5.1.1. Quản trị sản xuất
Khái niệm: Quản trị sản xuất là tổng hợp các hoạt động xây dựng hệ thống sản xuất
và quản trị quá trình sử dụng các yếu tố đầu vào để tạo thành các sản phẩm, dịch vụ
đầu ra theo yêu cầu của khách hàng nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển doanh
nghiệp đã xác định.
Nội dung: bao gồm 2 nội dung chính:
Thiết kế và xây dựng hệ thống sản xuất;
Quản trị quá trình sản xuất.
22 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 391 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Quản trị kinh doanh - Bài 5: Quản trị các đối tượng bên trong doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 5: Quản trị các đối tượng bên trong doanh nghiệp
62 NEU_MAN413_Bai5_v1.0013105226
BÀI 5 QUẢN TRỊ CÁC ĐỐI TƯỢNG BÊN TRONG DOANH NGHIỆP
Hướng dẫn học
Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau:
Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia
thảo luận trên diễn đàn.
Đọc tài liệu:
1. Giáo trình Quản trị kinh doanh, chủ biên GS.TS Nguyễn Thành Độ, PGS.TS
Nguyễn Ngọc Huyền, NXB ĐH KTQD, 2012.
2. Hướng dẫn bài tập Quản trị kinh doanh, chủ biên PGS. TS Nguyễn Ngọc Huyền;
NXB ĐH KTQD, 2012.
Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua email.
Trang Web môn học.
Nội dung
Trong bài 5 sẽ trình bày các kiến thức cơ bản nhất về quản trị các đối tượng bên trong
doanh nghiệp. Khi nghiên cứu bài này, sinh viên cần hiểu được và vận dụng vào thực tiễn
cụ thể trong mỗi doanh nghiệp. Những nội dung chính:
Quản trị sản xuất ;
Quản trị nhân lực;
Quản trị công nghệ;
Quản trị chất lượng.
Mục tiêu
Giúp các sinh viên khi học xong học phần này có các kiến thức cơ bản nhất về quản trị
các đối tượng bên trong doanh nghiệp, đó là quản trị sản xuất, quản trị nhân lực, quản trị
chất lượng, quản trị công nghệ
Bài 5: Quản trị các đối tượng bên trong doanh nghiệp
NEU_MAN413_Bai5_v1.0013105226 63
Tình huống dẫn nhập
Chấ lượng sản phẩm tại doanh nghiệp tư nhân Hoa Hồng
Doanh nghiệp tư nhân Hoa Hồng ở quận Hoàng mai có
2 cơ sở sản xuất bánh mì cách xa nhau 5 km. Cùng một
phương pháp công nghệ, nhưng do sự chỉ đạo của hệ
thống chỉ huy sản xuất của 2 nơi có sự không đồng
nhất. Vì vậy có những lô sản phẩm giảm chất lượng.
Người tiêu dùng đã phát hiện ra bánh mì ở cơ sở 1
ngon hơn bánh mì ở cơ sở 2. Thế là họ đến tận cơ sở 1
để mua bánh mì không mua tại các hệ thống cửa hàng
của doanh nghiệp.
Trước tình hình như vậy giám đốc doanh nghiệp sẽ xử lý thế nào?
Bài 5: Quản trị các đối tượng bên trong doanh nghiệp
64 NEU_MAN413_Bai5_v1.0013105226
5.1. Quản trị sản xuất
5.1.1. Quản trị sản xuất
Khái niệm: Quản trị sản xuất là tổng hợp các hoạt động xây dựng hệ thống sản xuất
và quản trị quá trình sử dụng các yếu tố đầu vào để tạo thành các sản phẩm, dịch vụ
đầu ra theo yêu cầu của khách hàng nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển doanh
nghiệp đã xác định.
Nội dung: bao gồm 2 nội dung chính:
Thiết kế và xây dựng hệ thống sản xuất;
Quản trị quá trình sản xuất.
5.1.2. Quản trị quá trình sản xuất
Định nghĩa: Là tổng thể các hoạt động quản trị nhằm xác định mục tiêu sản xuất của
doanh nghiệp trong từng thời kỳ cụ thể và điều khiển quá trình sản xuất của doanh
nghiệp theo mục tiêu đã xác định nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất của doanh
nghiệp luôn thích ứng với sự biến động của môi trường với hiệu quả cao nhất.
Nội dung: Là một nội dung của quản trị quá trình, đảm bảo cho doanh nghiệp tồn tại
và phát triển.
