp hàng mới xuất hiện thường tự tìm đến và giới thiệu, xin được cung
cấp hàng hóa mà doanh nghiệp có cầu. Con đường tìm đến doanh nghiệp có thể là trực
tiếp hoặc gián tiếp (gửi quảng cáo giới thiệu, cataloge, ấn phẩm liên quan,...). doanh
nghiệp cũng có thể tìm kiếm những người cấp hàng mới qua các tài liệu như tạp chí
kinh doanh, niên giám bưu điện, ấn phẩm quảng cáo, gọi thầu,...
Những người cấp hàng mới xuất hiện vừa có thể đem lại lợi thế mới cho doanh nghiệp
mua nguyên vật liệu: có nhiều người hơn để doanh nghiệp lựa chọn, có thể có những
nhân tố mới xuất hiện như chất lượng, giá cả, phương thức cung ứng, thanh toán,
nguyên vật liệu; vừa đem đến những nguy cơ chứa đựng những rủi ro nhất định về
những vấn đề của người cung ứng mà doanh nghiệp chưa biết rõ như độ tin cậy về
chất lượng nguyên vật liệu, về sự đảm bảo thời gian cung ứng, về tính minh bạch
trong thanh toán,
Thứ hai, xây dựng các tiêu chuẩn cần thiết
Tuỳ thuộc vào số lượng, tầm quan trọng và đặc điểm của từng loại nguyên vật liệu
được cung cấp mà doanh nghiệp xây dựng các tiêu chuẩn cụ thể thích hợp đối với
người sẽ cấp hàng cho mình.
Thứ ba, cân nhắc lựa chọn người cấp hàng
Bài 1: Quản trị cung ứng nguyên vật liệu
10 TXQTTH02_Bai1_v1.0015106229