Giáo trình Trung cấp lý luận chính trị - Hành chính

1.1.1. Khái niệm quản lý Quản lý là sự tác động có định hướng và tổ chức của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý bằng các phương thức nhất định để đạt tới những mục tiêu nhất định. 1.1.2. Chủ thể quản lý Chủ thể quản lý là các cá nhân, tổ chức có một quyền lực nhất định buộc các đối tượng quản lý phải tuân thủ các qui định do mình đề ra để đạt được những mục tiêu đã định trước. 1.1.3. Đối tượng quản lý Đối tượng quản lý là các cá nhân, tổ chức trong quá trình hoạt động phải chịu sự tác động bằng phương pháp quản lý và công cụ quản lý của các chủ thể quản lý để nhằm đạt được những mục tiêu quản lý do chủ thể quản lý đặt ra. 1.1.4. Khách thể quản lý Khách thể quản lý là trật tự quản lý mà chủ thể quản lý bằng sự tác động lên các đối tượng quản lý bằng các phương pháp quản lý và công cụ quản lý nhất định mong muốn thiết lập được để đạt được những mục tiêu định trước.

docx469 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 873 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Trung cấp lý luận chính trị - Hành chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO TRÌNH TRUNG CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH (CHỈNH SỬA, BỔ SUNG) NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC HÀ NỘI MỤC LỤC Bài 1 Lý luận về quản lý hành chính nhà nước.. Biên soạn: PGS, TS Võ Kim Sơn TS Đặng Khắc Ánh Chỉnh sửa, bổ sung: TS Lê Thanh Bình 1 Bài 2 Quản lý cán bộ, công chức ở cơ sở... Biên soạn: PGS, TS Võ Kim Sơn TS Nguyễn Thị Hồng Hải Chỉnh sửa, bổ sung: TS Cao Anh Đô 27 Bài 3 Quản lý ngân sách địa phương. Biên soạn: ThS Nguyễn Xuân Thu Chỉnh sửa, bổ sung: ThS Hoàng Minh Hội 81 Bài 4 Quản lý đất đai, địa giới hành chính và xây dựng ở cơ sở... Biên soạn: TS Trần Thị Cúc Chỉnh sửa, bổ sung: ThS Dương Thị Tươi 119 Bài 5 Quản lý hoạt động kinh tế ở cơ sở Biên soạn: cố GS Bùi Thế Vĩnh PGS, TS Trần Đình Ty Chỉnh sửa, bổ sung: ThS Mai Thị Thanh Tâm 182 Bài 6 Quản lý hoạt động văn hoá, giáo dục, y tế ở cơ sở... Biên soạn: TS Đinh Thị Minh Tuyết ThS Đặng Thị Minh Chỉnh sửa, bổ sung: ThS Nguyễn Thị Tố Uyên 219 Bài 7 Quản lý hành chính - tư pháp ở cơ sở... Biên soạn: TS Lê Thị Hương TS Lê Trọng Hách Chỉnh sửa, bổ sung: ThS Trần Văn Quý 270 Bài 8 Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở cơ sở. Biên soạn: PGS, TS Phạm Kiên Cường TS Đinh Thị Minh Tuyết Chỉnh sửa, bổ sung: TS Trương Hồ Hải 309 Bài 9 Kiểm tra, xử phạt và cưỡng chế hành chính ở cơ sở Biên soạn: TS Lương Thanh Cường TS Lê Thị Hương Chỉnh sửa, bổ sung: TS Lê Đinh Mùi 337 Bài 10 Tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân ở cơ sở............................................................................................ Biên soạn: TS Lê Thị Hương TS Lê Bá Chiến Chỉnh sửa, bổ sung: TS Trần Đình Thắng 377 Bài 11 Một số vấn đề về cải cách hành chính ở cơ sở. Biên soạn: PGS, TS Lê Thị Vân Hạnh Chỉnh sửa, bổ sung: TS Tào Thị Quyên 409 Bài 1 LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 1. QUẢN LÝ, QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 1.1. Quản lý 1.1.1. Khái niệm quản lý Quản lý là sự tác động có định hướng và tổ chức của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý bằng các phương thức nhất định để đạt tới những mục tiêu nhất định. 1.1.2. Chủ thể quản lý Chủ thể quản lý là các cá nhân, tổ chức có một quyền lực nhất định buộc các đối tượng quản lý phải tuân thủ các qui định do mình đề ra để đạt được những mục tiêu đã định trước. 1.1.3. Đối tượng quản lý Đối tượng quản lý là các cá nhân, tổ chức trong quá trình hoạt động phải chịu sự tác động bằng phương pháp quản lý và công cụ quản lý của các chủ thể quản lý để nhằm đạt được những mục tiêu quản lý do chủ thể quản lý đặt ra. 1.1.4. Khách thể quản lý Khách thể quản lý là trật tự quản lý mà chủ thể quản lý bằng sự tác động lên các đối tượng quản lý bằng các phương pháp quản lý và công cụ quản lý nhất định mong muốn thiết lập được để đạt được những mục tiêu định trước. 