Giáo trình Quản trị kinh doanh - Bài 1: Khái lược về doanh nghiệp

1.1.1. Khái niệm Cách 1: Tiếp cận từ khái niệm xí nghiệp  Xí nghiệp là một đơn vị kinh tế được tổ chức một cách có kế hoạch để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.  Đặc trưng của xí nghiệp: o Không phụ thuộc vào cơ chế: Xí nghiệp có sự kết hợp giữa các nguồn lực để tạo ra sản phẩm và dịch vụ, dựa trên nguyên tắc cân bằng tài chính và nguyên tắc hiệu quả. o Phụ thuộc vào cơ chế:  Trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung: Sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất, việc xây dựng kế hoạch phải thống nhất và tuân theo nguyên tắc hoàn thành kế hoạch. Trong cơ chế này, xí nghiệp được coi là một đơn vị kinh tế trong nền kinh tế quốc dân.  Trong cơ chế thị trường: Đa sở hữu, tự xây dựng kế hoạch, hoạt động theo nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận Trong cơ chế này, xí nghiệp được coi là doanh nghệp.

pdf10 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 450 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo trình Quản trị kinh doanh - Bài 1: Khái lược về doanh nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 1: Khái lược về doanh nghiệp NEU_MAN413_Bai1_v1.0013105226 1 BÀI 1 KHÁI LƯỢC VỀ DOANH NGHIỆP Hướng dẫn học Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau:  Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia thảo luận trên diễn đàn.  Đọc tài liệu: 1. Giáo trình Quản trị kinh doanh, chủ biên GS.TS Nguyễn Thành Độ, PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền, NXB ĐH KTQD, 2012. 2. Hướng dẫn bài tập Quản trị kinh doanh, chủ biên PGS. TS Nguyễn Ngọc Huyền; NXB ĐH KTQD, 2012.  Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua email.  Trang Web môn học. Nội dung  Khái lược về doanh nghiệp;  Môi trường kinh doanh. Mục tiêu  Giúp sinh viên hiểu hiểu được khái niệm doanh nghiệp dưới các cách tiếp cận khác nhau.  Giúp sinh viên nắm được cách phân loại doanh nghiệp.  Giúp sinh viên phân tích được các đặc trưng cơ bản của môi trường kinh doanh hiện nay. Bài 1: Khái lược về doanh nghiệp 2 NEU_MAN413_Bai1_v1.0013105226 Tình huống dẫn nhập Xác định phương thức định giá  Ngày 28-6-2002, Hiệp hội các chủ trại nuôi cá nheo Mỹ (CFA) đã chính thức đệ đơn lên Ủy ban thương mại quốc tế và Bộ thương mại Mỹ kiện 53 doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá sản phẩm phi lê đông lạnh chế biến từ cá tra và cá basa vào thị trường Mỹ.  Phía Việt Nam giải thích: Hầu hết các nhà chế biến và xuất khẩu đều tổ chức sản xuất từ khâu đầu đến khâu cuối. Vùng đồng bằng sông Cửu Long có nguồn nông sản phẩm phụ rất rẻ và hàm lượng vitamin cao để làm thức ăn cho cá; người dân nơi đây lại nuôi cá trong lồng trong điều kiện nước chảy ở sông rạch nên tận dụng được nguồn thức ăn từ thiên nhiên; chi phí lao động thấp do người dân lấy công làm lãi dẫn đến chi phí chế biến 1kg phi lê chỉ khoảng 43.000 đồng. 1. Các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá tra, cá basa Việt Nam đã định giá theo phương thức nào? 2. Phương thức định giá này có phù hợp với môi trường kinh doanh hiện nay không? 