Giáo trình Quản trị nguồn nhân lực - Bài 8: Quan hệ lao động trong doanh nghiệp

8.1.1. Khái niệm Quan hệ lao động trong tổ chức doanh nghiệp (quan hệ lao động trong nội bộ – internal employee relations) bao gồm các hoạt động quản trị nguồn nhân lực kết hợp với thỏa ước lao động tập thể, giải quyết tranh chấp, điều chuyển lao động trong doanh nghiệp, thăng thưởng, giáng chức, cho nghỉ việc, về hưu, chấm dứt hợp đồng lao động, kỷ luật và thi hành kỷ luật. là các khía cạnh quan trọng trong quan hệ lao động của doanh nghiệp. Quan hệ lao động được thể hiện thông qua những quan hệ tích cực của chủ doanh nghiệp với người lao động được xem như “một tài sản vô hình dài hạn và là một nguồn để duy trì lợi thế cạnh tranh ở cấp độ doanh nghiệp”.

pdf18 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 1010 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo trình Quản trị nguồn nhân lực - Bài 8: Quan hệ lao động trong doanh nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 8: Quan hệ lao động trong doanh nghiệp MAN305_Bai8_v2.0014101210 137 Nội dung  Khái niệm về mối quan hệ lao động trong doanh nghiệp.  Tổ chức Công đoàn và sự tham gia của người lao động tham gia tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp.  Thỏa ước lao động tập thể; tranh chấp và giải quyết tranh chấp lao động trong doanh nghiệp.  Các hình thức xử lý và giải quyết liên quan tới quan hệ lao động trong doanh nghiệp. Mục tiêu Hướng dẫn học  Hiểu được khái niệm, ý nghĩa về quan hệ lao động/nhân sự trong doanh nghiệp;  Nắm được những nội dung cơ bản về giải quyết các vấn đề về quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp  Hiểu được vai trò của việc tạo lập môi trường giao tiếp tích cực trong doanh nghiệp. Thời lượng học  5 tiết  Học viên cần đọc tài liệu trong 2 giờ và nghiên cứu một trong những vấn đề đặt ra đối với QTNNL trong doanh nghiệp đó là quan hệ lao động và giải quyết những vấn đề liên quan.  Quan hệ lao động được xem là một nội dung mà nhà quản trị luôn phải đối mặt và quyết định như thế nào luôn là vấn đề đối với các cấp quản trị doanh nghiệp nhằm giải quyết thỏa đáng những vấn đề liên quan tới quan hệ lao động trong doanh nghiệp. BÀI 8: QUAN HỆ LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP Bài 8: Quan hệ lao động trong doanh nghiệp 138 MAN305_Bai8_v2.0014101210 TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG BÀI Tình huống dẫn nhập Tom là giám đốc điều hành Công ty cung ứng các dịch vụ cho các chuyến bay vào khu vực nội địa. Công việc của Tom khá tốt và Công ty đã tiếp nhận một số lượng lớn công nhân. Số này được tuyển chọn khá kỹ vì mức độ tin cậy của họ được coi là chìa khoá thành công của Công ty. Mức lương mà Công ty trả cho nhân viên được coi là cao so với mặt bằng chung của ngành hàng không, tuy nhiên cường độ làm việc lại cao hơn mặt bằng chung cả về thời gian cũng như năng suất lao động. Gần đây, Tom được một nhóm công nhân yêu cầu gặp gỡ, đối thoại với anh về các vấn đề lao động trong Công ty, họ cho rằng với cường độ lao động như vậy thì phải trả mức lương cao hơn. Nhóm công nhân họp bàn với nhau đưa ra yêu sách khi gặp giới chủ của mình. Họ biết rằng bây giờ là thời điểm của mùa du lịch và khối lượng ông việc của Công ty là rất lớn, họ đưa ra yêu sách tăng 15% lương, đồng thời cũng nêu hai vấn đề khác, đó là làm việc quá giờ và đi lại khi công việc đòi hỏi phải làm việc tới khuya. Trước tình hình đó, Tom đã gặp đại diện