2.1.1.1. Khái niệm hoạch định nguồn nhân lực
Hiện nay, có nhiều cách hiểu khác nhau về hoạch
định nguồn nhân lực (NNL), dưới đây là một số
khái niệm về hoạch định nguồn nhân lực:
“Hoạch định NNL là một tiến trình triển khai thực
hiện các kế hoạch và các chương trình nhằm bảo
đảm tổ chức sẽ có đúng số lượng, đúng số người
được bố trí đúng nơi, đúng lúc và đúng chỗ” trong
tác phẩm“Human Resource Managemnet” – 1994
của tác giả Shimon L.Dolan và Randall S.Schuler.
“Hoạch định NNL là một tiến trình duyệt xét lại
một cách có hệ thống những yêu cầu về NNL để
đảm bảo rằng tổ chức sẽ có đúng số người có đầy đủ các kỹ năng theo đúng nhu cầu”
theo quan điểm của các nhà khoa học R.Wayne Mondy và Robert M Noe.
“ Hoạch định NNL là một tiến trình quản trị bao gồm việc phân tích các nhu cầu nhân
sự của một tổ chức dưới những điều kiện thay đổi và triển khai các chính sách, biện
pháp nhằm thỏa mãn các nhu cầu đó ” trong tài liệu tham khảo “Quản trị nhân sự” –
TS Nguyễn Thanh Hội, 1999.
16 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 706 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo trình Quản trị nguồn nhân lực - Bài 2: Hoạch định nguồn nhân lực, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 2: Hoạch định nguồn nhân lực
MAN305_Bai2_v2.0014101210 15
Nội dung
Khái niệm, quan điểm về hoạch định nguồn
nhân lực.
Mối quan hệ giữa kế hoạch nguồn nhân lực
với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
Tiến trình hoạch định nguồn nhân lực.
Mục tiêu Hướng dẫn học
Hiểu được khái niệm, vai trò của
hoạch định nguồn nhân lực, giải thích
được lý do tại sao cần phải hoạch định
nguồn nhân lực.
Hiểu được mối quan hệ giữa chiến
lược kinh doanh và quản trị chiến lược
nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.
Hiểu được các bước trong tiến trình
hoạch định nguồn nhân lực: Phân tích
môi trường – xác định mục tiêu, phân
tích hiện trạng quản trị nguồn nhân
lực, dự báo nhu cầu nguồn nhân lực
của doanh nghiệp, đánh giá khái quát
mức độ phối hợp giữa chiến lược kinh
doanh và chiến lược quản trị nguồn
nhân lực và một số biện pháp xử l ý
khi doanh nghiệp thừa hoặc thiếu
nhân viên.
Thời lượng học
5 tiết
Học viên cần đọc tài liệu trong 1 giờ và
nghiên cứu những vấn đề đặt ra đối với
doanh nghiệp: làm thế nào để chủ động về
nguồn nhân lực cần thiết nhằm thực hiện
mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp.
Hoạch định nguồn nhân lực là khâu tiên
quyết giúp doanh nghiệp chuẩn bị nguồn
nhân lực cho hiện tại và tương lai.
Để hoạch định nguồn nhân lực, cần nắm
được quy trình, các bước tiến hành, cũng
như hiểu được những yêu cầu đặt ra để
doanh nghiệp xác định được hướng đi đến
thành công.
Hoạch định nguồn nhân lực là tiền đề để
doanh nghiệp thực hiện các chức năng
khác của quản trị nguồn nhân lực đảm bảo
cho mục tiêu của quản trị nguồn nhân lực
được thực hiện phù hợp với mục tiêu chiến
lược kinh doanh qua từng giai đoạn phát
triển của doanh nghiệp.