3. Nêu những đặc trưng cơ bản của môi trường kinh doanh nước ta hiện nay? Định giá sản phẩm Bài 1: Khái lược về doanh nghiệp NEU_MAN413_Bai1_v1.0013105226 3 1.1. Doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm Cách 1: Tiếp cận từ khái niệm xí nghiệp  Xí nghiệp là một đơn vị kinh tế được tổ chức một cách có kế hoạch để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.  Đặc trưng của xí nghiệp: o Không phụ thuộc vào cơ chế: Xí nghiệp có sự kết hợp giữa các nguồn lực để tạo ra sản phẩm và dịch vụ, dựa trên nguyên tắc cân bằng tài chính và nguyên tắc hiệu quả. o Phụ thuộc vào cơ chế:  Trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung: Sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất, việc xây dựng kế hoạch phải thống nhất và tuân theo nguyên tắc hoàn thành kế hoạch. Trong cơ chế này, xí nghiệp được coi là một đơn vị kinh tế trong nền kinh tế quốc dân.  Trong cơ chế thị trường: Đa sở hữu, tự xây dựng kế hoạch, hoạt động theo nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận Trong cơ chế này, xí nghiệp được coi là doanh nghệp. Cách 2: Tiếp cận từ khái niệm tổ chức  Tổ chức: là một nhóm tối thiểu 2 người trở lên, cùng hoạt động với nhau một cách quy củ, dựa trên những nguyên tắc, thể chế và tiêu chuẩn nhất định để thực hiện các mục tiêu chung.  Phân loại tổ chức: o Theo mục tiêu: Tổ chức lợi nhuận và tổ chức phi lợi nhuận. o Theo tính chất hoạt động: Tổ chức kinh tế và tổ chức chính trị. o Theo tính chất tồn tại: Tổ chức ổn định và tổ chức tạm thời.  Doanh nghiệp là một tổ chức hoạt động trong cơ chế thị trường. Cách 3: Tiếp cận trong luật doanh nghiệp Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. 1.1.2. Phân loại doanh nghiệp 1.1.2.1. Căn cứ vào hình thức pháp lý  Hợp tác xã (HTX)  Doanh nghiệp nhà nước (DNNN);  Doanh nghiệp tư nhân;  Công ty TNHH; Bài 1: Khái lược về doanh nghiệp 4 NEU_MAN413_Bai1_v1.0013105226  Công ty cổ phần;  Công ty hợp danh;  Nhóm công ty.  Doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp nước ngoài. 1.1.2.2. Căn cứ vào hình thức sở hữu  Căn cứ vào hình thức sở hữu có: o Doanh nghiệp một chủ sở hữu và nhiều chủ sử hữu; o DNNN, doanh nghiệp dân doanh, doanh nghiệp sở hữu hỗn hợp và doanh nghiệp có vốn nước ngoài.  Doanh nghiệp có một chủ sử hữu gồm doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH một thành viên: o Chủ sở hữu là cá nhân: doanh nghiệp tư nhân; o Chủ sở hữu là tổ chức: công ty TNHH một thành viên. Ngoài ra còn có doanh nghiệp FDI và kinh doanh theo Nghị định 66/HĐBTcũng có thể là doanh nghiệp một chủ sở hữu.  Doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu bao gồm: HTX, công ty TNHH trên một thành viên, công ty cổ phần, công ty hợp danh. 1.1.2.3. Căn cứ vào mục tiêu hoạt động chủ yếu  Doanh nghiệp kinh doanh: o Là doanh nghiệp có mục tiêu bao trùm, lâu dài là tối đa hóa lợi nhuận ròng; o Mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận ròng chi phối hoạt động của doanh nghiệp và từng bộ phận, cá nhân bên trong nó. Hoạt động quản lý Nhà nước và quản trị kinh doanh đều phải hướng doanh nghiệp kinh doanh vào mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận ròng của doanh nghiệp.  