Giáo trình Quản trị kinh doanh thương mại - Bài 8: Quản trị vốn và chi phí trong kinh doanh thương mại

8.1.1. Khái niệm và phân loại vốn kinh doanh  Khái niệm Vốn kinh doanh của doanh nghiệp thương mại là biểu hiện bằng tiền của hàng hóa, tài sản, và các nguồn lực mà doanh nghiệp sử dụng trong hoạt động kinh doanh. Vốn kinh doanh ở doanh nghiệp thương mại là sự thống nhất biện chứng hai mặt: giá trị và hiện vật của một trong những yếu tố đầu vào quan trọng của doanh nghiệp thương mại; trong đó vốn biểu thị mặt giá trị tính bằng tiền của toàn bộ tài sản, hàng hóa và các nguồn lực mà doanh nghiệp bỏ vào hoạt động kinh doanh gồm: Tài sản bằng hiện vật như: nhà cửa, kho tàng, cửa hàng, quầy hàng, hàng hóa.; Tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng, bạc, đá quý.; Thương hiệu, bản quyền sở hữu công nghiệp và các tài sản vô hình khác. Còn tài sản biểu thị mặt hiện vật của tài sản cố định, tài sản lưu động của doanh nghiệp. Tất cả tài sản này đều được quy ra tiền Việt Nam. Trong điều kiện của nền kinh tế tri thức các tài sản vô hình như vị trí địa lý thuận lợi, nhãn hiệu nổi tiếng, uy tín của doanh nghiệp, cơ cấu lao động hợp lý, các bằng phát minh sáng chế. có vai trò đặc biệt quan trọng.

pdf29 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 423 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Quản trị kinh doanh thương mại - Bài 8: Quản trị vốn và chi phí trong kinh doanh thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 8: Quản trị vốn và chi phí trong kinh doanh thương mại TXTMKT02 _Bai8_v1.0014111203 87 BÀI 8 QUẢN TRỊ VỐN VÀ CHI PHÍ TRONG KINH DOANH THƯƠNG MẠI Hướng dẫn học Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau:  Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia thảo luận trên diễn đàn.  Đọc tài liệu: Giáo trình Quản trị doanh nghiệp thương mại (Tập 1, 2), NXB Lao động – Xã hội, 2005.  Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua email.  Tham khảo các thông tin từ trang Web môn học. Nội dung  Khái niệm và vai trò của vốn kinh doanh.  Vốn lưu động.  Vốn cố định.  Bảo toàn vốn kinh doanh.  Khái niệm và nội dung của chi phí kinh doanh.  Chi phí lưu thông.  Biện pháp giảm chi phí kinh doanh. Mục tiêu  Nắm được khái niệm và vai trò của vốn kinh doanh trong hoạt động kinh doanh thương mại.  Đặc điểm, nguồn và biện pháp sử dụng hiệu quả vốn lưu động.  Đặc điểm, nguồn và biện pháp sử dụng vốn cố định.  Nắm được nội dung và biện pháp bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh.  Hiểu được khái niệm và nội dung chi phí kinh doanh, chi phí lưu thông trong doanh nghiệp thương mại.  Các nhân tố ảnh hưởng và các chỉ tiêu đánh giá tình hình chi phí lưu thông.  Nắm được các biện pháp giảm chi phí kinh doanh và chi phí lưu thông. Bài 8: Quản trị vốn và chi phí trong kinh doanh thương mại 88 TXTMKT02 _Bai8_v1.0014111203 Tình huống dẫn nhập Công ty Viễn Tin Công ty Viễn Tin có một chuỗi các cửa hàng bán điện thoại di động. Dưới đây là một số chi phí của công ty:  Tiền thuê văn phòng và cửa hàng.  