Giáo trình Quản trị kinh doanh 2 - Bài 2: Quản trị quá trình sản xuất

1.1. CÁC KHÁI NIỆM (tiếp theo) 7 • Như vậy có thể hiểu quá trình sản xuất là một quá trình kết hợp các yếu tố đầu vào tạo thành các yếu tố đầu ra (sản phẩm, dịch vụ) của doanh nghiệp. • Quá trình sản xuất là đối tượng của quản trị sản xuất. • Quản trị quá trình sản xuất:  Quản trị sản xuất:  Theo nghĩa rộng  Theo nghĩa hẹp  Quản trị quá trình sản xuất là một bộ phận của quản trị sản xuất, thực hiện chức năng tổ chức và điều hành quá trình sản xuất.

pdf31 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 440 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Quản trị kinh doanh 2 - Bài 2: Quản trị quá trình sản xuất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
v1.0015107206 1 BÀI 2 QUẢN TRỊ QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT TS. Vũ Trọng Nghĩa Trường Đại học Kinh tế Quốc dân v1.0015107206 TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG Công ty TNHH A là một công ty đang phát triển mạnh trên thị trường Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất phần cứng và chip điện tử. Sản phẩm của công ty có chất lượng cao nhưng giá thành lại rẻ hơn so với các sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài nên uy tín của công ty ngày càng được nâng cao. Với thế mạnh đó, vào ngày 3/3/2012 công ty đạt được một hợp đồng có giá trị lớn từ một đối tác nước ngoài là công ty BLUE. Giá trị hợp đồng là 10 tỷ đồng, tương ứng với 10.000 sản phẩm, thời hạn hợp đồng là 4 tháng. Đây thực sự là một thành công lớn của công ty không chỉ về mặt doanh thu mà còn là cơ hội để tiếp tục khẳng định thương hiệu của công ty, đặc biệt là với thị trường quốc tế. Sau khi ký hợp đồng với công ty BLUE, công ty cân đối và thấy nếu tự sản xuất thì chi phí sẽ rất cao, trong khi đó, công ty ABA là một công ty chuyên gia công sản phẩm cho các đối tác của mình, điều kiện và năng lực sản xuất tốt. 2 Vậy có nên liên kết? v1.0015107206 MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này, sinh viên cần nắm được các nội dung sau: • Những khái niệm cơ bản về sản xuất và quá trình sản xuất; • Kế hoạch sản xuất; • Các công cụ hỗ trợ sản xuất; • Một số phương pháp quản trị quá trình sản xuất. 3 v1.0015107206 NỘI DUNG 4 Khái lược về quản trị quá trình sản xuất Kế hoạch hóa sản xuất Một số phương pháp quản trị quá trình sản xuất Một số công cụ hỗ trợ lập kế hoạch tác nghiệp và hỗ trợ sản xuất v1.0015107206 5 1.2. Mục tiêu của quản trị quá trình sản xuất 1.1. Các khái niệm 1. KHÁI LƯỢC VỀ QUẢN TRỊ QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT v1.0015107206 1.1. CÁC KHÁI NIỆM 6 Giai đoạn chuẩn bị các yếu tố đầu vào Giai đoạn sản xuất Giai đoạn liên quan đến các yếu tố đầu ra • Đất đai • Lao động • Tiền vốn • Nguyên vật liệu • Thông tin • • Kết hợp làm biến đổi các yếu tố đầu vào • Thiết kế xây dụng hệ thống sản xuất • Điều khiển quá trình kết hợp • Các sản phẩm, dịch vụ • Các vấn đề như ô nhiễm môi trường,... • Quá trình sản xuất • Quá trình sản xuất là một quá trình được lặp đi lặp lại theo mô hình trên. v1.0015107206 1.1. CÁC KHÁI NIỆM (tiếp theo) 7 • Như vậy có thể hiểu quá trình sản xuất là một quá trình kết hợp các yếu tố đầu vào tạo thành các yếu tố đầu ra (sản phẩm, dịch vụ) của doanh nghiệp. • Quá trình sản xuất là đối tượng của quản trị sản xuất. • Quản trị quá trình sản xuất:  Quản trị sản xuất:  Theo nghĩa rộng  Theo nghĩa hẹp  Quản trị quá trình sản xuất là một bộ phận của quản trị sản xuất, thực hiện chức năng tổ chức và điều hành quá trình sản xuất. v1.0015107206 1.2. MỤC TIÊU CỦA QUẢN TRỊ QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT • Các mục tiêu trên thường mâu thuẫn với nhau, do đó phải xác định mục tiêu ưu tiên để tạo thế cân bằng phù hợp với môi trường kinh doanh. 