công nhân. Tuy thoạt đầu việc đối thoại tỏ ra thân mật nhưng không khí trong phòng dần dần căng thẳng bởi các bên bắt đầu to tiếng. Công nhân cho biết họ sẽ đình công 7 ngày nếu thoả thuận của họ không được thoả mãn. Câu hỏi 1. Giám đốc Công ty đang gặp phải vấn đề trở ngại gì trong việc quản lý, điều hành Công ty? 2. Nếu là giám đốc công ty, bạn sẽ giải quyết vấn đề trên như thế nào? Bài 8: Quan hệ lao động trong doanh nghiệp MAN305_Bai8_v2.0014101210 139 8.1. Khái quát về quan hệ lao động trong doanh nghiệp 8.1.1. Khái niệm Quan hệ lao động trong tổ chức doanh nghiệp (quan hệ lao động trong nội bộ – internal employee relations) bao gồm các hoạt động quản trị nguồn nhân lực kết hợp với thỏa ước lao động tập thể, giải quyết tranh chấp, điều chuyển lao động trong doanh nghiệp, thăng thưởng, giáng chức, cho nghỉ việc, về hưu, chấm dứt hợp đồng lao động, kỷ luật và thi hành kỷ luật... là các khía cạnh quan trọng trong quan hệ lao động của doanh nghiệp. Quan hệ lao động được thể hiện thông qua những quan hệ tích cực của chủ doanh nghiệp với người lao động được xem như “một tài sản vô hình dài hạn và là một nguồn để duy trì lợi thế cạnh tranh ở cấp độ doanh nghiệp”. 8.1.2. Công bằng – bình đẳng trong doanh nghiệp Trong doanh nghiệp, người lao động luôn quan tâm tới sự công bằng. Công bằng hay bình đẳng là khi một người lao động được nhận những thứ mà họ tin rằng họ xứng đáng được nhận dựa trên những đóng góp của họ. Những vấn đề liên quan đến công bằng trong doanh nghiệp và những thực hiện liên quan đến kỷ luật và sự không thỏa mãn của người lao động là những nhân tố chính trong quan hệ lao động và gắn kết với việc tại sao người lao động mong muốn gia nhập công đoàn. 8.2. Công đoàn Hiện nay, mỗi quốc gia có thể có các tổ chức công đoàn khác nhau. Ngay trong cùng một doanh nghiệp cũng có thể có nhiều tổ chức công đoàn cùng tồn tại. Có các tổ chức công đoàn của người lao động và có cả các tổ chức công đoàn của người sử dụng lao động. Những vấn đề liên quan đến công bằng trong doanh nghiệp và những thực hiện liên quan đến kỷ luật và sự không thỏa mãn của người lao động là những nhân tố chính trong quan hệ lao động và gắn kết với việc tại sao người lao động mong muốn gia nhập công đoàn.  Những lý do người lao động tham gia công đoàn: o Lợi ích kinh tế; o Giảm bớt các đối xử không công bằng từ phía lãnh đạo;  Cũng có quan điểm cho rằng lý do người lao động tham gia vào công đoàn là do: o Bất mãn với môi trường làm việc (điều kiện làm việc, trả công và sự giám sát); o Mong muốn có được ảnh hưởng trong việc tác động đến những thay đổi trong môi trường làm việc; o Niềm tin của người lao động liên quan đến lợi ích tiềm năng của công đoàn.  Tuy nhiên, cũng có những lý do khác khiến nhân viên trong doanh nghiệp không tham gia công đoàn: o Nhân viên tự cho rằng họ có trình độ chuyên môn, kỹ thuật nên muốn tham gia các tổ chức, hiệp hội chuyên môn kỹ thuật hơn là các tổ chức công đoàn. Quan hệ đồng nghiệp Bài 8: Quan hệ lao động trong doanh nghiệp 140 MAN305_Bai8_v2.0014101210 o Một số người không đồng ý với mục tiêu và các hoạt động của công đoàn. Họ cho rằng công đoàn nên hợp tác với lãnh đạo nhằm tìm cách nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và làm tăng thu nhập cho người lao động hơn là chỉ đấu tranh và đưa ra những yêu cầu, đòi hỏi. o Một số người nhất là trong các doanh nghiệp có qui mô nhỏ cho rằng tiền lương hợp lý, công bằng và một chính sách quản trị nguồn nhân lực tốt, tiến bộ thì không nhất thiết phải có công đoàn và tham gia công đoàn. Tại Việt Nam, công đoàn là tổ chức chính trị – xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động Việt Nam (gọi chung là người lao động) tự nguyện lập ra dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; là thành viên trong hệ thống chính trị xã hội Việt Nam.  