Giáo trình Quản trị kinh doanh thương mại - Bài 4: Chiến lược và kế hoạch kinh doanh thương mại

5.1.1. Khái niệm về nguồn hàng trong kinh doanh thương mại Khái niệm: Nguồn hàng là toàn bộ khối lượng và cơ cấu hàng hóa thích hợp với nhu cầu của khách hàng mà doanh nghiệp đã và có khả năng huy động trong kỳ kế hoạch. 5.1.2. Phân loại nguồn hàng  Theo nguồn gốc của hàng hóa: nguồn hàng sản xuất trong nước, nguồn hàng nhập khẩu và nguồn hàng tồn kho.  Theo phạm vi địa lý: nguồn hàng trong tỉnh, trong vùng; ngoài tỉnh ngoài vùng; nguồn hàng từ nước ngoài.  Theo vai trò của nguồn hàng: nguồn hàng chính, nguồn bổ sung.  Theo mặt hàng kinh doanh: nguồn sắt thép, xi măng, hóa chất, vật liệu xây dựng.  Theo hình thức tạo nguồn: nguồn hàng tự sản xuất, liên doanh liên kết nguồn hàng của cấp trên, nguồn tự mua và khai thác. ngoài ra tùy từng loại hàng hóa còn có các cách phân loại khác.

pdf15 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 507 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo trình Quản trị kinh doanh thương mại - Bài 4: Chiến lược và kế hoạch kinh doanh thương mại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 5: Tạo nguồn, mua hàng và dự trữ hàng hóa trong kinh doanh thương mại TXTMKT02 _Bai5_v1.0014111203 41 BÀI 5 TẠO NGUỒN, MUA HÀNG VÀ DỰ TRỮ HÀNG HÓA TRONG KINH DOANH THƯƠNG MẠI Hướng dẫn học Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau:  Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia thảo luận trên diễn đàn.  Đọc tài liệu: Giáo trình Quản trị doanh nghiệp thương mại (Tập 1, 2), NXB Lao động – Xã hội, 2005.  Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua email.  Tham khảo các thông tin từ trang Web môn học. Nội dung  Nguồn hàng và vai trò của nó trong hoạt động kinh doanh thương mại.  Nội dung và các hình thức tạo nguồn, mua hàng.  Các biện pháp thực hiện tạo nguồn mua hàng.  Dự trữ hàng hóa và vai trò của chúng trong hoạt động kinh doanh thương mại.  Cơ cấu và phương pháp xác định dự trữ hàng hóa của doanh nghiệp thương mại.  Quản trị dự trữ hàng hóa trong kinh doanh thương mại. Mục tiêu  Nguồn hàng và vai trò cua nguồn hàng trong hoạt động kinh doanh thương mại.  Nội dung và các hình thức tạo nguồn, mua hàng.  Quản trị hoạt động tạo nguồn mua hàng.  Dự trữ hàng hóa và các nhân tố ảnh hưởng đến dự trữ hàng hóa trong kinh doanh thương mại.  Cơ cấu và các chỉ tiêu dự trữ hàng hóa trong kinh doanh thương mại.  Các phương pháp định mức dự trữ hàng hóa và điều kiện ứng dụng.  Nội dung quản trị dự trữ hàng hóa trong kinh doanh thương mại. Bài 5: Tạo nguồn, mua hàng và dự trữ hàng hóa trong kinh doanh thương 42 TXTMKT02 _Bai5_v1.0014111203 Tình huống dẫn nhập Công ty hóa mỹ phẩm Ánh Dương Công ty hóa mỹ phẩm Ánh Dương chuyên kinh doanh các sản phẩm vệ sinh gia dụng như nước rửa bát, nước rửa rau quả, nước tẩy rửa nhà vệ sinh, nước hoa xịt phòng, nến thơm Sản phẩm của công ty rất đa dạng, khoảng 150 mặt hàng khác nhau. Ngay trong cùng một nhóm