Giáo trình Tổ chức và quản lý sản xuất

Mục tiêu: - Mô tả được khái niệm cơ bản về doanh nghiệp nhà nước, phân loại doanh nghiệp, các nghĩa vụ và quyền lợi của doanh nghiệp nhà nước. - Có ý thức tự giác, tính kỷ luật cao, tinh thần trách nhiệm trong công việc, có tinh thần hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau

pdf80 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 506 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Tổ chức và quản lý sản xuất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG CĐ KỸ NGHỆ II GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ SẢN XUẤT NGHỀ: CƠ ĐIỆN TỬ TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG BÀI 1: ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN – NHIỆM VỤ- QUYỀN HẠN CỦA DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP NHÀ NƯỚC Mục tiêu: - Mô tả được khái niệm cơ bản về doanh nghiệp nhà nước, phân loại doanh nghiệp, các nghĩa vụ và quyền lợi của doanh nghiệp nhà nước. - Có ý thức tự giác, tính kỷ luật cao, tinh thần trách nhiệm trong công việc, có tinh thần hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau I. KHÁI NIỆM: 1. Định nghĩa về doanh nghiệp nhà nước: Doanh nghiệp nói chung: Doanh nghiệp là một tổ chức Kinh tế được thành lập để thực hiện các hoạt động Kinh doanh, thực hiện các chức năng sản xuất, mua bán hàng hóa hoặc làm dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu con người Xã hội, và thông qua hoạt động hữu ích đó mà kiếm lời. Dựa trên các Điều 1 (Luật doanh nghiệp Nhà nước ngày 20/4/1995), Điều 2 (Luật doanh nghiệp tư nhân ngày 20/12/1990), Điều 3 (Luật công ty 21/12/1990), Điều 4 (Luật Hợp tác xã ngày 20/3/1996) có thể định nghĩa doanh nghiệp như sau: “ Doanh nghiệp là một đơn vị kinh tế do Nhà nước hoặc các đoàn thể hoặc tư nhân đầu tư vốn nhằm mục đích chủ yếu là thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc hoạt động công ích góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước”. Doanh nghiệp Nhà nước: Doanh nghiệp Nhà nước là tổ chức kinh tế mà Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích, nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội do Nhà nước giao. 2. Đặc điểm của doanh nghiệp nhà nước: - Doanh nghiệp Nhà nước là một pháp nhân do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý. - Doanh nghiệp Nhà nước có thẩm quyền kinh tế bình đẳng với các doanh nghiệp khác và hạch toán kinh tế độc lập trong phạm vi vốn do doanh nghiệp quản lý. - Doanh nghiệp Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân được giao chức năng kinh doanh và chức năng hoạt động công ích. - Doanh nghiệp Nhà nước có trụ sở chính đặt trên lãnh thổ Việt Nam. 3. Phân loại doanh nghiệp: Phân loại doanh nghiệp căn cứ vào hình thức sở hữu vốn: a) Doanh nghiệp một chủ sở hữu: doanh nghiệp nhà nước. b) Doanh nghiệp tư nhân: * Khái niệm: doanh nghiệp Tư nhân là đơn vị kinh doanh có mức vốn không thấp hơn vốn pháp định do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. * Đặc điểm: - Doanh nghiệp tư nhân là một đơn vị kinh doanh do một người bỏ vốn ra và tự làm chủ. - Chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ trong kinh doanh của doanh nghiệp. - Doanh nghiệp tư nhân có mức vốn kinh doanh không thấp hơn mức vốn do pháp luật quy định phù hợp với quy mô và ngành nghề kinh doanh. Nguồn tự có do tự có, thừa kế, đi vay c) Doanh nghiệp nhiều chủ sở hữu: gồm 2 loại: doanh nghiệp công ty và