Dự báo nhu cầu sản xuất sản phẩm: Việc dự báo nhằm trả lời câu hỏi: sẽ sản xuất
sản phẩm gì, số lượng bao nhiêu, sản xuất vào thời gian nào, tính năng công dụng
của sản phẩm là gì
Thiết kế sản phẩm và qui trình công nghệ: Dựa trên
kết quả dự báo, doanh nghiệp sẽ tiến hành công tác
thiết kế sản phẩm, qui trình công nghệ nhằm đảm
bảo đáp ứng được nhu cầu thị trường.
Quản trị công suất của doanh nghiệp: Nhiệm vụ
chính là xác định được qui mô, công suất của dây
chuyền sản xuất của doanh nghiệp sao cho có hiệu
quả nhất.
Xác định vị trí đặt doanh nghiệp.
Bố trí sản xuất trong doanh nghiệp: Tiến hành các hoạt động phân chia, sắp xếp
khu vực sản xuất, vị trí máy móc, dây chuyền làm việc. Mục tiêu là tạo điều kiện
thuận lợi nhất cho dòng di chuyển của vật liệu, lao động và sản phẩm trên cơ sở
tiết kiệm diện tích, thời gian di chuyển của từng yếu tố.
Lập kế hoạch các nguồn lực: Xác định nhu cầu về các yếu tố như: nguyên vật liệu,
nhân công, trang thiết bị
Điều độ sản xuất: Là bước thực hiện các kế hoạch đã đề ra, gồm các hoạt động
chính là xây dựng lịch trình sản xuất và giao việc cho từng bộ phận, từng người.
Kiểm soát hệ thống sản xuất: Kiểm tra, kiểm soát chất lượng sản phẩm và quản trị
hàng dự trữ.
Bài 5: Quản trị các đối tượng bên trong doanh nghiệp
NEU_MAN413_Bai5_v1.0013105226 65
5.1.3. Mục tiêu chủ yếu của quản trị sản xuất
Quản trị sản xuất có mục tiêu tổng quát là bảo đảm cung cấp đầu ra cho doanh nghiệp
trên cơ sở khai thác có hiệu quả nhất các nguồn lực của doanh nghiệp đồng thời thỏa
mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Để đạt được mục tiêu chung nhất này, quản trị
sản xuất và tác nghiệp có những mục tiêu cụ thể sau:
5.1.3.1. Cung cấp sản phẩm
Quản trị sản xuất phải sản xuất, cung cấp sản phẩm cho khách hàng theo đúng chủng
loại, số lượng với tiêu chuẩn chất lượng và thời gian phù hợp.
5.1.3.2. Góp phần tạo ra và duy trì lợi thế cạnh tranh
Là lợi thế cạnh tranh là ưu thế vượt trội của doanh nghiệp trước các đối thủ cạnh
tranh trong việc đáp ứng cầu về sản phẩm, dịch vụ.
Là các ưu thế về giá, chất lượng và sự khác biệt hóa sản phẩm, tốc độ cung ứng và
khả năng đa dạng hóa sản phẩm.
o Để có ưu thế về giá cần:
Chi phí kinh doanh bình quân trên một đơn vị sản xuất càng nhỏ, càng có
lợi thế và ngược lại. Sản xuất đóng vai trò quan trọng với việc giảm chi phí
kinh doanh sản xuất sản phẩm.
Chính sách giá cả hợp lý: bộ phận Marketing có trách nhiệm đối với vấn đề này.
o Để có ưu thế về chất lượng cần:
Có khả năng tạo ra nhiều mức chất lượng sản
phẩm: Khâu thiết kế và sản xuất đóng vai trò
quan trọng đối với việc tạo ra dải chất lượng
càng rộng càng tốt.
Có khả năng tạo ra sản phẩm có chất lượng
phù hợp với thị trường: khâu marketing đóng
vai trò quan trọng trong việc phát hiện đúng
thị hiếu của người tiêu dùng để bộ phận sản
xuất đáp ứng.
o Để có ưu thế về tốc độ cung ứng, cần:
Khả năng nắm bắt nhu cầu người tiêu dùng càng nhanh càng tốt: Tính năng
động, nhạy bén và hiệu quả của hoạt động marketing quyết định điều này.
Khả năng biến ý tưởng thành sản phẩm cụ thể nhanh chóng: điều này chủ
yếu liên quan đến bộ phận nghiên cứu và phát triển và bộ phận sản xuất.
5.1.3.3. Tạo ra tính linh hoạt cao trong trong đáp ứng cầu
Cơ cấu sản xuất thích ứng với sự thay đổi của cầu.