Doanh nghiệp công ích: o Là doanh nghiệp được hình thành và tồn tại trong nền kinh tế nhằm vào mục tiêu tối đa hóa lợi ích xã hội, thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, xã hội do Nhà nước giao; o Mục tiêu tối đa hóa lợi ích xã hội chi phối hoạt động của doanh nghiệp công ích và từng bộ phận, cá nhân của nó. Hoạt động quản lý Nhà nước và quản trị kinh doanh đều phải hướng doanh nghiệp công ích vào mục tiêu tối đa hóa lợi ích xã hội của loại doanh nghiệp này. 1.1.2.4. Căn cứ vào chức năng hoạt động  Doanh nghiệp sản xuất: doanh nghiệp sản xuất sử dụng kết hợp các nguồn lực để tạo ra các sản phẩm cung cấp cho thị trường, sản phẩm sản xuất được là các sản phẩm hữu hình. Bài 1: Khái lược về doanh nghiệp NEU_MAN413_Bai1_v1.0013105226 5  Doanh nghiệp dịch vụ: doanh nghiệp dịch vụ kết hợp các nguồn lực để tạo ra dịch vụ cung cấp cho khách hàng, dịch vụ là sản phẩm vô hình.  Doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ: doanh nghiệp sản xuất vừa sản xuất sản phẩm cung cấp cho khách hàng, vừa tổ chức chức năng cung cấp dịch vụ. 1.1.2.5. Căn cứ vào ngành kinh tế và ngành kinh tế - kỹ thuật  Căn cứ vào ngành kinh tế có thể phân thành doanh nghiệp công nghiệp, doanh nghiệp nông nghiệp, doanh nghiệp thương mại, doanh nghiệp bảo hiểm  Căn cứ vào ngành kinh tế - kĩ thuật sẽ tiến hành phân chia các doanh nghiệp theo ngành thành các doanh nghiệp chuyên môn hóa nhỏ hơn như doanh nghiệp luyện kim, cơ khí, hóa chất 1.1.2.6. Căn cứ vào quy mô  Căn cứ vào quy mô sẽ có doanh nghiệp có quy mô lớn, quy mô vừa và quy mô nhỏ.  Các quan điểm về tiêu thức phân loại quy mô: o Quan điểm kỹ thuật phân loại quy mô dựa vào năng lực sản xuất phản ánh ở số lượng sản phẩm/dịch vụ theo đơn vị đo thích hợp mà doanh nghiệp có thể đáp ứng như sản phẩm, số phòng phục vụ, số hành kháchTuy nhiên, hầu như người ta không quy ước số lượng bao nhiêu là lớn, vừa hay nhỏ. o Nước ta hiện nay, phân loại quy mô dựa trên các tiêu thức vốn và lao động. Tuy nhiên, hai tiêu thức vốn và lao động có thể mâu thuẫn nhau: doanh nghiệp có vốn lớn có thể sử dụng ít lao động và ngược lại.  Phân loại doanh nghiệp theo quy mô có ý nghĩa lớn cả đối với việc tổ chức hoạt động và tổ chức quản trị doanh nghiệp cũng như quản lý Nhà nước đối với hoạt động của các doanh nghiệp. 1.1.2.7. Căn cứ vào loại hình sản xuât  Doanh nghiệp sản xuất khối lượng lớn nếu chỉ sản xuất một loại sản phẩm với số lượng rất lớn, chẳng hạn như doanh nghiệp sản xuất điện, nước  Doanh nghiệp sản xuất đơn chiếc nếu sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau và tính lặp lại không theo qui luật.  Doanh nghiệp sản xuất hàng loạt nếu không thuộc hai loại doanh nghiệp trên. 1.1.2.8. Căn cứ vào trình độ kỹ thuật Dựa vào trình độ kỹ thuật sẽ có doanh nghiệp có trình độ thủ công, cơ khí, nửa cơ khí, cơ giới hóa và tự động hóa. Bài 1: Khái lược về doanh nghiệp 6 NEU_MAN413_Bai1_v1.0013105226  Trình độ kỹ thuật ảnh hưởng trực tiếp đến tính chất hiện đại hay thủ công nên ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức sản xuất và từ đó ảnh hưởng đến các hoạt động quản trị cụ thể của doanh nghiệp. 1.1.2.9. Căn cứ vào vai trò của nhân tố sản xuất  Doanh nghiệp có chi phí lao động chiếm tỷ trọng lớn;  Doanh nghiệp có chi phí máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng lớn;  Doanh nghiệp có chi phí về NVL chiếm tỷ trọng lớn;  Doanh nghiệp có chi phí về nhiên liệu chiếm tỷ trọng lớn.  