hợp tác xã. * Công ty: gồm công ty đối nhân và công ty đối vốn. - Công ty đối nhân: là công ty mà trong đó các thành viên thường quen biết nhau và liên kết với nhau do tín nhiệm nhau, họ nhân danh mình mà kinh doanh và liên đới chịu trách nhiệm. Do đó, không thể chuyển nhượng phần tài sản của mình mà không được sự đồng ý của toàn thể các thành viên. Đối với loại hình công ty này các thành viên thường chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ. Khi một thành viên chết có thể dẫn đến giải thể công ty. Công ty hợp doanh: là công ty đối nhân trách nhiệm vô hạn, các thành viên liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty. - Công ty đối vốn: là công ty mà trong đó người tham gia không quan tâm đến mức độ tin cậy của các thành viên khác, họ chỉ quan tâm đến phần vốn góp. Phần vốn góp này có thể chuyển nhượng hoặc đem mua bán trên thị trường chứng khoán. Lãi được chia tương ứng với phần vốn góp và chỉ chịu trách nhiệm với phần vốn góp. Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH): là công ty đối vốn gồm các thành viên không có quy chế của nhà kinh doanh và các thành viên chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty cho đến những phần vốn góp của họ. Công ty cổ phần: là một loại công ty đối vốn trong đó các thành viên (cổ đông) có cổ phiếu và chỉ chịu trách nhiệm đến hết giá trị những cổ phần mà mình có. - Hợp tác xã: là tổ chức kinh tế tự chủ do những người lao động có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện cùng góp vốn, góp sức lập ra, theo quy định của Pháp luật để phát huy sức mạnh của tập thể và của từng xã viên, nhằm giúp nhau thực hiện có hiệu quả hơn các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Phân loại theo thành phần kinh tế: 1. Thành phần kinh tế quốc doanh. 2. Thành phần kinh tế tập thể. 3. Thành phần kinh tế cá thể. 4. Thành phần kinh tế tư nhân gồm tư bản trong nước và tư bản nước ngoài. 5. Thành phần kinh tế tư bản nhà nước. 4. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp nhà nước: Luật Doanh nghiệp nhà nước số 14/2003/QH11 được Quốc hội khóa 11 thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003 quy định: Điều 13. Quyền của công ty nhà nước đối với vốn và tài sản 1. Chiếm hữu, sử dụng vốn và tài sản của công ty để kinh doanh, thực hiện các lợi ích hợp pháp từ vốn và tài sản của công ty. 2. Định đoạt đối với vốn và tài sản của công ty theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. 3. Sử dụng và quản lý các tài sản Nhà nước giao, cho thuê là đất đai, tài nguyên theo quy định của pháp luật về đất đai, tài nguyên. 4. Nhà nước không điều chuyển vốn nhà nước đầu tư tại công ty và vốn, tài sản của công ty theo phương thức không thanh toán, trừ trường hợp quyết định tổ chức lại công ty hoặc thực hiện mục tiêu cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích. Điều 14. Nghĩa vụ của công ty nhà nước về vốn và tài sản 1. Bảo toàn và phát triển vốn nhà nước và vốn công ty tự huy động, chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số tài sản của công ty. 2. Người đại diện chủ sở hữu nhà nước chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn của Nhà nước đầu tư tại công ty. 3. Định kỳ đánh giá lại tài sản của công ty theo quy định của Chính phủ. Điều 15. Quyền kinh doanh của công ty nhà nước 1. Chủ động tổ chức sản xuất, kinh doanh, tổ chức bộ máy quản lý theo yêu cầu kinh doanh và bảo đảm kinh doanh có hiệu quả. 2. Kinh