Thuế VAT.  Lương nhân viên bán hàng.  Lương quản lý doanh nghiệp.  Chi phí bao bì/gói hàng.  Tiền điện cho thắp sáng và điều hòa nhiệt độ.  Bảo hiểm hàng hóa. Quý 4 năm nay, Viễn Tin dự định mở thêm một số cửa hàng ở Hà Nội nên cần huy động vốn. Viễn Tin cân nhắc một số giải pháp sau:  Tiền tiết kiệm của chủ doanh nghiệp.  Tiền đi vay ngân hàng.  Bán bớt cổ phần cho một đối tác kinh doanh khác. 1. Các giải pháp huy động vốn của Viễn Tin có ưu điểm, nhược điểm gì? Viễn Tin còn có thể huy động vốn từ những nguồn nào? 2. Cho biết trong các khoản chi phí của Viễn Tin, đâu là chi phí cố định, đâu là chi phí biến đổi? Sự khác nhau cơ bản giữa hai loại chi phí này là gì? Bài 8: Quản trị vốn và chi phí trong kinh doanh thương mại TXTMKT02 _Bai8_v1.0014111203 89 8.1. Khái niệm và vai trò của vốn kinh doanh 8.1.1. Khái niệm và phân loại vốn kinh doanh  Khái niệm Vốn kinh doanh của doanh nghiệp thương mại là biểu hiện bằng tiền của hàng hóa, tài sản, và các nguồn lực mà doanh nghiệp sử dụng trong hoạt động kinh doanh. Vốn kinh doanh ở doanh nghiệp thương mại là sự thống nhất biện chứng hai mặt: giá trị và hiện vật của một trong những yếu tố đầu vào quan trọng của doanh nghiệp thương mại; trong đó vốn biểu thị mặt giá trị tính bằng tiền của toàn bộ tài sản, hàng hóa và các nguồn lực mà doanh nghiệp bỏ vào hoạt động kinh doanh gồm: Tài sản bằng hiện vật như: nhà cửa, kho tàng, cửa hàng, quầy hàng, hàng hóa...; Tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng, bạc, đá quý...; Thương hiệu, bản quyền sở hữu công nghiệp và các tài sản vô hình khác. Còn tài sản biểu thị mặt hiện vật của tài sản cố định, tài sản lưu động của doanh nghiệp. Tất cả tài sản này đều được quy ra tiền Việt Nam. Trong điều kiện của nền kinh tế tri thức các tài sản vô hình như vị trí địa lý thuận lợi, nhãn hiệu nổi tiếng, uy tín của doanh nghiệp, cơ cấu lao động hợp lý, các bằng phát minh sáng chế... có vai trò đặc biệt quan trọng.  Phân loại vốn kinh doanh o Theo luật pháp chia thành vốn pháp định (đối với ngành kinh doanh điều kiện) và vốn điều lệ. o Theo sự hình thành vốn: vốn đầu tư ban đầu và vốn bổ sung. o Theo tính chất chu chuyển vốn: vốn cố định, vốn lưu động. o Theo tính chất sở hữu: vốn của chủ sở hữu, vốn vay và vốn liên doanh liên kết. o Theo khả năng tính toán: tài sản hữu hình và tài sản vô hình.  Đứng trên giác độ pháp luật: Vốn ở doanh nghiệp thương mại được quy định thành: o Vốn pháp định: là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp. Tùy theo từng ngành, nghề, từng loại hình sở hữu doanh nghiệp và từng thời kỳ, Nhà nước có quy định mức vốn pháp định hoặc doanh nghiệp phải đăng ký mức vốn cần phải có khi thành lập doanh nghiệp. Ngày nay, để khuyến khích mọi thành phần tham gia kinh doanh nhà nước đã bỏ qui định này, chỉ giữ lại đối với một số ngành kinh doanh đặc thù. o Vốn điều lệ: là số vốn đã tất cả các thành viên góp và được ghi vào điều lệ công ty. Góp vốn là việc đưa tài sản vào công ty để trở thành chủ sở hữu hoặc các chủ sở hữu chung của công ty. Tài sản góp vốn có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác ghi trong điều lệ công ty do các thành viên góp để tạo thành vốn của công ty. o Vốn có quyền biểu quyết: là phần vốn góp, theo đó, người sở hữu có quyền biểu quyết về những vấn đề được hội đồng thành viên hoặc đại hội đồng cổ đông quyết định...  