BÀI 2: HOẠCH ĐỊNH NGUỒN NHÂN LỰC
Bài 2: Hoạch định nguồn nhân lực
16 MAN305_Bai2_v2.0014101210
TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG BÀI
Tình huống dẫn nhập
Là giám đốc điều hành một doanh nghiệp có qui mô vừa, chị
Minh đang phải đối mặt với những khó khăn trong doanh
nghiệp. Thách thức lớn nhất với chị là luôn thiếu hụt người làm,
người thực hiện các kế hoạch kinh doanh đã đề ra. Thực tế công
ty của chị hiện nay có số lượng nhân viên khá đông, mặc dù
vậy, việc bố trí, sắp xếp người để triển khai các kế hoạch,
chương trình kinh doanh luôn gặp trở ngại, trong đó năng lực
cán bộ hạn chế là nguyên nhân chủ yếu. Hàng năm, công ty vẫn
tiến hành tuyển dụng thêm lao động với phương châm nhiều người thì công việc sẽ được tiến
hành tốt hơn. Tuy nhiên, tình hình thực tế công ty lại không như vậy, mọi thứ có vẻ rối hơn.
Chị luôn phải tìm người làm được cho công việc rồi lại tìm việc cho những người mà theo chị
là “ăn không ngồi rồi” vì không chủ động và “chẳng làm gì cả’’. Trong công ty có những
thành viên được coi là “khai quốc công thần”, song môi trường trường và các điều kiện hoạt
động kinh doanh ngày càng thay đổi, công việc yêu cầu cần người giỏi hơn, do vậy, những
thành viên đó dường như không đóng góp được gì theo quan điểm của chị và chị cũng chưa
biết nên xử lý thế nào vấn đề này.
Khi khối lượng công việc kinh doanh tăng, chị Minh thường thông báo gấp cho bộ phận nhân
sự công ty bố trí hoặc tuyển thêm người và công việc của bộ phận này thường tập trung chủ
yếu vào việc tuyển lao động hơn là lập kế hoạch nhân lực để hỗ trợ cho các kế hoạch kinh
doanh. Mặt khác, ngân sách cho nhân sự bắt đầu phát sinh ngoài tầm kiểm soát. Bản thân giám
đốc cũng không nắm được người đi, người ở trong công ty và chỉ biết được sau khi họ nộp đơn
và chắc chắn rằng khi họ nghỉ trong những thời điểm quan trọng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới
kinh doanh, thế nhưng chị chưa bao giờ nghĩ đến những tình huống đó và cũng không có ai tư
vấn, tham mưu cho chị một cách kịp thời.
Khi xem xét lại công việc của các bộ phận trong công ty, chị Minh chợt nhận ra mỗi vị trí chủ
chốt đều chỉ có duy nhất một người làm được việc, nhân lực kế cận hoàn toàn không có.
Chị Minh nhận ra một điều chị thất bại do chưa thực sự bắt tay vào việc hoạch định nguồn
nhân lực cũng như làm thế nào để giải quyết tình trạng “vừa thừa vừa thiếu” nhân lực trong
công ty.
Câu hỏi
1. Trong tình huống trên, chủ doanh nghiệp đã vấp phải khó khăn gì?
2. Để vượt qua và tránh gặp phải tình trạng trên, chị Minh cần phải làm gì?
Bài 2: Hoạch định nguồn nhân lực
MAN305_Bai2_v2.0014101210 17
2.1. Tổng quan về hoạch định nguồn nhân lực
2.1.1. Khái niệm và vai trò của hoạch định nguồn nhân lực
2.1.1.1. Khái niệm hoạch định nguồn nhân lực
Hiện nay, có nhiều cách hiểu khác nhau về hoạch
định nguồn nhân lực (NNL), dưới đây là một số
khái niệm về hoạch định nguồn nhân lực:
“Hoạch định NNL là một tiến trình triển khai thực
hiện các kế hoạch và các chương trình nhằm bảo
đảm tổ chức sẽ có đúng số lượng, đúng số người
được bố trí đúng nơi, đúng lúc và đúng chỗ” trong
tác phẩm“Human Resource Managemnet” – 1994
của tác giả Shimon L.Dolan và Randall S.Schuler.