doanh những ngành, nghề mà pháp luật không cấm; mở rộng quy mô kinh doanh theo khả năng của công ty và nhu cầu của thị trường trong nước và ngoài nước. 3. Tìm kiếm thị trường, khách hàng trong nước và ngoài nước và ký kết hợp đồng. 4. Tự quyết định giá mua, giá bán sản phẩm, dịch vụ, trừ những sản phẩm, dịch vụ công ích và những sản phẩm, dịch vụ do Nhà nước định giá thì theo mức giá hoặc khung giá do Nhà nước quy định. 5. Quyết định các dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư; sử dụng vốn, tài sản của công ty để liên doanh, liên kết, góp vốn vào doanh nghiệp khác trong nước; thuê, mua một phần hoặc toàn bộ công ty khác. 6. Sử dụng vốn của công ty hoặc vốn huy động để đầu tư thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên; cùng với các nhà đầu tư khác thành lập công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên. 7. Mở chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài. 8. Xây dựng, áp dụng các định mức lao động, vật tư, đơn giá tiền lương và chi phí khác trên cơ sở bảo đảm hiệu quả kinh doanh của công ty và phù hợp với quy định của pháp luật. 9. Tuyển chọn, thuê, bố trí, sử dụng, đào tạo, kỷ luật, cho thôi việc đối với lao động, lựa chọn các hình thức trả lương, thưởng phù hợp với yêu cầu kinh doanh và có các quyền khác theo các quy định của pháp luật về lao động. 10. Có các quyền kinh doanh khác theo nhu cầu thị trường phù hợp với quy định của pháp luật. Điều 16. Nghĩa vụ trong kinh doanh của công ty nhà nước 1. Kinh doanh đúng ngành, nghề đã đăng ký; bảo đảm chất lượng sản phẩm và dịch vụ do công ty thực hiện theo tiêu chuẩn đã đăng ký. 2. Đổi mới, hiện đại hoá công nghệ và phương thức quản lý để nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh. 3. Bảo đảm quyền và lợi ích của người lao động theo quy định của pháp luật về lao động, bảo đảm quyền tham gia quản lý công ty của người lao động quy định tại Mục 3 Chương IV của Luật này. 4. Tuân theo các quy định của Nhà nước về quốc phòng, an ninh, văn hoá, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ tài nguyên và môi trường. 5. Thực hiện chế độ kế toán, kiểm toán và báo cáo tài chính, báo cáo thống kê theo quy định của pháp luật và theo yêu cầu của chủ sở hữu nhà nước. 6. Chịu sự giám sát, kiểm tra của chủ sở hữu nhà nước; chấp hành các quyết định về thanh tra của cơ quan tài chính và cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. 7. Chịu trách nhiệm trước người đầu tư vốn về việc sử dụng vốn để đầu tư thành lập doanh nghiệp khác. 8. Thực hiện các nghĩa vụ khác trong kinh doanh theo quy định của pháp luật. Điều 17. Quyền về tài chính của công ty nhà nước 1. Huy động vốn để kinh doanh dưới hình thức phát hành trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu công ty; vay vốn của tổ chức ngân hàng, tín dụng và các tổ chức tài chính khác, của cá nhân, tổ chức ngoài công ty; vay vốn của người lao động và các hình thức huy động vốn khác theo quy định của pháp luật. Việc huy động vốn để kinh doanh thực hiện theo nguyên tắc tự chịu trách nhiệm hoàn trả, bảo đảm hiệu quả sử dụng vốn huy động, không được làm thay đổi hình thức sở hữu công ty. Trường hợp công ty huy động vốn để chuyển đổi sở hữu thì thực hiện theo quy định tại Chương VIII của Luật này và các quy định khác của pháp luật. Việc huy động vốn của các cá nhân, tổ chức nước ngoài thực hiện theo quy định của Chính phủ về quản lý vay nợ nước ngoài. 