Trong các doanh nghiệp Nhà nước đều có tổ chức công đoàn thu hút đại bộ phận nhân viên trong doanh nghiệp. Công đoàn có các nhiệm vụ cơ bản sau: o Bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người lao động; có trách nhiệm tham gia với Nhà nước phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người lao động. o Tham gia vào trong quản lý doanh nghiệp, quản lý Nhà nước; và trong phạm vi chức năng của mình, thực hiện quyền kiểm tra, giám sát các hoạt động của cơ quan, đơn vị, tổ chức theo qui định của pháp luật. o Giáo dục động viên người lao động phát huy vai trò làm chủ đất nước, thực hiện nghĩa vụ công dân, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Tuy nhiên, trong các doanh nghiệp phi quốc doanh, công đoàn mới chỉ chú trọng tới vấn đề bảo vệ quyền lợi cho công nhân. Theo đó, công đoàn là tổ chức đại diện cho quyền lợi của người lao động, đấu tranh với giới chủ doanh nghiệp để có được sự ổn định và bình đẳng trong quan hệ và trong trả công cho người lao động. Người lao động gia nhập công đoàn để cải thiện lương, thưởng, điều kiện làm việc và sự ổn định công việc của họ. Những người ủng hộ công đoàn cho rằng “tiếng nói tập thể” của công đoàn làm giảm tỷ lệ người lao động nghỉ việc, nhờ đó giữ chân được những nhân viên giỏi, có kinh nghiệm, giảm chi phí đào tạo và làm tăng năng suất của doanh nghiệp. Quan hệ giữa người lao động và giới chủ/lãnh đạo doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi sự hiện diện của công đoàn. Những quyết định về nhân lực như: đền bù, thăng tiến, kỷ luật, giáng chức và chấm dứt lao động đòi hỏi phải có sự tham gia của công đoàn. Nhìn chung, chủ doanh nghiệp phải giải quyết các vấn đề nhân sự với công đoàn của doanh nghiệp chứ không phải cá nhân mỗi nhân viên/người lao động. Trên thực tế, những doanh nghiệp không có công đoàn cũng quan tâm đến các hoạt động công đoàn bởi vì họ thường mong muốn giữ tình trạng không có công đoàn. Các công đoàn thường bị xem là chống lại ban lãnh đạo doanh nghiệp, cố gắng kiểm soát, có khi làm giảm năng suất, trong khi lại đòi tăng lương và bảo vệ người lao động bất kể hiệu quả lao động ra sao. Công đoàn cũng là yếu tố bên ngoài gây ảnh hưởng. Những hình thức xử lý đối với các trường hợp vi phạm kỷ luật cũng phải có sự trao đổi/thương lượng với công đoàn và bao gồm các thỏa ước. Bảo vệ lợi ích người lao động Bài 8: Quan hệ lao động trong doanh nghiệp MAN305_Bai8_v2.0014101210 141 8.3. Thỏa ước lao động tập thể 8.3.1. Khái niệm Thỏa ước lao động tập thể là văn bản thỏa thuận giữa tập thể người lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện lao động và sử dụng lao động, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động. Trong các tổ chức doanh nghiệp không có công đoàn, không có thỏa ước lao động tập thể, lãnh đạo tự do trong việc ra quyết định liên quan đến các vấn đề lương, thưởng, điều kiện làm việc (đây là hệ thống ra quyết định một chiều). Nhân viên sẽ phải chấp nhận hệ thống các quy định này, hoặc thỏa thuận cá nhân để thay đổi hoặc phải nghỉ việc tại doanh nghiệp. Trong