Đứng trên giác độ hình thành vốn: Vốn ở doanh nghiệp thương mại gồm có: Bài 8: Quản trị vốn và chi phí trong kinh doanh thương mại 90 TXTMKT02 _Bai8_v1.0014111203 o Vốn đầu tư ban đầu: là số vốn phải có khi hình thành doanh nghiệp thương mại, tức là số vốn cần thiết để đăng ký kinh doanh, hoặc số vốn đóng góp của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã hoặc doanh nghiệp tư nhân, hoặc vốn Nhà nước giao của doanh nghiệp thương mại nhà nước. o Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, phần vốn đóng góp của tất cả các thành viên phải đóng đủ ngay khi thành lập công ty. o Đối với công ty cổ phần: vốn điều lệ của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Công ty cổ phần có cổ phần ưu đãi và cổ phần phổ thông. Chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó gọi là cổ phiếu. Giá trị của mỗi cổ phần gọi là mệnh giá cổ phiếu. o Vốn bổ sung: là số vốn tăng thêm do bổ sung từ lợi nhuận do nhà nước bổ sung bằng phân phối hoặc sáp nhập, cơ cấu lại doanh nghiệp, do sự đóng góp của các thành viên, do bán trái phiếu...  Đứng trên giác độ chu chuyển vốn kinh doanh: Trong hoạt động kinh doanh thương mại, vốn kinh doanh vận động khác nhau. Đứng trên giác độ chu chuyển vốn kinh doanh, người ta chia vốn kinh doanh của doanh nghiệp thương mại thành hai loại: vốn lưu động và vốn cố định. o Vốn lưu động: là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động và vốn lưu thông. Vốn lưu động dùng trong kinh doanh thương mại tham gia hoàn toàn vào quá trình kinh doanh và giá trị có thể trở lại hình thái ban đầu (tiền) sau mỗi vòng chu chuyển của hàng hóa. o Vốn cố định: là biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định của doanh nghiệp thương mại dùng trong kinh doanh. Tài sản cố định dùng trong kinh doanh thương mại tham gia hoàn toàn vào quá trình kinh doanh, nhưng về mặt giá trị thì chỉ có thể thu hồi dần sau nhiều chu kỳ kinh doanh, nghĩa là về mặt thời gian phải trên một năm trở lên.  Theo quyền sở hữu với vốn kinh doanh chia thành vốn của chủ sở hữu doanh nghiệp, vốn liên doanh và vốn vay. o Vốn của chủ sở hữu là phần vốn do Nhà nước giao cho doanh nghiệp thương mại nhà nước; vốn cổ phần, vốn góp của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã hoặc doanh nghiệp tư nhân. Vốn chủ sở hữu được sử dụng lâu dài, không phải trả lãi cho vốn cổ phần đã huy động được mà sẽ chia lợi tức cổ phần cho các chủ sở hữu theo kết quả và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thương mại và theo điều lệ của doanh nghiệp