Nắm bắt và chủ động thay đổi để đáp ứng nhu cầu khách hàng.
5.1.3.4. Đảm bảo tính hiệu quả trong việc tạo ra các sản phẩm, dịch vụ
Tính hiệu quả của lĩnh vực sản xuất biểu hiện chủ yếu ở mối quan hệ giữa kết quả và
hao phí nguồn lực hoặc sự tiết kiệm nguồn lực khi sản xuất sản phẩm.
Bài 5: Quản trị các đối tượng bên trong doanh nghiệp
66 NEU_MAN413_Bai5_v1.0013105226
Chú ý: Các mục tiêu trên thường mâu thuẫn nhau. Vấn đề đặt ra là phải biết xác định
thứ tự ưu tiên của các mục tiêu tạo ra cân bằng động, đó là sự cân bằng tối ưu giữa
chất lượng, tính linh hoạt của sản xuất, tốc độ cung cấp và hiệu quả phù hợp với hoàn
cảnh môi trường trong từng thời ký cụ thể.
5.2. Quản trị nhân lực
5.2.1. Đặc điểm của nhân tố lao động
Thị trường lao động là nơi doanh nghiệp và người có sức lao động gặp nhau và
thỏa thuận với nhau về việc doanh nghiệp sử dụng sức lao động của người lao
động và trả thù lao lao động cũng như thực hiện nghĩa vụ đối với họ thông qua
quan hệ hợp đồng lao động.
o Trong cơ chế thị trường, thị trường lao động là thị trường cạnh tranh: cạnh
tranh sử dụn lao động và cạnh tranh tìm kiếm công ăn việc làm.
o Thị trường lao động mang tính khu vực hóa và quốc tế hóa vừa cho phép, vừa
đòi hỏi các doanh nghiệp sử dụng lao động và người có sức lao động đều phải
cạnh tranh nhau ở phạm vi rộng.
o Lựa chọn nơi làm việc tốt là quyền của người lao động, đặc biệt đối với lao
động có chất lượng và tay nghề cao, nhất là trong bối cảnh lao động trong nước
có quyền tham gia vào thị trường ở các nước khác.Tính toán và lựa chọn lao
động phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh luôn là điều kiện không thể
thiếu để tổ chức lao động khoa học, nâng cao năng suất lao động và trả lương
cao cho người lao động.
Sức lao động:
o Là điều kiện để lao động.
o Khác với các nhân tố sản xuất khác, sức lao động
nằm trong cơ thể sống của con người. Để có sức
lao động con người cần phải tiêu hao một lượng
của cải vật chất mỗi ngày. Vì vậy, doanh nghiệp
cần tính toán và trả thù lao sao cho đáp ứng được
nhu cầu cuộc sống hàng ngày của người lao động.
o Sức lao động nằm trong cơ thể con người cho nên có đặc trưng cơ bản là có thể
tách rời giữa khả năng và thể hiện khả năng trong thực tế. Hơn thế nữa, sức lao
động không cố định mà thay đổi cùng với quá trình phát triển của thời gian,
sức lao động có thể mai một đi, có thể phát triển
o Nhận thức của con người về vai trò của nhân tố lao động cũng ngày càng thay đổi.
Trước đây, lao động không được người sử dụng coi trọng.
Ngày nay, coi sức lao động là điều kiện để doanh nghiệp phát triển, lao
động là tài nguyên vô cùng quý giá đối với doanh nghiệp.
Nhu cầu về bình đẳng xã hội trong lao động và sự thỏa mãn các mặt xã hội
của cá nhân ngày càng phát triển.
Bài 5: Quản trị các đối tượng bên trong doanh nghiệp
NEU_MAN413_Bai5_v1.0013105226 67
Vì vậy, người sử dụng lao động phải hiểu rõ đặc trưng cơ bản này của nhân tố lao
động để không làm mai một sức lao động mà có giải pháp đúng đắn trong sử dụng lao
động nhằm ngày càng phát triển năng lực của người lao động.
5.2.2. Khái niệm quản trị nhân lực
Quản tị nhân lực là quá trình sáng tạo và sử dụng tổng thể các công cụ, phương
tiện, phương pháp và giải pháp khai thác hợp lý và có hiệu quả nhất năng lực, sở
trường của người lao động nhằm đảm bảo thực hiện các mục tiêu của doanh
nghiệp và từng người lao động trong doanh nghiệp.