các doanh nghiệp có công đoàn, lãnh đạo doanh nghiệp sẽ phải thỏa thuận với đại diện công đoàn về tất cả các vấn đề liên quan đến quyền lợi của người lao động (các quyết định trong hệ thống này được xem là quyết định hai chiều). Thỏa ước được thực hiện giữa đại diện của tập thể người lao động với đại diện người sử dụng lao động. 8.3.2. Nội dung chủ yếu của thỏa ước lao động tập thể Theo quy định của Bộ Luật Lao động, nội dung chủ yếu của thỏa ước lao động tập thể ở Việt Nam bao gồm các điều khoản sau:  Tiền lương, tiền thưởng và các phụ cấp lương trả cho người lao động;  Việc làm và bảo đảm việc làm cho người lao động;  Thời gian làm việc và nghỉ ngơi;  Bảo hiểm xã hội;  Điều kiện lao động, an toàn vệ sinh lao động. 8.3.3. Quá trình ký kết thỏa ước lao động tập thể  Các bên đưa ra yêu cầu và nội dung cần thương lượng;  Tiến hành thương lượng;  Mỗi bên tổ chức lấy ý kiến về dự thảo thỏa ước và có thể tham khảo ý kiến của tổ chức công đoàn;  Các bên hoàn thiện dự thảo thỏa ước lao động tập thể và tiến hành ký kết sau khi đại diện của hai bên nhất trí. 8.4. Tranh chấp lao động 8.4.1. Khái niệm Tranh chấp lao động thường phát sinh từ những mâu thuẫn trong phạm vi quan hệ lao động phải giải quyết. Tranh chấp lao động có thể xảy ra giữa cá nhân người lao động, hoặc giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động về quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác, về thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước tập thể. Thỏa ước lao động Bài 8: Quan hệ lao động trong doanh nghiệp 142 MAN305_Bai8_v2.0014101210 8.4.2. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động Mặc dù xảy ra tranh chấp giữa người sử dụng lao động và người lao động, nhưng vì quyền lợi chung của hai bên mà thường họ vẫn phải cùng nhau cộng tác để làm việc. Do đó, nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động vẫn phải hướng tới mục đích sau:  Giải tỏa những bất đồng và bế tắc trong quá trình giải quyết nhưng vẫn đảm bảo được quyền lợi của các bên.  Bảo đảm tối đa cho việc ổn định các mối quan hệ lao động. Tranh chấp lao động cần được giải quyết theo các nguyên tắc sau:  Khi xảy ra tranh chấp, các bên phải thương lượng và tự dàn xếp tại nơi phát sinh tranh chấp.  Thông qua hòa giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của hai bên, tôn trọng lợi ích chung của xã hội và tuân theo pháp luật.  Giải quyết công khai, khách quan, kịp thời, nhanh chóng, đúng pháp luật.  Có sự tham gia của đại diện công đoàn và đại diện của người sử dụng lao động trong quá trình giải quyết tranh chấp. 8.4.3. Quyền và nghĩa vụ của các bên tranh chấp lao động  Quyền của các bên: o Có thể trực tiếp hoặc thông qua đại diện của mình để tham gia quá trình giải quyết tranh chấp lao động. o Rút lại đơn hoặc thay đổi nội dung tranh chấp trong khi giải quyết tranh chấp. o Yêu cầu thay người trực tiếp tiến hành việc giải quyết tranh chấp lao động nếu có đủ lý do chính đáng cho rằng người trực tiếp giải quyết tranh chấp không đảm bảo tính khách quan, công bằng.  Nghĩa vụ các bên: o Cung cấp đầy đủ các tài liệu chứng từ theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức giải quyết tranh chấp lao động. o Nghiêm chỉnh chấp hành các thỏa thuận đã đạt được, biên bản hòa giải, quyết định đã có hiệu lực của cơ quan, tổ chức giải quyết tranh chấp lao động, bản án hoặc quyết định có hiệu lực của tòa án nhân dân. 8.4.4. Trình tự giải quyết tranh chấp lao động  Họp hòa giải (do Hội đồng hòa giải chủ trì). Tại phiên họp, phải có mặt hai bên tranh chấp hoặc đại diện được ủy quyền của các bên.  