thương mại, hoặc theo quy định của Nhà nước. o Vốn liên doanh: là vốn đóng góp do các bên cùng cam kết liên doanh với nhau để hoạt động thương mại hoặc dịch vụ. o Vốn đi vay: trong hoạt động kinh doanh thương mại, doanh nghiệp thương mại ngoài số vốn tự có và coi như tự có (vốn chủ sở hữu) còn phải sử dụng một khoản vốn đi vay khá lớn của các ngân hàng thương mại. Ngoài ra còn có các Bài 8: Quản trị vốn và chi phí trong kinh doanh thương mại TXTMKT02 _Bai8_v1.0014111203 91 khoản vốn chiếm dụng lẫn nhau của các đơn vị nguồn hàng, các khách hàng và bạn hàng, cũng như vay của các tổ chức tài chính – tín dụng khác. o Vốn đi vay (nợ vay) là các khoản vốn doanh nghiệp thương mại đi vay. Những đơn vị tài trợ cho doanh nghiệp thương mại không phải là người chủ sở hữu của doanh nghiệp thương mại. Doanh nghiệp thương mại phải trả lãi cho các khoản tiền vay theo mức lãi thỏa thuận trong suất cả thời hạn vay. Hết thời hạn, doanh nghiệp thương mại phải trả lãi và vốn hoặc gia hạn mới nếu muốn kéo dài thời gian sử dụng. Ngoài bốn cách phân loại phổ biến trên, người ta còn phân loại vốn kinh doanh ở doanh nghiệp thương mại theo thời gian sử dụng vốn và theo cách tính toán đối với vốn kinh doanh. Theo thời gian sử dụng vốn kinh doanh thì toàn bộ vốn kinh doanh được chia thành vốn kinh doanh thuộc nguồn dài hạn và trung hạn (thường ghép với nhau) và vốn kinh doanh thuộc nguồn ngắn hạn. Vốn kinh doanh thuộc nguồn dài hạn (và cả trung hạn) có thời gian trên một năm. Vốn kinh doanh thuộc nguồn ngắn hạn thời gian hoàn trả trong vòng một năm và lãi suất thường thấp hơn vốn dài hạn. Theo cách tính toán có tài sản hữu hình và tài sản vô hình. 8.1.2. Vai trò của vốn kinh doanh  Vốn kinh doanh có vai trò quyết định trong việc thành lập, hoạt động và phát triển doanh nghiệp.  Là tiền đề để hoạch định các chiến lược và kế hoạch kinh doanh.  Là một trong những căn cứ để xếp loại quy mô của doanh nghiệp.  Là tiềm năng của doanh nghiệp, quản lý và sử dụng vốn là một nghệ thuật kinh doanh.  Là nguồn của cải của doanh nghiệp tích luỹ lại nên cần được bảo toàn và phát triển. 8.1.3. Nhân tố ảnh hưởng đến vốn kinh doanh trong kinh doanh thương mại  Nhân tố khách quan: Cơ chế quản lý kinh tế của nhà nước đối với doanh nghiệp, các quy định pháp luật về vốn, lạm phát, các điều kiện kinh tế, chính trị xã hội của đất nước.  Nhân tố chủ quan: Quy mô kinh doanh, loại hình kinh doanh, và cơ cấu hàng hóa kinh doanh, cơ sở vật chất và khả năng sử dụng cơ sở vật chất của doanh nghiệp, nghệ thuật kinh doanh của doanh nghiệp. 8.2. Vốn lưu động 8.2.1. Khái niệm và phân loại  Vốn lưu động biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động và vốn lưu thông. o Tài sản lưu động gồm bao bì, vật liệu bao gói, vật liệu phụ, dụng cụ phụ tùng, công cụ lao động, phế liệu thu nhặt... o Vốn lưu thông gồm dự trữ hàng hóa trong kho trạm, cửa hàng, vốn bằng tiền (Tiền gửi ngân hàng, tiền mặt tồn quỹ, tiền tạm ứng) và các khoản phải thu của khách hàng). Bài 8: Quản trị vốn và chi phí trong kinh doanh thương mại 92 TXTMKT02 _Bai8_v1.0014111203 o Trong vốn lưu động thì dự trữ hàng hóa là bộ phận quan trọng và chiếm vị trí lớn nhất.  