Cũng có thể hiểu quản trị nhân lực là quản trị con người trong mối quan hệ giữa người
sử dụng lao động và người lao động nhằm đạt được các mục tiêu kinh doanh chiến
lược của doanh nghiệp và làm thỏa mãn các nhu cầu cá nhân của người lao động.
Để quản trị doanh nghiệp có hiệu quả người ta tập trung vào các giải pháp quản trị
nhân lực và thông qua đó, thực hiện quản trị các yếu tố khác của quá trình sản
xuất. Người lao động trong doanh nghiệp vừa là đối tượng quản trị, trong nhiều
trường hợp lại là chủ thể quản trị. Quản trị kinh doanh hiện đại quan niệm đội ngũ
lao động là khách hàng bên trong doanh nghiệp.
Vai trò:
o Giúp đạt các mục tiêu kinh doanh chiến lược của
doanh nghiệp.
o Là một bộ phận của các giải pháp phát triển
doanh nghiệp.
o Thỏa mãn nhu cầu người lao động.
Mục tiêu:
o Giảm thiểu chi phí kinh doanh sử dụng lao động, tăng năng suất lao động, bảo
đảm chất lượng sản phẩm nhằm phát triển khả năng chiếm lĩnh và mở rộng thị
trường, tăng hiệu quả kinh doanh.
o Ngày càng đảm bảo tôn trọng và nâng cao phẩm giá con người, phát huy nhân
cách người lao động.
5.2.3. Nội dung của quản trị nhân lực
Lập kế hoạch nhân lực: Lập kế hoạch nhân lực là việc xác định trước nhu cầu về
nguồn nhân lực ở từng giai đoạn để có giải pháp chủ động đảm bảo nguồn nhân
lực theo đúng yêu cầu của hoạt động kinh doanh.
Công tác tuyển dụng
o Phân tích và thiết kế công việc.
o Xác định nguồn nhân lực.
o Tổ chức kiểm tra và tuyển chọn lao động theo đúng yêu cầu công việc đã thiết kế.
o Bồi dưỡng kiến thức tối thiểu cần thiết cho người lao động theo yêu cầu công việc.
Sử dụng lao động
o Phân công và hiệp tác lao động;
o Xây dựng và hoàn thiện định mức lao động;
Bài 5: Quản trị các đối tượng bên trong doanh nghiệp
68 NEU_MAN413_Bai5_v1.0013105226
o Tổ chức phục vụ nơi làm việc;
o Trả công và thực hiện các chế độ cần thiết đối với người lao động;
o Tăng cường kỷ luật lao động và duy trì phong trào thi đua lao động;
o Đảm bảo an toàn lao động.
Phát triển đội ngũ lao động
o Thực hiện đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng cho người lao động;
o Đề bạt và thăng tiến;
o Thuyên chuyển, cho thôi việc và sa thải lao động.
5.2.4. Đặc trưng cơ bản của quản trị nhân lực
Ngày nay, quản trị nhân lực ở các doanh nghiệp mang các đặc trưng cơ bản sau:
Triết lý quan niệm nguồn nhân lực như một nguồn lực quý giá, cần sự đầu tư then chốt;
Hòa nhập giữa mục tiêu và chiến lược quản trị nguồn nhân lực với mục tiêu và
chiến lược quản trị kinh doanh;
Định hướng hành động bằng cách chủ động đối phó
với các thách thức chứ không chỉ phản ứng với những
thay đổi của môi trường bên trong và bên ngoài;
Chú trọng ưu tiên thỏa mãn các nhu cầu cá nhân của
người lao động;
Nhấn mạnh tầm quan trọng của văn hóa của văn hóa doanh nghiệp, của việc tạo ra
và duy trì nét đẹp văn hóa phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp;
Chuyển đổi trách nhiệm đối với quản trị nguồn nhân lực từ các nhân viên nhân sự
tới các giám đốc dây chuyền.
5.3. Quản trị công nghệ
5.3.1. Khái lược về quản trị công nghệ
5.3.1.1. Đặc điểm và ứng xử với tài sản cố định
Khái niệm
o Khái niệm: Công nghệ là hệ thống các kiến thức về quy trình và kỹ thuật dùng
để chế biến vật liệu và thông tin. Công nghệ bao hàm cả bộ phận kỹ thuật của
nó là các yếu tố vật chất như máy móc thiết bị
o Phân loại tư liệu lao động:
Nếu căn cứ vào đặc tính tự nhiên của tư liệu lao động, sẽ có nhà xưởng, vật
kiến trúc, máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển
Nếu căn cứ vào giá trị thời gian sử dụng, người ta thường lấy mốc thời gian 1
năm và giá trị tùy theo đồng tiền của mỗi nước để phân thành TSCĐ và bộ
phận không thỏa mãn các điều kiện đưa ra được coi là một bộ phận của TSLĐ.