“Hoạch định NNL là một tiến trình duyệt xét lại
một cách có hệ thống những yêu cầu về NNL để
đảm bảo rằng tổ chức sẽ có đúng số người có đầy đủ các kỹ năng theo đúng nhu cầu”
theo quan điểm của các nhà khoa học R.Wayne Mondy và Robert M Noe.
“ Hoạch định NNL là một tiến trình quản trị bao gồm việc phân tích các nhu cầu nhân
sự của một tổ chức dưới những điều kiện thay đổi và triển khai các chính sách, biện
pháp nhằm thỏa mãn các nhu cầu đó” trong tài liệu tham khảo “Quản trị nhân sự” –
TS Nguyễn Thanh Hội, 1999.
Như vậy, thực tế có nhiều cách hiểu và cách diễn đạt khái niệm về quản trị nguồn
nhân lực, trên cơ sở những điểm chung của các khái niệm về quản trị nguồn nhân lực
và đối tượng nghiên cứu là các tổ chức doanh nghiệp, có thể khái quát như sau: Hoạch
định nguồn nhân lực là quá trình nghiên cứu, xác định nhu cầu NNL, đưa ra các chính
sách và thực hiện các chương trình, hoạt động có liên quan tới nhân lực, để bảo đảm
cho tổ chức doanh nghiệp luôn có đủ nguồn nhân lực với các phẩm chất, kỹ năng phù
hợp để thực hiện công việc có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao, đạt được các
mục tiêu chung đã đề ra của doanh nghiệp.
2.1.1.2. Vai trò của hoạch định nguồn nhân lực
Hoạch định NNL giúp doanh nghiệp xác định được phương hướng, cách thức QTNNL
của mình, bảo đảm cho doanh nghiệp có được đúng người, đúng việc vào đúng thời
điểm cần thiết và linh hoạt đối phó với những thay đổi trên thị trường. Hoạch định
NNL không đơn thuần chú ý tới dự báo và tuyển đủ số lượng nhân viên cần thiết cho
doanh nghiệp mà còn là quá trình nghiên cứu, xác định NNL, đưa ra các chính sách và
thực hiện các chương trình đảm bảo cho doanh nghiệp có đủ nguồn nhân lực với các
phẩm chất, kỹ năng phù hợp để thực hiện công việc nhằm đem lại hiệu suất, hiệu quả
cao trong công việc, đồng thời hạn chế các rủi ro có thể xảy ra do môi trường biến động.
2.1.2. Một số quan điểm về hoạch định nguồn nhân lực
Quan niệm trước đây: Công tác hoạch định nguồn nhân lực chỉ được coi là làm
kế hoạch NNL trong các tổ chức, doanh nghiệp ở Việt Nam và hầu như rất thụ
động. Thông thường chờ cấp trên phân bổ sau đó mới tiến hành các thủ tục và tác
nghiệp liên quan tới lao động.
Hoạch định chiến lược
Bài 2: Hoạch định nguồn nhân lực
18 MAN305_Bai2_v2.0014101210
Kế hoạch nhân lực gần như được thực hiện một
cách máy móc, nghĩa là khi kế hoạch sản xuất
kinh doanh tăng lên khoảng 10 – 15% thì bộ
phận tổ chức, lao động tiền lương xin cấp trên
duyệt thêm một số cán bộ, nhân viên tương ứng.
Có nhiều tổ chức doanh nghiệp hai bộ phận tổ
chức và lao động tiền lương độc lập nhau. Nhiều
trường hợp sự mâu thuẫn phát sinh giữa hai bộ
phận này do không thống nhất và thường phải
chờ đợi nhau.