Có nhiều cách phân loại vốn lưu động khác nhau: o Xét theo góc độ kế hoạch hóa vốn lưu động chia thành vốn lưu động định mức, vốn lưu động không định mức. o Vốn lưu động định mức gồm vốn dự trữ hàng hóa và phi hàng hóa.  Vốn dự trữ hàng hóa bao gồm hàng hóa trong kho, trạm, cửa hàng của doanh nghiệp.  Vốn phi hàng hóa gồm vốn bằng tiền và tài sản có khác (bao bì, dụng cụ lao động, chi phí chờ phân bổ).  Vốn lưu động không định mức: vốn bằng tiền: tiền gửi ngân hàng, và tài sản trong sổ sách kế toán. Theo chế độ kế toán mới quy định vốn lưu động gồm 6 nhóm với 22 tài khoản: Vốn bằng tiền; Đầu tư ngắn hạn; Các khoản phải thu; Tiền tạm ứng trước; Hàng tồn kho; Chi phí sự nghiệp. 8.2.2. Đặc điểm của vốn lưu động  Vốn lưu động chiếm tỉ lệ lớn và lưu chuyển nhanh hơn.  Tham gia hoàn toàn vào quá trình kinh doanh và chuyển toàn bộ giá trị vào hàng hóa bán ra.  Tùy thuộc tính chất kinh doanh và phương thức kinh doanh vốn lưu động của doanh nghiệp thương mại chu chuyển qua các giai đoạn khác nhau: o Đơn vị có sản xuất và gia công hàng hóa: Tl – Vật tư hàng hóa – Sản xuất – Thành phẩm – T2 o Đơn vị bán hàng qua kho: T1 – Hàng hóa bảo quản – Hàng hóa để bán – T2 o Đơn vị kinh doanh thuần túy. Tl – Hàng hóa – T2 8.2.3. Nguồn của vốn lưu động Cấp phát từ ngân sách, hoặc vốn cổ phần đóng góp của các thành viên tham gia doanh nghiệp. Vốn coi như tự có. Nguồn tích lũy để tăng thêm vốn lưu động. Vốn liên doanh liên kết. Vốn đi vay của ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác.  Thành phần và cơ cấu của vốn lưu động Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động và vốn lưu thông. Vốn lưu động được sử dụng hoàn toàn trong vòng chu chuyển của lưu thông hàng hóa hoặc trong mỗi chu kỳ của hoạt động sản xuất, dịch vụ trong kinh doanh của doanh nghiệp thương mại. Bài 8: Quản trị vốn và chi phí trong kinh doanh thương mại TXTMKT02 _Bai8_v1.0014111203 93  Thành phần của vốn lưu động Thành phần của vốn lưu động là các bộ phận hợp thành nên vốn lưu động của doanh nghiệp thương mại. Thành phần của vốn lưu động ở doanh nghiệp thương mại được xem xét trên các mặt: về mặt hiện vật, về mặt quyền sở hữu vốn và về mặt kế hoạch hóa vốn lưu động. Về mặt hình thái hiện vật, vốn lưu động ở doanh nghiệp thương mại gồm có vốn dự trữ hàng hóa, vốn bằng tiền và tài sản có khác. Vốn dự trữ hàng hóa là khoản vốn lưu động đã được dùng để mua hàng hóa dự trữ trong các kho, các cửa hàng, quầy hàng, siêu thị... của doanh nghiệp thương mại, đang trong thời gian dự trữ để chờ bán ra. Vốn bằng tiền là các khoản vốn ở dạng tiền mặt tồn quỹ, tiền gửi ngân hàng, các khoản tiền tạm ứng đi mua hàng, các khoản tiền phải thu ở khách hàng... Các tài sản có khác như các công cụ lao động không xếp vào tài sản cố định, bao bì và vật liệu bao gói, vật