Bộ phận tư liệu lao động chưa đủ điều kiện là TSCĐ được quản trị như đối với
nguyên vật liệu. Vì thế ở đây chỉ nghiên cứu bộ phận tư liệu lao động là TSCĐ.
Bài 5: Quản trị các đối tượng bên trong doanh nghiệp
NEU_MAN413_Bai5_v1.0013105226 69
Đặc điểm
o Tài sản cố định (TSCĐ) là những tài sản có giá trị lớn và được sử dụng lâu bền
trong nhiều chu kỳ kinh doanh.
o Đặc trưng:
Đặc trưng cơ bản nhất của TSCĐ là nó chỉ tham gia vào quá trình sản xuất
với tư cách là phương tiện, công cụ mà con người sử dụng để tác động vào
đối tượng lao động.
TSCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, và khi tham gia vào quá trình
sản xuất, nó thường chỉ bị hao mòn dần chứ không bị biến dạng, không bị
tiêu phí đi.
TSCĐ có giá trị lớn và được sử dụng trong thời gian dài nên quyết định đầu
tư, mua sắm TSCĐ là một quyết định quan trọng, nếu sai không sửa được
mà ảnh hưởng lâu dài đến hoạt động kinh doanh.
o Do TSCĐ là sản phẩm của sự sáng tạo của con người nên xét theo tiêu thức
chất lượng trên thị trường luôn có rất nhiều loại phẩm cấp TSCĐ khác nhau.
o Do tốc độ sáng tạo ra công nghệ và TSCĐ nhanh hơn so với trước nên vòng
đời của một TSCĐ cụ thể thường ngắn dần.
Lựa chọn đầu tư mua sắm
o Thị trường TSCĐ hết sức đa dạng, phong phú; Với mỗi loại TSCĐ luôn có
nhiều chủng loại khác nhau với nhiều chủng loại khác nhau với chất lượng,
thời gian hoạt động theo thiết kế và giá cả khác nhau.
o Các nguyên tắc khi lựa chọn TSCĐ:
Trình độ hiện đại của TSCĐ phải tương
ứng với trình độ công nghệ.
Trình độ hiện đại của TSCĐ phải phù hợp
với trình độ của đội ngũ những người lao
động trong doanh nghiệp.
Giá cả TSCĐ phải phù hợp với khả năng
tài chính của doanh nghiệp.
Phải tính đến hiệu quả của cả hệ thống máy móc thiết bị trong dài hạn.
Hao mòn và bù đắp hao mòn
o Đặc trưng cơ bản của TSCĐ là được sử dụng trong nhiều chu kỳ kinh doanh và
hao mòn dần trong quá trình sử dụng chúng. Tốc độ hao mòn phụ thuộc vào
nhiều nhân tố như: chất lượng và kết cấu TSCĐ, trình độ kỹ thuật và sự tuân
thủ quy chế sử dụng của người lao động, cường độ sử dụng TSCĐ, chất lượng
bảo dưỡng và sữa chữa TSCĐ.
o Hao mòn TSCĐ là quá trình mang tính khách quan, giữa hao mòn TSCĐ và
thời gian có quan hệ hàm số phi tuyến tính.
o Để bù đắp hao mòn về mặt hiện vật, doanh nghiệp phải tổ chức bảo dưỡng và
sữa chữa. Để bù đắp dần hao mòn TSCĐ ở phương diện giá trị, doanh nghiệp
tính khấu hao chúng. Khấu hao TSCĐ là việc đánh giá quá trình hao mòn
TSCĐ để bù đắp hao mòn đó.
Bài 5: Quản trị các đối tượng bên trong doanh nghiệp
70 NEU_MAN413_Bai5_v1.0013105226
o Thông thường, khi đánh giá hao mòn ta còn phải tính đến cả nhân tố giảm giá
TSCĐ do yếu tố tiến bộ kỹ thuật.
o Việc lựa chọn nguyên tắc và phương pháp khấu hao đúng đắn có ý nghĩa cực
kỳ quan trọng đối với việc bù đắp đúng giá trị TSCĐ hao mòn và vì vậy ảnh
hưởng trực tiếp đến hàng loạt các tính toán về chi phí, lợi nhuận của doanh
nghiệp.