hàng thì cũng có rất nhiều loại, ví dụ, có tới hơn 20 loại nến thơm khác nhau do thay đổi khối lượng đóng gói, hình dạng, bao bì, màu và mùi hương Thị trường tiêu thụ cạnh tranh rất gay gắt, và Ánh Dương có rất nhiều đối thủ cạnh tranh mạnh hơn họ rất nhiều. Ánh Dương muốn thực hiện chiến lược định hướng thị trường. Ánh Dương muốn bán hàng trực tiếp đến các đại lý và nhà bán buôn trên toàn quốc. Những khách hàng này thường đòi hỏi chất lượng dịch vụ rất cao và thường yêu cầu giao hàng rất nhanh. Để đáp ứng yêu cầu của khách hàng, Ánh Dương mở một số nhà kho ở các địa bàn hoạt động trọng yếu, nhằm dự trữ sản phẩm đáp ứng yêu cầu về chủng loại, số lượng, chất lượng và thời gian giao hàng nhanh của khách hàng. 1. Một doanh nghiệp có danh mục mặt hàng kinh doanh đa dạng như Ánh Dương sẽ có những thuận lợi và khó khăn gì trong công tác tạo nguồn hàng và mua hàng? 2. Phân tích các thuận lợi, khó khăn trong công tác tạo nguồn và mua hàng của doanh nghiệp kinh doanh chuyên môn hóa, tổng hợp và đa dạng hóa? 3. Một doanh nghiệp bán buôn hàng vệ sinh gia dụng như Ánh Dương cần chú ý những điểm gì khi lựa chọn địa điểm xây dựng nhà kho và thiết lập mạng lưới kho? Bài 5: Tạo nguồn, mua hàng và dự trữ hàng hóa trong kinh doanh thương mại TXTMKT02 _Bai5_v1.0014111203 43 5.1. Nguồn hàng và vai trò của nguồn hàng trong kinh doanh thương mại 5.1.1. Khái niệm về nguồn hàng trong kinh doanh thương mại Khái niệm: Nguồn hàng là toàn bộ khối lượng và cơ cấu hàng hóa thích hợp với nhu cầu của khách hàng mà doanh nghiệp đã và có khả năng huy động trong kỳ kế hoạch. 5.1.2. Phân loại nguồn hàng  Theo nguồn gốc của hàng hóa: nguồn hàng sản xuất trong nước, nguồn hàng nhập khẩu và nguồn hàng tồn kho.  Theo phạm vi địa lý: nguồn hàng trong tỉnh, trong vùng; ngoài tỉnh ngoài vùng; nguồn hàng từ nước ngoài.  Theo vai trò của nguồn hàng: nguồn hàng chính, nguồn bổ sung.  Theo mặt hàng kinh doanh: nguồn sắt thép, xi măng, hóa chất, vật liệu xây dựng.  Theo hình thức tạo nguồn: nguồn hàng tự sản xuất, liên doanh liên kết nguồn hàng của cấp trên, nguồn tự mua và khai thác... ngoài ra tùy từng loại hàng hóa còn có các cách phân loại khác. 5.1.3. Vai trò của nguồn hàng trong hoạt động kinh doanh Là hoạt động nghiệp vụ mở đầu của lưu thông hàng hóa, hoạt động tạo nguồn mua hàng là điều kiện để doanh nghiệp có thể kinh doanh được, bảo đảm đầy đủ kịp thời cho khách hàng, hạn chế hiện tượng thừa thiếu hàng hóa và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn hàng là một điều kiện quan trọng để hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục, bảo đảm chữ tín với khách hàng. Tạo nguồn và mua hàng phù hợp với nhu cầu của khách hàng, giúp cho hoạt động kinh doanh thương mại tiến hành thuận lợi, kịp thời, đẩy mạnh được tốc độ lưu chuyển hàng hóa, rút ngắn được thời gian lưu thông hàng hóa (T–H–T); vừa tạo điều kiện cho doanh nghiệp bán hàng nhanh, thu hút được nhiều khách hàng, đảm bảo uy tín với khách hàng, bảo đảm cho