Việc phân loại này cho phép và đòi hỏi các nhà quản trị có thái độ đúng đắn đối với từng nhân tố đầu vào. 1.1.2.10. Căn cứ vào địa điểm và vị trí của doanh nghiệp  Doanh nghiệp có địa điểm gần nguồn nguyên liệu;  Doanh nghiệp có địa điểm gần nguồn nhiên liệu;  Doanh nghiệp có địa điểm gần nguồn cung ứng lao động;  Doanh nghiệp có địa điểm gần thị trường tiêu thụ 1.2. Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp 1.2.1. Khái niệm  Môi trường kinh doanh là tổng thể các yếu tố, nhân tố (bên ngoài và bên trong) vận động tương tác lẫn nhau, tác động trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.  Môi trường kinh doanh là giới hạn không gian mà ở đó doanh nghiệp tồn tại và phát triển. 1.2.2. Những đặc trưng cơ bản của môi trường kinh doanh hiện đại 1.2.2.1. Nền kinh tế thị trường nước ta mang bản chất là nền kinh tế cạnh tranh  Đại hội lần thứ VI (1986) của Đảng Cộng sản Việt Nam đã tổng kết những bài học lớn, đề ra đường lối đổi mới để ổn định tình hình và đưa sự nghiệp cách mạng tiếp tục đi lên. Với tinh thần "nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật", Đại hội khẳng định những thành tựu đã đạt được, đồng thời chỉ rõ: Tình hình kinh tế - xã hội nước ta đã lâm vào khủng hoảng trầm trọng; nhiều chỉ tiêu của kế hoạch năm năm 1981-1985 không đạt; chưa thực hiện được mục tiêu do Đại hội lần thứ V đề ra là về cơ bản ổn định tình hình kinh tế - xã hội, ổn định đời sống của nhân dân. Từ đại Hội VI nước ta bắt đầu thực hiện chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thị trường.  Thị trường mang bản chất là thị trường cạnh tranh, giá cả tuân theo quy luật cung cầu: o Cầu là mối quan hệ giữa giá của một mặt hàng với lượng cầu đối với mặt hàng đó, trong điều kiện những yếu tố khác không thay đổi. Bài 1: Khái lược về doanh nghiệp NEU_MAN413_Bai1_v1.0013105226 7 o Cung thể hiện mối quan hệ giữa giá và lượng cung của một mặt hàng trong điều kiện các biến số khác không đổi. o Mức giá cân bằng cung cầu là giá thị trường của hàng hóa. Cả người bán và người mua đều nhận thức điểm cân bằng cung – cầu là điểm đem lại lợi ích lâu dài cho cả hai phía.  Doanh nghiệp phải nghiên cứu quy luật cung cầu, cạnh tranh để có thể thành công trong kinh doanh. 1.2.2.2. Các yếu tố thị trường ở nước ta đang được hình thành  Đến nay, tuy đã xây dựng nền kinh tế thị trường nhưng tính chất “kế hoạch hóa tập trung”, kiểu quan hệ “xin, cho” tồn tại ở các cơ quan công quyền còn nặng nề.  Chúng ta đang dần hình thành hệ thông luật pháp “tiếp cận dần” với nền kinh tế thị trường cạnh tranh.  Việc thực thi các chính sách nhiều khi còn bị ách tắc bởi các cán bộ công chức. Các nhà quản trị phải nghiên cứu các điều kiện môi trường kinh doanh tại địa phương mình muốn kinh doanh, đặc biệt khi có việc liên quan đến các cơ quan công quyền. Hiện nay, khi nước ta đã gia nhập WTO, các nhà quản trị phải vừa am hiểu các thể chế thị trường, nhưng cũng phải chấp nhận các nhân tố “chưa thị trường” để có thể thích nghi. 1.2.2.3. Tư duy kinh doanh còn manh mún, truyền thống, cũ kĩ Tư duy này thể hiện ở nhiều góc độ:  Kinh doanh với quy mô quá nhỏ bé. Nguyên nhân: o Các doanh nghiệp còn thiếu vốn, thiếu các điều kiện cần thiết để kinh doanh; o Do tư duy của nhiều doanh nhân còn hạn chế, họ không nghĩ rằng nếu quy mô quá nhỏ thì hoạt động kinh doanh sẽ kém hiệu quả.  