Quan điểm hiện nay: Trước bối cảnh nền kinh tế thị trường, cạnh tranh ngày càng
khắc nghiệt, những quan niệm cũ đã lỗi thời và thay thế bởi quan niệm mới phù
hợp với điều kiện của môi trường kinh doanh. Theo trào lưu của thế giới ở các
nước phát triển hay đang phát triển, quan điểm về việc xác định vai trò của Quản
trị NNL và hoạch định NNL của doanh nghiệp ngày càng quan trọng hơn. Hoạch
định NNL được xem là một trong những nguyên nhân căn bản dẫn đến sự thành
công hay thất bại của doanh nghiệp.
2.2. Mối quan hệ giữa hoạch định nguồn nhân lực và chiến lược kinh doanh của
doanh nghiệp
2.2.1. Mức độ phối hợp của các chiến lược kinh doanh và chiến lược quản trị
nguồn nhân lực (SHRM)
Trong thực tiễn hoạt động của các doanh nghiệp, theo Torrington và Hall, có 5 mức
độ phối hợp của các chiến lược NNL với các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
Mức độ A: Không có mối quan hệ nào giữa các
chiến lược kinh doanh với các chiến lược QTNNL
của doanh nghiệp. Hiện nay, tình trạng này vẫn còn
tồn tại, đặc biệt trong các doanh nghiệp nhỏ.
Mức độ B: Vai trò của nhân tố con người trong
doanh nghiệp được đánh giá quan trọng ngang với
các yếu tố khác của quá trình sản xuất kinh doanh
như marketing, tài chính, nghiên cứu và phát triển
Nguồn nhân lực được coi là một yếu tố cơ bản trong
quá trình thực hiện các chiến lược kinh doanh của
doanh nghiệp. Các mục tiêu kinh doanh được phân
bổ từ cấp lãnh đạo cao nhất đến các bộ phận chức
năng. Chiến lược nguồn nhân lực cũng như các
chiến lược chức năng khác trong doanh nghiệp được
xây dựng nhằm đáp ứng và phù hợp với các yêu cầu
của chiến lược kinh doanh toàn doanh nghiệp.
Mức độ C: Bắt đầu có mối quan hệ song phương giữa các chiến lược, chính sách
kinh doanh với chiến lược nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. Các chiến lược
kinh doanh của doanh nghiệp có thể cần được xem xét lại về mức độ thực tiễn, hợp
lý cho phù hợp với tình hình, đặc điểm phân công bố trí và sử dụng nguồn nhân
lực trong doanh nghiệp.
Nguồn nhân lực
Phối hợp giữa chiến lược kinh
doanh và quản trị nhân sự
Bài 2: Hoạch định nguồn nhân lực
MAN305_Bai2_v2.0014101210 19
Mức độ D: Các chiến lược kinh doanh và các chiến lược nguồn nhân lực trong
doanh nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và được phát triển trong mối tác
động qua lại lẫn nhau. Nguồn nhân lực được coi là một lợi thế cạnh tranh then chốt
của doanh nghiệp, không đơn thuần chỉ là phương tiện để thực hiện các chiến lược
kinh doanh.
Mức độ E: Chiến lược nguồn nhân lực có vị trí then chốt quyết định trong doanh
nghiệp. Nguồn nhân lực là một lợi thế cạnh tranh then chốt của doanh nghiệp và
các chiến lược kinh doanh được xây dựng và phát triển dựa trên các lợi thế của
nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực trở thành động lực chủ yếu để hình thành các
chiến lược của doanh nghiệp.
Chiến lược nguồn nhân lực cần được tích hợp với chiến lược của các tổ chức:
Quan niệm này dựa trên việc coi nguồn nhân lực như là năng lực cốt lõi của công
ty yếu tố tạo ra sự khác biệt và mang lại lợi thế cạnh tranh cho công ty. Mặt khác
các hoạt động nguồn nhân lực cũng cần có sự kết hợp nhau để hợp lực tạo ra khả
năng bảo đảm sự thành đạt mục tiêu của tổ chức.