doanh nghiệp thực hiện được việc cung ứng hàng hóa liên tục, ổn định, không bị đứt đoạn. Tạo nguồn và mua hàng làm tốt góp phần cân đối cụ thể giữa cung và cầu, giúp cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo đảm tính ổn định, chắc chắn, hạn chế được sự bấp bênh; đặc biệt hạn chế được tình trạng thừa, thiếu, hàng ứ đọng, chậm luân chuyển, hàng kém mất phẩm chất, hàng không hợp mốt, hàng không bán được vừa gây chậm trễ, khó khăn cho khâu dự trữ và bán hàng, vừa ảnh hưởng tới kết quả và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Tạo nguồn và mua hàng làm tốt còn có tác dụng nâng cao hiệu quả kinh doanh ở đầu ra, giúp cho hoạt động tài chính của doanh nghiệp thuận lợi. Thu hồi được vốn nhanh, có tiền bù đắp các khoản chi phí kinh doanh, có lợi nhuận để mở rộng và phát triển kinh doanh, tăng thêm thu nhập cho người lao động và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước (thuế) và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Bài 5: Tạo nguồn, mua hàng và dự trữ hàng hóa trong kinh doanh thương 44 TXTMKT02 _Bai5_v1.0014111203 Trong điều kiện canh tranh gay gắt công tác tạo nguồn mua hàng còn là phương tiện cạnh tranh với đối thủ cạnh tranh, thực hiện văn minh thương mại, giúp doanh nghiệp hội nhập vào thị trường khu vực và quốc tế. 5.2. Nội dung và các hình thức tạo nguồn mua hàng 5.2.1. Nội dung hoạt động tạo nguồn mua hàng Tạo nguồn mua hàng là toàn bộ những hoạt động nghiệp vụ nhằm tạo ra nguồn hàng đầy đủ, đồng bộ kịp thời theo đúng nhu cầu của khách hàng, gồm các nội dung:  Xác định nhu cầu cụ thể của khách hàng về khối lượng, cơ cấu mặt hàng, quy cách chủng loại, thời gian, địa điểm và giá cả mà khách hàng có thể chấp nhận: Nghiên cứu nhu cầu mặt hàng của khách hàng về quy cách, cỡ loại, số lượng, trọng lượng, màu sắc, thời gian, địa điểm bán hàng, giá cả hàng hóa và dịch vụ là vấn đề đầu tiên và hết sức quan trọng đối với bộ phận tạo nguồn và mua hàng của doanh nghiệp. Bộ phận tạo nguồn và mua hàng ở doanh nghiệp phải nắm được hàng được tạo nguồn và mua về nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng nào, khối lượng, chất lượng hàng hóa mà khách hàng cần, thời gian, địa điểm cần hàng, tính tiên tiến của mặt hàng doanh nghiệp đang đáp ứng và xu hướng của khách hàng đối với mặt hàng mà doanh nghiệp kinh doanh; các mặt hàng tiên tiến hơn, hiện đại hơn và hàng thay thế, cũng như sự đáp ứng nhu cầu trên thị trường của các đối thủ cạnh tranh chỉ có thể nắm chắc được các thông tin trên, việc tạo nguồn và mua hàng mới tránh được sai lầm và khắc phục được hiện tượng lạc hậu về công nghệ và kiểu dáng, hàng bị ứ đọng, chậm tiêu thụ, giá cao không bán được, không đáp ứng đúng thời gian, đúng địa điểm  Tìm hiểu khả năng sản xuất trong nước và thị trường nước ngoài để lựa chọn thị trường, chọn đối tác: Nghiên cứu thị trường nguồn hàng doanh nghiệp phải nắm được khả năng của các nguồn cung ứng loại hàng về số lượng, chất lượng, thời gian và địa điểm (khu