5.1.1. Khái niệm
Đào tạo và phát triển là các hoạt động để duy trì và nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực của tổ chức, là điều kiện quyết định để các tổ chức có thể đứng vững và thắng lợi
trong môi trường cạnh tranh. Do đó trong các tổ chức, công tác đào tạo và phát triển
cần phải được thực hiện một cách có tổ chức và có kế hoạch.
Phát triển nguồn nhân lực (theo nghĩa rộng) là tổng thể các hoạt động học tập có tổ
chức được tiến hành trong những khoảng thời gian nhất định để nhằm tạo ra sự thay
đổi hành vi nghề nghiệp của người lao động.
12 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 1594 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo trình Quản trị nguồn nhân lực - Bài 5: Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 5: Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
TXNLQT02_Bai 5_v0.1014106216 69
BÀI 5 ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
Hướng dẫn học
Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau:
Tìm hiểu quy trình quản lý đào tạo nguồn nhân lực trong doanh nghiệp, những khó
khăn trong đào tạo nguồn nhân lực mà doanh nghiệp gặp phải.
Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia
thảo luận trên diễn đàn.
Đọc tài liệu:
Vũ Thị Mai, Phạm Thúy Hương (2011), Quản trị nhân lực, Nhà Xuất bản Đại học
KTQD, Hà Nội.
Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc
qua email.
Tham khảo tài liệu từ các nguồn cung cấp thông tin khác nhau (báo, tạp chí, sách,
mạng internet) về những vấn đề liên quan tới đào tạo nguồn nhân lực trong tổ chức.
Tham khảo các thông tin từ trang Web môn học.
Nội dung
Khái niệm, mục tiêu, tầm quan trọng của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
Các phương pháp đào tạo nguồn nhân lực.
Trình tự xây dựng chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.
Mục tiêu
Sau khi học xong bài này, sinh viên có thể:
Hiểu rõ khái niệm và mục tiêu và tác dụng của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
Nắm được các phương pháp đào tạo nguồn nhân lực và biết lựa chọn các phương pháp
đào tạo nguồn nhân lực thích hợp để đào tạo nguồn nhân lực.
Nắm vững quy trình quản lý đào tạo trong doanh nghiệp.
Bài 5: Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
70 TXNLQT02_Bai 5_v0.1014106216
Tình huống dẫn nhập
Phương pháp đào tạo tại công ty Mywork
Anh Hoàn là quản lý của một điểm kinh doanh của công ty Mywork, một công ty chuyên kinh
doanh dịch vụ ăn uống tại Hà Nội. Điểm kinh doanh mà anh Hoàn phụ trách là một trong những
điểm có doanh thu và số lượng khách hàng cao nhất trong chuỗi dịch vụ của công ty Mywork.
Bất kỳ nhân viên mới được tuyển vào công ty đều được quản lý điểm kinh doanh đào tạo kèm
cặp về cách thức phục vụ khách hàng. Mặc dù vậy, gần đây, Hoàn quan sát nhân viên làm việc
và phát hiện thấy rằng khi đông khách nhân viên tỏ ra lúng túng và thực hiện không đúng theo
quy trình, ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ của công ty.
Nếu là cán bộ phụ trách đào tạo trong công ty, bạn sẽ làm gì để khắc phục tình
trạng này?
Bài 5: Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
TXNLQT02_Bai 5_v0.1014106216 71
5.1. Khái niệm và mục tiêu của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
5.1.1. Khái niệm
Đào tạo và phát triển là các hoạt động để duy trì và nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực của tổ chức, là điều kiện quyết định để các tổ chức có thể đứng vững và thắng lợi
trong môi trường cạnh tranh. Do đó trong các tổ chức, công tác đào tạo và phát triển
cần phải được thực hiện một cách có tổ chức và có kế hoạch.
Phát triển nguồn nhân lực (theo nghĩa rộng) là tổng thể các hoạt động học tập có tổ
chức được tiến hành trong những khoảng thời gian nhất định để nhằm tạo ra sự thay
đổi hành vi nghề nghiệp của người lao động.