Quan hệ nguồn nhân lực với các chiến lược khác trong công ty được thể hiện
thông qua hình dưới đây:
Hình 2.1. Sự tích hợp nguồn nhân lực với chiến lược công ty
2.2.1. Các mô hình quản trị chiến lược nguồn nhân lực
Việc nhấn mạnh tầm quan trọng của sự tích hợp giữa
quản trị nguồn nhân lực với chiến lược kinh doanh thể
hiện cách tiếp cận cụ thể tới hướng xây dựng mô hình
quản trị chiến lược nguồn nhân lực. Các mô hình đã
được xây dựng nhằm thể hiện sự tích hợp đó và
những mô hình này được phân thành 3 nhóm chính:
Mô hình tổng hợp: thể hiện các mối quan hệ
giữa các yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài
doanh nghiệp.
Mô hình tổ chức: thể hiện các mối quan hệ giữa
các yếu tố bên trong doanh nghiệp.
Mô hình cụ thể hóa: chỉ ra những chính sách nhân sự cụ thể phù hợp với điều
kiện bên trong và bên ngoài cụ thể của doanh nghiệp.
2.2.1.1. Mô hình tổng hợp
Trong nhóm này có thể điểm một số mô hình được biết đến nhiều nhất bao gồm mô
hình Harvard (Beer, Spector, Lawrence, Mills & Walton, 1985) và mô hình Collins
Chính sách của công ty
Các tiền đề
Sứ mệnh của tổ chức
Chiến lược của tổ chức
Các yêu cầu về NNL
Các kỹ năng
Thái độ, hành vi nhân viên
Văn hóa trong tổ chức
Chiến lược NNL
Các mục tiêu và cách thức
phát triển nguồn nhân lực
Các hoạt động NNL
Nguồn nhân lực như là năng lực cốt lõi
Bài 2: Hoạch định nguồn nhân lực
20 MAN305_Bai2_v2.0014101210
(1994). Mô hình Harvard được xem là một bước ngoặt lớn trong quá trình hình thành
các khái niệm về chính sách nhân sự. Nó đưa ra bốn phương án xây dựng chính sách:
Những ảnh hưởng tới nhân sự
Dòng luân chuyển nhân sự
Các hệ thống thưởng/phạt
Các hệ thống công việc.
Mô hình Harvard đòi hỏi có sự tham gia của tất cả
các bên liên quan – những người có quyền lợi liên
quan đến quá trình thực hiện và kết quả của chính
sách nhân sự. Tuy nhiên, nó chưa nêu bật quá trình
xây dựng và thực hiện các chính sách QTNNL.
Trong khi đó, Collins (1994) sử dụng khung hệ
thống để miêu tả mối liên hệ giữa các yếu tố có tính
quyết định đến quản trị chiến lược nguồn nhân lực.
Mô hình này xác định một số yếu tố chính gắn với
việc tạo ra sự tích hợp bên trong và bên ngoài, bao gồm nhiệm vụ: chiến lược, cơ cấu
tổ chức, văn hóa, đặc tính lao động và các chính sách nhân sự. Hiệu quả có được từ sự
tích hợp giữa chính sách QTNNL với chiến lược kinh doanh là doanh thu, lợi nhuận,
thị phần, chất lượng sản phẩm, hình ảnh doanh nghiệp, tính sáng tạo, năng suất lao
động và đạo đức nghề nghiệp.
Điểm yếu của mô hình này là chưa trả lời câu hỏi chiến lược và chính sách nhân lực
nào thì phù hợp với một chiến lược kinh doanh hay cơ cấu tổ chức cụ thể. Ngoài ra, nó
cũng chưa nêu rõ sự cần thiết phải có mối liên hệ chặt chẽ giữa tổ chức chịu trách nhiệm
hoạch định chính sách QTNNL với các tổ chức và chiến lược khác trong doanh nghiệp.