Kinh doanh theo kiểu phong trào: o Điều này gắn liền với trình độ tư duy kinh doanh chưa cao. o Người “làm theo” thường không nắm vững các nhân tố, các điều kiện cần thiết của “nghề” mình đang kinh doanh nên dễ thất bại. Nhà quản trị hiện đại cần biết khắc phục hạn chế này.  Khả năng đổi mới các sản phẩm truyền thống theo kịp các đòi hỏi thị trường là rất thấp: Nguyên nhân sâu xa của tình trạng này là do nguồn nhân lực không được đào tạo bài bản, không nắm chắc cơ sở lý thuyết và thực hành, thiếu tính sáng tạo. Nhà quản trị cần hiểu rõ đặc điểm này và có tư duy tốt trong phát triển nghề nghiệp – đổi mới sản phẩm theo yêu cầu của thị trường, để có thể phát triển các sản phẩm thủ công truyền thống trong nền kinh tế hội nhập.  Kinh doanh không có tính phường hội hoặc không đúng tính phường hội: Đổi mới sản phẩm truyền thống Bài 1: Khái lược về doanh nghiệp 8 NEU_MAN413_Bai1_v1.0013105226 o Tính phường hội theo đúng nghĩa giúp cho những người kinh doanh nhỏ liên kết, giúp đỡ nhau trong kinh doanh. Các nhà quản trị phải am hiểu tính phường hội để không chuốc lấy thất bại. o Tuy nhiên, hoạt động theo kiểu phường hội cũng phải có giới hạn để không làm ảnh hưởng tới lợi ích của người thứ 3.  Thiếu cái nhìn dài hạn về phát triển và lợi ích: Nhà quản trị cần thoát khỏi căn bệnh cũ này mới có thể giúp doanh nghiệp đứng vững và phát triển trong nền kinh tế thị trường. Nhà quản trị cần phải biết từ bỏ các tư tưởng cũ kĩ, lạc hậu, dập khuôn nêu trên để tiếp thu các tư tưởng tiến bộ, phù hợp với môi trường kinh doanh hiện nay. 1.2.2.4. Môi trường kinh doanh hội nhập quốc tế  Kinh doanh mang phạm vi toàn cầu: Môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp đang ngày một mở rộng, doanh nghiệp không chỉ phải cạnh tranh trực tiếp với các doanh nghiệp trong nước, trong khu vực mà còn cả trên thế giới, với tính chất và cường độ cạnh tranh ngày càng cao.  Tính chất bất ổn của thị trường là rất rõ ràng và ngày càng mạnh mẽ  Toàn cầu hóa làm nền kinh tế thế giới rút ngắn về không gian, các doanh nghiệp ở các quốc gia khác nhau, với nhiều trình độ và nhận thức khác nhau, cạnh tranh với nhau không chỉ ở sản phẩm đầu ra mà còn ở việc cung cấp các nguồn lực đầu vào.  Tính chất bất ổn cao dẫn đến phá vỡ các tính phổ biến trước đây về hoạt động kinh doanh. Nhà quản trị phải tích lũy các kiến thức kinh doanh hiện đại để tìm con đường đi cho doanh nghiệp của mình. Bài 1: Khái lược về doanh nghiệp NEU_MAN413_Bai1_v1.0013105226 9 Tóm lược cuối bài  Khái niệm doanh nghiệp;  Phân loại doanh nghiệp;  Khái niệm môi trường kinh doanh;  Các đặc trưng cơ bản của môi trường kinh doanh hiện nay. Bài 1: Khái lược về doanh nghiệp 10 NEU_MAN413_Bai1_v1.0013105226 Câu hỏi ôn tập KHẲNG ĐỊNH HOẶC PHỦ ĐỊNH VÀ GIẢI THÍCH 1. Mọi danh nghiệp đều là xí nghiệp nhưng không phải xí nghiệp nào cũng được gọi là doanh nghiệp. 2. Đã là DNNN thì phải đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. 3. Môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp nước ta ngày nay vẫn mang tư duy manh mún, truyền thống, cũ kỹ. 4. Môi trường kinh doanh nước ta ngày nay là môi trường kinh doanh mang tính thị trường hoàn hảo. 5. Môi trường kinh doanh ở thế kỉ XXI cũng có đặc trưng như nó vốn có cho đến nay. 6. Vì quản trị doanh nghiệp cũng có cùng mục tiêu với doanh nghiệp nên chức năng hoạt động của doanh nghiệp cũng là chức năng quản trị doanh nghiệp.
Tài liệu liên quan