1.1.5. Mục tiêu quản lý Mục tiêu quản lý là những lợi ích vật chất, tinh thần và các lợi ích khác mà các chủ thể quản lý mong muốn đạt được trong quá trình tác động đến các đối tượng quản lý. 1.2. Quản lý nhà nước 1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước Quản lý nhà nước là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước do các cơ quan nhà nước tiến hành đối với tất cả mọi cá nhân và tổ chức trong xã hội, trên tất cả các mặt của đời sống xã hội bằng cách sử dụng quyền lực nhà nước có tính cưỡng chế đơn phương nhằm mục tiêu phục vụ lợi ích chung của cả cộng đồng, duy trì ổn định, an ninh trật tự và thúc đẩy xã hội phát triển theo một định hướng thống nhất của nhà nước. 1.2.2. Chủ thể quản lý nhà nước Chủ thể quản lý nhà nước là các cơ quan nhà nước (cán bộ, công chức có thẩm quyền phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao). Những chủ thể này tham gia vào quá trình tổ chức quyền lực nhà nước về lập pháp, hành pháp, tư pháp theo quy định của pháp luật. 1.2.3. Đối tượng quản lý nhà nước Đối tượng của quản lý nhà nước bao gồm tất cả các cá nhân, tổ chức sinh sống, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong phạm vi lãnh thổ quốc gia. 1.2.4. Các lĩnh vực quản lý nhà nước Quản lý nhà nước có tính toàn diện, bao gồm tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội như: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, v.v.. 1.2.5. Công cụ quản lý nhà nước chủ yếu Nhà nước sử dụng các công cụ quản lý chủ yếu là pháp luật, chính sách, kế hoạch để quản lý xã hội. 1.3. Quản lý hành chính nhà nước 1.3.1. Khái niệm quản lý hành chính nhà nước Quản lý hành chính nhà nước là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của công dân, do các cơ quan trong hệ thống hành pháp từ Trung ương đến cơ sở tiến hành để thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của nhà nước, phát triển các mối quan hệ xã hội, duy trì trật tự, an ninh, thỏa mãn các nhu cầu hợp pháp của các công dân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 1.3.2. Nội dung quản lý hành chính nhà nước Trong quá trình thực thi quyền hành pháp, các cơ quan quản lý hành chính nhà nước tiến hành các hoạt động: 1.3.2.1. Hoạt động lập quy hành chính Các cơ quan quản lý hành chính nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản qui phạm pháp luật để cụ thể hóa các qui định pháp luật do cơ quan lập pháp ban hành. Hoạt động lập qui hành chính tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động quản lý, điều hành của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước. Cụ thể: - Chính phủ có thẩm quyền ban hành nghị định; nghị quyết liên tịch. + Nghị định quy định chi tiết thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; lệnh, quyết định của Chủ tịch nước. + Nghị định quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác thuộc thẩm quyền thành lập của Chính phủ. + Nghị định quy định các biện pháp cụ thể để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ. + Nghị định quy định những vấn đề hết sức cần thiết nhưng chưa đủ điều kiện xây dựng thành luật, pháp lệnh để đáp ứng yêu cầu quản lý đất nước, quản lý kinh tế, quản lý xã hội. Việc ban hành nghị định này phải được sự đồng ý của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. + Nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với cơ quan Trung ương của tổ chức chính trị - xã hội được ban hành để hướng dẫn thi hành những vấn đề khi pháp luật qui định về việc tổ chức chính trị - xã hội đó tham gia quản lý nhà nước. - Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền ban hành quyết định: + Quyết định quy định biện pháp lãnh đạo, điều hành hoạt động của Chính phủ và hệ thống hành chính nhà nước từ Trung ương đến cơ sở, chế độ làm việc với các thành viên Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ. + Quyết định quy định biện pháp chỉ đạo, phối hợp hoạt động của các thành viên Chính phủ, kiểm tra hoạt động của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp trong việc thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước. - Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ có thẩm quyền ban hành thông tư; thông tư liên tịch: + Thông tư quy định chi tiết thi hành luật, nghị quyết của Quốc Hội; pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; nghị định của Chính phủ; quyết định của Thủ tướng Chính phủ. + Thông tư quy định về quy trình, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật của ngành, lĩnh vực do mình phụ trách. + Thông tư quy định biện pháp để thực hiện chức năng quản lý ngành, lĩnh vực do mình phụ trách và những vấn đề khác do Chính phủ giao. + Thông tư liên tịch giữa bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao được ban hành để hướng dẫn việc áp dụng thống nhất pháp luật trong hoạt động tố tụng và những vấn đề khác liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan đó. + Thông tư liên tịch giữa các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ được ban hành để hướng dẫn thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của bộ, cơ quan ngang bộ đó. - Uỷ ban nhân dân các cấp có thẩm quyền ban hành quyết định, chỉ thị: + Quyết định, chỉ thị ban hành để qui định các biện pháp cụ thể thi hành luật và tổ chức triển khai hoạt động quản lý mọi mặt đời sống trên địa bàn. + Quyết định, chỉ thị ban hành để chấp hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp. + Quyết định, chỉ thị ban hành để chấp hành văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên. 1.3.2.2. Hoạt động ban hành và tổ chức thực hiện các quyết định hành chính Để thực hiện quản lý, điều hành trong nội bộ các cơ quan quản lý hành chính nhà nước và đối với mọi mặt của đời sống xã hội, các cơ quan quản lý hành chính nhà nước ban hành và tổ chức thực hiện các quyết định hành chính. Thực hiện việc ban hành và tổ chức thực hiện các quyết định hành chính giúp hệ thống hành chính vận động và phát triển theo yêu cầu chung của xã hội. Đồng thời ban hành và tổ chức thực hiện các quyết định hành chính, các chủ thể quản lý hành chính nhà nước cũng duy trì sự vận động và phát triển của các đối tượng tham gia vào quá trình kinh tế, xã hội theo mục tiêu quản lý đã định trước. 1.3.2.3. Hoạt động kiểm tra, đánh giá Trong quá trình quản lý, điều hành hành chính các cơ quan quản lý hành chính phải luôn luôn thực hiện kiểm tra và đánh giá hiệu quả hoạt động của các đối tượng quản lý. Việc kiểm tra và đánh giá hiệu quả hoạt động phải được tiến hành thường xuyên đối với mọi mặt hoạt động của đối tượng quản lý. Thực hiện tốt hoạt động này đảm bảo cho hoạt động của các đối tượng quản lý được thực hiện theo đúng qui định, đồng thời phát hiện kịp thời những sai lệch, vi phạm để có biện pháp xử lý và khắc phục hậu quả. Kiểm tra, đánh giá là biện pháp bảo đảm hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các đối tượng quản lý, góp phần vào sự ổn định và phát triển bền vững của xã hội. 1.3.2.4. Hoạt động cưỡng chế hành chính Thực hiện cưỡng chế hành chính góp phần thực hiện hiệu quả các chức năng hành chính khác. Trong quá trình điều hành, trong nhiều trường hợp để các đối tượng quản lý chấp hành các qui định của pháp luật, các cơ quan quản lý hành chính nhà nước phải tiến hành cưỡng chế hành chính. 1.3.3. Vai trò của quản lý hành chính nhà nước đối với sự phát triển của xã hội - Góp phần quan trọng trong việc hiện thực hóa chủ trương, đường lối chính trị. Đường lối chính trị của Đảng được thể chế hóa vào trong các văn bản pháp luật, chính sách của nhà nước. Chính sách, pháp luật của nhà nước là các qui định cụ thể, thể hiện và là cơ sở để triển khai quan điểm, đường lối của Đảng trên thực tiễn cuộc sống. Thông qua việc sử dụng chính sách, pháp luật để tổ chức triển khai các hoạt động quản lý đối với xã hội, quản lý hành chính nhà nước góp phần hiện thực hóa quan điểm, đường lối chính trị của Đảng. - Định hướng, dẫn dắt sự phát triển kinh tế - xã hội thông qua hệ thống pháp luật và chính sách của nhà nước. Để cho hoạt động kinh tế - xã hội phát triển theo đúng mục tiêu, các cơ quan hành chính nhà nước quản lý vĩ mô đối với các đơn vị, tổ chức. Những định hướng lớn, mục tiêu phát triển của đất nước trong mỗi giai đoạn phát triển sẽ được thể hiện trong các chính sách, pháp luật của nhà nước. Thông qua sự tác động các công cụ quản lý như pháp luật, kế hoạch, chính sách lên các quan hệ xã hội, các cơ quan quản lý hành chính nhà nước chủ động dự kiến những mục tiêu và phương hướng thực hiện mục tiêu phát triển của đất nước. Làm như vậy sẽ hướng các hoạt động kinh tế - xã hội vận hành để đạt được những mục tiêu phát triển mà nhà nước đã đặt ra. - Điều hành xã hội, điều chỉnh các mối quan hệ xã hội. Trong hoạt động quản