2.2.1.2. Mô hình tổ chức
Đại diện cho nhóm mô hình này là mô hình 5Ps
của Schuler (1992). Mô hình này đưa ra một bức
tranh chi tiết về các hoạt động nhân sự diễn ra bên
trong doanh nghiệp. Nó tập trung vào các mối
quan hệ nội tại giữa nhu cầu chiến lược của doanh
nghiệp và năm hoạt động nhân sự được hình thành
từ năm từ: “Philosophy” (quan điểm), “Policies”
(chính sách), “Programs” (chương trình), “Practices”
(hoạt động) và “Process” (quy trình). Bằng việc
xác định 5 hoạt động trên, mô hình này đã chỉ ra
mối tương tác phức tạp của các hoạt động nhân sự cần thiết để hình thành và phát triển
hành vi của cá nhân và nhóm nhằm đáp ứng các nhu cầu chiến lược của doanh nghiệp.
Những nhu cầu này được thể hiện thông qua các kết quả đầu ra, tầm nhìn và mục tiêu
của chiến lược kinh doanh.
Schuler cho rằng những nỗ lực nhằm thực hiện thành công quản trị chiến lược NNL
cần bắt đầu từ việc xác định nhu cầu kinh doanh chiến lược và phân tích một cách có hệ
thống những tác động của những nhu cầu đó đối với 5 hoạt động QTNNL nêu trên.
Hoạch định chương trình nhân sự
Tuyển nhân sự
Bài 2: Hoạch định nguồn nhân lực
MAN305_Bai2_v2.0014101210 21
Mối liên kết giữa chiến lược và hành động quản lý nhân sự có thể được củng cố bằng
cách khuyến khích sự tham gia của người lao động vào quá trình xác định vai trò của
họ. Hơn nữa, các nhà quản lý tham gia vào quá trình quản trị chiến lược NNL cần phải
có khả năng phân tích và hệ thống hóa khi xác định nhu cầu chiến lược và thiết kế các
hoạt động nhân sự. Quy trình quản trị chiến lược NNL cũng tạo cơ hội cho phòng
nhân sự tham gia vào quá trình xây dựng chiến lược kinh doanh. Tuy nhiên, mô hình
Schuler chưa chỉ ra được khi nào thì một chính sách nhân sự cụ thể phù hợp với chiến
lược phát triển chung của doanh nghiệp.
2.2.1.3. Mô hình cụ thể hóa các mối quan hệ
Dowling và Schuler (1990) đã xây dựng một mô hình
trong đó đề cập đến loại chính sách nhân sự phù hợp
để khuyến khích hành vi cần thiết nhằm đạt được mục
tiêu đề ra trong các chiến lược cạnh tranh. Theo
Dowling và Schuler, chiến lược cạnh tranh được chia
thành ba loại: chiến lược tăng cường chất lượng, chiến
lược giảm giá thành và chiến lược sáng tạo.
Chiến lược tăng cường chất lượng và các hoạt
động QTNNL chính:
o Cần sự tham gia tích cực của người lao động;
o Phân tích nghề nghiệp không sâu;
o Huy động nguồn lực bên ngoài;
o Ít cơ hội phát triển nghề nghiệp;
o Áp dụng các tiêu chí về kết quả;
o Áp dụng các tiêu chí ngắn hạn là chủ yếu;
o Áp dụng các tiêu chí về các đối tượng trong cùng một nhóm;
o Áp dụng một số tiêu chí tuyển dụng;
o Áp dụng chính sách ưu đãi;
o Tiền lương quân bình;
o Đào tạo nhiều;
o Xây dựng các mối quan hệ hợp tác giữa nhà quản l ý và người lao động.
Chiến lược giảm giá thành và các hoạt động QTNNL chính:
o Cần ít sự tham gia của người lao động;
o Phân tích nghề nghiệp không sâu;
o Chủ yếu sử dụng nguồn lực từ bên trong;
o Ít cơ hội phát triển nghề nghiệp;
o Áp dụng các tiêu chí về quy trình và kết quả;
o Áp dụng các tiêu chí ngắn hạn;
o Áp dụng các tiêu chí sử dụng cá nhân là chính;
o Hạn chế sử dụng chính sách bảo hiểm lao động;
o Ít chính sách ưu đãi;
o Tiền lương theo cấp bậc;
Cơ hội phát triển nghề nghiệp
Bài 2: Hoạch định nguồn nhân lực
22 MAN305_Bai2_v2.0014101210
o Đào tạo ít;
o Xây dựng các mối quan hệ nhà quản lý – người lao động truyền thống.