tư nội bộ, văn phòng phẩm, phế liệu phế thải thu hồi... Vốn lưu động ở doanh nghiệp thương mại kinh doanh thuần túy chu chuyển qua hai giai đoạn: o Một là: Mua hàng hóa (T – H), tức là biến tiền tệ thành hàng hóa. o Hai là: Bán hàng hóa (H – T'), tức là biến hàng hóa thành tiền tệ (T' = T ± Δt). Đầu tiên, vốn lưu động biểu hiện dưới hình thức tiền tệ. Tiền tệ biến thành hàng hóa và hàng hóa biến thành tiền tệ (T – H – T'). Điều đó có nghĩa là: Hàng hóa mua vào không phải để doanh nghiệp thương mại sử dụng mà để bán ra. Hàng hóa bán ra được tức là được khách hàng chấp nhận và doanh nghiệp thương mại nhận được tiền doanh thu bán hàng và dịch vụ. Toàn bộ vòng chu chuyển của vốn lưu động ở doanh nghiệp thương mại được thể hiện bằng công thức chung T – H – T', trong đó T' = T ± Δt (khác với công thức H – T' – H'). Quá trình trên được diễn ra một cách thường xuyên, liên tục, lặp đi lặp lại theo chu kỳ và được gọi là quá trình tuần hoàn chu chuyển của vốn lưu động. Sự vận động của vốn lưu động trong hoạt động kinh doanh thương mại luôn trái ngược với vận động của hàng hóa. Khi hàng hóa mua về thì doanh nghiệp thương mại phải trả tiền, khi hàng hóa bán ra thì doanh nghiệp thương mại nhận được tiền. Kết quả của quá trình vận động của tiền tệ lại phản ánh đúng đắn kết quả của hoạt động kinh doanh: kinh doanh lãi hay lỗ, mức độ lãi, lỗ cao hay thấp... Trong thực tế kinh doanh thương mại, quá trình vận động của vốn lưu động diễn biến phức tạp hơn rất nhiều bởi vì ngoài các giai đoạn cơ bản như trên, vốn lưu động còn phải chuyển hóa qua một hay nhiều giai đoạn trung gian như công nợ phải thu của khách hàng, của bạn hàng trung gian (đại lý, công ty con...), công nợ phải trả cho đơn vị nguồn hàng (đã nhận hàng, chưa thanh toán đủ tiền hàng), các khoản tạm ứng cho cán bộ nhân viên đi mua hàng; các khoản luân chuyển từ các cơ sở kinh doanh đến ngân hàng phục vụ mua bán... Trong các doanh nghiệp thương mại có các đơn vị sản xuất phụ thuộc (xí nghiệp, xưởng, tổ, đội sản xuất...) thì vốn lưu động của đơn vị sản xuất phụ thuộc gồm có: vốn dự trữ nguyên nhiên vật liệu chính phụ, vốn tiền tệ, vốn dự trữ hàng hóa... Vốn lưu động của đơn vị sản xuất phụ thuộc phải trải qua ba giai đoạn: Bài 8: Quản trị vốn và chi phí trong kinh doanh thương mại 94 TXTMKT02 _Bai8_v1.0014111203 o Thứ nhất: Biến tiền tệ thành dự trữ nguyên vật liệu, nhiên liệu, phụ tùng và thuê mướn lao động... o Hai là: Biến nguyên nhiên vật liệu chính phụ thành thành phẩm hàng hóa nhờ kết hợp sức lao động với công cụ lao động, máy móc thiết bị thành hàng hóa mới. o Ba là: Biến hàng hóa thành phẩm thành tiền tệ qua nghiệp vụ tiêu thụ sản phẩm. Vốn lưu động phục vụ cho hai giai đoạn thứ nhất và thứ hai là vốn lưu động sản xuất. Vốn lưu động ở giai đoạn thứ ba là vốn lưu thông. Như vậy, vốn lưu động của đơn vị sản xuất phụ thuộc gồm có: Vốn lưu động của đơn vị sản xuất = Vốn lưu động sản xuất + Vốn lưu thông Xét về mặt quyền sở hữu vốn, vốn lưu động có hai