lý của nhà nước đối với xã hội, vai trò tổ chức, điều hành xã hội thuộc về quyền hành pháp do các cơ quan quản lý hành chính nhà nước thực hiện. Hoạt động quản lý hành chính nhà nước có vai trò điều hành các quá trình kinh tế - xã hội, điều chỉnh, điều hòa các quan hệ xã hội nhằm hướng tới sự phát triển ổn định, hài hòa của xã hội. - Hỗ trợ, duy trì và thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Trong quá trình tham gia hoạt động kinh tế - xã hội, các chủ thể có năng lực và điều kiện khác nhau nên hiệu quả hoạt động thu được cũng khác nhau. Thông qua các chính sách ưu tiên phát triển trong một số lĩnh vực, đối với một số đối tượng, các cơ quan quản lý hành chính nhà nước hỗ trợ kinh tế - xã hội phát triển hài hòa. Hoạt động quản lý hành chính nhà nước còn có vai trò duy trì sự phát triển của xã hội thông qua việc tạo môi trường phát triển cho các hoạt động kinh tế - xã hội. Môi trường chính trị ổn định giúp các cá nhân, tổ chức trong xã hội có nhiều cơ hội tham gia vào các quan hệ kinh tế - xã hội. Môi trường pháp lý thuận lợi sẽ giúp cho các chủ thể kinh tế - xã hội chủ động lựa chọn công việc hợp pháp theo năng lực, sở trường của mình. Đồng thời nó cũng tạo nên sự minh bạch, công khai giữa các chủ thể với nhau và với nhà nước. Môi trường kinh tế thích ứng không làm biến dạng các quy luật của nền kinh tế thị trường, tạo điều kiện cho các chủ thể trong xã hội hoạt động. Môi trường văn hóa lành mạnh sẽ tạo sự đồng thuận cao trong tư duy về những giá trị chung của xã hội, từ đó giúp họ có hành động đúng để đạt được mục tiêu. Thông qua hoạt động quản lý hành chính nhà nước, nhà nước tạo động lực thúc đẩy hoạt động kinh tế - xã hội có hiệu quả của các chủ thể. Nhà nước khuyến khích các chủ thể bằng các lợi ích vật chất và tinh thần thông qua các chính sách kinh tế - xã hội. Các chính sách kinh tế - xã hội đó có thể là chính sách cho thuê mặt bằng với giá ưu đãi để khuyến khích phát triển kinh tế làng nghề, biểu dương việc lựa chọn nguyên liệu sạch để sản xuất sản phẩm, ưu tiên ứng dụng rộng rãi những thành tựu khoa học công nghệ mới vào quá trình chế tạo sản phẩm để đạt năng suất lao động cao, khuyến khích mở rộng thị trường, điều tiết tiêu dùng sản phẩm và dịch vụ một cách hợp lý, v.v.. - Trọng tài, giải quyết các mâu thuẫn ở tầm vĩ mô. Trong quá trình tham gia vào các hoạt động kinh tế - xã hội, các chủ thể có thể có những mâu thuẫn không thể tự điều hòa, giải quyết được. Chẳng hạn, những tranh chấp trong thực hiện các hợp đồng kinh tế - xã hội; vì lợi nhuận vi phạm các quy định trong các hợp đồng kinh tế - xã hội. Trong những trường hợp như vậy, các cơ quan quản lý hành chính nhà nước có thẩm quyền sử dụng pháp luật để giải quyết các tranh chấp, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể. 2. TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH TRUNG ƯƠNG VÀ HÀNH CHÍNH ĐỊA PHƯƠNG 2.1. Tổ chức hành chính nhà nước Trung ương 2.1.1.Khái niệm tổ chức hành chính nhà nước Trung ương Nhóm cơ quan thực thi chức năng quản lý hành chính nhà nước trên phạm vi cả nước được gọi là cơ quan hành chính nhà nước Trung ương. 2.1.2. Cấu trúc tổ chức hành chính nhà nước Trung ương - Cơ quan quản lý hành chính nhà nước thẩm quyền chung ở Trung ương là Chính Phủ. Chính phủ gồm có Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. - Cơ quan quản lý hành chính nhà nước thẩm quyền riêng là các bộ, cơ quan ngang bộ. Trong đó cơ cấu tổ chức của Bộ bao gồm: + Các tổ chức giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước: Vụ, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ, Cục, Tổng cục và tổ chức tương đương. + Các đơn vị sự nghiệp công lập được quy định tại Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của từng bộ: Các đơn vị nghiên cứu chiến lược, chính sách về ngành, lĩnh vực; Báo, Tạp chí, Trung tâm Thông tin hoặc Tin học; Trường hoặc Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; Học viện thuộc Bộ. 2.2.Tổ chức hành chính địa phương 2.2.1. Khái niệm tổ chức hành chính địa phương Nhóm cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước trên từng địa bàn lãnh thổ hành chính địa phương cụ thể, được xác định bởi địa giới hành chính gọi là cơ quan hành chính địa phương. 