1.1. XÁC ĐỊNH MỤC ĐÍCH ĐỐI VỚI NGUỒN NHÂN LỰC
• NNL có chất lượng cao sẽ tạo được lợi
thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. NNL
của một doanh nghiệp bao gồm các
phẩm chất, kinh nghiệm sống, kiến
thức, óc sáng tạo, năng lượng và nhiệt
huyết mà đội ngũ nhân viên cống hiến
cho công việc;
• Đội ngũ nhân viên của doanh nghiệp
không phải là nguồn phát sinh chi phí
mà là một nguồn lực cần phải được đầu
tư. NNL có thể sinh lời cho doanh
nghiệp nếu các khoản chi cho đội ngũ
nhân viên là các khoản đầu tư thích
đáng để phát triển NNL.
22 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 511 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Quản trị nguồn nhân lực - Bài 9: Đánh giá quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
v2.0014101210
1
BÀI 9
ĐÁNH GIÁ QUẢN TRỊ NGUỒN
NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP
Giảng viên hướng dẫn: Ts. Trần Việt Hùng
v2.0014101210
2
TÌNH HUỐNG DẪN NHẬP
Vào tháng 8/2005, tạp chí Fast Company đã đăng tải một bài báo gây sốc cho
độc giả có tựa đề “Tại sao chúng ta ghét HR?” (Human resources - nghề quản
lý nhân sự). Tác giả Keith Hammonds đưa ra bốn lý do:
• HR không phải là nghề tốt nhất trong tất cả các nghề. Người giỏi nhất và
sáng giá nhất không làm trong bộ phận HR;
• HR chỉ hỗ trợ hoạt động cho công ty thay vì tạo ra giá trị thực tế;
• HR không hành động vì bạn, mà chỉ hỗ trợ tình hình hiện tại;
• Phòng HR không bao giờ ở gần phòng làm việc của CEO.
Tác giả bài báo đã bị tấn công dữ dội bởi các độc giả, cộng đồng HR.
Những nhận xét như vậy khiến nhiều người phải suy nghĩ lại về HR:
• Tại sao các CEO không để HR can thiệp sâu vào hoạt động kinh doanh
của công ty?
• Ngược lại, tại sao các nhân viên phòng nhân sự xem họ như những người
đóng góp vào quá trình sản xuất và tạo ra lợi nhuận cho công ty?
v2.0014101210
3
Đâu là động cơ thúc đẩy để họ thay đổi quan điểm đã hình thành trong thời
gian dài trước đây?
1. CEO không biết sử dụng HR như một người đóng góp vào quá trình tạo ra
lợi nhuận cho công ty như thế nào?
2. Hầu hết những nhân viên nhân sự không hài lòng vì CEO thường bác bỏ
những đề nghị của họ và đổ lỗi cho tình hình tài chính.
3. HR là lực lượng phản ứng và phòng thủ trong mọi tổ chức.
4. Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt ngày nay, cuộc chiến tranh giành tài
năng càng dữ dội hơn.
5. HR phải luôn khích lệ tinh thần của các phòng ban.
Ghi chú:
• CEO (Chief executive officer): Giám đốc điều hành
• HR (Human resources): Quản lý nhân sự
TÌNH HUỐNG DẪN NHẬP
v2.0014101210
4
• Học viên hiểu được những quan điểm cơ
bản về QTNNL thực tế trong các doanh
nghiệp. Từ đó hiểu được sự cần thiết
phải nhận thức đúng về QTNNL – chức
năng cốt lõi của doanh nghiệp;
• Nắm được những kỹ năng cơ bản để
đánh giá hoạt động QTNNL trong doanh
nghiệp, từ đó có các giải pháp phù hợp;
• Hiểu được để nâng cao chất lượng
QTNNL, doanh nghiệp cần phải quan
tâm và giải quyết những vấn đề gì.