2. Chủ động sử dụng vốn cho hoạt động kinh doanh của công ty; được sử dụng và quản lý các quỹ của công ty theo quy định của pháp luật. 3. Quyết định trích khấu hao tài sản cố định theo nguyên tắc mức trích khấu hao tối thiểu phải bảo đảm bù đắp hao mòn hữu hình, hao mòn vô hình của tài sản cố định và không thấp hơn tỷ lệ trích khấu hao tối thiểu do Chính phủ quy định. 4. Được hưởng các chế độ trợ cấp, trợ giá hoặc các chế độ ưu đãi khác của Nhà nước khi thực hiện các nhiệm vụ hoạt động công ích, quốc phòng, an ninh, phòng chống thiên tai hoặc cung cấp sản phẩm, dịch vụ theo chính sách giá của Nhà nước không đủ bù đắp chi phí sản xuất sản phẩm, dịch vụ này của công ty. 5. Được chi thưởng sáng kiến đổi mới, cải tiến kỹ thuật, quản lý và công nghệ; thưởng tăng năng suất lao động; thưởng tiết kiệm vật tư và chi phí. Các khoản tiền thưởng này được hạch toán vào chi phí kinh doanh trên cơ sở bảo đảm hiệu quả kinh doanh của công ty do các sáng kiến đổi mới, cải tiến kỹ thuật, quản lý, công nghệ, tăng năng suất lao động, tiết kiệm vật tư, chi phí đem lại. 6. Được hưởng các chế độ ưu đãi đầu tư, tái đầu tư theo quy định của pháp luật. 7. Từ chối và tố cáo mọi yêu cầu cung cấp các nguồn lực không được pháp luật quy định của bất kỳ cá nhân, cơ quan hay tổ chức nào, trừ những khoản tự nguyện đóng góp vì mục đích nhân đạo và công ích. 8. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế, chuyển lỗ theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật, trích lập quỹ dự phòng tài chính; phần lợi nhuận thực hiện còn lại được phân chia theo nguồn vốn nhà nước đầu tư và nguồn vốn công ty tự huy động như sau: a) Phần lợi nhuận phân chia theo nguồn vốn nhà nước đầu tư được dùng để tái đầu tư tăng vốn nhà nước tại công ty hoặc hình thành quỹ tập trung để đầu tư vào các doanh nghiệp nhà nước khác thuộc lĩnh vực Nhà nước cần phát triển hoặc chi phối theo quy định của Chính phủ; b) Phần lợi nhuận phân chia theo nguồn vốn công ty tự huy động được trích lập quỹ đầu tư phát triển theo quy định của Chính phủ; phần còn lại do công ty tự quyết định việc phân phối vào quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi. Trường hợp công ty còn nợ đến hạn phải trả mà chưa trả hết thì chỉ được tăng lương, trích thưởng cho công nhân viên của công ty, kể cả người quản lý sau khi đã trả hết nợ đến hạn. Việc phân chia lợi nhuận sau thuế vào quỹ đầu tư phát triển, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi đối với công ty nhà nước hoạt động trong lĩnh vực độc quyền, công ty nhà nước mới thành lập được thực hiện theo quy định của Chính phủ. Điều 18. Nghĩa vụ về tài chính của công ty nhà nước 1. Kinh doanh có lãi, bảo đảm chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn nhà nước đầu tư do đại diện chủ sở hữu giao; đăng ký, kê khai và nộp đủ thuế; thực hiện nghĩa vụ đối với chủ sở hữu và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật. 2. Quản lý, sử dụng có hiệu quả vốn kinh doanh bao gồm cả phần vốn đầu tư vào công ty khác (nếu có), tài nguyên, đất đai và các nguồn lực khác do Nhà nước giao, cho thuê. 3. Sử dụng vốn và các nguồn lực khác để thực hiện các nhiệm vụ đặc biệt khác khi Nhà nước yêu cầu. 4. Chấp hành đầy đủ chế độ quản lý vốn, tài sản, các quỹ, chế độ hạch toán kế toán, kiểm toán theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm về tính trung thực và hợp pháp đối với các hoạt động tài chính của công ty. 5. Thực hiện chế độ báo cáo tài