vực) của đơn vị nguồn hàng. Doanh nghiệp cũng cần nghiên cứu, xác định rõ doanh nghiệp nguồn hàng là người trực tiếp sản xuất – kinh doanh hay là doanh nghiệp trung gian, địa chỉ, nguồn lực, khả năng sản xuất công nghệ và nghiên cứu cả chính sách tiêu thụ hàng hóa của các đơn vị nguồn hàng. Cần đặc biệt chú ý đến chất lượng hàng hóa, tính tiên tiến của mặt hàng, giá cả, thời hạn giao hàng, phương thức giao nhận, kiểm tra chất lượng, bao gói, vận chuyển và phương thức thanh toán. Cần phải kiểm tra kỹ tính xác thực, uy tín, chất lượng của loại hàng và chủ hàng. Đối với các nguồn hàng sản xuất trong nước, cần phải đến tận nơi, có sự kiểm tra bằng chuyên môn. Đối với các đối tác nước ngoài, cần thông qua thương vụ hoặc tham tán thương mại, các tổ chức hỗ trợ thương mại như phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, các hiệp hội ngành hàng Lựa chọn bạn hàng là khâu quyết định đối với sự chắc chắn và ổn định của nguồn hàng. Thiết lập mối quan hệ truyền thống, trực tiếp, lâu dài với các bạn hàng tin cậy là một trong những yếu tố tạo được sự ổn định trong nguồn cung ứng đối với doanh nghiệp thương mại. Bài 5: Tạo nguồn, mua hàng và dự trữ hàng hóa trong kinh doanh thương mại TXTMKT02 _Bai5_v1.0014111203 45  Tổ chức giao dịch đàm phán để ký kết hợp đồng: Khi đã lựa chọn đối tác phù hợp với yêu cầu và điều kiện của doanh nghiệp thì doanh nghiệp cần thiết lập mối quan hệ kinh tế – kỹ thuật – tổ chức – thương mại với đối tác để hai bên hợp tác giúp đỡ lẫn nhau để thỏa mãn yêu cầu của mỗi bên. Hai bên mua bán cần có sự thương thảo và ký kết được với nhau bằng các hợp đồng mua bán hàng hóa. Hợp đồng kinh tế mua bán hàng hóa chính là cam kết của hai bên về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong mối quan hệ trao đổi hàng hóa. Trong hợp đồng mua bán hàng hóa những điều khoản về tên hàng, quy cách ký mã hiệu, nhãn hiệu, số lượng, giá cả, phẩm chất (điều kiện kỹ thuật), thời gian giao nhận, địa điểm giao nhận, phương thức thanh toán, điều kiện vận chuyển, bao gói, bốc dỡ là những điều khoản không thể thiếu, hai bên phải có trách nhiệm thực hiện đúng hợp đồng đã ký.  Tổ chức thực hiện hợp đồng: Tổ chức thực hiện hợp đồng mua hàng là việc tiếp nhận, kiểm tra chất lượng và số lượng hàng hóa, vận chuyển về doanh nghiệp hoặc giao ngay cho khách hàng, thanh toán tiền hàng, đồng thời theo dõi giải quyêt các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện. Việc thực hiện nghiêm túc các hợp đồng mua bán hàng hóa đã được ký kết là điều kiện quan trọng nhất bảo đảm sự đầy đủ, kịp thời và ổn định của nguồn hàng; đồng thời cũng giúp cho đơn vị sản xuất có thị trường tiêu thụ vững chắc.  