Bảng so sánh giữa đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Đào tạo Phát triển
1. Tập trung Công việc hiện tại Công việc tương lai
2. Phạm vi Cá nhân Cá nhân và Tổ chức
3. Thời gian Ngắn hạn Dài hạn
4. Mục đích Khắc phục sự thiếu hụt về kiến thức và kỹ năng hiện tại Chuẩn bị cho tương lai
5.1.2. Mục tiêu của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Mục tiêu chung của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là nhằm sử dụng tối đa
nguồn nhân lực hiện có và nâng cao tính hiệu quả của tổ chức thông qua việc giúp cho
người lao động hiểu rõ hơn về công việc, nắm vững hơn về nghề nghiệp của mình và
thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình một cách tự giác hơn, với thái độ tốt hơn,
cũng như nâng cao khả năng thích ứng của họ với các công việc trong tương lai.
5.1.3. Tầm quan trọng của Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực
Để đáp ứng yêu cầu công của việc tổ chức hay nói cách khác là để đáp ứng nhu
cầu tồn tại và phát triển tổ chức.
Để đáp ứng nhu cầu học tập, phát triển của người lao động.
Đào tạo và phát triển là những giải pháp có tính chiến lược tạo ra lợi thế cạnh tranh
của doanh nghiệp.
5.2. Các phương pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
5.2.1. Các phương pháp đào tạo trong công việc
Đào tạo trong công việc là các phương pháp đào tạo trực tiếp tại nơi làm việc, trong
đó người học sẽ học được những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho công việc thông qua
thực tế thực hiện công việc và thường là dưới sự hướng dẫn của những người lao động
lành nghề hơn.
Nhóm này bao gồm những phương pháp như:
Đào tạo theo kiểu chỉ dẫn công việc
Đây là phương pháp phổ biến dùng để dạy các kỹ năng thực hiện công việc cho hầu
hết các công nhân sản xuất và kể cả một số công việc quản lý. Quá trình đào tạo bắt
đầu bằng sự giới thiệu và giải thích của người dạy về mục tiêu của công việc và chỉ
Bài 5: Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
72 TXNLQT02_Bai 5_v0.1014106216
dẫn tỉ mỉ, theo từng bước về cách quan sát, trao đổi, học hỏi và làm thử cho tới khi
thành thạo dưới sự hướng dẫn và chỉ dẫn chặt chẽ của người dạy.
Đào tạo theo kiểu học nghề
Trong phương pháp này, chương trình đào tạo bắt đầu bằng việc học lý thuyết ở trên
lớp, sau đó các học viên được đưa đến làm việc dưới sự hướng dẫn của công nhân
lành nghể trong một vài năm; được thực hiện các công việc thuộc nghề cần học cho
tới khi thành thạo tất cả các kỹ năng của nghề. Phương pháp này dùng để dạy một
nghề hoàn chỉnh cho công nhân.
Các phương pháp này thực chất là sự kiềm cặp của công nhân lành nghề đối với người
học và là phương pháp thông dụng ở Việt Nam.
Kèm cặp và chỉ bảo
Phương pháp này thường dùng để giúp cho các cán bộ quản lý và các nhân viên giám
sát có thể học được các kiến thức, kỹ năng cần thiết cho công việc trước mắt và công
việc cho tương lai thông qua sự kèm cặp, chỉ bảo của những người quản lý giỏi hơn.
Có ba cách để kèm cặp là:
Kèm cặp bởi người lãnh đạo trực tiếp;
Kèm cặp bởi một cố vấn;
Kèm cặp bởi người quản lý có kinh nghiệm hơn.
Luân chuyển và thuyên chuyển công việc
Luân chuyển và thuyên chuyển công việc là phương pháp chuyển người quản lý từ
công việc này sang công việc khác để nhằm cung cấp cho họ những kinh nghiệm làm
việc ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong tổ chức. Những kinh nghiệm và kiến thức thu
được qua quá trình đó sẽ giúp cho họ có khả năng thực hiện được những công việc cao
hơn trong tương lai. Có thể luân chuyển và thuyên chuyển công việc theo ba cách:
Chuyển đối tượng đào tạo đến nhận cương vị quản lý ở một bộ phận khác trong tổ
chức nhưng vẫn với chức năng và quyền hạn như cũ.
Người quản lý được cử đến nhận cương vị công tác mới ngoài lĩnh vực chuyên môn
của họ.