MỤC TIÊU
v2.0014101210
5
CÁC KIẾN THỨC CẦN CÓ
• Học viên nghiên cứu những xu hướng,
quan điểm của chủ doanh nghiệp về
QTNNL, mục đích đối với QTNNL;
• Tìm hiểu việc đánh giá, thẩm định hoạt
động QTNNL tại doanh nghiệp;
• Trên cơ sở đánh giá thực tiễn QTNNL
trong doanh nghiệp, học viên xác định
được doanh nghiệp cần phải thực hiện
những gì để đảm bảo chất lượng, hiệu
quả của QTNNL trong doanh nghiệp.
v2.0014101210
6
NỘI DUNG
• Quan điểm về QTNNL trong doanh
nghiệp hiện nay;
• Đánh giá hoạt động QTNNL trong
doanh nghiệp;
• Tạo dựng, duy trì và phát triển
NNL; định hướng nghề nghiệp tạo
động lực cho người lao động; xây
dựng văn hóa doanh nghiệp.
v2.0014101210
7
1. QUAN ĐIỂM VỀ QTNNL TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
HIỆN NAY
• Xác định mục đích đối với nguồn nhân lực;
• Quan điểm trong việc thực hiện các chức
năng QTNNL;
• Vai trò của QTNNL đối với các hoạt động
khác trong doanh nghiệp;
• Quan điểm về mục đích QTNNL của chủ
doanh nghiệp;
• Quan điểm về trách nhiệm của người
QTNNL trong doanh nghiệp.
v2.0014101210
8
1.1. XÁC ĐỊNH MỤC ĐÍCH ĐỐI VỚI NGUỒN NHÂN LỰC
• NNL có chất lượng cao sẽ tạo được lợi
thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. NNL
của một doanh nghiệp bao gồm các
phẩm chất, kinh nghiệm sống, kiến
thức, óc sáng tạo, năng lượng và nhiệt
huyết mà đội ngũ nhân viên cống hiến
cho công việc;
• Đội ngũ nhân viên của doanh nghiệp
không phải là nguồn phát sinh chi phí
mà là một nguồn lực cần phải được đầu
tư. NNL có thể sinh lời cho doanh
nghiệp nếu các khoản chi cho đội ngũ
nhân viên là các khoản đầu tư thích
đáng để phát triển NNL.
v2.0014101210
9
Theo quan điểm hành chính:
• QTNNL theo quan điểm hành chính có tác
dụng khi lĩnh vực sản xuất kinh doanh sử
dụng nhiều lao động giản đơn. Quan điểm
này sẽ thích hợp nếu nhân viên có xu
hướng muốn “được quản lý” hơn là muốn
“được tham gia”.
• Hiện nay, ở Việt Nam, quản trị NNL của các
doanh nghiệp còn khá phổ biến theo quan
điểm hành chính. Trong các doanh nghiệp
này, người lao động thực hiện công việc
theo hợp đồng lao động đã ký và được chủ
doanh nghiệp trả tiền lương và các khoản
phúc lợi theo quy định của Luật lao động.
1.2. QUAN ĐIỂM TRONG VIỆC THỰC HIỆN CÁC CHỨC NĂNG
QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC
v2.0014101210
10
Theo quan điểm khai thác và phát triển:
• QTNNL theo quan điểm khai thác và phát
triển sẽ thích hợp với các doanh nghiệp có
công nghệ sản xuất tiên tiến và sử dụng
nhiều chất xám, chẳng hạn như các
ngành công nghệ thông tin, dịch vụ tài
chính, bảo hiểm, khách sạn.
• Quan điểm này sẽ kích thích sự sáng tạo
và sự tham gia đóng góp của đội ngũ
nhân viên.
1.2. QUAN ĐIỂM TRONG VIỆC THỰC HIỆN CÁC CHỨC NĂNG
QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC (tiếp theo)
v2.0014101210
11
Phải chăng QTNNL chỉ mang chức năng phục
vụ các hoạt động khác của doanh nghiệp?
• Quản trị nguồn nhân lực chiến lược là sự
kết nối QTNNL với các mục tiêu chiến
lược của doanh nghiệp nhằm cải thiện
kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh,
thúc đẩy tính sáng tạo và linh hoạt trong
doanh nghiệp;
• Bộ phận nhân sự phải được tham gia
vào quá trình lập chiến lược kinh doanh
của doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp
cần tạo cơ hội cho bộ phận QTNNL tham
gia vào quá trình hoạch định chiến lược
của doanh nghiệp để đảm bảo nguồn
nhân lực cho việc đạt được các mục tiêu
chiến lược.