loại: vốn chủ sở hữu và vốn đi vay. o Vốn lưu động của chủ sở hữu là số vốn lưu động thuộc quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp. Doanh nghiệp thương mại có đầy đủ quyền chiếm hữu, chi phối, định đoạt việc sử dụng vốn trong hoạt động kinh doanh. Tùy theo từng loại hình doanh nghiệp khác nhau mà vốn này được hình thành khác nhau như vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước (hoặc vốn Nhà nước giao); vốn góp; vốn cổ phần; vốn liên doanh... Người ta thường gọi là nguồn tài trợ. Đối với vốn chủ sở hữu, doanh nghiệp thương mại được sử dụng dài hạn, không phải trả lãi như các khoản vốn vay mà sẽ chia lãi theo kết quả hoạt động kinh doanh, không phải hoàn trả vốn sau mỗi chu kỳ kinh doanh và không phải thế chấp tài sản như vốn đi vay. Ở đây có sự tách rời giữa chủ sở hữu vốn và người quản trị doanh nghiệp thương mại, tuy nhiên người quản trị doanh nghiệp thương mại vẫn phải đứng trên lợi ích của chủ sở hữu vốn để thực hiện nhiệm vụ kinh doanh vừa đáp ứng yêu cầu của chủ sở hữu, vừa đáp ứng yêu cầu phát triển doanh nghiệp và yêu cầu của xã hội. o Vốn đi vay là các khoản vốn doanh nghiệp thương mại phải đi vay từ các ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính – tín dụng, các đơn vị nguồn hàng, các khách hàng... hoặc thông qua phát hành trái phiếu. Vốn vay nợ cũng có hai loại: ngắn hạn và dài hạn. Thường vốn vay là ngắn hạn (trong vòng một năm trở xuống). Vốn vay có đặc điểm: sử dụng có thời hạn, phải trả lãi, có thể phải có tài sản thế chấp, nghĩa là có thể phải chịu sự kiểm soát và chi phối của chủ nợ. Hết thời hạn vay phải trả đủ cả lãi và vốn vay. Tỷ suất lãi vay thường thay đổi theo thị trường, nhìn chung thời hạn vay ngắn thì tỷ lệ lãi suất tiền vay thấp hơn thời hạn vay dài. Để giảm bớt chi phí khoản lãi tiền vay, doanh nghiệp thương mại thường tìm các nguồn tài trợ khác ít phải trả lãi như mua trả chậm, kinh doanh hàng ủy thác, hàng ký gửi, nhận đặt cọc từ khách hàng... Việc xem xét vốn lưu động ở doanh nghiệp thương mại theo quyền sở hữu vốn cho thấy nguồn vốn thực sự của chủ sở hữu doanh nghiệp lớn hay nhỏ và nguồn vốn khác được sử dụng trong doanh nghiệp thương mại như thế nào, từ đó, doanh nghiệp thương mại có các quyết định trong quản lý, huy động và sử dụng vốn lưu động hợp lý và có hiệu quả hơn. Bài 8: Quản trị vốn và chi phí trong kinh doanh thương mại TXTMKT02 _Bai8_v1.0014111203 95 Về mặt hạch toán người ta chia vốn lưu động thành 6 nhóm: (i) Tiền; (ii) Đầu tư ngắn hạn; (iii) các khoản phải thu; (iv) Tiền ứng trước; (v) Hàng tồn trong kho, cửa hàng; (vi) Chi phí sự nghiệp.  Cơ cấu của vốn lưu động Cơ cấu của vốn lưu động ở doanh nghiệp thương mại là tỷ lệ phần trăm (%) của các loại vốn lưu động chiếm trong tổng số vốn. Do vốn lưu động ở doanh nghiệp thương mại thay đổi hình thái liên tục trong quá trình vận động của nó, cho nên cơ cấu của vốn lưu động ở doanh nghiệp thương mại cũng thay đổi liên tục. Muốn xác định cơ cấu của vốn lưu động