Chiến lược sáng tạo và các hoạt động QTNNL chính:
o Cần sự tham gia tích cực của người lao động;
o Phân tích nghề nghiệp không sâu;
o Huy động nguồn lực bên ngoài;
o Nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp;
o Áp dụng các tiêu chí về quy trình và kết quả;
o Áp dụng các tiêu chí dài hạn;
o Áp dụng các tiêu chí về các đối tượng trong cùng một nhóm;
o Áp dụng một số chính sách bảo hiểm lao động;
o Áp dụng chính sách ưu đãi;
o Tiền lương quân bình;
o Đào tạo nhiều;
o Xây dựng các mối quan hệ hợp tác giữa nhà quản l ý và người lao động.
2.3. Tiến trình hoạch định nguồn nhân lực
Tiến trình hoạch định nguồn nhân lực bao gồm 6 bước cơ bản:
Bước 1: Phân tích môi trường, xác định mục tiêu
Bước 2: Phân tích hiện trạng quản trị nguồn nhân lực
Bước 3: Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực
Bước 4: Dự báo nguồn cung nhân lực
Bước 5: Lập kế hoạch các chương trình nguồn nhân lực
Bước 6: Kiểm tra đánh giá tình hình thực hiện
2.3.1. Phân tích môi trường, xác định mục tiêu hoạch định NNL
2.3.1.1. Môi trường bên ngoài doanh nghiệp
Môi trường vĩ mô: các yếu tố kinh tế, chính trị,
chính sách của nhà nước, các yếu tố văn hóa, xã hội,
điều kiện tự nhiên, trình độ kỹ thuật, công nghệ
Môi trường tác nghiệp: xu thế và mức độ
cạnh tranh trong ngành, đối thủ cạnh tranh hiện
tại và đối thủ tiềm tàng, bạn hàng cung ứng,
khách hàng
2.3.1.2. Môi trường bên trong doanh nghiệp
Bao gồm các yếu tố thuộc về các nguồn lực bên trong của doanh nghiệp:
Hữu hình: Lực đội ngũ cán bộ và lực lượng lao động (nhân lực), tài chính (tài lực),
cơ sở vật chất, kỹ thuật (vật lực).
Các giá trị vô hình: Chất lượng và trình độ lao động, trình độ công nghệ, năng lực
quản lý, văn hóa doanh nghiệp (bầu không khí, tinh thần, truyền thống), uy tín
và vị thế doanh nghiệp.
Môi trường ngoài doanh nghiệp
Bài 2: Hoạch định nguồn nhân lực
MAN305_Bai2_v2.0014101210 23
Phân tích hiện trạng
quản trị nguồn nhân lực
2.3.1.3. Xác định mục tiêu của hoạch định NNL
Mục tiêu hoạch định NNL tập trung vào quá trình Thu hút – Đào tạo và Phát triển –
Duy trì nguồn nhân lực của doanh nghiệp giúp cho doanh nghiệp luôn đảm bảo lực
lượng lao động (kỹ năng, phẩm chất cần thiết) để thực hiện các mục tiêu đã đề ra.
Hoạch định nguồn nhân lực sẽ giúp nhà quản trị trả lời những câu hỏi cơ bản sau:
Doanh nghiệp cần những nhân viên như thế nào?
Khi nào doanh nghiệp cần họ?
Họ cần phải có những kỹ năng, phẩm chất nào?
Doanh nghiệp đã có sẵn những người thích hợp chưa? Và nếu đã có sẵn thì họ có
những kiến thức, thái độ và kỹ năng cần thiết hay không? Doanh nghiệp sẽ tuyển
dụng mới từ bên ngoài hay l