Đánh giá kết quả và điều chỉnh: Tạo nguồn mua hàng là công việc thường xuyên của doanh nghiệp nên phải tiến hành thường xuyên, định kỳ thực hiện đánh giá kết quả. Các doanh nghiệp thường so sánh kết quả thực hiện với kế hoạch hoặc hợp đồng đã ký về số lượng, chất lượng, giá cả, địa điểm, tiến độ giao hàng và hiệu quả mua hàng để tìm ra nguyên nhân và đề ra biện pháp khắc phục... 5.2.2. Sự khác nhau giữa tạo nguồn và mua hàng Tạo nguồn là các hoạt động nghiệp vụ tác động đến khâu sản xuất, khai thác nhằm tạo ra nguồn hàng phù hợp với nhu cầu củaa khách hàng để tiến hành mua hàng. Mua hàng là hoạt động nghiệp vụ cơ sở nghiên cứu nhu cầu tiêu dùng và tình hình cung ứng hàng hóa trên thị trường về số lượng, chất lượng, giá cả và các điều kiện mua bán thanh toán để quyết định mua hàng thông qua các hình thức mua khác nhau. Như vậy về nội dung và phạm vi, hoạt động tạo nguồn sẽ rộng và phức tạp hơn so với đơn thuần mua hàng. Nghĩa là doanh nghiệp thương mại phải quan tâm cả đến khâu sản xuất, chế biến để làm ra hàng hóa phù hợp với tiến độ giao hàng. 5.2.3. Các hình thức tạo nguồn và mua hàng  Các hình thức tạo nguồn: o Đem nguyên liệu gia công sản phẩm. o Bán nguyên liệu mua thành phẩm. o Liên doanh, liên kết tiêu thụ hàng hoá. o Tự sản xuất, khai thác hàng hóa. Bài 5: Tạo nguồn, mua hàng và dự trữ hàng hóa trong kinh doanh thương 46 TXTMKT02 _Bai5_v1.0014111203  Các hình thức mua hàng: o Mua theo hợp đồng và đơn hàng ký được. o Thuận mua vừa bán không cần hợp đồng và đơn hàng. o Nhận làm đại lý bán hàng cho các đơn vị sản xuất kình doanh trong nước và nước ngoài. o Nhập khẩu hàng hóa bằng các hình thức khác nhau. 5.3. Các biện pháp thực hiện tạo nguồn mua hàng 5.3.1. Xây dựng chiến lược về nguồn hàng kinh doanh thương mại Doanh nghiệp muốn có nguồn hàng ổn định, lâu dài, phù hợp với yêu cầu của khách hàng cần phải xây dựng chiến lược nguồn hàng của doanh nghiệp, cũng như các kế hoạch tạo nguồn và mua hàng của doanh nghiệp hàng năm tiên tiến, khả thi nhằm tổ chức tốt công tác tạo nguồn và mua hàng. Trong chiến lược tạo nguồn mua hàng phải xác định mặt hàng nào mua từ sản xuất trong nước, mặt hàng nào nhập khẩu từ nước ngoài, những mặt hàng mà doanh nghiệp sẽ tự tổ chức sản xuất hay liên doanh, liên kết để tạo nguồn hàng ổn định vững chắc với giá cả hợp lý và phù hợp với nhu cầu khách hàng. 5.3.2. Sử dụng linh hoạt các hình thức tạo nguồn mua hàng trong hoạt động kinh doanh 5.3.3. Tạo nguồn vốn để nhập khẩu hàng hóa Trong cơ chế thị trường muốn chủ động về hàng hóa cần tạo nguồn vốn cho hoạt động nhập khẩu và mua hàng. Nếu có nguồn vốn dồi dào, doanh nghiệp có thể nghiên cứu sự biến động của giá cả của các nhà cung ứng khác nhau để lựa chọn thời điểm giá thấp nhất sẽ đặt hàng nhằm giảm chi phí và ổn định hàng hóa của doanh nghiệp. Nhiều khi xuất hiện hàng hóa rẻ, chất lượng bảo đảm nhưng thiếu vốn không thể chủ động nguồn hàng trong hoạt động kinh doanh. 