Người quản lý được bố trí luân chuyển công việc trong phạm vi nội bộ một nghề
chuyên môn.
Ưu điểm của phương pháp đào tạo trong công việc Nhược điểm của phương pháp đào tạo trong công việc
Đào tạo trong công việc thường không yêu cầu một
không gian hay những trang thiết bị riêng biệt đặc thù.
Đào tạo trong công việc có ý nghĩa thiết thực vì học
viên được làm việc và có thu nhập trong khi học.
Đào tạo trong công việc mang lại một sự chuyển biến
gần như ngay tức thời trong kiến thức và kỹ năng
thực hành (mất ít thời gian đào tạo).
Đào tạo trong công việc cho phép học viên thực hành
những gì mà tổ chức trông mong ở họ sau khi quá
trình đào tạo kết thúc.
Đào tạo trong công việc tạo điều kiện cho học viên
được làm việc cùng với những đồng nghiệp tương lai
của họ; và bắt chước những hành vi lao động của
những đồng nghiệp.
Lý thuyết được trang bị không có
hệ thống.
Học viên có thể bắt chước những kinh
nghiệm, thao tác không tiên tiên tiến
của người dạy.
Bài 5: Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
TXNLQT02_Bai 5_v0.1014106216 73
5.2.2. Các phương pháp đào tạo ngoài công việc
Đào tạo ngoài công việc là phương pháp đào tạo trong đó người học được tách khỏi sự
thực hiện các công việc thực tế.
Các phương pháp đó bao gồm:
Tổ chức các lớp cạnh doanh nghiệp
Đối với những nghề tương đối phức tạp, hoặc các công việc có tính đặc thù, thì việc
đào tạo bằng kèm cặp không đáp ứng được yêu cầu cả về số lượng và chất lượng. Các
doanh nghiệp có thể tổ chức các lớp đào tạo với các phương tiện và thiết bị dành riêng
cho học tập. Trong phương pháp này chương trình đào tạo gồm hai phần: lý thuyết và
thực hành. Phần lý thuyết được giảng tập trung do các kỹ sư, cán bộ kỹ thuật phụ
trách. Còn phần thực hành thì được tiến hành ở các xưởng thực tập do các kỹ sư hoặc
công nhân lành nghề hướng dẫn. Phương pháp này giúp cho học viên học tập có hệ
thống hơn.
Cử đi học ở các trường chính quy
Các doanh nghiệp cũng có thể cử người lao động đến học tập ở các trường dạy nghề
hoặc quản lý do các bộ, ngành hoặc do trung ương tổ chức. Trong phương pháp này,
người học sẽ được trang bị tương đối đầy đủ cả kiến thức lý thuyết lẫn kỹ năng thực
hành. Tuy nhiên phương pháp này tốn nhiều thời gian và kinh phí đào tạo.
Các bài giảng, các hội nghị hoặc các hội thảo
Các buổi giảng bài hay hội nghị có thể được tổ chức tại
doanh nghiệp hoặc ở một hội nghị bên ngoài, có thể
được tổ chức riêng hoặc kết hợp với các chương trình
đào tạo khác. Trong các buổi thảo luận, học viên sẽ
thảo luận theo từng chủ đề dưới sự hướng dẫn của
người lãnh đạo nhóm, và qua đó họ học được các kiến
thức, kinh nghiệm cần thiết.
Đào tạo theo kiểu chương trình hoá, với sự trợ giúp của máy tính
Đây là phương pháp đào tạo kỹ năng hiện đại ngày nay mà nhiều công ty ở nhiều
nước đang đang sử dụng rộng rãi. Trong phương pháp này, các chương trình đào tạo
được viết sẵn trên đĩa mềm của máy tính, người học chỉ việc thực hiện theo các hướng
dẫn của máy tính. phương pháp này có thể sử dụng để đào tạo rất nhiều kỹ năng mà
không cần có người dạy.
Đào tạo theo phương thức từ xa
Đào tạo từ xa là phương thức đào tạo mà giữa người dạy và người học không trực tiếp
gặp nhau tại một địa điểm và cùng thời gian mà thông qua phương tiện nghe nhìn
trung gian. Phương tiện trung gian này có thể là sách, tài liệu học tập, băng hình, băng
tiếng, đĩa CD và VCD, Internet (Video-Conferencing) Cùng với sự phát triển của khoa
học công nghệ thông tin các phương tiện trung gian ngày càng đa dạng.