2.2.2.Cấu trúc của tổ chức hành chính địa phương - Cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương): + Cơ quan quản lý hành chính nhà nước thẩm quyền chung: Ủy ban nhân dân tỉnh. + Cơ quản quản lý hành chính nhà nước thẩm quyền riêng: các sở thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh. - Cấp huyện (huyện, thành phố thuộc tỉnh, quận và thị xã): + Cơ quan quản lý hành chính nhà nước thẩm quyền chung: Ủy ban nhân dân huyện. + Cơ quan quản lý hành chính nhà nước thẩm quyền riêng : các phòng thuộc Ủy ban nhân dân huyện. - Cấp xã (xã, phường, thị trấn): + Cơ quan quản lý hành chính nhà nước thẩm quyền chung: Ủy ban nhân dân xã + Cơ quan quản lý hành chính nhà nước thẩm quyền riêng: các ban thuộc Ủy ban nhân dân xã. 2.2.3.Đặc điểm của tổ chức hành chính địa phương - Là cơ quan thực thi quyền hành pháp trên một phạm vi địa bàn nhất định được xác định bởi địa giới hành chính. Trong cơ chế thực hiện quyền lực nhà nước, thực thi quyền hành pháp thuộc thẩm quyền của các cơ quan hành chính nhà nước. Trong đó cơ quan hành chính nhà nước trung ương thực thi quyền hành pháp trên phạm vi cả nước. Cơ quan hành chính nhà nước địa phương là cơ quan thực thi quyền hành pháp trên một phạm vi địa bàn nhất định được xác định bởi địa giới hành chính. - Là cơ quan có quyền quản lý ngân sách cụ thể và đảm bảo chi tiêu của chính quyền địa phương. Theo quy định của pháp luật, cơ quan hành chính địa phương là cơ quan lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách địa phương và phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp mình; dự toán điều chỉnh ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết và lập quyết toán ngân sách địa phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định và báo cáo Uỷ ban nhân dân, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp. Bên cạnh đó, cơ quan hành chính địa phương tổ chức thực hiện ngân sách địa phương, phối hợp với các cơ quan nhà nước cấp trên trong việc quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn xã, thị trấn và báo cáo về ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật. - Là cơ quan được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Cơ quan hành chính nhà nước địa phương được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Theo đó, Ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra. Kết quả bầu các thành viên của Ủy ban nhân dân phải được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp phê chuẩn; kết quả bầu các thành viên của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải được Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn.Ủy ban nhân dân cấp dưới chịu sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp trên. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu sự chỉ đạo của Chính phủ. - Là cơ quan tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, chịu sự giám sát chặt chẽ của nhân dân. Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp nhằm bảo đảm thực hiện chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn.Uỷ ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương, góp phần bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương tới cơ sở. Mọi hoạt động của Ủy ban nhân dân phải chịu sự giám sát chặt chẽ của Hội đồng nhân dân cùng cấp và của nhân dân. Nhân dân thực hiện giám sát đối với Ủy ban nhân dân thông qua việc thực hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo, quyền dân chủ ở cơ sở theo qui định của pháp luật. 2.2.4. Nhiệm vụ của tổ chức hành chính địa phương * Trong lĩnh vực quản lý kinh tế: - Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: + Xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành, phát triển đô thị và nông thôn trong phạm vi quản lý; xây dựng kế hoạch dài hạn và hàng năm về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trình Hội đồng nhân dân thông qua để trình Chính phủ phê duyệt. + Tham gia với các bộ, ngành Trung ương trong việc phân vùng kinh tế; xây dựng các chương trình, dự án của bộ, ngành trung ương trên địa bàn tỉnh; tổ chức và kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ thuộc chương trình, dự án được giao. + Lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; lập dự toán thu, chi ngân sách địa ph
Tài liệu liên quan