5.3.4. Xây dựng phương án khoán kinh doanh, phương án khoán tạo nguồn mua hàng 5.3.5. Tổ chức hợp lý mạng lưới tạo nguồn mua hàng Tổ chức hợp lý mạng lưới thu mua hàng hóa phù hợp với đặc điểm điều kiện nguồn hàng, điều kiện sản xuất, điều kiện vận tải là vấn đề hết sức quan trọng để có thể bảo đảm nguồn hàng được mua đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, đúng số lượng, chất lượng và thời gian cần hàng. Tổ chức mạng lưới mua hàng được tổ chức theo nguyên tắc chuyên doanh, vừa bảo đảm tính chuyên nghiệp của hệ thống, vừa đáp ứng được yêu cầu chất lượng và số lượng của hàng hóa, cũng như những yêu cầu về quy cách, mẫu mã, màu sắc, các tiêu chuẩn kỹ thuật, mỹ thuật, vệ sinh, an toàn môi trường... cũng như kịp thời đối với các nguồn cung ứng đã sản xuất ra. Bài 5: Tạo nguồn, mua hàng và dự trữ hàng hóa trong kinh doanh thương mại TXTMKT02 _Bai5_v1.0014111203 47 Tùy theo tính chất, đặc điểm của loại hàng hóa, yêu cầu của việc thu mua, giao nhận, vận chuyển, phân phối và đặc điểm của ngành sản xuất, doanh nghiệp có thể tổ chức mạng lưới thu mua thành các trạm (thu mua), xí nghiệp (thu mua), kho thu mua. Đây là mạng lưới trực tiếp của doanh nghiệp. Các mạng lưới này có thể cố định (ổn định) ở một địa điểm hoặc có thể di động theo thời gian. Đối với hàng nhập khẩu, ở các ga. cảng đầu mối, doanh nghiệp có thể tổ chức trạm (tiếp nhận), đội (tiếp nhận), kho (tiếp nhận) để nhận hàng và phân phối hàng hóa về các điểm bán hàng hoặc kho dự trữ hàng hóa của doanh nghiệp. Mạng lưới thu mua trực tiếp được tổ chức ở những nơi nguồn hàng tập trung, ở những nguồn hàng chính, vào thời gian thu hoạch hàng hóa (đối với hàng nông lâm hải sản). Doanh nghiệp cũng có thể tổ chức mạng lưới gián tiếp bằng tổ chức các đại lý thu mua ở những nơi nguồn hàng phân tán, nguồn hàng nhỏ lẻ, không thường xuyên liên tục để tăng thêm nguồn hàng cho doanh nghiệp mình. 5.3.5. Tổ chức hệ thống thông tin về nguồn hàng và cộng tác chặt chẽ với các cơ quan có liên quan trong tạo nguồn, mua hàng Doanh nghiệp cần tổ chức tốt hệ thống thông tin từ các đơn vị nguồn hàng, nơi giao nhận hàng... về doanh nghiệp thương mại bằng cách cử đại diện ở các nơi, hợp tác, chọn lọc các cộng tác viên, hoặc bằng các quan hệ thường xuyên với các đơn vị nguồn hàng... để chuẩn bị trước nguồn hàng đáp ứng cho mọi nhu cầu của khách hàng không bị đứt đoạn. 5.3.6. Dự trữ hàng hóa và vai trò của dự trữ hàng hóa trong hoạt động kinh doanh thương mại Khái niệm dự trữ hàng hóa: Dự trữ hàng hóa trong kinh doanh thương mại là sự ngưng đọng của hàng hóa trong quá trình vận động từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng. Nó được hình thành từ khi hàng hóa nhập về kho, trạm cửa hàng của doanh nghiệp đến khi bán những hàng hóa đó cho khách hàng. Phân loại dự trữ hàng hóa trong kinh doanh thương mại  Dự trữ tiêu thụ: Dự trữ tiêu thụ là dự trữ những thành phẩm đã hoàn thành việc chế tạo, đã nhập kho tiêu thụ của doanh nghiệp sản xuất và đang chờ xuất bán.  Dự trữ hàng hóa của doanh nghiệp thương mại: Dự trữ hàng hóa ở doanh nghiệp thương mại được hình thành từ khi nhập hàng về doanh nghiệp thương mại và kết thúc khi doanh nghiệp thương mại bán hàng (giao hàng) cho khách hàng. Dự trữ hàng hóa ở doanh nghiệp thương mại là dự trữ hàng hóa ở kho, trạm, cửa hàng, quầy hàng, siêu thị, đại lý, trung tâm mua sắm của các doanh nghiệp thương mại. Sự hình thành dự trữ trong nền kinh tế quốc dân: Còn sản xuất hàng hóa, còn lưu thông hàng hóa thì còn dự trữ hàng hoá. Dự trữ hàng hóa ở trong kinh doanh thương mại được hình thành do các yêu cầu:  Để bảo đảm có hàng bán ra liên tục cho khách hàng.  