8 Chất lượng Tốc độ cung ứng Tính linh hoạt Hiệu quả v1.0015107206 9 2.2. Phương pháp hỗ trợ xây dựng kế hoạch sản xuất 2.1. Kế hoạch hóa sản xuất 2. KẾ HOẠCH HÓA SẢN XUẤT v1.0015107206 2.1. KẾ HOẠCH HÓA SẢN XUẤT 10 Khái niệm: Kế hoạch hóa sản xuất là một chức năng khởi đầu của quản trị quá trình sản xuất. Kế hoạch hóa sản xuất là một quá trình tiếp diễn bao gồm việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch nhằm đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. • Kế hoạch hóa theo thời gian. • Kế hoạch hóa không theo thời gian. v1.0015107206 2.1. KẾ HOẠCH HÓA SẢN XUẤT (tiếp theo) 11 • Mục tiêu của kế hoạch hóa sản xuất tác nghiệp  Không phải tối đa hóa lợi nhuận ròng.  Mục tiêu là tận dụng tốt nhất năng lực hiện có nhằm tối đa hóa mức lãi thô. Lãi thô (D) = Doanh thu (TR) – CPKD biến đổi (VCKD) Tính theo đơn vị sản phẩm: dj = Pj – AVCj  dj: lãi thô 1 đơn vị sản phẩm j.  Pj: giá sản phẩm j.  AVCj: chi phí biến đổi bình quân 1 sản phẩm. D = ∑ dj × xj = ∑ (Pj – AVCj) ×xj v1.0015107206 2.2. PHƯƠNG PHÁP HỖ TRỢ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH SẢN XUẤT 12 • Phương pháp MRP (kế hoạch hóa nhu cầu vật tư)  Phương pháp này ra đời vào những năm 60 của thế kỷ 20, áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất có kết cấu phức tạp.  Các bước tiến hành:  Bước 1: Phân tích kết cấu sản phẩm.  Bước 2: Xác định nhu cầu nguyên vật liệu (NVL), bán thành phẩm cho việc sản xuất sản phẩm.  Bước 3: Xác định thời điểm đặt hàng.  Như vậy với phương pháp MRP, chúng ta sẽ xác định được nhu cầu NVL cho quá trình sản xuất, gồm cấc loại NVL cụ thể, số lượng cụ thể từng loại, nhà cung cấp và thời điểm cung cấp, trên cơ sở khối lượng sản phẩm cần sản xuất. v1.0015107206 2.2. PHƯƠNG PHÁP HỖ TRỢ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH SẢN XUẤT 13 • Phương pháp sử dụng bài toán quy hoạch Giả sử trong thời gian kế hoạch cần phải sản xuất n loại sản phẩm khác nhau:  Xj: khối lượng sản phẩm loại j mà doanh nghiệp sẽ tiến hành sản xuất trong thời kỳ KH (j = 1, n)  Cj: mức lãi thu được từ một đơn vị sản phẩm loại j  Bi: giới hạn nguồn lực loại i (i = 1, m)  ai j: chi phí về nguồn lực loại i để sản xuất ra 1 đơn vị sản phẩm loại j Bài toán đặt ra là tìm Xj để lợi nhuận thu được là lớn nhất. v1.0015107206 2.2. PHƯƠNG PHÁP HỖ TRỢ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH SẢN XUẤT (tiếp theo) 14 Chúng ta phải giải bài toán sau: Tìm các Xj sao cho: (C1X1 + C2X2 + C3X3 +........ CnXn) max Với điều kiện: a11X1 + a12X2 + ........ a1nXn ≤ B1 a21X1 + a22X2 + ........ a2nXn ≤ B2 ....................... am1X1 + am2X2 + ........ amnXn ≤ Bm Xj ≥ 0 v1.0015107206 15 3.2. Với doanh nghiệp sản xuất đơn chiếc 3.1. Với doanh nghiệp đa sản xuất 3. MỘT SỐ CÔNG CỤ HỖ TRỢ LẬP KẾ HOẠCH TÁC NGHIỆP VÀ PHỐI HỢP SẢN XUẤT v1.0015107206 3.1. VỚI DOANH NGHIỆP ĐA SẢN XUẤT • Xác định loạt sản xuất tối ưu Loạt sản xuất được hiểu là một sản lượng sản phẩm xác định được sản xuất tuần tự mà không cần thay đổi hoặc gián đoạn quá trình sản xuất. Mỗi loạt sản xuất sẽ sản xuất QL sản phẩm, như vậy cần số loạt sản xuất là: L = Q/QL Vấn đề là chúng ta phải xác định tính tối ưu của mỗi loạt sản xuất: 16 v1.0015107206 3.1. VỚI DOANH NGHIỆP ĐA SẢN XUẤT 17 • Phương thức phối hợp các bước công việc  Phối hợp các bước công việc theo phương thức tuần tự Phối hợp các bước công việc theo phương thức tuần tự có nghĩa là tại mỗi bước công việc tất cả các sản phẩm được tiến hành một cách liên tục và sau khi chế biến xong cả loạt mới chuyển sang bước công việc tiếp theo. TCNTT là thời gian công nghệ gia công QL sản phẩm theo phương thức tuần tự, Ta có: TCNTT = QL × ∑ti. v1.0015107206 3.1. VỚI DOANH NGHIỆP ĐA SẢN XUẤT (tiếp theo) 18 • Phương thức phối hợp các bước công việc  Phối hợp các bước công việc theo phương thức song song Phối hợp các bước công việc theo phương thức song song có nghĩa là mỗi sản phẩm sau khi được chế biến xong ở bước công việc trước thì sẽ được chuyển sang bước công việc tiếp theo mà không cần chờ các sản phẩm khác trong loạt. TCNSS là thời gian công nghệ gia công QL sản phẩm theo phương thức song song, Ta có: TCNSS = (QL - 1) × tdn + ∑ ti v1.0015107206 3.1. VỚI DOANH NGHIỆP ĐA SẢN XUẤT • Phương thức phối hợp các bước công việc  Phối hợp các bước công việc theo phương thức hỗn hợp Phối hợp các bước công việc theo phương thức hỗn hợp có nghĩa là kết hợp của hai phương thức tuần tự và song song. TCNHH là thời gian công nghệ gia công n sản phẩm theo phương thức hỗn hợp. m là số bước công việc để hoàn thành. Ta có: TCNHH = ∑ ti + (QL -1) × (∑ tdh - ∑ tnh) 19 v1.0015107206 3.2. VỚI DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT ĐƠN CHIẾC 20 • Phương pháp sơ đồ ngang (sơ đồ Gantt) Sơ đồ Gantt được xây dựng theo trình tự:  Bắt đầu với những công việc không có điều kiện gì cho việc bắt đầu nó.  Thực hiện những công việc tiếp theo mà điều kiện trước của nó đã hoàn thành, và cứ tiếp tục như vậy cho đến khi hoàn thành hết nhiệm vụ.  Ưu điểm: Đơn giản, dễ xây dựng, cho phép xác định các nhiệm vụ quan trọng, không quan trong cũng như thời gian của chúng, và thời gian của toàn bộ dự án.  Nhược điểm: Khó xây dựng khi có nhiều nhiệm vụ phức tạp. v1.0015107206 3.2. VỚI DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT ĐƠN CHIẾC (tiếp theo) 21 • Phương pháp sơ đồ mạng (Pert) Sơ đồ mạng là tên chung của rất nhiều phương pháp có sử dụng lý thuyết đồ thị. Phương pháp PERT được đề xuất vào những năm 1958-1960, dùng để tổ chức sản xuất. Các khái niệm cơ bản được dùng trong sơ đồ mạng:  Công việc;  Sự kiện;  Đường;  Đường găng. v1.0015107206 VÍ DỤ 22 Công việc Công việc cần hoàn thành trước đó Thời gian hoàn thành (ngày) A B C D E - A A B C 3 4 6 5 4 t5s = max {(7+5); (9+4)} A(3) B(4) C(6) E(4) D(5) 0 8 5 4 3 21 1313 9 7 3 1 0 0 9 30 0 0 t2m = min {(8-4); (9-6)} v1.0015107206 4. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP QUẢN TRỊ QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT 23 • Phương pháp Kanban  Thực chất của phương pháp Kanban là lệnh sản xuất cho nơi làm việc phía trước do nơi làm việc phía sau chuyển lên bằng một “Kanban”, có nghĩa là nơi làm việc phía trước chỉ sản xuất 1 sản phẩm hoặc chi tiết khi nơi làm việc sau yêu cầu, và nơi làm việc phía sau này chỉ sản xuất 1 sản phẩm hoặc 1 chi tiết khi nơi làm việc sau nữa yêu cầu,... và nơi làm việc cuối cùng chỉ sản xuất khi khách hàng yêu cầu.  Ưu điểm:  Giúp luân chuyển nhanh thông tin giữa các nơi làm việc và phối hợp ăn ý giữa các nơi làm việc.  