Hội đồng hòa giải đưa ra phương án hòa giải. Nếu hai bên chấp nhận thì ký vào biên bản và có trách nhiệm chấp hành các thỏa thuận ghi trong biên bản hòa giải. Giải quyết tranh chấp Hòa giải Bài 8: Quan hệ lao động trong doanh nghiệp MAN305_Bai8_v2.0014101210 143  Nếu hòa giải không thành, hội đồng hòa giải lập biên bản, gửi cho các bên. Mỗi bên có quyền yêu cầu tòa án nhân dân cấp huyện/quận (đối với tranh chấp cá nhân) hoặc tòa án nhân dân cấp tỉnh/thành (đối với tranh chấp lao động tập thể) xét xử tranh chấp. 8.4.5. Một số lưu ý đối với nhà quản trị trong quá trình tranh chấp lao động Nhà quản trị là người chịu trách nhiệm chính đối với mọi hoạt động trong doanh nghiệp. Hành vi của nhà quản trị có ý nghĩa quan trọng trong quá trình tranh chấp, do đó trong quá trình tranh chấp lao động cần chú ý những điều sau đây:  Những điều nên thực hiện đối với nhà quản trị: o Trao đổi trực tiếp với người lao động về những điều không thỏa mãn, phàn nàn, khiếu tố của họ. Giải quyết đầy đủ và hợp lý các vấn đề. o Yêu cầu tổ chức công đoàn xác định cụ thể những vấn đề vi phạm. o Xem xét thực tế nơi làm việc hoặc bộ phận xảy ra tranh chấp. o Xác định có người nào làm chứng không. o Kiểm tra hành vi, kết quả thực hiện công việc của người yêu cầu khiếu tố. o Tiếp xúc và đối xử bình đẳng với công đoàn. o Thông báo đầy đủ cho lãnh đạo cấp trên về các tranh chấp, khiếu tố.  Một số điều nên tránh: o Đưa ra sự dàn xếp, thỏa thuận không đúng với quy định trong thỏa ước tập thể với các nhân viên riêng lẻ. o Chấp nhận sự tác động của những điều ràng buộc trong quá khứ. o Thiếu tôn trọng cán bộ công đoàn. o Thỏa thuận về những điều không có trong thỏa ước tập thể. o Đưa ra câu trả lời quá dài dòng. o Tìm cách từ chối giải quyết các tranh chấp, khiếu nại. 8.5. Một số vấn đề trong quản trị quan hệ lao động trong DN 8.5.1. Thi hành kỷ luật Thi hành kỷ luật bao gồm hình phạt một nhân viên không đáp ứng được những tiêu chuẩn đã ấn định. Thi hành kỷ luật có hiệu quả là nhắm vào hành vi sai trái của nhân viên, chứ không nhắm vào nhân viên như là một cá nhân. Thi hành kỷ luật một cách tùy tiện, không chính xác sẽ gây ra những nguy hại đối với nhân viên mà còn có hại đối với tổ chức. Mục đích chủ yếu của thi hành kỷ luật là nhằm đảm bảo rằng hành vi của nhân viên phù hợp với các quy định của công ty. Các quản đốc hay đốc công phải có ý thức rằng việc thi hành kỷ luật sẽ có lợi ích tích cực cho công ty khi nó được áp dụng một cách phù hợp và bình đẳng. Thi hành kỷ luật Bài 8: Quan hệ lao động trong doanh nghiệp 144 MAN305_Bai8_v2.0014101210 Thi hành kỷ luật đúng lúc và đúng cách sẽ giúp cho nhân viên làm việc có ý thức kỷ luật hơn, có năng suất hơn và vì thế có lợi cho nhân viên lâu dài.  Tiến trình thi hành kỷ luật: Tiến trình thi hành kỷ luật cần phải năng động (linh hoạt) và liên tục. Bởi vì hành động của một người này có thể ảnh hưởng đến hành động của những người khác trong một nhóm, do đó việc thi hành kỷ luật hợp lý sẽ làm cho các thành viện của nhóm có các hành vi chấp nhận. Ngược lại, việc thi hành kỷ luật không đúng cách, không hợp lý có thể gây các hậu quả tai hại đến các thành viên của nhóm khác nữa. Những thay đổi về môi trường bên trong xí nghiệp cũng có thể là cho tiến trình thi hành kỷ luật bị thay đổi hoặc hủy bỏ. Chẳng hạn như chính sách