1.3. VAI TRÒ CỦA QTNNL ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KHÁC TRONG
DOANH NGHIỆP
v2.0014101210
12
Phải chăng QTNNL chỉ nhằm đạt được những gì mà chủ doanh nghiệp
mong muốn?
1.4. QUAN ĐIỂM VỀ MỤC ĐÍCH QTNNL CỦA CHỦ DOANH NGHIỆP
Mong muốn của nhân viên Mong muốn của chủ doanh nghiệp
• Thù lao công bằng;
• Điều kiện việc làm an toàn;
• Được đối xử công bằng và nhất quán;
• Được tham gia vào các công việc quan
trọng và có tính thách thức;
• Có cơ hội để tiến bộ;
• Được đào tạo;
• Môi trường làm việc tôn trọng.
• Thực hiện công việc theo đúng yêu cầu;
• Chấp hành đúng nội qui;
• Nguyên tắc và các qui định về an toàn
lao động;
• Chủ động sáng tạo;
• Phát triển kỹ năng và kiến thức;
• Có tinh thần trách nhiệm;
• Tham gia vào việc thực hiện các mục
tiêu của công ty.
v2.0014101210
13
• Về khía cạnh nào đó, tất cả các nhà quản trị
trong doanh nghiệp đều là người quản trị
NNL. Cho nên họ cần phải tham gia vào quá
trình tuyển chọn, đào tạo, đánh giá, phát
triển và duy trì đội ngũ nhân viên/lực lượng
lao động.
• Bộ phận quản trị NNL có vai trò tư vấn, hỗ
trợ cho các bộ phận, đơn vị khác trong
doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm quản trị
đội ngũ nhân viên/lực lượng lao động.
• Chủ doanh nghiệp cần làm cho các cấp quản
trị trong doanh nghiệp luôn nhận thức và
thực hiện đúng vai trò và trách nhiệm của
họ trong các chức năng quản trị NNL.
1.5. QUAN ĐIỂM VỀ TRÁCH NHIỆM QTNNL TRONG
DOANH NGHIỆP
v2.0014101210
14
Thẩm định hoạt động quản trị nguồn
nhân lực trong doanh nghiệp:
• Công tác hoạch định nguồn nhân lực
(diễn ra như thế nào)?
• Hoạt động tìm kiếm và thu hút
nguồn nhân lực tại doanh nghiệp
(được thực hiện như thế nào)?
• Hoạt động đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực (được thực hiện như
thế nào)?
• Hoạt động duy trì và quản lý nhân
viên (được thực hiện như thế nào)?
• Những vấn đề liên quan tới quản trị
nguồn nhân lực thường gặp trong
doanh nghiệp?
2. ĐÁNH GIÁ QTNNL TRONG DOANH NGHIỆP
v2.0014101210
15
• Tại sao doanh nghiệp cần phải tạo
dựng, duy trì và phát triển nguồn
nhân lực?
• Những nội dung cần thực hiện để
tạo dựng, duy trì và phát triển
nguồn nhân lực?
3. TẠO DỰNG, DUY TRÌ VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA
DOANH NGHIỆP
v2.0014101210
16
• Việc nhân viên chuyển đổi môi trường làm
việc, đặc biệt đối với nhân viên giỏi là hệ quả
tất yếu của sự phát triển kinh tế - xã hội.
• Doanh nghiệp cần nhìn nhận rằng tiền lương
không phải lúc nào cũng là yếu tố duy nhất
để thu hút nhân viên - lao động giỏi hay
khiến họ quyết định ở lại làm việc lâu dài.
• Một doanh nghiệp không duy trì và quản lý
tốt đội ngũ nhân viên có thể xảy ra các vấn
đề sau:
Công việc không được hoàn thành theo
đúng kế hoạch do nhân viên bỏ việc;
Chi phí tuyển dụng và đào tạo người
thay thế tăng lên;
Năng suất và hiệu quả làm việc bị giảm
sút do tâm lý bất an và mất lòng tin.