Phương thức đào tạo này có ưu điểm nổi bật là người học có thể chủ động bố trí thời
gian học tập cho phù hợp với kế hoạch của cá nhân; người học ở các địa điểm xa
trung tâm đào tạo vẫn có thể tham gia được những khoá học, chương trình đào tạo
có chất lượng cao. Tuy nhiên, hình thức đào tạo này đòi hỏi các cơ sở đào tạo phải
Bài 5: Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
74 TXNLQT02_Bai 5_v0.1014106216
có tính chuyên môn hóa cao, chuẩn bị bài giảng và chương trình đào tạo phải có sự
đầu tư lớn.
Đào tạo theo kiểu phòng thí nghiệm
Phương pháp này bao gồm các cuộc hội thảo học tập trong đó sử dụng các kỹ thuật
như: bài tập tình huống, diễn kịch, mô phỏng trên máy tính, trò chơi quản lý hoặc là
các bài tập giải quyết vấn đề. Đây là cách đào tạo hiện đại ngày nay nhằm giúp cho
người học thực tập giải quyết các tình huống giống như trên thực tế.
Mô hình hóa hành vi
Đó cũng là phương pháp diễn kịch nhưng các vở kịch được thiết kế sẵn để mô hình
hóa các hành vi hợp lý trong các tình huống đặc biệt.
Đào tạo kỹ năng xử lý công văn, giấy tờ
Đây là một kiểu bài tập, trong đó người quản lý nhận được một loạt các tài liệu, các
bản ghi nhớ, các tường trình, báo cáo, lời dặn dò của cấp trên và các thông tin khác mà
một người quản lý có thể nhận được khi vừa tới nơi làm việc, và họ có trách nhiệm
phải xử lý nhanh chóng và đúng đắn. Phương pháp này giúp cho người quản lý học
tập cách ra quyết định nhanh chóng trong công việc hàng ngày.
Bảng tổng kết về các ưu điểm và nhược điểm của các phương pháp đào tạo trong và
ngoài công việc.
Phương pháp Ưu điểm Nhược điểm
A. Đào tạo trong công việc
Đào tạo theo chỉ
dẫn công việc
Giúp cho quá trình lĩnh hội kiến thức và
kỹ năng cần thiết được dẽ dàng hơn.
Không cần phương tiện và trang thiết bị
riêng cho học tập.
Can thiệp vào sự tiến hành
công việc.
Làm hư hỏng các trang
thiết bị.
Đào tạo theo kiểu
học nghề
Không can thiệp (ảnh hưởng) tới việc
thực hiện công việc thực tế.
Việc học được dễ dàng hơn.
Học viên được trang bị một lượng khá
lớn các kiến thức và kỹ năng.
Mất nhiều thời gian
Đắt
Có thể không liên quan trực
tiếp tới công việc.
Kèm cặp và chỉ bảo Việc tiếp thu lĩnh hội các kỹ năng kiến
thức cần thiết khá dễ dàng.
Có điều kiện làm thử các công việc thật.
Không thực sự được làm công
việc đó một cách đầy đủ.
Học viên có thể bị lây
nhiễm một số phương pháp,
cách thức làm việc không
tiên tiến.
Luân chuyển và
thuyên chuyển
công việc
Được làm thật nhiều công việc.
Học tập thực sự.
Mở rộng kỹ năng làm việc của học viên.
Không hiểu biết đầy đủ về
một công việc.
Thời gian ở lại một công
việc hay một vị trí làm việc
quá ngắn.
B. Đào tạo ngoài công việc
Tổ chức các lớp
cạnh doanh nghiệp
Học viên được trang bị hóa đầy đủ và
có hệ thống các kiến thức lý thuyết và
thực hành.
Cần có các phương tiện
và trang thiết bị riêng cho
học tập.
Tốn kém.
Bài 5: Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
TXNLQT02_Bai 5_v0.1014106216 75
Cử người đi học
ở các trường
chính quy
Không can thiệp (ảnh hưởng) tới việc
thực hiện công việc của người khác,
bộ phận.
Học viên được trang bị đầy đủ và có hệ
thống cải cách kiến thức lý thuyết và
thực hành.