chính, công khai tài chính hàng năm và cung cấp các thông tin cần thiết để đánh giá trung thực về hiệu quả hoạt động của công ty. Điều 19. Quyền và nghĩa vụ của công ty nhà nước khi tham gia hoạt động công ích. Ngoài các quyền và nghĩa vụ của công ty nhà nước quy định tại các điều 13, 14, 15, 16, 17 và 18 của Luật này, khi tham gia hoạt động công ích, công ty nhà nước có các quyền và nghĩa vụ sau đây: 1. Sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích trên cơ sở đấu thầu. Đối với hoạt động công ích theo đặt hàng, giao kế hoạch của Nhà nước thì công ty có nghĩa vụ tiêu thụ sản phẩm, cung ứng dịch vụ công ích đúng đối tượng, theo giá và phí do Nhà nước quy định; 2. Chịu trách nhiệm trước Nhà nước về kết quả hoạt động công ích của công ty; chịu trách nhiệm trước khách hàng, trước pháp luật về sản phẩm, dịch vụ công ích do công ty thực hiện; 3. Được xem xét đầu tư bổ sung tương ứng với nhiệm vụ công ích được giao; phải hạch toán và được bù đắp chí phí hợp lý phục vụ hoạt động công ích và bảo đảm lợi ích cho người lao động theo nguyên tắc sau đây: a) Đối với các sản phẩm, dịch vụ thực hiện theo phương thức đấu thầu thì công ty tự bù đắp chi phí theo giá thực hiện thầu; b) Đối với các sản phẩm, dịch vụ công ích không thể thực hiện theo phương thức đấu thầu mà được Nhà nước đặt hàng thì công ty được sử dụng phí hoặc doanh thu từ cung cấp sản phẩm, dịch vụ theo đặt hàng của Nhà nước để bù đắp chi phí hợp lý phục vụ hoạt động công ích và bảo đảm lợi ích cho người lao động. Trường hợp các khoản thu không đủ để bù đắp chi phí hợp lý thì được ngân sách nhà nước cấp bù phần chênh lệch và bảo đảm lợi ích thoả đáng cho người lao động; 4. Xây dựng, áp dụng các định mức chi phí, đơn giá tiền lương trong giá thực hiện thầu, trong dự toán do Nhà nước đặt hàng hoặc giao kế hoạch; 5. Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác của công ty nhà nước theo quy định của Luật này; 6. Đối với công ty được thiết kế, đầu tư thành lập và đăng ký kinh doanh để thực hiện mục tiêu chủ yếu, thường xuyên và ổn định là cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích, thì: a) Được Nhà nước đầu tư vốn để hình thành tài sản phục vụ mục tiêu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích; b) Khi cần thiết Nhà nước điều chuyển phần vốn hoặc tài sản phục vụ mục tiêu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích của công ty để thực hiện mục tiêu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích ở công ty khác; c) Có quyền chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp tài sản phục vụ mục tiêu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích thuộc quyền quản lý của công ty khi được người quyết định thành lập công ty cho phép. Việc thế chấp giá trị quyền sử dụng đất, tài sản của công ty gắn liền với quyền sử dụng đất phục vụ mục tiêu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai; d) Sử dụng các nguồn lực được giao để tổ chức hoạt động kinh doanh bổ sung khi được sự đồng ý của người quyết định thành lập công ty nhưng không ảnh hưởng tới việc thực hiện mục tiêu chính cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích của công ty; đ) Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác của công ty tham gia hoạt động công ích theo quy định của Luật này. Chính phủ quy định các ngành, lĩnh vực có sản phẩm, dịch vụ công ích; hướng dẫn cụ thể về cơ chế đấu thầu, đặt hàng, giao kế hoạch, cơ chế tài chính và hạch toán đối với hoạt động công ích. Điều 20. Quyền và nghĩa vụ của công ty nhà nước giữ quyền chi phối doanh nghiệp khác. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Trình bày định nghĩa về doanh nghiệp? Trình bày đặc điểm doanh nghiệp nhà nước? 2. Phân loại các loại hình doanh nghiệp? BÀI 2: CÁC YẾU TỐ CỦA QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT – KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP Mục tiêu: - Hiểu được các khái niệm cơ bản về tái sản xuất trong một doanh nghiệp. - Ứng dụng được các kiến thức về các loại vốn để giải quyết bài toán thực tế. - Có ý thức tự giác, tính kỷ luật cao, tinh thần trách nhiệm trong công việc, có tinh thần hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau I. CÁC GIAI ĐOẠN CỦA QUÁ TRÌNH TÁI SẢN XUẤT VÀ TÁI SẢN XUẤT MỞ RỘNG: 1. Những khái niệm cơ bản về tái sản xuất: Sản xuất và tái sản xuất:  Sản xuất là quá trình tạo ra của cải vật chất để thỏa mãn nhu cầu con người, xã hội. - Sản xuất của cải vật chất là cơ sở của đời sống xã hội, quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội. - Là hoạt động trung tâm, cơ bản của xã hội. - Các yếu tố của quá trình sản xuất là: tư liệu lao động, đối tượng lao động, người lao động.  Tái sản xuất là quá trình sản xuất được lặp đi lặp lại thường xuyên và phục hồi không ngừng. - Tái sản xuất là tất yếu vì xã hội không ngừng tiêu dùng do đó không thể ngừng sản xuất. - Có nhiều kiểu phân loại tái sản xuất theo nhiều góc độ khác nhau: Nếu xem xét tái sản xuất theo phạm vi: gồm có tái sản xuất cá biệt và tái sản xuất xã hội. Tái sản xuất diễn ra trong từng doanh nghiệp gọi là tái sản xuất cá biệt. Tổng thể những tái sản xuất cá biệt trong mối liên hệ với nhau gọi là tái sản xuất xã hội. Nếu xét về quy mô của tái sản xuất: người ta chia nó làm hai mức độ là tái giản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng. Tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng:  Tái sản xuất giản đơn là quá trình sản xuất được lặp lại và phục hồi với quy mô như cũ: - Các yếu tố của quá trình sản xuất không thay đổi. - Kết quả sản xuất không đổi: số lượng sản phẩm, chất lượng sản phẩm không thay đổi. Tái sản xuất giản đơn là đặc trưng chủ yếu của nền sản xuất nhỏ, năng suất lao động rất thấp, chưa có sản phẩm thặng dư hoặc nếu có ít sản phẩm thặng dư thì cũng chỉ sử dụng cho tiêu dùng cá nhân chứ chưa dùng để mở rộng sản xuất.  Tái sản xuất mở rộng là quá trình sản xuất được lặp lại và phục hồi với quy mô lớn hơn trước. - Các yếu tố của quá trình sản xuất có sự thay đổi theo hướng tăng lên thêm về số lượng và chất lượng. - Kết quả sản xuất tạo ra số lượng, chất lượng sản phẩm tăng lên. Tái sản xuất mở rộng là đặc trưng chủ yếu của nền sản xuất lớn năng suất lao động xã hội cao, tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm thặng dư, đó là nguồn trực tiếp của tái sản xuất mở rộng. Quá trình chuyển từ tái sản xuất giản đơn sang tái sản xuất mở rộng là một yêu cầu khách quan của cuộc sống, để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội cả vật chất và tinh thần.  Mô hình của tái sản xuất mở rộng: - Tái sản xuất mở rộng theo chiều rộng: đó là việc mở rộng quy mô sản xuất chủ yếu tăng thêm các yếu tố đầu vào (vốn, tài nguyên, sức lao động, ). Do đó, sản phẩm làm ra tăng lên. Còn năng suất lao động và hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất không đổi. - Tái sản xuất mở rộng
Tài liệu liên quan