Để đáp ứng yêu cầu mở rộng kinh doanh.  Để có thời gian đổi mới chính bản thân dự trữ. Bài 5: Tạo nguồn, mua hàng và dự trữ hàng hóa trong kinh doanh thương 48 TXTMKT02 _Bai5_v1.0014111203  Là một phương tiện quan trọng để tăng khả nãng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.  Là một biện pháp tìm kiếm lợi nhuận trong kinh doanh.  Thực hiện được những nhiệm vụ chính trị xã hội của doanh nghiệp. Các nhân tố ảnh hưởng đến dự trữ hàng hóa trong kinh doanh thương mại (xem hình)  Các nhân tố chung: sản xuất, tiêu dùng, lực lượng sản xuất và giao thông vận tải, điều kiện tự nhiên và đặc điểm của hàng hóa, tiến bộ khoa học kỹ thuật, chính trị luật pháp, xuất nhập khẩu, trình độ quản lý kinh tế và văn hóa xã hội.  Các nhân tố cụ thể ảnh hưởng đến khối lượng, thời gian và giá trị hàng hóa dự trữ. 5.4. Cơ cấu và phương pháp xác định dự trữ hàng hóa trong kinh doanh thương mại 5.4.1. Cơ cấu dự trữ hàng hóa trong kinh doanh thương mại Căn cứ vào vai trò của các bộ phận khác nhau của dự trữ có thể chia thành: dự trữ thường xuyên, dự trữ bảo hiểm, dự trữ chuẩn bị và dự trữ thời vụ. Trong đó dự trữ thường xuyên chiếm tỷ lệ lớn và quan trọng nhất. Bài 5: Tạo nguồn, mua hàng và dự trữ hàng hóa trong kinh doanh thương mại TXTMKT02 _Bai5_v1.0014111203 49  Dự trữ thường xuyên: Dự trữ thường xuyên là lực lượng hàng hóa dự trữ chủ yếu (lớn nhất) của doanh nghiệp để thỏa mãn thường xuyên đều đặn các nhu cầu của khách hàng giữa hai kỳ nhập hàng liên tiếp. Dự trữ thường xuyên luôn biến động từ tối đa đến tối thiểu. Dự trữ thường xuyên đạt tối đa khi doanh nghiệp nhập hàng về và đạt tối thiểu trước kỳ nhập hàng tiếp sau. Khoảng cách giữa hai kỳ nhập hàng liên tiếp người ta gọi là chu kỳ nhập hàng. Chu kỳ nhập hàng chính là khoảng thời gian từ lần nhập hàng trước đến lần nhập hàng sau. Chu kỳ này có thể đều đặn (bằng nhau) hoặc không đều đặn phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng trong từng giai đoạn.  Dự trữ bảo hiểm: Dự trữ bảo hiểm là lực lượng hàng hóa dự trữ để phòng trường hợp khi nhập hàng không bảo đảm đủ về số lượng, không đủ về chất lượng và đối tác vi phạm về thời gian nhập hàng (nhập chậm)... Dự trữ bảo hiểm là lượng dự trữ để đáp ứng nhu cầu bán hàng liên tục mà nguồn hàng không thực hiện đúng kế hoạch vì các lý do khác nhau, là lượng vừa đủ để khắc phục những nguyên nhân xảy ra thiếu hụt đối với dự trữ thường xuyên. Nếu dự trữ bảo hiểm quá ít sẽ không giúp khắc phục hậu quả, nhưng nếu dự trữ bảo hiểm nhiều quá sẽ thừa không cần thiết.  Dự trữ chuẩn bị: Đối với những loại hàng hóa khi nhập hàng về doanh nghiệp phải có thời gian chuẩn bị mới bán được hàng thì còn
Tài liệu liên quan