Hình 5.1. Nguyên lý hao mòn
5.3.1.2. Công nhệ
Khái niệm và các bộ phận cấu thành
o Công nghệ là hệ thống các kiến thức về quy trình và kỹ thuật dùng để chế biến
vật liệu và thông tin.
o Nội dung (nghĩa rộng):
Bộ phận thông tin của công nghệ là các kiến thức được tổ chức như các
khái niệm, phương pháp, thông số, công thức, bí quyết
Yếu tố con người đề cập đến năng lực của con người về công nghệ như kĩ
năng, kinh nghiệm, tính sáng tạo, khả năng làm chủ công nghệ
Bộ phận kỹ thuật gồm các phương tiện vật chất phù hợp với đòi hỏi của
công nghệ.
Bộ phận tổ chức của công nghệ là các thiết chế tạo nên bộ khung tổ chức
của công nghệ như thẩm quyền, trách nhiệm, các quan hệ, liên kết
Phân loại công nghệ
o Căn cứ vào tính chất của công nghệ:
Theo tính chất có thể phân loại thành các loại công nghệ sản xuất, công
nghệ dịch vụ, công nghệ thông tin, công nghệ đào tạo
Người ta tiếp tục phân loại cụ thể hơn các loại công nghệ trên. Chẳng hạn
tiếp tục phân chia công nghệ sản xuất thành công nghệ sản xuất công ngiệ,
công nghệ sản xuất hang tiêu dùng, công nghệ sản xuất nông nghiệp, Công
nghệ sản xuất vật liệu
o Căn cứ vào đặc trưng kỹ thuật của công nghệ:
Bài 5: Quản trị các đối tượng bên trong doanh nghiệp
NEU_MAN413_Bai5_v1.0013105226 71
Theo đặc trưng kỹ thuật có thể phân thành các loại công nghệ: Công nghệ năng
lượng, công nghệ gia công cơ khí, công nghệ luyện kim, công nghệ hóa học,
công nghệ sinh học, công nghệ tin học.
o Căn cứ vào đặc điểm quản trị công nghệ:
Trên giác độ quản trị công nghệ có thể dựa trên cơ sở trình độ của trang thiết bị
kỹ thuật mà phân thành công nghệ thủ công, cơ khí hóa và tự động hóa.
o Căn cứ vào nguồn gốc của công nghệ:
Nếu dựa vào cơ sở nguồn gốc của công nghệ có thể phân thành công nghệ tự
sáng tạo và công nghệ chuyển giao.
Công nghệ tư sáng tạo là công nghệ được nghiên cứu và sáng tạo ngay
trong nước.
Công nghệ chuyển giao là công nghệ không tự nghiên cứu mà có được
bằng con đường nhập khẩu nươc ngoài.
o Căn cứ vào chu kỳ sống của công nghệ:
Nếu xét đến chu kỳ sống của công nghệ thì công nghệ được phân thành các
giai đoạn khác nhau trong chu kỳ sống của nó.
Ngoài ra, người ta còn có thể phân chia sâu hơn như công nghệ cứng và
công nghệ mềm.
o Căn cứ vào vai trò của công nghệ:
Dựa vào tiêu thức này sẽ phân thành công nghệ dẫn dắt, công nghệ thúc đẩy
và công nghệ phát triển.
Cách phân chia này cho thấy tầm quan trong của công nghệ đối với hoạt
động sản xuất nói riêng và các hoạt động phát triển nói chung.
5.3.1.3. Quản trị công nghệ
Quản trị công nghệ là tổng hợp các hoạt động nghiên cứu và vận dụng các quy luật
khoa học vào việc xác định và tổ chức thực hiện các mục tiêu và giải pháp kỹ thuật
nhằm thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ, áp dụng công nghệ kỹ thuật mới, bảo
đảm quá trình sản xuất diễn ra với hiệu quả cao nhất.
Nội dung cơ bản:
o Tổ chức hoạt động nghiên cứu và phát triển.
o Lựa chọn và đổi mới công nghệ.
o Quản trị quy trình, quy phạm kỹ thuật và công
tác tiêu chuẩn hóa.
o Tổ chức công tác bảo dưỡng và sữa chữa.
o Tổ chức công tác đo lường.
o Tổ chức hoạt động sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất.
o Quản trị hồ sơ, tài liệu kỹ thuật.
Phương châm: Coi trọng công tác nghiên cứu và phát triển, phát huy đầy đủ sức
mạnh của đội ngũ cán bộ kỹ thuật, phát động và tổ chức hoạt