Không đắt khi cử nhiều.
Tốn kém.
Bài giảng, hội nghị
hay thảo luận
Đơn giản, dễ tổ chức.
Không đòi hỏi phương tiện trang thiết
bị riêng.
Tốn nhiều thời gian.
Phạm vi hẹp.
Đào tạo theo kiểu
chương trình hóa
với sự trợ giúp
của máy tính
Có thể sử dụng để đào tạo rất nhiều kỹ
năng mà không cần người dậy.
Học viên có điều kiện học hỏi cách giải
quyết các tình huống giống thực tế mà
chi phí lại thấp hơn nhiều.
Cung cấp cho mọi học viên mọi cơ hội
học tập trong thời gian linh hoạt, nội
dung học tập đa dạng và tuỳ thuộc vào
sự lựa chọn của cá nhân, vào đặc biệt là
cung cấp tức thời những phản hồi đối với
câu trả lời của người học là đượcng hay
sai và sai ở đâu thông qua việc cung cấp
lời giải ngay sau câu trả lời của bạn.
Việc học tập diễn ra nhanh hơn.
Phản ánh nhanh nhạy hơn và tiến độ học
và trả bài là do học viên quyết định.
Tốn kém, nó chỉ hiệu quả về
chi phí khi sử dụng cho số
lớn học viên.
Yêu cầu nhân viên đa năng
để vận hành.
Đào tạo từ xa Cung cấp cho học viên một lượng lớn
thông tin trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Các thông tin cung cấp cập nhập và lớn
về mặt số lượng.
Người học chủ động trong bố trí kế
hoạch học tập.
Đáp ứng được nhu cầu học tập của các
học viên ở xa trung tâm đầo tạo
Chi phí cao.
Đầu tư cho việc chuẩn bị bài
giảng rất lớn
Thiếu sự trao đổi trực tiếp
giữa học viên và giáo viên.
Đào tạo theo kiểu
phòng thí nghiệm
Học viên ngoài việc được trang bị các
kiến thức lý thuyết còn có cơ hội được
đào luyện những kỹ năng thực hành.
Nâng cao khả năng/kỹ năng làm việc với
con người cũng như ra quyết định.
Tốn nhiêu công sức, tiền của
và thời gian để xây dựng lên
các tình huống mẫu.
Đòi hỏi người xây dựng lên
tình huống mẫu ngoài giỏi
lý thuyết còn phải giỏi
thực hành.
Đào tạo kỹ năng
xử lý công văn,
giấy tờ
Được làm việc thật sự để học hỏi.
Có cơ hội rèn luyện kỹ năng làm việc và
ra quyết định.
Có thể ảnh hưởng tới việc thực
hiện công việc của bộ phận.
Có thể gây ra những thiệt hại.
(Nguồn: Tài liệu giảng dạy của giáo sư JEAN LADOUCEUR ĐHTH Moncton, Ca-
na-da và Tài liệu đào tạo của Dự án đào tạo từ xa Đại học KTQD).
Bài 5: Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
76 TXNLQT02_Bai 5_v0.1014106216
5.3. Trình tự xây dựng một chương trình đào tạo/phát triển
Việc xây dựng một chương trình đào tạo hoặc phát triển có thể được thực hiện theo 7 bước:
5.3.1. Xác định nhu cầu đào tạo
Là xác định khi nào, ở bộ phận nào cần phải đào tạo, đào tạo kỹ năng nào, cho loại lao
động nào và bao nhiêu người. Nhu cầu đào tạo được xác định dựa trên phân tích nhu
cầu lao động của tổ chức, các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng cần thiết cho việc thực hiện
các công việc và phân tích trình độ, kiến thức, kỹ năng hiện có của người lao động.
Việc xác định nhu cầu công nhân kỹ thuật cần đào tạo có thể theo các phương pháp sau:
Phương pháp tính toán căn cứ tổng hao phí thời gian lao động kỹ thuật cần thiết
cho từng loại sản phẩm và quỹ thời gian lao động của loại (công) nhân viên kỹ
thuật tương ứng.
ii
i
i HQ
TKT .
KTi: Nhu cầu (công) nhân viên thuộc nghề (chuyên môn) i
Ti: Tổng hao phí thời gian lao động kỹ thuật thuộc nghề (chuyên môn) i cần thiết
để sản xuất.