3.1. TẠI SAO PHẢI TẠO DỰNG, DUY TRÌ VÀ PHÁT TRIỂN NNL
v2.0014101210
17
3.2. NHỮNG NỘI DUNG CẦN THỰC HIỆN
• Yếu tố “cứng” bao gồm: Lương thưởng và các
đãi ngộ vật chất.
• Yếu tố “mềm” bao gồm: Môi trường, điều kiện
làm việc, cơ hội phát triển nghề nghiệp và văn
hóa doanh nghiệp.
• Xây dựng hệ thống lương, thưởng, đãi ngộ
khuyến khích nhân viên.
• Thiết lập môi trường làm việc thân thiện.
• Định hướng, tạo cơ hội phát triển nghề nghiệp.
• Xây dựng văn hóa doanh nghiệp phù hợp.
v2.0014101210
18
Hệ thống lương thưởng tốt phải đáp ứng các yêu
cầu sau:
• Công bằng: Mức lương thưởng phải tương
xứng với giá trị công việc và được xác định
căn cứ vào kết quả thực hiện công việc;
• Cạnh tranh: Mức lương thưởng phải ngang
bằng với mức của các đối thủ cạnh tranh;
• Linh hoạt: Mức lương thưởng có thể được
điều chỉnh cho phù hợp với từng nhân viên;
• Cập nhật: Mức lương thưởng phải được điều
chỉnh kịp thời với những thay đổi như: Lạm
phát, chỉ số giá tiêu dùng, khối lượng công
việc, trách nhiệm.
3.2.1. XÂY DỰNG HỆ THỐNG LƯƠNG THƯỞNG ĐÃI NGỘ
v2.0014101210
19
Để thiết lập môi trường làm việc thân thiện,
doanh nghiệp cần phải:
• Tạo ra sự tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau;
• Xây dựng mối quan hệ bình đẳng;
• Tạo cơ hội cho nhân viên tham gia vào quá
trình ra quyết định.
3.2.2. THIẾT LẬP MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC THÂN THIỆN
v2.0014101210
20
Các cơ hội phát triển nghề nghiệp bao gồm:
• Tham dự các khóa đào tạo;
• Hướng dẫn, giúp đỡ, kèm cặp trong công việc;
• Được giao các công việc mới có tính thử thách;
• Được thăng tiến.
3.2.3. ĐỊNH HƯỚNG, TẠO CƠ HỘI PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP
v2.0014101210
21
Văn hóa doanh nghiệp được thể hiện:
• Kế hoạch và mục tiêu chiến lược của
doanh nghiệp được định hướng rõ
ràng trên cơ sở khách quan, có sự
cam kết của tất cả thành viên trong
doanh nghiệp;
• Hình ảnh, biểu tượng, truyền thống,
hệ thống các chính sách, quy định
của doanh nghiệp;
• Những thói quen, tập quán, nề nếp
“bất thành văn” như sự trung thực
và tin tưởng, thẳng thắn đấu tranh,
sự quan tâm giúp đỡ lẫn nhau.
3.2.4. XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP PHÙ HỢP
v2.0014101210
22
TÓM LƯỢC BÀI
• Cần nắm được quan điểm về QTNNL trong các doanh nghiệp và hoạt động
QTNNL trong doanh nghiệp.
• Những nội dung cơ bản doanh nghiệp cần quan tâm:
Tạo dựng, duy trì và phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp;
Xây dựng hệ thống lương, thưởng, đãi ngộ khuyến khích nhân viên;
Thiết lập môi trường làm việc cho người lao động;
Định hướng, tạo cơ hội phát triển nghề nghiệp;
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp.
• Nguồn nhân lực có chất lượng cao sẽ tạo ra được lợi thế cạnh tranh cho
doanh nghiệp. Nguồn nhân lực của một doanh nghiệp bao gồm các phẩm
chất, kinh nghiệm sống, kiến thức, óc sáng tạo, năng lượng và nhiệt huyết
mà đội ngũ nhân viên cống hiến cho công việc và doanh nghiệp.