của công ty thay đổi – chính sách coi nhân viên là những người đã trưởng thành, thì điều này ảnh hưởng đến tiến trình kỷ luật. Sau khi cấp quản trị đã ấn định các quy định, họ phải thông báo lại cho nhân viên biết. Công nhân viên không thể tuân theo luật lệ – quy định nếu họ không biết công ty đã có một số quy định nào đó. Mục đích của việc thi hành kỷ luật là ở một số hành vi ứng xử nào đó gây ảnh hưởng tiêu cực đến việc hoàn thành các mục tiêu của tổ chức, chứ không phải là hành hạ người vi phạm. Khi công ty tiến hành thi hành kỷ luật hợp lý, nhân viên sẽ thức được rằng một số hành vi nào đó không nên lặp lại và không thể chấp nhận được. Tuy nhiên, nếu công ty không tiến hành kỷ luật thì nhân viên coi các hành vi đó là có thể chấp nhận được và sẽ lặp lại.  Phương pháp tiến hành kỷ luật: Có nhiều quan niệm về thi hành kỷ luật đã được các nước trên thế giới triển khai. Một số phương pháp đã được áp dụng không xa lạ gì đối với người Việt Nam, tuy nhiên ngôn ngữ sử dụng hơi khác. Sau đây là ba phương pháp tiến hành kỷ luật theo tiến trình, và thi hành kỷ luật mà không phạt: o Nguyên tắc răn đe: Mục đích của hệ thống pháp luật của Việt Nam cũng như của các nước trên thế giới là răn đe, phong ngừa cho người dân không vi phạm luật pháp của nhà nước. Các công ty, tổ chức cũng đề ra các quy định luật lệ nhằm ngăn đe các hành vi gây ảnh hưởng xấu đến việc hoàn thành các mục tiêu của tổ chức. Nguyên tắc răn đe được người Mỹ dùng hình ảnh tượng hình gọi là Nguyên Tắc Lò Lửa Nóng (the hot stove rule). Theo nguyên tắc này việc vi phạm kỷ luật sẽ gây ra các hậu quả tương tự như đụng phải lò lửa nóng. Các nguyên tắc này được mô tả như sau:  Nguyên tắc bỏng tay tức thì: Cần phải thi hành kỷ luật ngay khi có vi phạm để cho người vi phạm hiểu lý do của việc thi hành kỷ luật. Nếu bỏ qua, người vi phạm thường có khuynh hướng tự thuyết phục mình rằng mình không có lỗi. Răn đe Bài 8: Quan hệ lao động trong doanh nghiệp MAN305_Bai8_v2.0014101210 145  Cảnh cáo: Cần phải cảnh cáo trước cho nhân viên biết rằng nếu vi phạm kỷ luật họ sẽ bị phạt. Cũng giống như khi nhân viên tiến gần đến lò lửa nóng họ sẽ bị bỏng tay nếu chạm phải nó.  Ra hình phạt phù hợp: Hành vi thi hành kỷ luật phải cân xứng và phù hợp. Ai vi phạm kỷ luật giống nhau sẽ bị phạt giống nhau, điều này cũng giống hệt như người nào chạm phải lò lửa cùng độ nóng trong cùng một thời gian, đều bị phỏng tay cùng mức độ như nhau.  Bỏng tay với bất kỳ ai: Hành vi thi hành kỷ luật không loại trừ bất kỳ ai chạm phải nó – không thiên vị ai. Nguyên tắc lò lửa nóng có ưu điểm, nhưng cũng có nhược điểm. Nếu môi trường và tình huống đều giống nhau, thì việc thi hành kỷ luật không có gì đáng nói. Tuy nhiên, thường thì tình huống rất khác nhau, và nếu có nhiều biến cố xảy ra thì tình hình sẽ phức tạp. Chẳng hạn như công ty có áp dụng hình phạt đối với những người đã từng trung thành phục vụ công ty trên hai mươi năm lại có cùng một hình phạt giống như người mới làm việc trên một tháng không. o Nguyên tắc thi hành kỷ luật theo trình tự: Việc thi hành kỷ luật cần phải theo một trình tự khoa học và hợp lý, theo đúng thủ tục. Việc thi hành kỷ luật cần phải tùy theo mức độ mà áp dụng đi từ thấp đến cao, tùy theo mức độ nhẹ hay nặng. Có những vụ vi phạm chỉ nên áp dụng cảnh cáo bằng miệng, có vụ việc áp dụng cảnh cáo bằng văn bản, có vụ việc cần phải đình chỉ công tác, và có vụ việc cần phải sa thải. o Thi hành kỷ
Tài liệu liên quan