Qi: Quỹ thời gian lao động của một (công) nhân viên kỹ thuật thuộc nghề (chuyên
môn) i.
Hi: Khả năng hoàn thành vượt mức ở kỳ triển vọng của (công) nhân viên kỹ thuật
thuộc nghề (chuyên môn) i.
Phương pháp tính toán căn cứ vào số lượng máy móc, thiết bị kỹ thuật cần thiết
cho quá trình sản xuất, mức đảm nhiệm của một (công) nhân viên kỹ thuật và hệ số
ca làm việc của máy móc thiết bị.
N
HSMKT ca.
SM: Số lượng máy móc trang thiết bị kỹ thuật cần thiết ở kỳ triển vọng
Hca: Hệ số ca làm việc của máy móc trang thiết bị
N: Số lượng máy móc trang thiết bị do công nhân viên kỹ thuật phải tính.
Phương pháp chỉ số
Dự đoán nhu cầu công nhân viên kỹ thuật căn cứ vào chỉ số tăng của sản phẩm,
chỉ số tăng của công nhân viên kỹ thuật trên tổng số công nhân viên và chỉ số tăng
năng xuất lao động ở kỳ kế hoạch.
w
tSP
KT I
II
I
.
IKT: Chỉ số tăng công nhân viên kỹ thuật
ISP: Chỉ số tăng sản phẩm
It: Chỉ số tăng tỉ trọng công nhân viên kỹ thuật trên tổng số
IW: Chỉ số tăng năng suất lao động
Bài 5: Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
TXNLQT02_Bai 5_v0.1014106216 77
Phương pháp này cho số liệu không chính xác bằng cách tính ở hai phương pháp
trên. Thường dùng để dự đoán nhu cầu công nhân viên kỹ thuật của các công ty
lớn trong các kế hoạch dài hạn.
Căn cứ vào bản phân tích công việc và việc đánh giá tình hình thực hiện công việc,
căn cứ vào cơ cấu tổ chức, công ty sẽ xác định được số lượng, loại lao động và
loại kiến thức kỹ năng cần đào tạo.
5.3.2. Xác định mục tiêu đào tạo
Là xác định kết quả cần đạt được của chương trình đào tạo. Bao gồm:
Những kỹ năng cụ thể cần được đào tạo và trình độ kỹ năng có được sau đào tạo;
Số lượng và cơ cấu học viên;
Thời gian đào tạo.
5.3.3. Lựa chọn đối tượng đào tạo
Là lựa chọn người cụ thể để đào tạo, dựa trên nghiên cứu và xác định nhu cầu và động
cơ đào tạo của người lao động, tác dụng của đào tạo đối với người lao động và khả
năng nghề nghiệp của từng người.
5.3.4. Xây dựng chương trình đào tạo và lựa chọn phương pháp đào tạo
Chương trình đào tạo là một hệ thống các môn học và bài học được dạy, cho thấy
những kiến thức nào, kỹ năng nào cần được dạy và dạy trong bao lâu. Trên cơ sở đó
lựa chọn phương pháp đào tạo phù hợp.
5.3.5. Dự tính chi phí đào tạo
Chi phí đào tạo quyết định việc lựa chọn các phương án đào tạo, bao gồm các chi phí
cho việc học, chi phí cho việc giảng dạy.
5.3.6. Lựa chọn và đào tạo giáo viên
Có thể lựa chọn các giáo viên từ những người trong
biên chế của doanh nghiệp hoặc thuê ngoài (giảng viên
của các trường đại học, trung tâm đào tạo...). Để có thể
thiết kế nội dung chương trình đào tạo phù hợp nhất
với thực tế tại doanh nghiệp, có thể kết hợp giáo viên
thuê ngoài và những người có kinh nghiệm lâu năm
trong doanh nghiệp. Việc kết hợp này cho phép người
học tiếp cận với kiến thức mới, đồng thời không xa rời
với thực tiễn tại doanh nghiệp. Các giáo viên cần phải được tập huấn để nắm vững
mục tiêu và cơ cấu của chương trình đào tạo chung.
5.3.7. Đánh giá chương trình và hiệu quả đào tạo
Chương trình đào tạo c