Tạo ra sự thích ứng với quá trình sản xuất theo nhu cầu của thị trường.  Tạo cơ sở để phân quyền quản trị ở các phân xưởng.  Nhược điểm: Chỉ áp dụng trong phạm vi hẹp. v1.0015107206 4. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP QUẢN TRỊ QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT (tiếp theo) 24 • Phương pháp OPT (công nghệ sản xuất tối ưu)  Là một phương pháp điều hành quá trình sản xuất, xuất hiện ở Mỹ và năm 1978, cho rằng mục đích của quản trị sản xuất là làm biến đổi ba chỉ tiêu để tối đa hóa lợi nhuận:  Tăng doanh số bán hàng;  Giảm mức dự trữ;  Giảm chi phí sản xuất.  Các nguyên tắc chủ yếu. v1.0015107206 4. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP QUẢN TRỊ QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT (tiếp theo) 25 • Phương pháp JIT (Just In Time) (phương pháp tổ chức sản xuất đúng thời điểm)  Bản chất: sản xuất cung cấp các thành phẩm đúng thời điểm chúng được bán, cung cấp các chi tiết đúng thời điểm để lắp ráp thành phẩm hoàn chỉnh,...  Tác dụng:  Tạo ra lợi thế cạnh tranh lớn.  Tăng cường tính linh hoạt, tính kịp thời của tất cả các bộ phận. v1.0015107206 GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG Nên, có thể chuyển giao một số giai đoạn việc gia công sản phẩm cho công ty ABA để giảm thiểu chi phí. Có thể ký hợp đồng cho công ty ABA gia công các giai đoạn số lượng phù hợp, và giám sát quá trình cung ứng sản phẩm theo quy định. 26 v1.0015107206 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1 Giai đoạn nào không nằm trong quá trình sản xuất? A. Giai đoạn chuẩn bị các yếu tố đầu vào. B. Giai đoạn sản xuất. C. Giai đoạn liên quan đến các yếu tố đầu ra. D. Giai đoạn thiết kế. Trả lời: • Đáp án: D. Giai đoạn thiết kế. • Giải thích: Quá trình sản xuất bao gồm 03 giai đoạn là A, B và C. 27 v1.0015107206 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 2 Khái niệm cơ bản nào không được dùng trong sơ đồ mạng? A. Công việc. B. Nhu cầu. C. Đường. D. Đường găng. Trả lời: • Đáp án: B. Nhu cầu. • Giải thích: Các khái niệm cơ bản được dùng trong sơ đồ mạng là: Công việc, sự kiện, đường, đường gang. 28 v1.0015107206 CÂU HỎI TỰ LUẬN Trình bày mục tiêu của quản trị quá trình sản xuất, có thể thực hiện đồng thời các mục tiêu này hay không? Trả lời: • Có 4 mục tiêu. • Không, phải sắp xếp theo thứ tự ưu tiên để thực hiện. 29 v1.0015107206 CÂU HỎI ĐÚNG/SAI 30 Nhận định sau đúng hay sai? Giải thích. “Điều chỉnh chung càng lớn, tính thống nhất của quản trị càng cao. Vì vậy cần điều chỉnh chung cho mọi hoạt động của doanh nghiệp.” Trả lời: Sai. Vì: Điều chỉnh chung và điều chỉnh cá biệt cần phải phù hợp với đặc điểm riêng của mỗi doanh nghiệp cũng như loại hình sản xuất. Và phải cân đối và phù hợp với nhau. v1.0015107206 TÓM LƯỢC CUỐI BÀI Kết thúc bài 2, sinh viên cần nắm được: • Khái niệm về quá trình sản xuất, quản trị quá trình sản xuất, và mục tiêu của quá trình sản xuất. • Kế hoạch hóa sản xuất, các phương pháp hỗ trợ xây dựng kế hoạch hóa sản xuất (phương pháp MRP và phương pháp bài toán quy hoạch). • Một số công cụ hỗ trợ phối hợp sản xuất:  Xác định loạt sản xuất tối ưu.  Phương thức phối hợp các bước công việc (phương thức tuần tự truyền thống, tuần tự cải tiến, song song, hỗn hợp).  Phương pháp sơ đồ Gantt.  Phương pháp sơ đồ mạng (PERT). • Một số phương pháp quản trị quá trình sản xuất (Kanban, OPT, JIT). 31
Tài liệu liên quan